Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) - 2


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài:

Trong tiến trình phát triển kinh tế quốc tế thì liên kết kinh tế khu vực là quá trình tất yếu nhằm phát huy tối đa lợi thế của mỗi quốc gia, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đối với những nước có vị trí địa lý gần gũi thì liên kết kinh tế quốc tế được thể hiện dưới nhiều hình thức với nhiều cơ hội phát triển.

Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia gần gũi về mặt địa lý với hơn một nghìn km biên giới đường bộ và có rất nhiều cửa khẩu thuận lợi cho việc buôn bán giữa hai nước và các tỉnh vùng biên. Việt Nam và Campuchia có mối quan hệ gắn bó về lịch sử và có nhiều nét tương đồng về văn hóa, xã hội… Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Campuchia được chính thức thiết lập từ năm 1967, qua 45 năm ấy đã có nhiều dấu ấn nhưng nhìn chung ngày càng được thắt chặt, củng cố trên nhiều phương diện. Với những tiền đề đó, quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia không ngừng tăng mạnh, đặc biệt là trong khoảng 5 năm trở lại đây, cụ thể là trong năm 2006 giá trị thương mại hai chiều của Việt Nam và Campuchia chỉ là 950 triệu USD thì đến năm 2008 là 1,7 tỷ USD và năm 2011 là 2,8 tỷ USD. Đây là những kết quả hết sức đáng khích lệ trong bối cảnh phát triển kinh tế của hai nước. Tuy nhiên, với những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ thương mại song phương thì kết quả đạt được như trên có thể coi là chưa thực sự xứng tầm với tiềm năng và lợi thế của hai nước. Tại sao quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Campuchia có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển, nhưng kết quả đạt được lại chưa thực sự tương xứng? Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam– Campuchia ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc, nhất là trong bối cảnh quốc tế mới hiện nay. Trong thời gian tới chúng ta cần có


những giải pháp gì để đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt Nam – Campuchia? Do vậy, việc phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam- Campuchia để tìm ra những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại của hai nước là hết sức cần thiết cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Việc nghiên cứu đề tài: “Quan hệ thương mại Việt Nam – Campuchia sau khi Việt Nam gia nhập WTO” làm luận văn tốt nghiệp không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn góp phần nâng tầm quan hệ ngoại giao của hai nước, xây đắp tình hữu nghị bền lâu của hai quốc gia láng giềng.

2. Tình hình nghiên cứu:

Với vị trí của hai nước gần gũi về địa lý, có nhiều nét tương đồng về văn hoá thì thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Campuchia đã được hình thành từ khá sớm. Tuy nhiên cho đến những năm gần đây thì quan hệ thương mại hai nước mới thực sự khởi sắc. Do vậy, việc nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam– Campuchia và những vấn đề liên quan đã được thể hiện trong một số bài viết, tham luận hội thảo, công trình nghiên cứu...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Đã có khá nhiều bài viết, hội thảo, diễn đàn đề cập đến quan hệ thương mại Việt Nam- Campuchia trong thời gian qua. Hội nghị thương mại Việt Nam- Campuchia đã được tổ chức nhiều lần tại Việt Nam (Long An, An Giang) và Campuchia, diễn đàn “Nâng cao khả năng hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia” được tổ chức vào ngày 25/9/2009 tại TP Hồ Chí Minh. Các vấn đề về thực trạng quan hệ thương mại hai nước và các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng thương mại hai chiều đã được bàn bạc khá kỹ.

Trong số các bài viết nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt Nam – Campuchia có thể kể đến một số bài viết nổi bật như: Quan hệ thương mại Việt Nam- Campuchia của PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên và PGS.TS Trần Văn Tùng đăng tại Tạp chí những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới năm 2009; Xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và Campuchia, thực trạng và giải

Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) - 2


pháp của Từ Thanh Thuỷ đăng tại Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới số 9; Hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam và Campuchia những năm qua, triển vọng phát triển của Lê Minh Điển đăng trên tạp chí chuyên đề Kế hoạch- Đầu tư số 7 năm 2009… Nhìn chung các bài viết đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình thương mại giữa Việt Nam và Campuchia để có cái nhìn tổng quan về thương mại hai nước trong thời gian qua và triển vọng trong thời gian tới.

Bên cạnh đó cũng có một số cuốn sách có đề cập đến một vài vấn đề liên quan đến đề tài này có thể kể đến là: Nguyễn Trần Quế (2007): Hợp tác phát triển tiểu vùng Mê Công mở rộng hiện tại và tương lai, Nhà xuất bản Khoa học xã hội; Phạm Đức Thành (chủ biên, 2007): Liên kết ASEAN trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á; Nguyễn Hồng Sơn (chủ biên): Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Nội dung và lộ trình, NXB KHXH, năm 2009; Nguyễn Duy Dũng (chủ biên, 2012) : Việt Nam-Lào-Campuchia Hợp tác hữu nghị và phát triển, nhà xuất bản thông tin và truyền thông.

Các bài viết, tham luận hội thảo, diễn đàn, sách… đã công bố nhìn chung chưa thực sự đánh giá một cách hệ thống toàn diện, sâu rộng, chi tiết về đề tài cần nghiên cứu. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguồn thông tin, tư liệu tham khảo hết sức quan trọng cho việc thực hiện luận văn này.

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu:

- Phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam- Campuchia hiện nay, từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu mà hai nước có thể bổ sung cho nhau trong tiến trình phát triển.


- Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia

- Phân tích thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia, đánh giá những mặt thành công và hạn chế của quan hệ thương mại này.

- Làm rò cơ sở khoa học để đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển quan thương mại Việt Nam- Campuchia lên một tầm cao mới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia

4.2Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: Hoạt động thương mại của Việt Nam và Campuchia

- Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam- Campuchia từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay, chủ yếu tập trung giai đoạn 2007-2011.

5. Phương pháp nghiên cứu :

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng nhằm phân tích sự hình thành và phát triển của thương mại quốc tế. Phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, cũng được sử dụng để làm rò các nội dung của luận văn.

6. Những đóng góp mới của luận văn.

- Luận văn tiến hành hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về thương mại quốc tế, liên kết kinh tế khu vực phục vụ cho việc nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia


- Đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia, chỉ rò những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển quan hệ thương mại hai nước.

- Từ cơ sở đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam- Campuchia đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu thành ba chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia

Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia

Chương 3 : Triển vọng và giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia


CHƯƠNG 1‌


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-CAMPUCHIA


1.1. Cơ sở lý luận của quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia

1.1.1 Thương mại quốc tế và một số lý thuyết cơ bản về thương mại quốc tế

1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thương mại quốc tế

Trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay thì thương mại quốc tế là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển của các nền kinh tế. Thương mại quốc tế đã được manh nha và phát triển từ xa xưa với những dấu ấn rò nét qua Con đường tơ lụa, Con đường hổ phách…. Tuy nhiên, mãi đến những thế kỷ gần đây, thương mại quốc tế mới thực sự phát huy vai trò, góp phần vô cùng quan trọng đối với sự phồn thịnh của thế giới.

Thương mại (trade) theo nghĩa cơ bản nhất là sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các bên. Thương mại quốc tế hình thành khi việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ được thực hiện qua biên giới các quốc gia. Như vậy, về cơ bản, thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia với nhau. Trong thế giới hiện đại, thương mại quốc tế gắn liền với việc sử dụng các đồng tiền thanh toán khác nhau nên tỷ giá hối đoái và thanh toán quốc tế là những vấn đề liên quan mật thiết. Ngoài ra, thuế quan, các rào cản thương mại khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thương mại quốc tế. Tuỳ vào điều kiện, tình hình kinh tế của mỗi nước mà từng quốc gia sẽ có chính sách thương mại quốc tế phù hợp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các quốc gia càng tham gia sâu rộng vào hội nhập kinh tế thế giới thì thương mại quốc tế càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ.

Ngày nay, các hình thức thương mại quốc tế có thể kể đến là xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, gia công thuê nước ngoài và thuê nước ngoài gia


công, tái xuất khẩu và chuyển khẩu, xuất khẩu tại chỗ. Nhìn chung hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ chiếm vai trò chủ đạo trong thương mại quốc tế của mỗi quốc gia. Gia công thuê cho nước ngoài có hạn chế là chu kỳ ngắn nhưng lại phù hợp với các nước đang phát triển với lợi thế nhân công dồi dào, giá rẻ. Trong khi đó hoạt động chuyển khẩu không có hành vi mua bán mà chỉ có các dịch vụ phát sinh, đi kèm như vận tải quá cảnh, bảo quản, lưu kho bãi….Đối với những nhà xuất khẩu không có ưu thế về hệ thống vận tải, kho bãi… thì xuất khẩu tại chỗ là một lựa chọn tối ưu nhằm thu hồi vốn nhanh mà vẫn thu được ngoại tệ. Tuy nhiên, tuỳ vào lợi thế, giai đoạn của mỗi nước mà các hình thức khác của thương mại quốc tế sẽ được áp dụng, cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của các nước. [10,tr12-34]

1.1.1.2 Nguyên nhân hình thành thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế về cơ bản là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia. Về mặt lý thuyết, các nước tham gia thương mại quốc tế đều đạt được những lợi ích nhất định. Vậy những nguyên nhân, mục đích cơ bản của việc hình thành thương mại quốc tế là gì?

Thứ nhất, hoạt động thương mại quốc tế ra đời với mục đích cơ bản là buôn bán nhằm kiếm chênh lệch về giá cả hay còn gọi là kiếm lời. Đây là hoạt động tất yếu khách quan trong kinh tế nói chung với việc phân bổ hàng hoá, dịch vụ từ chỗ có giá thấp đến chỗ có giá cao hơn. Cho dù thế giới ngày nay đang có xu hướng “phẳng”, nền kinh tế các nước đang hội nhập sâu rộng thì sự chênh lệch về giá cả của các mặt hàng giữa các quốc gia vẫn luôn có cơ hội tồn tại, do vậy, thương mại quốc tế luôn phát triển để đáp ứng quy luật khách quan của thế giới.

Thứ hai, sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành thương mại quốc tế. Do thị hiếu của người tiêu dùng mỗi quốc gia về cơ bản là khác nhau nên nhu cầu về hàng hoá cũng khác nhau. Ví dụ như


Nhật Bản là một “quốc đảo” với diện tích biển lớn, có nhiều sông ngòi sẽ có nhiều loại thuỷ hải sản. Tuy nhiên, một bộ phận người Nhật lại rất thích cá da trơn của Việt Nam. Do vậy, sẽ hình thành một mạng lưới chuyên cung cấp cá tra, cá basa… từ Việt Nam nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của người Nhật. Như vậy chính sở thích về cá da trơn của người Nhật đã quyết định việc hình thành và phát triển kênh phân bổ các da trơn giữa Việt Nam và Nhật. Khi đời sống của người dân càng cao thì sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng càng có vai trò quan trọng trong việc các nhà sản xuất quyết định sản xuất cái gì, phân bổ ở thị trường nào.

Thứ ba, sự khác nhau về các nguồn lực và trình độ sử dụng các nguồn lực cũng là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành thương mại quốc tế. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều không hội tụ đủ các nguồn tài nguyên và các nguồn lực khác để sản xuất ra tất cả các loại hàng hoá. Nếu quốc gia nào đó có thể sản xuất ra tất cả các loại hàng hoá thì chắc chắn chi phí cũng rất cao, không hiệu quả. Do vậy, các nước phải tiến hành trao đổi hàng hoá với nhau thông qua thương mại quốc tế. Như vậy, các hoạt động của thương mại quốc tế dựa trên phân công lao động giữa các quốc gia, cho phép mỗi nước có thể phát huy tối đa lợi thế của mình và lực lượng sản xuất của thế giới sẽ được khai thác một cách có hiệu quả hơn.

Nói tóm lại thương mại quốc tế hình thành là một quy luật tất yếu khách quan do sự khác nhau về giá cả của hàng hoá, do phân công lao động quốc tế với mục đích phát huy tối đa, hiệu quả nguồn lực của mỗi quốc gia cũng như nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng của mỗi nước. Về cơ bản, tất cả các nước khi tham gia thương mại quốc tế đều đạt được những lợi ích nhất định.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 19/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí