Dự Báo Một Số Chỉ Tiêu Chủ Yếu Về Phát Triển Du Lịch Trên Địa Bàn Phú Yên Đến Năm 2025


Tiếp tục duy trì nhịp độ phát triển cao và bền vững, phấn đấu đến năm 2020 được công nhận 1 khu DL quốc gia tại khu vực Vịnh Xuân Đài – đầm Cù Mông – bãi biển Từ Nham – gành Đá Đĩa và hình thành một số khu DL cao cấp. (Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên, 2015)

3.1.3. Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển du lịch trên địa bàn Phú Yên đến năm 2025

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu dự báo về du lịch đến năm 2025


TT

Chỉ tiêu

ĐVT

2015

2020

2025

1

Tổng số khách

nghìn lượt.kh

900

1.850

3.000

-

Khách quốc tế

nghìn lượt.kh

45

300

550

-

Khách nội địa

nghìn lượt.kh

855

1.550

2.450

2

Tổng số ngày khách

nghìn ngày.kh

1.100

4.560

8.020

-

Khách quốc tế

nghìn ngày.kh

14

840

1.650

-

Khách nội địa

nghìn ngày.kh

996

3.720

6.370

3

Tổng doanh thu

tỷ đồng

850

2.911

10.021

-

DT Khách quốc tế

tỷ đồng

57

144

362

-

DT Khách nội địa

tỷ đồng

793

2.767

9.659

4

Tổng số lao động

người

3.635

4.072

4.562

-

Lao động trực tiếp

người

1180

1.335

1.510

-

Lao động gián tiếp

người

2455

2.737

3.052

5

Tổng vốn đầu tư

triệu USD

128,4

231,7

533,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

(Nguồn: UBND tỉnh Phú Yên 2016)


Dự báo này dựa trên số liệu đã được dự báo trong “Quy hoạch tổng thể phát triển DL Phú Yên đến năm 2020” của UBND Tỉnh. Một số số liệu khác được đến năm 2025 dựa trên các số liệu của báo cáo kế hoạch hành động của tỉnh Phú Yên.


3.2. Các giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững


3.2.1. Giải pháp công tác quản lý nhà nước về du lịch


Đề ra các chính sách ưu đãi đầu tư DL, khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính, trình độ quản lý chuyên nghiệp, chính sách đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ đáp ứng đúng chuyên môn.

Quan tâm đến các xã khó khăn về việc ưu đãi địa bàn hướng đến phát triển bền vững cùng nhau giữa các huyện và các xã trong tỉnh.

Các phương thức điều hành, kiểm tra kiểm soát nên có văn bản thống nhất theo định kỳ, hoặc một tháng kiểm tra đột xuất một lần. Nên có các cuộc họp tiếp các doanh nghiệp và dân liên quan đến vấn đề phát triển DL khi cần thiết.

Thường xuyên kiểm tra các công tác BVMT và tài nguyên DL tại một số khu, điểm DL, đầu tư tu bổ kịp thời một số di tích, danh lam thắng cảnh đang có nguy cơ xuống cấp để không làm mất mỹ quan đối với du khách khi đến Phú Yên.

Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của cơ sở trong khai thác các nguồn tài nguyên để phát triển DL ở địa phương.

3.2.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh các loại phương tiện giao thông vận chuyển, tạo điều kiện đi lại thuận tiện và an toàn cho du khách. Đầu tư hạ tầng bưu chính, viễn thông phục vụ nhu cầu thông tin, liên lạc đa dạng của du khách.

Khuyến khích đầu tư, nâng cấp các cơ sở lưu trú sinh thái, nhà nghỉ dã chiến - thiên nhiên. Kiểm tra, lựa chọn và thông báo rộng rãi những khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống, điểm mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách DL nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ở các điểm DL, giúp du khách có cơ sở để lựa chọn và quyết định.


Tỉnh nên ban hành những chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút và lựa chọn những dự án xây dựng khách sạn cao cấp với quy mô lớn, đẳng cấp quốc tế, kêu gọi xây dựng hạ tầng xanh thân thiện với môi trường mà lại tiết kiệm được chi phí.

Đầu tư các khu mua sắm để tăng chi tiêu của du khách và có những chính sách ưu đãi với những gian hàng của các làng nghề trong khu mua sắm. Nâng cao hơn nữa chất lượng các dịch vụ kèm theo như dịch vụ vận chuyển, viễn thông, y tế, ngân hàng... và đầu tư nâng cấp, trùng tu các khu bảo tàng, văn hóa, sinh thái.

Tăng cường công tác điều tra, khảo sát, lập hồ sơ khoa học các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện đề nghị cấp thẩm quyền công nhận xếp hạng di tích. Khi các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng được xếp hạng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đầu tư xây dựng CSHT và CSVCKT trong đó chú trọng: hạ tầng giao thông, kỹ thuật, điện, nước, viễn thông... để quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên, cảnh quan môi trường, quỹ đất, thu hút đầu tư đảm bảo phát triển DLBV trong quy hoạch phát triển KTXH của vùng và từng địa phương.

3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực du lịch


Đề ra chính sách chuẩn bị và khuyến khích việc đào tạo cán bộ cho ngành DL Phú Yên ngay từ bây giờ. Việc đào tạo có thể từ nhiều nguồn (cả trong nước lẫn nước ngoài) bằng nhiều hình thức. Có chính sách ưu đãi cho các sinh viên theo học các trường về DL như học bổng, trợ cấp, giảm học phí… đăng ký sau khi tốt nghiệp sẽ về công tác tại Phú Yên…

Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo lại nguồn nhân lực DL của tỉnh. Tập trung đào tạo hướng dẫn viên DL kỹ năng ngoại ngữ, giao tiếp, sự am hiểu sâu sắc về giá trị văn hóa, giá trị thiên nhiên và phương pháp tổ chức các đoàn, tour DL. Lực lượng nhân viên phục vụ trong các khách sạn, nhà hàng phải thân thiện, hiếu khách, cần cù, chăm chỉ tận tình trong công việc.

Đối với lao động quản lý, nhà thiết kế chương trình DL, nhân viên quảng cáo phải có chuyên sâu, kiến thức rộng và thời gian kinh nghiệm trong quản lý kinh


doanh, nâng cao trình độ về ngoại ngữ. Thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn, nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn cho nhân viên.

Thu hút nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng vào làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về DL. Nhưng bên cạnh đó, các DN cần có cơ chế lương, thưởng tốt để khuyến khích tinh thần phục vụ cho nhân viên của mình và đặc biệt người dân địa phương cũng là một nguồn lao động lớn và đầy tiềm năng nếu được đào tạo và khai thác có hiệu quả. Đối tượng này sẽ đem lại lợi ích lớn trong việc chia sẻ lợi ích DL cho cộng đồng dân cư địa phương.

3.2.4. Giải pháp công tác tổ chức, quảng bá du lịch


Cần phải đẩy mạnh các hoạt động quảng bá nhằm thu hút du khách đến Phú Yên. Riêng điều tra của đề tài trong phần thực trạng, thì có hơn 52,3% khách quốc tế trả lời hầu như biết đến Phú Yên qua bạn bè, người thân. Điều này, chứng tỏ công tác quảng bá tuyên truyền cho du lịch Phú Yên của chúng ta ra nước ngoài chưa đựơc đầu tư và quan tâm nhiều. Do đó, để định hướng trong công tác quảng bá thời gian đến, tác giả đề xuất kênh thông tin đến du khách theo hình như sau:


Hình 3 1 Kênh thông tin đến khách du lịch Nguồn Đề xuất của tác giả Bên 1


Hình 3.1 Kênh thông tin đến khách du lịch


(Nguồn: Đề xuất của tác giả)


Bên cạnh đó, nhằm nâng cao công tác quảng bá đến khách, tác giả đề xuất một số công tác mà ngành du lịch Phú Yên cần phải tập trung trong thời gian đến là:

Cần phải tổ chức nhiều tour DL làm quen cho các đối tượng là: cán bộ điều hành, các nhân viên hãng lữ hành, các tổ chức môi trường... nhằm giúp họ có cái nhìn thực tế và quảng cáo cho các sản phẩm DL Phú Yên.

Cung cấp các thông tin dưới dạng tập gấp, tờ rơi, sách hướng dẫn, bản đồ… phân phối miễn phí cho du khách thông qua các hãng, đại lý DL, các tổ chức môi trường, các trung tâm thông tin, các cửa khẩu đón khách...

Đưa nội dung giới thiệu về tài nguyên DL tự nhiên, các chương trình và sản phẩm DL Phú Yên lên mạng internet với nhiều hình thức như: thiết kế trang web về DL với những thông tin hấp dẫn và luôn được cập nhật, các chương trình DL, chương trình khuyến mãi, các điểm tham quan, nghỉ ngơi, ăn uống, mức giá tham khảo như vậy khách mới hình dung được những gì đang chào đón họ và cảm thấy an tâm vì bỏ tiền ra nhận lại được những giá trị xứng đáng.

Đầu tư cho việc in sách bằng nhiều thứ tiếng giới thiệu về du lịch và những nét đẹp văn hóa của địa phương với bạn bè quốc tế. Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các cuộc hội thảo, họp báo giới thiệu về tiềm năng, đặc điểm các tài nguyên đồng thời lồng ghép giới thiệu về các sản phẩm chương trình DL Phú Yên.

Đẩy mạnh liên kết hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước trong việc nghiên cứu thị trường, quảng bá DL nhằm thu hút du khách và thu hút nguồn vốn đầu tư và tăng cường liên kết với các DN trong nước và quốc tế để mở rộng quy mô và hình thức kinh doanh.

Tổ chức các chương trình quảng bá gắn với sự kiện văn hóa, thể thao, hội nghị. Xây dựng kế hoạch tổ chức các sự kiện DL tiêu biểu, các lễ hội thu hút người dân, khách DL – các lễ hội này mang tính chất hàng năm, gắn kết các hoạt động văn hóa, thể thao, hội nghị quốc tế với DL để phát huy thêm thế mạnh của Phú Yên.


3.2.5 Giải pháp về bảo vệ môi trường và giáo dục về ý thức người dân địa phương về du lịch

Đối với các nhà lập chính sách, các nhà quản lý tại các điểm tài nguyên, khu bảo tồn: việc giáo dục môi trường cho đối tượng này không chỉ chú trọng đến lợi ích bảo tồn mà cũng cần nhấn mạnh đến tiềm lực kinh tế mà DL có thể mang lại cho khu bảo tồn. Tức là, nhấn mạng đến việc phát triển DL sẽ đóng góp vào việc cải thiện và BVMT. Hình thức triển khai đối với đối tượng này chủ yếu là việc triển khai các văn bản hướng dẫn, các nghiên cứu ứng dụng và tập huấn ngắn hạn.

Đối với khách du lịch: để việc giáo dục tạo được hiệu quả thì nội dụng giáo dục phải cụ thể và phù hợp giúp du khách liên hệ trực tiếp đối với điều họ đã từng nghe trong quá trình đi tham quan. Đặc biệt phải tạo ra được cảm giác cho du khách là mình đã góp phần vào việc bảo tồn thiên nhiên. Hình thức triển khai là thông qua việc diễn giải môi trường của các hướng dẫn viên DL, các ấn phẩm phát cho du khách như tờ rơi, tập gấp (brochure), tập sách nhỏ... đặt tại các cổng vào điểm tài nguyên. Ngoài ra, việc thiết kế các buổi chiếu phim ngắn trước khi khách đi tham quan tại từng điểm tài nguyên là rất sinh động và đạt hiệu quả cao.

Đối với các đơn vị, đối tượng kinh doanh DL: việc giáo dục cho các đối tượng này cũng có vai trò rất quan trọng. Bởi lợi ích kinh tế trước mắt thường mâu thuẫn với việc bảo tồn và cải thiện môi trường. Hình thức triển khai cho các đối tượng này rất phong phú như phân phát ấn phẩm, bản hướng dẫn, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, phát động các cuộc vận động BVMT, tổ chức các buổi hội thảo, chiếu phim... Việc triển khai công tác giáo dục này sẽ được thuận lợi hơn khi phát huy hiệu quả của hệ thống tổ chức chính trị, đoàn thể tại các cấp và DN.

Đối với cộng đồng cư dân địa phương: đối với cộng đồng, chương trình giáo dục phải dựa trên nhiều hình thức, bởi vì không thể lúc nào cũng dễ dàng tập trung họ lại. Việc giáo dục cần phải sử dụng những hình thức dễ hiểu, dễ nhớ như chiếu phim, tranh ảnh, các chương trình biểu diễn văn nghệ... Thực tiễn ở nước ta nói chung và du lịch Phú Yên nói riêng cần phát huy tốt vai trò của các tổ chức


đoàn thể và các hội như cựu chiến binh, hội phụ nữ, nông dân...trong công tác tuyên truyền và giáo dục môi trường. Ngoài ra, một vấn đề đã được đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới đó là việc tạo ra sự tiếp cận và tham gia trực tiếp của người dân vào DL Phú Yên có như vậy mới nâng cao ý thức và tính tự giác của người dân trong việc bảo tồn và cải thiện môi trường.

Đối với nước ta nói chung và du lịch Phú Yên nói riêng: cần phải có những quy định mang tính bắt buộc về công tác giáo dục môi trường cho các DN, các đơn vị tại các điểm tài nguyên bên cạnh công tác giáo dục vận động tích cực. Hiện nay chúng ta đã được ban hành bộ tiêu chí “Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh” áp dụng cho các sơ sở lưu trú DL. Tuy nhiên, phải tiếp tục xây dựng, áp dụng đối với loại hình DN du lịch khác. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các DN, bắt buộc họ phải đóng góp tích cực vào việc BVMT.

Sau khi nghiên cứu thực trạng của công tác BVMT, tác giả đề xuất những nội dung tối thiều cần triển khai cho các đối tượng trên theo bảng sau:

Bảng 3.2 Nội dung tối thiểu cần triển khai trong giáo dục cộng đồng bảo vệ môi trường cho du lịch


TT


Nội dung triển khai

Nhà quản lý

DN


DL

Khách DL

Cộng đồng

1

Hiểu biết về MT và BVMT

X

X

X

X


2

Quy định BVMT tại từng điểm tài nguyên


X


X


X


X

3

Quy định về tổ chức kinh doanh DL


X


X

4

Hành vi ứng xử với khách du lịch

X

X


X

5

Luật BVMT và quy tắc ứng xử với MT

X

X

X

X

6

Nguyên tắc lập quy hoạch DLBV

X




(Nguồn: Đề xuất của tác giả)


3.2.6. Giải pháp về sản phẩm du lịch


- Đối với sản phẩm hiện có: đánh giá lại hiệu quả của toàn bộ sản phầm DL hiện đang được cung cấp phục vụ cho khách DL, thông qua đánh giá sự hài lòng của du khách về sản phẩm, hiệu quả kinh tế cho đầu tư phát triển loại sản phẩm đó qua một số tiêu chí như: chất lượng, mẫu mã, giá cả, thái độ phục vụ, mức độ quan tâm của du khách đối với sản phẩm đó đồng thời phân loại sản phẩm DL đặc trưng của tỉnh, định vị sản phẩm chủ lực, sản phẩm bổ sung và thay thế theo từng mà vụ nhằm khai thác hiệu quả tối đa các nguồn lực.

Đầu tư phát triển các loại hình vui chơi giải trí, thể thao phù hợp với đặc thù của vùng biển, vùng rừng núi mà thiên nhiên ưu đãi. Nâng cao chất lượng bãi tắm, tiếp tục xây dựng các bãi tắm du lịch kiểu mẫu, thường xuyên tổ chức các sự kiện DL, thể thao biển, các hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng và tiếp tục tổ chức cá dịch vụ DL trên biển ngày càng có chất lượng cao độc đáo như: mô tô nước, dù bay… Chú trọng hơn nữa công tác vệ sinh MT tại các bãi biển, đầu tư về số lượng cũng như chất lượng các khu nhà vệ sinh công cộng đáp ứng được lượng du khác tại các khu bãi tắm đặc biệt nên tránh tình trạng đầu tư “cho có” mà không đưa vào sử dụng.

- Phát triển sản phẩm mới: tổ chức cuộc thi ý tưởng phát triển sản phẩm DL để lựa chọn danh mục sản phẩm DL tiềm năng, hiện tại ở Phú Yên đã có những cuộc thi ý tưởng sáng táo về sản phẩm du lịch nhưng chất lượng thấp, chưa phổ biển và chưa mang tính độc đáo.

Xây dựng khu ẩm thực mang tính đặc trưng, sắc thái riêng của Phú Yên để phục vụ tốt nhu cầu phong phú, đa dạng của du khách. Tạo môi trường DL thân thiện rộng mở, nâng cao chất lượng, luôn luôn tạo ra nét mới, tạo sức hấp dẫn. Từng bước có chính sách thuận lợi cho việc đầu tư vốn của các DN du lịch Phú Yên và cho cả các dự án DL có có vốn đầu tư nước ngoài để khai thác các sản phẩm DL mới.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí