Tốc Độ Tăng Trưởng Trong Gdp Của Ngành Dịch Vụ Qua Các Năm


2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ

2.3.3.1. Theo phân ngành của Tổng cục thống kê

Từ khi đất nước tiến hành đổi mới, từ thập kỷ 90 thế kỷ XX trở lại đây, khu vực dịch vụ của nước ta đã phát triển nhảy vọt cả về chất và lượng. Tuy vậy, tốc độ phát triển này lại rất không đều qua các thời kỳ khác nhau.

Giai đoạn 1990-1995, ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh, tỷ phần đóng góp trong GDP của nền kinh tế cao hơn ngành công nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ đạt 8,6% tuy thấp hơn ngành công nghiệp, nhưng vẫn ổn định ở mức cao và vượt tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế (8,2%). Tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP tăng tương đối mạnh trong thời kỳ 1990-1995 (năm 1995 đạt 44,06%).

Cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ đã có những thay đổi đáng kể. Ngành dịch vụ thương mại có tốc độ tăng trưởng cao: từ 4,8% năm 1991 tăng lên 11,2% năm 1995 và tỷ phần đóng góp trong GDP tăng từ 12,7% lên 13,2%. Xét trong toàn bộ ngành dịch vụ, tỷ trọng của ngành thương mại có xu hướng giảm dần, từ 31% năm 1991 xuống còn 29,5% năm 1995 và giá trị sản lượng cùng kì tăng từ 3.654 tỷ đồng lên 4.981 tỷ đồng. Vì vậy, ngành thương mại dịch vụ vẫn chiếm vị trí hàng đầu ở nước ta trong giai đoạn này và là ngành có xu hướng đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu. Ngành kinh doanh nhà ở, khách sạn, du lịch được đánh giá là một xu hướng có nhiều tiềm năng và chú trọng phát triển. Năm 1991, kinh doanh nhà ở, khách sạn, du lịch chiếm tỷ trọng 34,4% toàn ngành dịch vụ (4.059 tỷ đồng so với 11.794 tỷ đồng toàn ngành dịch vụ), đến năm 1995 là 33,9%. Các ngành cung cấp dịch vụ công cộng, dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, dịch vụ văn hóa, du lịch, y tế, giáo dục cũng bắt đầu phát triển mạnh. Các lĩnh vực tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, chuyển giao công nghệ, môi giới việc làm…bắt đầu mở ra theo hướng thị trường nhưng còn hạn chế và yếu kém.


Từ 1996 đến nay, tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ liên tục bị suy giảm và chỉ có dấu hiệu phục hồi nhẹ trong một vài năm gần đây. Tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP có xu hướng giảm qua các năm 1996 còn 42,51%; năm 2000 còn 38,73% và đến năm 2007 đạt 38,12%.


%

42.51

38.73

38.63

38.48

38.73

38.5

37.99

38.007 38.12 38.1

Năm

43

42

41

40

39

38

37

36

35

1996 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008


Nguồn: Tổng cục Thống kê qua các năm

Biểu đồ 2. 4: Tốc độ tăng trưởng trong GDP của ngành dịch vụ qua các năm

Tốc độ tăng GDP do khu vực dịch vụ tạo ra cũng liên tục bị giảm sút và thường xuyên thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế: năm 1996 là 8,8% so với 9,34%; năm 1999 là 2,25% so với 8,9%; năm 2003 là 6,57%, so với 7,26%, chứng tỏ khu vực dịch vụ chưa thực sự là một động lực quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Vì các dịch vụ kinh doanh hiện nay có mặt trên thị trường thường có chất lượng thấp, không phù hợp với các dịch vụ có thể mang lại lợi ích kinh tế rò ràng và chưa đáp ứng được các yêu cầu dịch vụ hiện nay; hình thành thói quen sử dụng dịch vụ cho hoạt động kinh doanh và đời sống của người dân chưa thường xuyên. Một số thị trường hiện nay vẫn do Chính phủ quản lí do hạn chế tính cạnh tranh và dẫn đến giới hạn sự lựa chọn của khách hàng; rò ràng còn nhiều khó khăn để khu vực dịch vụ của Việt Nam phát triển được như kế hoạch đã đặt ra.


Tỷ trọng trong GDP của các lĩnh vực dịch vụ chủ chốt trong các năm gần đây có sự giảm sút, đặc biệt một số ngành dịch vụ quan trọng vẫn còn chiếm tỷ trọng rất thấp và đang có xu hướng giảm dần. Thực tế, các ngành dịch vụ của nước ta chưa phát triển, song phản ánh quá trình chuyển dịch cơ cấu của các ngành dịch vụ chịu tác động bởi những nhân tố khách quan và nhiều lĩnh vực dịch vụ mới xuất hiện do chuẩn mực thống kê thay đổi. Thí dụ, Tổng cục Thống kê đã chuyển lĩnh vực sửa chữa đồ dùng cá nhân từ nhóm nhà ở, du lịch, khách sạn sang nhóm với thương nghiệp; lĩnh vực khách sạn- nhà hàng cũng được tách riêng ra thành một nhóm; tỷ trọng của một số lĩnh vực dịch vụ chủ chốt của năm 2008 so với năm 1995 có sự thay đổi.

Bảng2.16:Đónggópcủamộtsốngànhdịchvụchủ chốtvào GDPgiaiđoạn1995-2008(%)


Năm

1995

2002

2005

2006

2007

2008

% trong GDP của ngành dịch vụ

44,06

38,46

38,5

31,20

38,12

38,10

Thương nghiệp

16,38

14,11

13,58

13,63

13,66

13,82

Khách sạn và nhà hàng

3,77

3,2

5,50

3,68

3,93

4,38

Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc

3,98

3,94

4,37

4,50

4,44

4,53

Tài chính tín dụng

2,01

1,82

1,80

1,81

1,81

1,84

Kinh doanh bất động sản và dịch vụ tư vấn

5,41

4,56

4,01

3,78

3,80

3,63

Giáo dục và đào tạo

3,62

3,38

3,21

3,15

3.04

2,60

Khoa học và công nghệ

0,61

0,56

0,63

0,62

0,62

0,62

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới - 10

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê qua các năm 1996 đến 2008

Tỷ trọng của lĩnh vực thương nghiệp - sửa chữa xe gắn máy và đồ dùng gia đình liên tục giảm trong giai đoạn 1995-2007 từ mức 16,38% của GDP xuống còn 13,66% năm 2007 đến năm 2008 đạt 13,82% do kinh tế tăng trưởng chậm và chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới, nhu cầu trong nước giảm. Tuy nhiên lĩnh vực này phục hồi trở lại kể từ năm 2002 với tỷ trọng trong tổng GDP tăng 0,3% và có nhiều dấu hiệu cho thấy tỷ trọng của lĩnh vực này trong GDP sẽ tăng bởi đời sống nhân dân được nâng cao, hoạt động thương mại có đà phát triển mạnh trong thời gian tới.


Tỷ trọng của lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn cũng sẽ tiếp tục tăng bởi hiện nay ngành du lịch đã được xác định sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước năm 2002 giảm còn 3,2% và tăng mạnh vào năm 2005 đạt 5,5% đến năm 2008 đạt 4,38%. Đặc biệt, những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực du lịch, sự tiếp tục gia tăng của khu vực kinh tế tư nhân trong nước trong lĩnh vực này cũng hứa hẹn sự phát triển của hoạt động du lịch và tỷ trọng của nó sẽ được tăng dần trong những năm tới.

Tỷ trọng của lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm tăng chậm năm 2000 là 6,06% đến năm 2008 tăng 8,82%. Hiện nay, Việt Nam có hệ thống ngân hàng, các tổ chức tài chính khá rộng khắp các vùng miền trong cả nước. Song, Chính phủ lại rất thận trọng trong chính sách tự do hóa tài chính, nhất là sau khi đã chứng kiến các nước láng giềng phải đối mặt với cuộc khủng khoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Tuy nhiên, quá trình tự do hóa trong các lĩnh vực này làm tăng dần tỷ trọng của các ngành trên trong quá trình chuyển dịch cơ cấu của khu vực dịch vụ. Đó là việc thực hiện cam kết theo Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ về mở cửa tài chính, ngân hàng vào khoảng năm 2007-2008; việc thực hiện cam kết về khu vực đầu tư tự do ASEAN vào năm 2010; nhu cầu tăng mạnh khiến chính phủ sẽ nới lỏng hạn chế và cho phép tư nhân trong nước tham gia kinh doanh lĩnh vực này nhiều hơn.

Những năm qua tỷ trọng của lĩnh vực giao thông vận tải, thông tin liên lạc tăng qua các năm nhưng tốc độ chậm, năm 1995 đạt 3,98% đến năm 2008 tăng chiếm 4,53% trong toàn ngành dịch vụ. Hiện nay, lĩnh vực giao thông vận tải sẽ phát triển với tốc độ nhanh hơn cả lĩnh vực dịch vụ viễn thông bởi yêu cầu phát triển và được vốn đầu tư lớn hơn. Lĩnh vực bưu chính viễn thông dù đã bùng nổ với tốc độ chóng mặt từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX; trong dài hạn các lĩnh vực này chỉ có thể phát triển nhanh khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ giao thông vận tải, thông tin liên lạc khi đã gia nhập WTO,


thực hiện cam kết Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và thực hiện cam kết của Khu vực đầu tư tự do ASEAN; khi Chính phủ chủ động nới lỏng kiểm soát để tăng lượng nhà cung cấp dịch vụ và giảm giá thành dịch vụ…

Tỷ trọng của lĩnh vực kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn đã tăng nhanh kể từ đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX chiếm tỉ trọng đáng kể trong ngành dịch vụ, năm 2000 đạt 2,56% đến năm 2008 đạt 4,07% do kinh doanh bất động sản tăng vọt vì giá nhà đất tăng nhanh và xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh tài sản và tư vấn nhưng có xu hướng giảm nhẹ qua các năm. Thời gian tới, tỷ trọng của lĩnh vực này trong cơ cấu khu vực dịch vụ sẽ không tăng Chính phủ đang có nhiều chính sách để làm giảm cơn sốt nhà đất nguyên nhân nhu cầu cho thuê văn phòng, cửa hàng, khách sạn rất lớn, nhu cầu về nhà ở tăng cao. Sau khi sửa đổi các qui định về nhập khẩu trong luật cư trú, làn sóng nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tăng, họ cũng được mua bán nhà đất; mặt khác, thị trường bất động sản cầu tăng mạnh mà cung lên được ít. Năm 2009, khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát tăng buộc người dân giảm chi tiêu, thị trường bất động sản đóng băng, giá giảm 40%; không bán được sản phẩm và phải chịu lãi suất ngân hàng tăng cao. Đồng thời, các hình thức dịch vụ tư vấn như trên có thể vẫn phát triển nhưng tỷ trọng đóng góp cho GDP không đáng kể. Để cho lĩnh vực này có thể phát triển phục vụ nhu cầu phong phú đa dạng của xã hội phát triển thì cần phải có sự hoàn thiện các cơ chế chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực này.

Tỷ trọng của lĩnh vực khoa học và công nghệ trong GDP của nước ta rất nhỏ (chiếm 0,56% năm 2002 và 0,62% năm 2007) mặc dù cũng có sự phát triển trong lĩnh vực này. Thực tế, hoạt động khoa học công nghệ của nước ta hiện chủ yếu nằm ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và đầu tư cho khoa học công nghệ của Nhà nước. Tương lai, ngành công nghệ thông tin sẽ phát triển


góp phần làm tăng tỷ trọng của khoa học công nghệ và thay đổi quá trình chuyển dịch cơ cấu trong khu vực dịch vụ của nước ta.

Kể từ năm 2002 lĩnh vực giáo dục và đào tạo của nước ta được nhiều nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân và từ ngân sách nhà nước, năm 2007 chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo tăng 12,12% trong GDP. Mặt khác, Nhà nước đã tiếp tục chính sách mở cửa nền giáo dục quốc gia, thúc đẩy hợp tác giáo dục và đào tạo với nước ngoài, nên có tốc độ tăng trưởng tương đối cao.

Cùng với xu hướng phát triển nhanh của giáo dục và đào tạo, tỷ trọng của các hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng như y tế, văn hóa, thể thao, làm thuê, một số hoạt động của các hiệp hội trong GDP có chiều hướng tăng nhờ trình độ phát triển của xã hội tăng lên làm tăng nhu cầu đối với các loại hình dịch vụ này.

Nhìn chung, khối ngành dịch vụ đã có sự phát triển vượt bậc, nhưng trình độ các hoạt động dịch vụ còn ở mức thấp so với yêu cầu của sự phát triển kinh tế và so với trình độ chung của khu vực và thế giới. Việc tổ chức quản lí các hoạt động chưa mang lại hiệu quả cao, tính tự phát còn thể hiện khá rò; thị trường dịch vụ chưa hình thành một cách đầy đủ dẫn đến cạnh tranh không bình đẳng và thiếu lành mạnh. Mặc dù ngành dịch vụ ở nước ta đã cơ bản hình thành song chưa phát huy hết tiềm năng vốn có của nó, chưa tập trung phát triển các ngành dịch vụ theo chiều sâu và bền vững như công nghệ thông tin, tư vấn giáo dục…nên chưa tạo ra được cú hích đáng kể trong sự tăng trưởng của khối dịch vụ.

2.3.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực III theo phân ngành của Liên Hợp Quốc

Qua phân tích về cơ cấu của các ngành trong khu vực III (dịch vụ) là các ngành phi sản xuất vật chất, cho thấy khu vực dịch vụ của nước ta tăng không đều qua các năm, năm 1995 đạt 53,01% đến năm 2006 giảm xuống còn


41,25% và tăng lên 47,85% vào năm 2008. Tính theo chuẩn của Liên Hợp Quốc, gộp cả ngành xây dựng vào trong khối dịch vụ thì tỷ trọng của khối dịch vụ lên tới 48%, đây là kết quả bùng nổ xây dựng tại Việt Nam trong những năm đổi mới.


Bảng 2.17: Đóng góp của một số ngành dịch vụ chủ chốt vào GDP giai đoạn 1995-2008(%) theo phân ngành Liên Hợp Quốc

Năm

1995

2002

2005

2006

2007

2008

GDP nền kinh tế

100

100

100

100

100

100

% GDP toàn ngành dịch vụ

53,01

47,75

48,30

41,25

48,56

47,85

Thương nghiệp

16,38

14,11

13,58

13,63

13,66

13,82

Khách sạn và nhà hàng

3,77

3,2

5,50

3,68

3,93

4,38

Vận tải, kho bãi và thông

tin liên lạc

3,98

3,94

4,37

4,50

4,44

4,53

Tài chính tín dụng

2,01

1,82

1,80

1,81

1,81

1,84

Kinh doanh bất động sản và dịch vụ tư vấn

5,41

4,56

4,01

3,78


3,80

3,63

Giáo dục và đào tạo

3,62

3,38

3,21

3,15

3.04

2,60

Khoa học và công nghệ

0,61

0,56

0,63

0,62

0,62

0,62

Xây dựng

6,90

5,89

6,35

6,62

6,96

6,49

SX và phân phối điện

nước

2,05

3,40

3,45

3,43

3,48

3,26

Nguồn: Tổng cục thống kê qua các năm 1996 đến năm 2008

Trong nội bộ khu vực III, thương nghiệp chiếm tỉ trong cao nhất năm 1995 là 16,38% đến năm 2008 giảm còn 13,82% toàn ngành. Sau đó, ngành xây dựng trung bình từ năm 1995 đến năm 2008 chiếm khoảng 6,5%; ngành khoa học và công nghệ chiếm tỉ trọng thấp nhất hầu như không tăng qua các năm năm 2005 đạt 0,63% đến năm 2008 là 0,62% (xem bảng 2.17).

Đối với ngành xây dựng, tổng giá trị sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp năm 2008 ước đạt 102.219 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2007. Giá trị sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng đạt 33.586 tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2007. Giá trị tư vấn đạt 1.702,2 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2007. Giá trị sản xuất kinh doanh khác (bao gồm cả kinh doanh nhà và hạ tầng) đạt 19.382,9 tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ sẽ góp phần làm tăng nhanh tỉ trọng của khu vực này trong nền kinh tế.

So với các nước trong khu vực, khu vực này tỷ trọng trong GDP năm 2006 của Ma-lai-xi-a là 41,35%; Thái Lan là 44,41%; Phi-lip-pin là 54,19%; Hàn Quốc là 57,15%; Ấn Độ là 54,58% so với nước ta có sự chênh lệch năm

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí