1.1.1.3 Khái quát một số lý thuyết về thương mại quốc tế làm cơ sở phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Campuchia
Một số tư tưởng, quan điểm của các nhà kinh tế đã xuất hiện khá sớm, tuy nhiên, chỉ đến khi cuốn “Của cải của các dân tộc” của Adam Smith xuất bản năm 1776 thì kinh tế học quốc tế nói chung và lý thuyết thương mại quốc tế nói riêng mới thực sự trở thành một môn khoa học hoàn chỉnh. Trong giai đoạn này, các nước Châu Âu theo đuổi quan điểm của chủ nghĩa trọng thương với nội dung cơ bản:
- Coi tiền tệ là của cải, các quốc gia muốn giàu có thì phải tìm cách gia tăng khối lượng tiền tệ, nước nào có nhiều vàng bạc, tiền tệ thì nước đó càng giàu có
- Phát triển ngoại thương được coi là phương thức chủ yếu trong việc gia tăng khối lượng tiền tệ của một nước, như vậy buôn bán với nước ngoài được các quốc gia trong giai đoạn này đặc biệt coi trọng trong chính sách thương mại quốc tế.
- Mặc dù cổ vũ cho buôn bán với nước ngoài nhưng các nước vẫn đề cao vai trò điều tiết của nhà nước, một số nước còn thực hiện chính sách bảo bộ, hạn chế nhập khẩu.
Tuy nhiên, chủ nghĩa trọng thương vẫn còn đơn giản, chưa thực sự giải thích được bản chất bên trong của các hiện tượng kinh tế. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith ra đời góp phần khắc phục những hạn chế này. Adam Smith đã phân tích một cách sâu sắc và có hệ thống nguồn gốc và lợi ích của thương mại quốc tế, theo ông sản xuất tạo ra giá trị chứ không phải là lưu thông. Ông cho rằng một quốc gia có hiệu quả hơn trong việc sản xuất một mặt hàng nhưng lại ít hiệu quả hơn so với quốc gia khác trong việc sản xuất mặt hàng còn lại, do vậy một nước sẽ tập trung sản xuất mặt hàng có hiệu quả hơn và nhập khẩu mặt hàng ít hiệu quả hơn. Lý thuyết của Adam
Smith chỉ ra rằng thương mại quốc tế có lợi cho cả hai quốc gia với việc phát huy chuyên môn hoá.[18]
Tiếp theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith là lợi thế so sánh của David Ricardo, lý thuyết này được đề cập trong cuốn Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khoá (principles of political economy and taxation) xuất bản năm 1817. Lý thuyết của David Ricardo tiến hành phân tích mô hình thương mại có hai quốc gia và hai loại sản phẩm trong điều kiện thương mại quốc tế hoàn toàn tự do, không có rào cản thương mại, cùng với các giả định khác như: chi phí sản xuất là cố định; các yếu tố sản xuất chỉ di chuyển trong phạm vi một quốc gia; không có chi phí vận chuyển; công nghệ của hai quốc gia là như nhau; dựa trên lý thuyết tính giá trị bằng lao động. Dựa trên những giả định đó, David Ricardo cho rằng nếu một quốc gia kém hiệu quả hơn (bất lợi thế tuyệt đối) so với quốc gia khác trong việc sản xuất cả hai loại hàng hoá thì thương mại vẫn xảy ra và đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia. Một nước nên chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu hàng hoá mà nước đó có lợi thế so sánh (lợi thế tương đối) và nhập khẩu hàng hoá mà nước đó không có lợi thế so sánh.[19]
Lý thuyết của D.Ricardo đã đặt nền tảng cho thương mại quốc tế trong giai đoạn này và được coi là lý thuyết quan trọng nhất của kinh tế quốc tế. David Ricardo đã chỉ ra cơ sở khoa học của thương mại quốc tế là sự khác biệt về lợi thế tương đối trong sản xuất một loại hàng hoá nào đó. Ngoài ra, lý thuyết lợi thế so sánh đã khắc phục được hạn chế của lợi thế tuyệt đối của Adam Smith đưa ra, đó là lý thuyết này đã giải thích được tất cả các nước đều có lợi khi tham gia thương mại quốc tế kể cả trong trường hợp một nước không có lợi thế tuyệt đối về nhiều mặt hàng, do đó, lý thuyết của David Ricardo mang tính khái quát hơn. Căn cứ vào lý thuyết lợi thế so sánh, một quốc gia sẽ chuyên môn hoá vào sản xuất loại hàng hoá mà quốc gia có lợi
thế so sánh chứ không phải căn cứ vào lợi thế tuyệt đối. Đối với quan hệ thương mại Việt Nam và Campuchia thì lợi thế so sánh được thể hiện khá rò nét.
Bảng 1.1: Ví dụ minh hoạ lợi thế so sánh giữa Việt Nam và Campuchia
Việt Nam | Campuchia | |
Bánh kẹo (gói/người/giờ) | 8 | 2 |
Cao su (kg/người/giờ) | 6 | 3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) - 1
- Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) - 2
- Gdp Và Tốc Độ Tăng Trưởng Gdp Của Campuchia 2003-2009
- Chỉ Số Tự Do Kinh Tế Của Một Số Nước Trong Khu Vực
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạch Định Chính Sách Thương Mại Việt Nam – Campuchia
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Ví dụ cho thấy trong 1 giờ lao động, Việt Nam sản xuất được 8 gói bánh kẹo, lớn hơn so với Campuchia sản xuất được 2 gói bánh kẹo trong cùng thời gian tương đương. Đối với mặt hàng cao su, Việt Nam sản xuất được 6 kg cao su, lớn hơn 3 kg Campuchia sản xuất được trong cùng thời gian. Như vậy, Việt Nam có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất đối với cả hai mặt hàng bánh kẹo và cao su. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa sản xuất bánh kẹo và sản xuất cao su thì Việt Nam có săng suất lao động gấp 4 lần Campuchia về sản xuất bánh kẹo và 2 lần về sản xuất cao su. Như vậy, Việt Nam có lợi thế tương đối về sản xuất bánh kẹo (6 >2). Campuchia có năng suất lao động về bánh kẹo bằng ¼ của Việt Nam và năng suất lao động về sản xuất cao su bằng
½ Việt Nam. Do vậy, Campuchia có lợi thế tương đối về sản xuất cao su ( ½
> ¼).
Từ ví dụ trên cũng như nội dung cơ bản về lợi thế so sánh ta có thể giải thích được tại sao về cơ bản Việt Nam có ưu thế hơn Campuchia trong năng suất lao động với nhiều mặt hàng, tuy nhiên vẫn tồn tại thương mại hai chiều, cho dù cán cân thương mại luôn nghiêng về Việt Nam.
Một trong những hạn chế lớn nhất trong lý thuyết của David Ricardo là ông đã vận dụng lý thuyết tính giá trị bằng lao động để nghiên cứu mô hình thương mại quốc tế. Bên cạnh đó lý thuyết này cũng chưa giải thích được
nguồn gốc phát sinh lợi thế so sánh của một quốc gia đối với một loại sản phẩm nào đó. Các nhà kinh tế theo trường phái của David Ricardo sau này đã có những cách tiếp cận khác nhau nhằm nghiên cứu sâu hơn về lý thuyết thương mại quốc tế. Có thể kể đến các nhà kinh tế tiêu biểu như Haberler, Heckscher-Ohlin và Paul R.Krugman. Haberler tiến hành vận dụng lý thuyết cơ hội để giải thích lợi thế so sánh. Trong khi David Ricardo nghiên cứu mô hình với một yếu tố sản xuất là lao động thì Heckscher-Ohlin nghiên cứu lợi thế so sánh với mô hình hai yếu tố sản xuất là lao động và vốn trong điều kiện chi phí cơ hội tăng. Sau đó, Paul R.Krugman xem xét lợi thế so sánh trong trường hợp nhiều loại hàng hoá và thương mại tồn tại dựa trên lợi thế nhờ quy mô.
Như vậy, từ thế kỷ XVII, các lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển bắt đầu chính thức hình thành và phát triển cùng với các quan điểm của các nhà kinh tế học tân cổ điển. Nếu coi Adam Smith, David Ricardo là những là tiên phong, khởi xướng thì Haberler, Heckscher -Ohlin, Paul R.Krugman là những người kế thừa, phát triển các vấn đề cơ bản, sơ khai của lý thuyết thương mại quốc tế. Mặc dù đã hơn hai thế kỷ trôi qua nhưng giá trị lý luận, thực tiễn của lý thuyết thương mại cổ điển, tân cổ điển vẫn còn nguyên giá trị, góp phần không nhỏ vào tiến trình hội nhập, toàn cầu hoá của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam và Campuchia.
Các lý thuyết thương mại quốc tế hiện đại sau này tiếp tục phát huy, tiếp cận một cách có khoa học, đầy đủ hơn. Nhìn chung, các lý thuyết thương mại quốc tế sau này đều chỉ ra rằng các nước hoàn toàn có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế, vấn đề quan trọng là trên cơ sở nguồn lực của mình, căn cứ vào những lợi thế của quốc gia…để tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng, nhóm hàng nào có lợi nhất.
Tóm lại, cơ sở lý luận mối quan hệ thương mại Việt Nam và Campuchia cũng không nằm ngoài những nội dung cơ bản của các lý thuyết thương mại từ cổ điển, tân cổ điển, hiện đại đã chỉ ra. Với những thuận lợi về địa kinh tế, gần gũi về mặt tự nhiên, tương đồng về văn hoá thì Việt Nam và Campuchia chắc chắn sẽ có nhiều lợi ích trong việc phát triển hơn nữa quan hệ thương mại song phương, góp phần không nhỏ thắt chặt mối quan hệ hữu nghị láng giềng giữa hai nước.
1.1.2 Lợi ích của các quốc gia khi tham gia thương mại quốc tế
Từ những nội dung của lý thuyết thương mại quốc tế, chúng ta có thể khẳng định các quốc gia khi tham gia thương mại quốc tế đều đạt được những lợi ích nhất định. Nhìn chung, khi các nước tiến hành xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ những lợi ích cơ bản nhất có thể đạt được là:
- Trong quá trình tham gia sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, các quốc gia sẽ xác định được những lợi thế của mình để từ đó phát huy tối đa lợi thế (cả lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh). Từ việc xác định được lợi thế của mình, các nước sẽ phát huy được một cách có hiệu quả nhất các nguồn lực trong nước, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh phục vụ cho xuất khẩu hàng hoá. Cũng từ đó, nền kinh tế của các quốc gia cũng sẽ được phân công hợp lý, hướng tới sự chuyên môn hóa cao đối với các mặt hàng cụ thể.
- Thương mại quốc tế trong một số trường hợp không chỉ đơn thuần là mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ mà còn là cả một quá trình học hỏi, chuyển giao công nghệ. Thông qua các hoạt động thương mại, các nhà cung cấp có thể chuyển giao bí quyết sản xuất, kinh nghiệm quản lý cho đối tác nước ngoài với những điều kiện mà cả hai bên đều có lợi. Đối với các nước đang phát triển thì việc được chuyển giao công nghệ, học tập kinh nghiệm quản lý đôi lúc còn quan trọng hơn cả những lợi ích kinh tế đơn thuần mà các
nước nhận được. Việt Nam và Campuchia là hai nước đang phát triển nên việc học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất, hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường là rất quan trọng.
- Thương mại quốc tế góp phần cơ bản trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập của người lao động, giải quyết việc làm cho nhân dân, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào như Việt Nam và Campuchia. Đối với Việt Nam có thể thấy rất rò qua ngành may mặc và sản xuất da giày. Đây là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm gần đây, thu về nhiều ngoại tệ cho quốc gia, góp phần giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động, giúp nâng cao đời sống của người dân, ổn định xã hội.
- Lợi ích của thương mại quốc tế không chỉ là lợi nhuận từ việc xuất khẩu hàng hóa dịch vụ mà còn là những tiện ích trong việc thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước thông qua nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ quốc tế. Người tiêu dùng trong nước sẽ có cơ hội được sử dụng những mặt hàng mà Việt Nam chưa có điều kiện sản xuất hoặc có sản xuất nhưng có giá thành rất cao. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây hàng hóa nhập khẩu cũng đang đóng góp tích cực vào quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở những mức độ khác nhau.
1.2 Cơ sở thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia
1.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của Campuchia
Campuchia có tên gọi đầy đủ là Vương quốc Campuchia, nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương. Campuchia có đường biên giới chung với 3 nước: phía Tây và Tây Bắc giáp Thái Lan, Đông và Đông Nam giáp Việt Nam, phía Bắc giáp với Lào. Lịch sử phát triển của Vương quốc Campuchia cũng trải qua nhiều giai đoạn: từ Phù Nam, Chân Lạp rồi đến Đế quốc Khmer, Angkor và giai đoạn hiện đại từ khi trở thành thuộc địa của Pháp. Theo số liệu điều tra
năm 2008, dân số Campuchia có khoảng 14,4 triệu người, trong đó dân tộc Khmer chiếm khoảng 90%, đây cũng chính là dân tộc gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Campuchia. Ngôn ngữ chính của Camphuchia là tiếng Khmer, ngoài ra tiếng Pháp và tiếng Anh được dùng khá phổ biến. Phật giáo (tiểu thừa) được coi là quốc giáo ở Campuchia với khoảng 95% dân số.
Campuchia có khí hậu đặc trưng của miền nhiệt đới với hai mùa rò rệt, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Nhiệt độ thấp nhất trong năm là khoảng 10 độ C, cao nhất là khoảng 38 độ C. Campuchia có diện tích khoảng 181.035 Km2, trong đó đất rừng chiếm 70%, Tonle Sap (Biển hồ) và lưu vực sông Mekong chiếm khoảng 20%, đây là diện tích đất trù phú, phù hợp cho phát triển nông nghiệp và đánh bắt thủy sản. Đất đai và khí hậu của Campuchia rất thích hợp trong việc trồng các loại cây công nghiệp, đặc biệt là cây cao su-một trong những mặt hàng xuất khẩu chính sang thị trường Việt Nam. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế thì Campuchia là đất nước khá giàu tài nguyên với trữ lượng dầu mỏ và khí đốt hàng đầu trong khu vực. Ngoài ra Campuchia còn có các mỏ đá sa- phia, ruby, quặng sắt…cũng rất giàu tiềm năng. Thời gian gần đây, thủy điện cũng là một lĩnh vực là được khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.[27]
Campuchia là quốc gia quân chủ lập hiến, quyền lực chính trị được phân định rò giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm: Vua, Hội đồng ngôi vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Hội đồng hiến pháp. Hiện nay ở Campuchia có 3 đảng phái lớn: Đảng nhân dân Campuchia (CPP), đảng FUNCINPEC và đảng đối lập Sam Rainsy. Trong những năm gần đây, Đảng nhân dân Campuchia thường dành chiến thắng trong các cuộc bầu cử và nắm giữ các vị trí quan trọng trong chính phủ. Đây cũng được coi là thuận lợi cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia vì Đảng nhân dân Campuchia có có xu hướng thân Việt Nam. Mặc dù tuyên bố là một nước
trung lập nhưng thỉnh thoảng Campuchia và Thái Lan cũng xảy ra xung đột biên giới. Ngoài ra, nạn tham nhũng, đấu tranh quyền lực khá phổ biến cũng khiến cho Campuchia chưa thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, tình hình chính trị của Campuchia cần phải đạt tới sự ổn định hơn nữa để phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và thương mại quốc tế nói riêng.
Nhìn chung, Campuchia là nước đang phát triển với khoảng 75% dân số làm nông nghiệp. Từ những năm 90, nền kinh tế Campuchia được coi là phát triển theo kinh tế thị trường và bắt đầu khởi sắc. Trong giai đoạn 2003- 2009, tốc độ tăng trưởng GDP của Campuchia tương đối ổn định, khoảng 8% một năm. Việc Campuchia gia nhập WTO (năm 2004) cũng góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng, biểu sau:
(Nguồn: IMF, tháng 6/2010)
Biểu đồ 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP Campuchia 2003-2009