Tổng Quan Về Quan Hệ Thương Mại Qua Biên Giới Giữa Việt Nam Và Trung Quốc


mại. Trong đó quy định rõ các hình thức thanh toán phục vụ cho thanh toán xuất nhập khẩu với Trung Quốc.‌

Để tạo thuận lợi cho công tác thanh toán, các ngân hàng thương mại đã tổ chức các bàn thu đổi ngoại tệ phục vụ dân cư hai nước qua lại biên giới tham qua du lịch và trao đổi hàng hóa. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng và là dịch vụ mới trong hoạt động ngân hàng tại các cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc góp phần khai thác kinh tế cửa khẩu, phát triển kinh tế đối ngoại, tăng cường quản lý ngoại tệ và tiền tệ biên giới. Tuy vậy, quá trình tổ chức công tác thu đổi ngoại tệ và thanh toán mậu dịch biên giới còn nhiều khó khăn và vướng mắc nên kết quả còn rất hạn chế.

Chính phủ Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp như chủ động tham gia đàm phán các hiệp định và thỏa thuận kinh tế, thương mại đa phương và song phương, kịp thời đàm phán tháo gỡ những ách tắc và khó khăn về thị trường giữa hai nước, cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của các đại diện thương mại ở Nam Ninh và Côn Minh, hỗ trợ các doanh nghiệp đi khảo sát thị trường và tham gia các hội chợ thương mại được tổ chức ở Vân Nam và Quảng Tây, tổ chức nghiên cứu và khảo sát thị trường.

Rõ ràng, tiềm năng kinh tế - thương mại của các cửa khẩu biên giới Việt – Trung là rất lớn. Đây là một trong những lợi thế quan trọng nhằm thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển ở các tỉnh miền núi phía Bắc góp phần phát triển nền kinh tế chung của cả nước. Tuy vậy việc khai thác lợi thế này phải luôn gắn bó chặt chẽ, nhất quán với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng, phải đặt lợi ích lâu dài, tổng thể lên trên lợi ích cục bộ.


CHƯƠNG 2


THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUA BIÊN GIỚI VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC – THỰC TẾ Ở LẠNG SƠN

2.1 Tổng quan về quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc

Giai đoạn trước bình thường hóa


Ngay từ khi mới thiết lập quan hệ ngoại giao vào những năm 1950, hai nước Việt Trung đã có mối quan hệ thương mại song phương dựa trên cơ sở những hiệp định thương mại song phương được ký kết bởi Chính phủ hai nước như: Nghị định số 101/NĐ-NHNN ngày 21/4/1952 về ấn định chi tiết tổ chức bộ máy đổi tiền ở biên giới Hoa - Việt; Điều lệ tạm thời số 166/ PTT-TTg ngày 1/5/1952 về quản lý ngoại tệ biên giới Việt Hoa; Điều lệ tạm thời số 167/ PTT-TTg ngày 1/5/1952 về hàng xuất nhập khẩu và thu thuế xuất nhập khẩu ở biên giới Hoa - Việt; Điều lệ số 391/ PTT-TTg ngày 16/10/1953 về quản lý mậu dịch tiểu ngạch biên giới Việt – Hoa. Tiếp đó chúng ta đã ký rất nhiều hiệp định thương mại nhằm tạo điều kiện cho nhân dân ở các vùng biên giới của hai nước tự do trao đổi hàng hóa và giao lưu với nhau. Đến năm 1975 giữa hai nước đã có 28 cặp cửa khẩu gồm 4 cửa khẩu quốc tế, 10 cặp cửa khẩu quốc gia và 14 cặp cửa khẩu tiểu ngạch, [17]. Trong thời gian này thương mại hai bên chủ yếu là thông qua các đơn vị thương mại quốc doanh thuộc nhà nước quản lý thống nhất, hàng hóa chủ yếu là những mặt hàng viện trợ cho cuộc đấu tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam…Trong các hoạt động buôn bán biên giới của các công ty Nhà nước, công ty địa phương hay hợp tác xã đều thực hiện dưới sự giám sát của các ban kinh tế và tài chính của các tỉnh biên giới hay khu vực tự trị. Hoạt động thương mại được thực hiện dưới hình thức trao đổi hàng hóa, không thanh toán bằng ngoại hối. Cơ sở trao đổi hàng hóa và nghị định thư thanh toán được đàm phán hàng năm. Ngoài ra hình thức buôn bán tiểu ngạch của các công ty có giấy phép vẫn là hàng đổi hàng, cân bằng xuất nhập, không sử dụng


ngoại hối; buôn bán giữa cư dân vùng biên giới với phạm vi và số lượng hàng không nhiều. Sau năm 1979, quan hệ hai nước có sự gián đoạn nhưng kể từ tháng 9/1982 đến tháng 9/1988, Trung Quốc đã lần lượt mở 9 điểm thương mại tại khu vực biên giới Việt – Trung. Những điểm thương mại này có quy mô không lớn nhưng nó có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của khu vực biên giới, cải thiện cuộc sống của cư dân tại đây.

Cuối những năm 1980 tình hình quốc tế và khu vực có sự thay đổi, bản thân Việt Nam và Trung Quốc đều có nguyện vọng giảm bớt căng thẳng trên vùng biên giới giữa hai nước, tập trung vào phát triển kinh tế, ổn định đất nước, vì vậy Chính phủ hai nước đã có một số thay đổi khiến cho quan hệ thương mại giữa hai nước đạt tới kết quả hai bên cùng có lợi, phù hợp với trào lưu phát triển của quốc tế, thích ứng với mối quan hệ mới trong sự phát triển của nền kinh tế hai nước. Vì vậy buôn bán qua biên giới giữa hai nước đã có cơ hội phát triển, kim ngạch buôn bán qua biên giới không ngừng được tăng lên, năm 1988 là 5 triệu USD nhưng đến năm 1989 con số này tăng lên đến 109 triệu USD. Hàng hóa vận chuyển qua lại giữa biên giới hai nước tăng đáng kể, cụ thể được thể hiện qua số liệu sau:

Bảng 2.1: Kim ngạch mậu dịch biên giới giữa Quảng Tây Trung Quốc và Việt Nam (1989 – 1990)



Năm

Tổng cộng (triệu USD)

Quảng Tây (triệu USD)

Tỷ lệ tăng trưởng (%)

Giá trị tăng trưởng (triệu USD)

1989

109

91,10

Khoảng 1.000


1990

244

203,39

123

101,69

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc - Thực tế ở Lạng Sơn - 5

Nguồn: Brantly Womack (1994). Sino – Vietnamese Border Trade the Edge of Normalization, Asian Survey, Vol XXXIV, No.6, P.500


Giai đoạn từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay


Sau khi bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, hoạt động thương mại hàng hóa qua biên giới hai nước đã đạt được những kết quả đáng kể. Chính phủ Việt Nam chủ trương phát triển kinh tế theo hướng mở cửa và hội nhập với kinh tế thế giới. Việc Trung Quốc phát triển thương mại tại thị trường biên giới được coi là bước đi mở đường cho chiến lược mở cửa ven biên với mục tiêu là khai thác và mở rộng thị trường sang các nước lân cận, các nước trong khu vực và các nước khác trên thế giới, đặc biệt mở rộng xuất nhập khẩu hàng hóa sang Việt Nam. Ở giai đoạn đầu mới thiết lập bình thường hóa quan hệ buôn bán giữa hai bên chủ yếu tập trung vào hàng tiêu dùng thiết yếu trong cuộc sống sinh hoạt của người dân, phương thức giao dịch chủ yếu là hàng đổi hàng giữa cư dân vùng biên giới với nhau, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước Việt Trung đã có những bước phát triển nhanh chóng, vùng biên giới giữa hai nước có nhiều cơ hội phát triển… Từ năm 1991 đến năm 1995 nhìn chung trao đổi thương mại song phương, Việt Nam thường xuất siêu ở phần chính ngạch, ngược lại luôn nhập siêu ở phần tiểu ngạch. Trong đó, chưa tính đến phần xuất nhập khẩu lậu và gian lận thương mại chủ yếu đi qua con đường tiểu ngạch biên giới. Nhiều mặt hàng Trung Quốc thời gian này xuất vào Việt Nam chất lượng thấp, nhiều mặt hàng do địa phương sản xuất với công nghệ lạc hậu. Tuy nhiên, hàng Trung Quốc thời gian này vẫn xâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam, vì chúng phù hợp về giá cả và mức sống của người tiêu dùng Việt Nam. Ngày 3/1/1996 Quốc vụ viện Trung Quốc ra văn kiện số 2 về các vấn đề có liên quan đến mậu dịch biên giới, năm 1998 Bộ Kinh tế đối ngoại và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ra văn kiện số 844 với những quy định chặt chẽ hơn đã khiến cho thương mại song phương dần được đi vào quy củ. Tuy nhiên đến năm 1998 thì quan hệ thương mại giữa hai nước trong giai đoạn này bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, do vậy thương mại giữa hai nước giảm mạnh. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi bình thường hóa quan hệ cho đến nay, thương


mại hai nước giảm một cách đáng kể. Tuy vậy bước sang năm 1999 thì thương mại song phương đã có sự hồi phục dần và ngày càng tăng mạnh, điều này có thể được lý giải do nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu là do môi trường chính trị ổn định. Năm 1999 cũng là một năm đánh dấu một mốc mới trong quan hệ Việt Trung. Các nhà lãnh đạo hai nước đã xác định khung quan hệ trong thế kỷ mới của hai nước đó là: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2001 hai bên đã ký một số hiệp định kinh tế, thương mại quan trọng như vào ngày 19/10/1998, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc đã ký hiệp định về mua bán háng hóa ở vùng biên giới tại Bắc Kinh. Việt Nam đã ban hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 hướng dẫn thi hành Luật Thương mại, hoạt động thương mại hàng hóa qua biên giới trên bộ với Trung Quốc không còn phân biệt chính ngạch, tiểu ngạch nữa mà chỉ có hình thức mua bán qua biên giới trên bộ Việt – Trung, khối lượng và chủng loại hàng hóa không còn bị hạn chế (trừ những mặt hàng cấm xuất nhập khẩu), phương thức thanh toán cũng linh hoạt hơn nhưng phải phù hợp với các quy định của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngoài danh mục hàng cấm xuất nhập khẩu và Nhà nước quản lý bằng hạn ngạch, các mặt hàng còn lại cư dân biên giới, tư thương và các thành phần kinh tế của cả hai bên được phép xuất nhập khẩu, chịu sự kiểm tra, quản lý của các cơ quan nhà nước và chịu sự điều chỉnh về thuế theo luật định. Việc kinh doanh xuất nhập khẩu phải có giấy phép do Bộ Công thương cấp, phải thông qua các cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của biên phòng, hải quan.

Năm 2001, Trung Quốc đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Với những nguyên tắc gia nhập WTO, Trung Quốc bắt buộc phải tiến tới xóa bỏ bớt một số ưu đãi về thương mại cho những tỉnh vùng biên. Mặc dầu vậy sau khi những ưu đãi dần dần bị thu hẹp, quan hệ thương mại giữa hai nước không vì vậy mà giảm đi, trái lại càng ngày càng phát triển hơn do nhu cầu thực sự của từng nước cũng như những điều kiện khách quan, cụ thể là: Thứ nhất, Trung


Quốc là nước có thị phần lớn nhất thế giới; Thứ hai, Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN đã tạo cho Trung Quốc một cơ hội tiếp cận nhiều hơn nữa với các nước ASEAN; Thứ ba, quá trình hợp tác hai nước đã dần dần điều chỉnh lại chính sách thuế phù hợp với xu thế toàn cầu hóa thế giới hiện nay.

Từ năm 2007 đến nay, nền kinh tế thế giới bị suy thoái và khủng hoảng. Hầu hết tất cả các nước đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặc dầu vậy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc không hề giảm mà thậm chí vẫn tăng thể hiện qua việc kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong các năm gần đây năm sau luôn tăng cao hơn năm trước.

2.1.1. Quy mô, tốc độ, kim ngạch xuất nhập khẩu

Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc từ năm 1991 đến nay phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Với kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh, trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam - Trung Quốc đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của cả hai nước.


Bảng 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc thời kỳ 1991 – 2009


Năm

Tổng kim ngạch

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Cán cân thương mại (triệu USD)


Giá trị (triệu

USD)

Tốc độ tăng (%)

Giá trị (triệu

USD)

Tốc độ tăng (%)

Giá trị (triệu

USD)

Tốc độ tăng (%)

1991

37,7

-

19,3

-

18,4

-

+ 0,9

1992

127,4

238

95,6

395

31,8

73

+ 63,8

1993

221,3

73,7

135,8

42

85,5

168

+ 50,3

1994

439,9

98,7

295,7

118

144,2

68

+ 151,5

1995

691,6

57,2

361,9

22,3

329,7

128

+ 32,2

1996

669,2

- 3,3

340,2

- 6,0

329,0

- 0,3

+ 11,2

1997

878,5

31,2

474,1

39,3

404,4

22,9

+ 69,7

1998

989,4

12,6

478,9

1,0

510,5

26,2

- 31,6

1999

1.542,3

55,8

858,9

79,3

683,4

33,8

+ 175,5

2000

2.957,3

91,7

1.534,0

78,6

1.423,2

108

+ 110,8

2001

3.047,9

3,0

1.418,0

- 7,6

1.629,9

14,5

- 211,9

2002

3.653,0

19,8

1.495,0

5,5

2.158,0

14,5

- 663,0

2003

4.867,0

33,2

1.747,0

16,9

3.120,0

44,6

- 1.373,0

2004

7.192,0

47,7

2.735,5

56,6

4.456,5

42,8

- 1.721,0

2005

8.730,0

21,5

2.960,0

8,24

5.770,0

29,6

- 2.810,0

2006

10.420,0

19,2

3.030,0

2,30

7.390,0

28,0

- 4.360,0

2007

15.559,0

49,3

3.357,0

10,00

12.502,0

69,0

- 9.145,0

2008

20.824,0

33,8

4.112,0

22,50

16.712,0

33,7

- 12.600,0

2009

21.350,0

2,5

4.925,0

19,77

16.425,0

-1,7

-11.500,0

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Báo cáo số liệu xuất nhập khẩu


Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 1991 kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc chỉ đạt 37,7 triệu USD, chiếm 0,8% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, con số này đạt 691,6 triệu USD vào năm 1995, tăng 18,34 lần so với năm 1991 và chiếm 5% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 1991 – 1995 cho thấy tiềm năng trao đổi hàng hóa giữa hai nước là rất lớn.

Năm 1996, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước giảm nhẹ, từ mức 691,6 triệu năm 1995 xuống còn 669,2 triệu USD, giảm 3,3% do giá một số mặt hàng nông sản trên thế giới giảm. Những năm tiếp theo kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước tiếp tục tăng, từ 878,5 triệu USD năm 1997 lên 989,4 triệu USD năm 1998 và năm 1999 đạt 1.542,3 triệu USD, năm 2000 đạt 2.957,1 triệu USD. Năm 1997 - 1998 ở Châu Á xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nhưng quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước vẫn phát triển, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996 – 2000 đạt 37,60%/năm. Điều này cho thấy việc trao đổi, mua bán hàng hóa giữa hai nước còn tăng mạnh trong những năm tới.

Từ năm 2001 đến nay kim ngạch XNK hàng hóa giữa hai nước tăng mạnh, vượt quá mục tiêu mà Chính phủ hai nước đã đặt ra (Năm 2005: 5 tỷ USD; năm 2015: 15 tỷ USD). Năm 2004 kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước đạt 7.192 triệu USD, năm 2005 đạt 8.730 triệu USD, năm 2006 đạt

10.420 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2006 là 24%/năm (cả nước đạt 18,8%), chiếm 12% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước năm 2006. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì quan hệ hàng hóa giữa hai nước đã tăng mạnh. Năm 2007 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 15.559 triệu USD, tăng 49,3% so với năm 2006, vượt mục tiêu mà Chính phủ hai nước đặt ra cho năm 2010 là 3,7%. Năm 2008 cả thế giới phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế, mặc dầu vậy kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc vẫn tăng, cụ thể tổng giá trị kim ngạch đạt 20.824 triệu USD tăng 33,8% so với năm 2007. Năm 2009 tổng giá trị kim ngạch XNK đạt 21.350 triệu USD và 6 tháng đầu năm 2010 con số này đạt 11.900 triệu USD.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí