Chỉ Số Tự Do Kinh Tế Của Một Số Nước Trong Khu Vực


đã ký kết nhiều hiệp định kinh tế thương mại quan trọng và đều là thành viên là ASEAN, WTO, đó là điều kiện tốt giúp môi trường luật pháp của hai nước có sự tương đồng cao. Chính phủ hai nước đã hết sức tạo điều kiện thúc đẩy thương mại song phương, gần đây nhất vào ngày 20/3/2012 Bộ Công thương Việt Nam đã ban hành thông tư Số: 05/2012/TT-BCT về việc Quy định việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2012 và 2013 với thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối với hàng hoá có xuất xứ Campuchia. Trong đó quy định:

Điều 1. Hàng hóa và lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2012 và 2013

1. Áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2012 và năm 2013 đối với hai nhóm mặt hàng có xuất xứ từ Campuchia gồm: gạo các loại; lá thuốc lá khô với thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0%.

a.Thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan bằng 0% trong năm 2012 được áp dụng đối với các tờ khai hải quan đăng ký với cơ quan Hải quan từ ngày 17 tháng 02 năm 2012 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012.

b.Thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan bằng 0% trong năm 2013 được áp dụng đối với các tờ khai hải quan đăng ký với cơ quan Hải quan từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013.

2. Mã số hàng hoá và tổng lượng hạn ngạch thuế quan của các nhóm mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% theo Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Điều kiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan 0%

1. Hàng hoá nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu S (C/O form S) do Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia hoặc cơ quan được ủy quyền cấp theo quy định và được thông quan qua các cặp cửa khẩu nêu tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

2. Thủ tục nhập khẩu hàng hoá giải quyết tại hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá theo nguyên tắc trừ lùi tự động (tổng lượng hàng nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% trừ đi số lượng đã nhập khẩu của từng mặt hàng).”

Thương nhân Việt Nam được nhập khẩu mặt hàng gạo các loại theo hạn ngạch thuế quan. Đối với lá thuốc lá khô, chỉ những thương nhân có giấy phép nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan do Bộ Công Thương cấp theo quy định tại Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06 tháng 4 năm 2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài mới được phép nhập khẩu; Số lượng nhập khẩu tính trừ vào hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo giấy phép do Bộ Công Thương cấp.[2]

Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) - 5

- Xu hướng thời đại: Những cản trở biên giới quốc gia về thương mại, đầu tư đang giảm dần. Đây chính là biểu hiện của xu hướng tự do hoá thương mại mà một loạt các nước đang tiến hành. Hiện nay, tại các nước công nghiệp phát triển, mức thuế trung bình thấp hơn 10% so với mức thuế lưu hành phổ biến trước những năm 1914 và các nước đang phát triển cũng đang dần dần từng bước cắt giảm hàng rào thuế quan của mình. Hầu hết các vòng đàm phán và các cuộc thương thuyế toàn cầu đều đưa ra thời hạn 2010 đối với các nước phát triển và 2020 với các nước đang phát triển cho việc tự do hoá thương mại hoàn toàn. Chính vì vậy, thương mại thế giới đã tăng lên nhanh chóng.

Tự do hoá thương mại còn được thể hiện qua sự hình thành và củng cố của các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực. Hơn lúc nào hết, khẩu hiệu “buôn có bạn, bán có phường” trở thành thách thức với mỗi quốc gia. Chính vì thế


ngày càng nhiều các quốc gia lớn nhỏ tham gia vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực hoạt động khác. Dưới tác động của xu hướng này, nhiều tổ chức kinh tế, thương mại toàn cầu và tổ chức liên kết khu vực đã ra đời trong đó đáng chú ý là WTO với 151 thành viên chiếm hơn 95% tổng giá trị thương mại quốc tế; APEC với 21 thành viên chiếm tới 56% GDP và 46% thương mại thế giới; các liên kết khu vực như ASEAN, AFTA, NAFTA và nhiều tam giác, tứ giác phát triển.[24,26,30]

Tự do hoá thương mại đã và đang mang lại những lợi ích to lớn và những cơ hội chưa từng có cho các quốc gia bao gồm từ việc mở rộng thị trường, tăng thêm nguồn vốn, có thêm công nghệ mới đến việc có các cơ hội mở rộng, giao lưu học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế.

Bên cạnh những vấn đề về kinh tế, cộng đồng thế giới đang đứng trước những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu (bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo..) mà không phải một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được, đòi hỏi phải có sự hợp tác đa phương.

Tóm lại, xu hướng toàn cầu hoá đang phát triển như là một xu hướng tất yếu của thế kỉ 21 và là một nhân tố quan trọng đối với sự tiến bộ của xã hội loài người. Chắc chắn rằng, quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia không nằm ngoài xu hướng đó.

- M i trường văn hóa x hội: Đặc trưng văn hóa-xã hội của thị trường xuất khẩu cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Phong tục, tập quán và thói quen tiêu dùng của người dân sẽ quyết định thị hiếu, nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Đối với thị trường Campuchia, sự gần gũi và tương đồng về văn hóa, sự giao thoa giữa nhân dân hai nước trong quá trình


xây dựng và phát triển đã tạo điều kiện cho các nhà sản xuất dễ dàng nắm bắt nhu cầu của thị trường và có chính sách hợp lý.

- Cơ sở hạ t ng: Để đẩy mạnh sản xuất hướng đến xuất khẩu cũng như thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thì mọi quốc gia đều phải chú trọng đến hệ thống đường xá, bến bãi, thông tin liên lạc, ngân hàng… Cả Việt Nam và Campuchia đều là những nước đang phát triển, về cơ bản đang trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống cơ cở hạ tầng. Với chiều dài biên giới 1137 km chung giữa hai nước, Việt Nam và Campuchia có 8 cửa khẩu chính và khoảng 30 cửa khẩu phụ nối 10 tỉnh Việt Nam với 9 tỉnh Campuchia. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng cơ sở hạ tầng của hệ thống cửa khẩu giữa hai nước vẫn chưa đạt được như mong đợi, đây cũng là tình trạng của cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại nói chung giữa hai nước. Do vậy, có thể nói Việt Nam và Campuchia cần đẩy mạnh hơn công cuộc mở rộng, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng để xứng tầm với tiềm năng quan hệ thương mại của hai nước láng giềng. Chính phủ hai nước cũng đã và đang cam kết và thực hiện đẩy nhanh tiến độ các công trình phục vụ cho lợi ích chung.

- T giá hối đoái và chính sách t giá hối đoái: Đây được coi là một trong những vấn đề quan trọng nhất và có ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà xuất nhập khẩu. Đặc biệt, các hoạt động thương mại chính thức giữa Việt Nam và Campuchia hầu hết đều thông qua đô la Mỹ nên chính sách tỷ giá của nước này sẽ ít nhiều tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu nước kia. Một tỷ giá ổn định, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan sẽ là mục tiêu mà cả Việt Nam và Campuchia hướng tới.

- Mức độ cạnh tranh: Các nhà xuất khẩu muốn chiếm được thị phần, có chỗ đứng bền vững trên thị trường thì phải tạo ra cho doanh nghiệp của mình năng lực cạnh tranh tốt. Trước hết, đối với các đối thủ trong nước, nhà xuất khẩu phải khẳng định vị thế hàng đầu, nắm bắt được các chính sách


hướng về xuất khẩu của nhà nước. Đối với các đối thủ cạnh tranh quốc tế thì sự cạnh tranh còn khốc liệt hơn. Ở thị trường Campuchia hiện nay,Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam là những nhà xuất khẩu hàng đầu. Ngoài nội lực của các doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam đối với doanh nghiệp Thái Lan, Trung Quốc còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như xung đột biên giới giữa Thái Lan và Campuchia cũng gây ảnh hưởng đến sức mua hàng Thái Lan trên thị trường Campuchia….

Mức độ cạnh tranh quốc tế biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, các công ty quốc tế đối với doanh nghiệp Việt Nam khi cùng tham gia vào thị trường Campuchia. Sức ép này ngày càng lớn thì ngày càng khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu của mình tại Campuchia. Hàng hóa Thái Lan là đối thủ cạnh tranh rất lớn với hàng hóa Việt Nam trong thị trường Campuchia. Theo như đánh giá của người tiêu dùng Campuchia thì hàng hóa Thái Lan có chất lượng và mẫu mã đẹp hơn nhưng giá thành cao hơn hàng hóa Việt Nam.

Theo nghiên cứu mới đây nhất của JamesM.Robert – Nghiên cứu sinh Qũy Di sản (9/2012) về chỉ số Tự do kinh tế của các nước khu vực Đông Nam Á thì Campuchia là nước có chỉ số cao hơn Việt Nam (đứng thứ 3 trong khu vực) điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng thâm nhập vào thị trường Campuchia. Bên cạnh đó Campuchia còn là nước gia nhập WTO sớm hơn Việt Nam, thị trường mở cửa cho phép tự do buôn bán cùng với một vài chính sách ưu đãi dành riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam điều đó càng thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào thị trường màu mỡ này.



Nguồn: HERITAGE.ORG/INDEX

Hình 1.1: Chỉ số Tự do Kinh tế của một số nước trong khu vực

Như vậy, quan hệ thương mại Việt Nam và Campuchia cũng bị chi phối bởi các yếu tố như các mối quan hệ thương mại song phương khác. Tuy nhiên, Việt Nam và Campuchia có một mối quan hệ truyền thống đặc biệt với sự gần gũi về địa lý, khá tương đồng về phong tục tập quán nên quan hệ thương mại giữa hai nước cũng có những đặc trưng riêng tác động.

Nói tóm lại, quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia đang ngày càng phát triển là một kết quả tất yếu do sự gần gũi về mặt địa lý, tương đồng về văn hóa và sự nỗ lực, đoàn kết của chính phủ và nhân dân hai nước. Vấn đề đặt ra là Việt Nam và Campuchia phải làm gì để quan hệ thương mại hai nước xứng đáng với tiềm năng và lợi thế của mình. Để có thể kiến nghị những giải pháp thích hợp, chương tiếp theo sẽ tiến hành phân tích thực trạng thương mại giữa Việt Nam và Campuchia.


CHƯƠNG 2‌


THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM- CAMPUCHIA

2.1. Chính sách thương mại giữa Việt Nam- Campuchia và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch đ nh chính sách thương mại Việt Nam- Campuchia

2.1.1 Khái quát chính sách thương mại giữa Việt Nam và Campuchia

Trong lĩnh vực thương mại, hai nước đã thành lập Ủy Ban hỗn hợp về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật vào tháng 4 năm 1994. Đến nay Ủy Ban này đã tiến hành được 11 kỳ họp. Tại mỗi kỳ họp của Ủy ban hỗn hợp, hai nước kiểm điểm việc thực hiện các kế hoạch hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, thương mại, quân sự, an ninh..., đồng thời đưa ra các kế hoạch mới cho những năm tiếp theo.

Hơn nữa, hàng năm hai bên tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp để doanh nghiệp hai bên có điều kiện tiếp xúc trao đổi và hợp tác kinh tế với nhau qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước. Gần đây nhất, có hội chợ triển lãm hàng Việt Nam tại Campuchia với sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp Việt Nam nhằm giới thiệu sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực như thực phẩm chế biến, công nghệ phẩm, dệt may, da giày, hàng kim khí điện máy, vật liệu xây dựng… Bên lề triển lãm đã diễn ra các cuộc hội thảo về chất lượng hàng hóa và ký kết hợp đồng thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác nước chủ nhà.

Nhận thức rò những lợi ích trong quan hệ song phương Việt Nam – Campuchia, trong thời gian qua, Chính phủ cả hai nước đã có nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn và khuyến khích hoạt động hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Campuchia. Chính phủ hai nước đã chính thức phê duyệt về việc nâng cấp và mở thêm các cửa khẩu để tạo thuận lợi cho các hoạt


động phát triển kinh tế và văn hóa của hai nước. Tính đến nay chính phủ hai nước đã mở 11 khu kinh tế cửa khẩu, với tổng diện tích các khu kinh tế cửa khẩu này là hơn 7200 km2 với dân số khoảng 2.354 ngàn người. Trong đó vào ngày 20/03/2010, Việt Nam đã tổ chức khánh thành Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư (Bình Phước). Đây được coi là một cầu nối giao lưu phát triển kinh tế và văn hóa chiến lược của Việt Nam và Campuchia. Các khu kinh tế cửa khẩu đó đóng góp 34,4% kim ngạch xuất nhập khẩu, 6% thu ngân sách; 10,2 % thuế suất nhập khẩu của 23 khu kinh tế cửa khẩu cả nước (tính đến năm 2007).[28,31]

Bên cạnh đó, Bộ Thương Mại Việt Nam cũng thường xuyên tổ chức các Hội Chợ Thương Mại Việt Nam tại Campuchia. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp tiếp xúc và tìm kiếm cơ hội kinh doanh với các đối tác Campuchia. Để nhằm xúc tiến thương mại Việt Nam – Campuchia, Văn phòng Chính phủ đã ký văn bản số 4434/VPCP-KTTH, đống ý cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa dịch vụ sang Campuchia thu ngoại tệ mạnh như USD bằng tiền mặt được áp dụng thuế suất, thuế giá trị gia tăng bằng 0%, được khấu trừ hoàn toàn thuế giá trị gia tăng đầu vào, với điều kiện doanh nghiệp phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép nộp USD vào tài khoản.

Tính đến nay, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương nghiệp Campuchia đã ký kết, ban hành các văn bản quan trọng sau nhằm thúc đẩy và phát triển thương mại:

- Hiệp định Thương Mại Việt Nam – Campuchia (năm 1998)

- Hiệp định vận chuyển hàng hoá quá cảnh (năm 2000)

- Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (26/11/2001)

- Hiệp định mua bán và trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới giữa hai nước (26/11/2001)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/06/2022