Cơ Cấu Tự Nhiên- Kinh Tế- Xã Hội Của Nhật Bản


Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng có sự thay đổi rò rệt. Tỷ trọng hàng thô hay mới sơ chế đã giảm và tỷ trọng hàng chế biến hoặc đã chế biến tăng dần qua từng năm. Năm 1995, tỷ trọng hàng thô là 67,2% trong tổng trị giá xuất khẩu hàng hoá. Nhưng đến năm 2005, tỷ trọng hàng thô giảm xuống còn 49,6% và tỷ trọng hàng chế biến tăng lên 50,4% so với 32,8% năm 1995. Thị trường hàng xuất khẩu cũng có sự chuyển biến rò nét. Giai đoạn 1986 – 1990, xuất khẩu sang châu Âu đứng đầu với tỷ trọng 51,7% thì giai đoạn 2001 – 2005 chỉ còn 20,7%. Tỷ trọng thị trường của châu Á và châu Mỹ tăng khá nhanh. Giai đoạn 2001 – 2005, tỷ trọng châu Á là 50,9%, tăng cao hơn nhiều so với 30,4% của giai đoạn 1986 – 1990. Tỷ trọng của châu Mỹ cũng tăng từ 1% lên 18,9% trong hai giai đoạn tương ứng.

Hòa nhập với xu thế khách quan chung của thế giới, Việt Nam đã coi hội nhập kinh tế quốc tế là một bộ phận không thể tách rời của quá trình đổi mới. Thông qua các văn kiện của các kỳ đại hội, Đảng ta đã khẳng định chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và từng bước nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế, phát huy nội lực đồng thời tranh thủ các nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững.

Không chỉ dừng lại ở nhận thức, chủ trương, Việt Nam chúng ta đã liên tục thực hiện các bước hội nhập kinh tế quốc tế. Tháng 10 năm 1994, Việt Nam chính thức gửi đơn xin gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và ngày 28 tháng 7 năm 1995 Việt Nam đã chính thức là thành viên của hiệp hội này, thực hiện thuế suất ưu đãi đặc biệt (CEPT), khu vực mậu dịch tự do các nước Đông Nam Á(AFTA). Tháng 12 năm 1994, Việt Nam gửi đơn xin gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên đầy đủ thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu. Tháng 6 năm 1996, Việt Nam gửi đơn xin gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và ngày 14 tháng 11 năm 1998 Việt Nam được chính thức công nhân là thành viên của APEC. Tháng 6 năm 1996, Việt Nam cũng đã tham gia Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập. Những thành quả trong tiến trình hội nhập khu vực


và quốc tế của Việt Nam đã tạo ra những tiền đề quan trọng cho sự phát triển hơn nữa của quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản.

1.2.2. Cơ cấu Tự nhiên- Kinh tế- Xã hội của Nhật Bản


1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Nhật Bản là quần đảo hình cánh cung, ôm lấy lục địa châu Á với diện tích khoảng 380.000 km2, chiều dài đất nước khoảng 3.500 km. Do được hình thành từ hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ trong đó gồm 4 hòn đảo chính là Hokkaido, Honshu, Kyushyu, và Shikoku, nên quốc đảo này không có đường biên giới chung với quốc gia nào. Vì vậy, trong lịch sử, trước năm 1945, quốc gia này chưa từng bao giờ bị một

quốc gia khác chiếm đóng. Điều này giúp hình thành nên một quốc đảo có sự đồng nhất về dân tộc, về ngôn ngữ, về tôn giáo, về kinh tế, và cả sự đồng bộ về giáo dục.

Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản thực trạng và giải pháp - 4

Với hơn 90% dân số thuộc dân tộc Yamato (người Nhật) nên hầu hết mọi người đều có thể giao tiếp với nhau bằng tiếng Nhật chuẩn được dạy trong trường học. Sự đồng bộ giáo dục trong chương trình và chất lượng giảng dạy cũng được thực hiện trên khắp mọi miền đất nước. Bởi thế, Nhật Bản có một nguồn lao động có trình độ giáo dục tương đối cao và được đào tạo tốt về kỹ năng lao động, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội, tránh được các mâu thuẫn về sắc tộc. Tất cả những sự đồng nhất kể trên tạo nên ý thức đoàn kết trong công việc, tinh thần tập thể, có tính kỷ luật cao và ham học hỏi của người Nhật.

Do quần đảo Nhật Bản nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương nên 3/4 lãnh thổ Nhật Bản là đồi núi, chỉ có những đồng bằng nhỏ nằm ở giữa những dãy núi. Vì vậy, diện tích đất canh tác của Nhật Bản chỉ chiếm 1/6 diện tích, không thuận tiện cho việc thâm canh tăng năng suất. Mặt khác, Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên và cũng thường xuyên xảy ra những thiên tai như: động đất, núi lửa, mưa bão lớn… Điều này thúc đẩy người dân Nhật Bản ra sức tìm kiếm, phát triển kỹ thuật, công nghệ mới, đạt tới đỉnh cao trong một số lĩnh vực: sản xuất sắt và thép, hóa chất cho nông nghiệp, vật liệu mới, chế biến năng lượng hạt nhân, chất bán dẫn, … Những tiến bộ vượt bậc trong ngành công nghiệp (điển hình


là trong chế tạo ô tô) đã giúp Nhật Bản nhiều năm thặng dư thương mại với các quốc gia khác chủ yếu do xuất khẩu ô tô. Các thành tựu của công nghệ sinh học cũng giúp nâng cao năng suất nông nghiệp, phát triển và nâng cao chất lượng lĩnh vực y tế và bảo vệ sức khỏe người dân. Đây cũng chính là lợi thế quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước vốn không được thiên nhiên ưu đãi này.

Tuy nhiên, Nhật Bản lại có biển bao bọc xung quanh và là nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào. Nhật Bản hiện là một trong những quốc gia tiêu thụ lượng hải sản nhiều nhất thế giới. Nhật Bản cũng là một trong những nước có sản lượng đánh bắt cá cao trên thế giới, chiếm khoảng 15% tổng sản lượng toàn thế giới. Biển cũng là đường giao thông thuận tiện giúp vận chuyển hàng hóa nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành ngư nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.

1.2.2.2. Cường quốc kinh tế


GDP bình quân đầu người của Nhật Bản luôn trong danh sách hàng đầu trên thế giới. Năm 1999, GDP bình quân đầu người của Nhật Bản đạt 35.567 USD, cao hơn gần 4,5% so với Mỹ. Năm 2003, GDP bình quân đầu người của Nhật Bản đạt 33.640 USD, tăng 0,8% so với năm 2004. Đến năm 2005, Nhật Bản là quốc gia có tốc độ tăng GDP bình quân đầu người cao nhất trong nhóm G7, tăng gần 3%. Năm 2003, GDP của Nhật Bản là 3.582,5 tỷ USD thì năm 2005 tăng lên đạt 4.675 tỷ USD, GDP năm 2012 là 5.936 tỷ USD và dự báo GDP năm 2022( dự báo) là 7.375 tỷ USD. Ngoài ra Nhật Bản được Trung Tâm nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) dự báo vẫn duy trì vị trí nền kinh tế thứ 3 thế giới cho tới năm 2022

Năm 1996, xuất khẩu của Nhật chiếm 8% thị trường thế giới và nhập khẩu chiếm 6,6%, đứng thứ 3 sau Mỹ và Đức. Năm 1997, xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ chiếm 27,8% và nhập khẩu chiếm 22,3%. Bởi vậy, thặng dư thương mại của Nhật với Mỹ là 5.020 tỷ yên, khoảng 41,5 tỷ USD, chiếm 50% tổng thặng dư thương mại của Nhật đối với các bạn hàng. Nhật Bản là nước xuất siêu hàng đầu thế giới. Năm 2004, Nhật Bản xuất siêu với kim ngạch 12 ngàn tỷ yên (khoảng 112,3 tỷ USD).


Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản đạt 61,1 ngàn tỷ yên (khoảng 582,6 tỷ USD), tăng 12,2% so với năm 2003. Đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản đạt 598,2 tỷ USD, tăng 5,9% so với năm 2004. Vốn đầu tư trực tiếp năm 2005 Nhật thu hút được vào trong nước đạt 30,1 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời vốn đầu tư trực tiếp của Nhật ra nước ngoài đạt 45,5 tỷ USD, tăng 46,8%, cao nhất kể từ năm 1990. Năm 2003, Nhật Bản có 88 doanh nghiệp trong số 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới.

1.2.2.3. Nền khoa học công nghệ, kỹ thuật chế tạo phát triển và các sản phẩm với hàm lượng kỹ thuật cao

Nền khoa học công nghệ, kỹ thuật phát triển


Nước Nhật là nước có kỹ thuật chế tạo đứng hàng đầu thế giới. Nhật Bản đã có ưu thế tương đối trong lĩnh vực công nghệ cao như: vi điện tử, chất bán dẫn, vi tính, người máy công nghiệp… Còn trong một số ngành truyền thống như đóng tàu vận chuyển khí thiên nhiên hoá lỏng, Nhật Bản gần như chiếm lĩnh toàn bộ thị trường thế giới. Quốc gia này sở hữu hơn 50% số robot cho công nghiệp sản xuất trên toàn thế giới.

Tỷ trọng kinh phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D) chiếm trong GDP cũng thể hiện tầm quan trọng của khoa học trong phát triển kinh tế. Năm 1990, chi cho R&D của Nhật Bản chiếm tới 3% GDP, lên tới 12.100 tỷ yên, cao hơn cả Đức, Anh, Mỹ, Pháp. Từ đó, tỉ trọng kinh phí cho R&D chiếm trong GDP của Nhật luôn cao nhất trên thế giới. Năm 1996, tỷ trọng này ở Nhật là 2,96%, cao nhất trong số các quốc gia phát triển. Trong khi đó, tỷ trọng này ở Mỹ chỉ là 2,55%, Đức là 2,28%, Pháp là 2,34%, Anh là 2,05%. Năm tài chính 1998, tỉ trọng này là 3% GDP, tương đương là 14,8 tỉ yên. Năm 1999, tổng ngân sách cho R&D của Nhật tăng lên thành

16.000 tỷ yên, đứng thứ hai sau Mỹ 29.000 tỷ yên và vượt xa Đức thứ ba với 6.000 tỷ yên. Năm 2000, tổng ngân sách cho R&D của Nhật là 16.289,3 tỷ yên, chiếm 3,18% GDP, tương đương 135,7 tỷ USD, tăng 1,7% so với năm 1999.


Tính đến tháng 4/1999, số lượng các cán bộ làm việc trong lĩnh vực R&D của Nhật là 639.000 người. Trong đó, 67,2% làm việc tại các tập đoàn, công ty; 21,6% làm việc trong các trường đại học và 6,7% làm việc ở các viện nghiên cứu. Xét trên

10.000 dân, tại Nhật Bản có 58 nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học công nghệ, vượt xa so với Mỹ là 38 người.

Sự phát triển của công nghệ Nhật còn được thể hiện qua cán cân buôn bán công nghệ, thể hiện khả năng công nghệ và nghiên cứu phát triển của đất nước. Năm 1998, năm thứ 6 liên tiếp, Nhật Bản có mức thặng dư thương mại 486 tỉ yên. Năm 2000, xuất khẩu kỹ thuật của Nhật Bản đạt 1.057,9 tỷ yên, tăng 10,1% so với năm 1999. Ngoài ra, Nhật Bản còn hợp tác song phương về nghiên cứu khoa học và công nghệ với khoảng 30 nước, hợp tác đa phương với các tổ chức quốc tế khác nhau như Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA)…

Công nghệ vũ trụ ở Nhật cũng đánh dấu thành công ban đầu vào năm 1970 với việc phóng vệ tinh vào vũ trụ, sau Nga, Mỹ và Pháp. Tính đến cuối năm 1999, Nhật Bản đã phóng 81 vệ tinh vào vũ trụ. Hiện tại, Nhật Bản đang có kế hoạch xây dựng một trạm mặt trăng vào năm 2030.

Ngành năng lượng với công nghệ hiện đại của Nhật Bản đang phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Nguồn năng lượng lớn nhất có thể tái tạo, không cần bảo trì nhiều là những tấm năng lượng mặt trời. Theo một nghiên cứu năm 2001, khả năng tạo ra điện năng từ mặt trời của Nhật Bản là 450.000 kW, gấp đôi ở châu Âu và gấp ba ở Mỹ. Năm 2002, Nhật Bản đã sản xuất khoảng 50% tổng sản lượng pin mặt trời của thế giới, chiếm vị trí số 1. Ngoài ra, người Nhật còn tạo ra năng lượng từ những tua – bin chuyển động bằng sóng để bảo đảm an toàn cho đại dương; năng lượng từ tuyết để làm lạnh các kho hàng và điều hoà không khí, năng lượng địa nhiệt nằm sâu dưới những hòn đảo núi lửa.

Các sản phẩm với hàm lượng kỹ thuật cao


Kể từ khi thời đại công nghiệp hoá mới bắt đầu, việc bảo đảm cung cấp một nguồn năng lượng ổn định luôn luôn là một thách thức đối với Nhật Bản. Ngày nay,


thách thức này càng lớn hơn vì Nhật Bản cần thực hiện cam kết sẽ giảm lượng khí thải “nhà kính” xuống 6% vào năm 2010, thấp hơn mức năm 1990. Các nhà khoa học của Nhật Bản đã nghiên cứu thành công và đưa những kỹ thuật mới vào áp dụng trong cuộc sống, để sử dụng tiết kiệm năng lượng hơn. Đó là những sản phẩm như: vật liệu làm tường nhà và cửa sổ có hai lớp kính giúp ngăn hơi nóng và khí lạnh tràn vào trong nhà; bóng điện huỳnh quang – tuổi thọ gấp 6 lần và chỉ tiêu hao 1/4 năng lượng điện so với bóng điện thông thường với độ sáng tương tự; động cơ chạy bằng bộ đổi dòng điện một chiều ra điện xoay chiều trong quạt gió và những máy móc công nghiệp khác – chỉ tiêu tốn 50% điện năng…

Nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngành chế tạo ô tô của Nhật Bản đã chiếm ưu thế lớn trên thị trường quốc tế. Cùng với công nghệ sử dụng có hiệu quả năng lượng, Nhật Bản đã cho ra đời “ô tô lai ghép” kết hợp giữa máy chạy xăng và động cơ điện. Phương tiện cá nhân này có thể chạy một quãng đường dài 35 km mà chỉ tiêu tốn 1 lít xăng, tiết kiệm khoảng 2,5 lần so với loại xe thông thường. Nhật Bản đã chế tạo các phương tiện giao thông công cộng không gây độc hại, thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng. Đó là tàu điện sử dụng động cơ tuyến tính Maglev được nâng bằng nam châm với điện dẫn thường. Loại phương tiện này không có bánh xe, tiếng ồn nhỏ, chi phí vận hành thấp vì nó hoàn toàn tự động, không cần người điều khiển. Hãng Toyota cũng đã chế tạo ra xe buýt lai tạo, chạy bằng cả pin nhiên liệu và ắc quy điện. Loại xe này rất ít tiếng ồn và không hề có khói thải, chỉ thải ra nước, thường ở dạng hơi.

Nhật Bản hiện đang là nước dẫn đầu thế giới về tạo năng lượng xanh cho tương lai. Tháng 10 năm 2003, công ty TNHH JROL của Nhật Bản đã thiết kế thành công tụ điện Nanogate, chứa năng lượng điện tương tự như ắc – quy ion lithi

– loại có mật độ năng lượng cao nhất trong tất cả các loại pin. Năm 2003, công ty Toshiba đã công bố về thiết bị nguyên mẫu DMFC có kích thước bằng bàn tay – là một loại pin nhiên liệu sạch được sử dụng cho nhiều thiết bị xách tay và xe hơi sau này. Năm 1954, phòng thí nghiệm Bell ở Mỹ là nơi đầu tiên nghiên cứu chế tạo loại pin mặt trời sử dụng chất bán dẫn silic. Nhưng sau gần nửa thập kỷ, Nhật Bản lại là


nước sản xuất pin mặt trời lớn nhất thế giới, chiếm 48,9% tổng sản lượng pin mặt trời toàn thế giới, tương đương khoảng 255.000 kW.

1.2.2.4. Có nguồn vốn đầu tư dồi dào


Năm 1967, tỉ lệ vốn đầu tư của các công ty Nhật Bản trong tổng số đầu tư nước ngoài của các nước ASEAN chỉ chiếm 2%, thấp hơn nhiều so với lượng đầu tư của các công ty Mỹ, chiếm 82%. Tuy nhiên, sau gần chục năm, vào năm 1975, vốn FDI của các công ty Nhật ở khu vực này tăng lên 41%, cao hơn hẳn tỉ lệ 18% của các công ty Mỹ.

Lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) của Nhật được đầu tư chủ yếu vào các ngành thương mại và tài chính ở Bắc Mỹ và châu Âu. Năm 1986, 45,5% lượng FDI, tương đương 10,2 tỷ USD đã được Nhật đầu tư vào Mỹ. Cùng năm, Nhật Bản đã đầu tư 3,3 tỷ USD vào châu Âu. Tổng lượng FDI của Nhật đã tăng từ 22,3 tỷ USD năm 1986 lên 47 tỷ USD năm 1988. Năm 1994, tổng FDI của Nhật Bản trên thế giới là 41,05 tỷ USD, trong đó FDI vào ASEAN của Nhật tăng tương ứng từ 599 triệu USD lên 3,9 tỷ USD.

Trước năm 1985, vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản tương đối ổn định. Năm 1989, lượng FDI của Nhật Bản đạt mức cao nhất là 68 tỷ USD, tương đương với 9.400 tỷ yên. Năm 1993, lượng đầu tư này đạt 259,8 tỷ USD, cao hơn nhiều so với 16,9 tỷ USD đầu tư trực tiếp vào Nhật Bản.

1.2.2.5. Sự điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại hướng về châu Á của Nhật Bản


Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Nhật Bản có vị trí địa lý gần gũi với nhau, đều nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đông Nam Á là khu vực rộng lớn giàu tài nguyên thiên nhiên, có vị trí giao thông thuận lợi nên trong lịch sử đã trở thành nơi tranh giành ảnh hưởng của các thế lực chính trị. Khu vực này cũng nằm trên con đường chiến lược vận tải biển của Nhật nên từ lâu đã chịu sự tác động của Nhật Bản.


Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã từng chiếm đóng Đông Nam Á bằng sức mạnh quân sự, tiến hành bóc lột thuộc địa ở khu vực này. Chiến tranh kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận đã phải rời bỏ “sân sau” của mình và rút quân về nước. Nhưng đây là một khu vực gắn liền với lợi ích an ninh và kinh tế của Nhật Bản nên người Nhật luôn muốn duy trì sự ổn định tại đây. Bởi vậy, sau chiến tranh, Nhật Bản đã trở lại khu vực Đông Nam Á bằng con đường “ngoại giao kinh tế” và kiên trì thực hiện chính sách này trong một thời gian dài. Mối quan hệ giữa Nhật Bản và ASEAN đã được tiếp tục nhưng gặp rất nhiều trở ngại. Chỉ đến khi, Thủ tướng Nhật Fukuda công bố chính sách đối ngoại với Đông Nam Á của Nhật Bản tại Manila năm 1977 thì quan hệ Nhật Bản – ASEAN mới trở nên tốt đẹp hơn. Chính sách đối ngoại trên được biết đến như là học thuyết Fukuda, gồm ba nội dung chính:

Thứ nhất, Nhật Bản, một quốc gia yêu cầu hòa bình, không chấp nhận vai trò siêu cường quân sự và dựa trên cơ sở đó, quyết tâm đóng góp cho hòa bình và thịnh vượng của Đông Nam Á, và của cả cộng đồng thế giới.

Thứ hai, Nhật Bản với tư cách là một người bạn thực sự của các nước Đông Nam Á sẽ làm hết sức mình để củng cố mối quan hệ tin cậy lẫn nhau và dựa trên sự hiểu biết từ trái tim đến trái tim với các nước này, mở rộng sự hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và cả trong các lĩnh vực văn hóa và xã hội.

Thứ ba, Nhật Bản sẽ là một đối tác bình đẳng với ASEAN và các nước thành viên của họ và hợp tác tích cực với các nước này phù hợp với khả năng của mình nhằm củng cố sự đoàn kết các mối quan hệ đặc biệt của nước này, cùng với các quốc gia khác bên ngoài khu vực, xây dựng một quan hệ hiểu biết lẫn nhau với các quốc gia Đông Dương và như vậy sẽ đóng góp vào việc thiết lập hòa bình và thịnh vượng trong toàn khu vực Đông Nam Á”.

Trong lịch sử, đây là lần đầu tiên chính sách đối ngoại với Đông Nam Á của Nhật được tuyên bố công khai như vậy. Do đó, đường hướng chính sách của Nhật đối với khu vực cũng trở nên rò ràng hơn và vai trò của Nhật cũng nổi bật hơn. Nội dung học thuyết Fukuda gồm hai ý chính. Thứ nhất, Nhật Bản muốn đẩy mạnh quan

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 20/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí