Thực Hiện Nghĩa Vụ Quốc Tế, Giúp Đỡ Nhân Dân Campuchia Kháng


Sau khi Mặt trận Việt Minh và Mặt trận Liên Việt thống nhất thành Mặt trận Liên-Việt, Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo củng cố các đoàn thể quần chúng, gồm: Nông hội, Hội Phụ nữ, Thanh niên, Công Đoàn.

Chấp nhận sự lãnh đạo và giúp đỡ của Đảng ta, nhưng Đảng Dân chủ lại tổ chức riêng các Hội phụ nữ và đoàn thanh niên Dân chủ, gây ra những rắc rối trong hàng ngũ đoàn thể Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc ở Nam Bộ. Trước tình hình đó, Trung ương Cục miền Nam xác định rõ: quần chúng cứu quốc là quần chúng của Việt Minh, và là quần chúng của hai Đảng trong Mặt trận; phải đấu tranh thống nhất về tổ chức và hành động của hai đoàn thể phụ nữ và thanh niên.

Tuy nhiên, công tác xây dựng Mặt trận Liên Việt, củng cố các đoàn thể quần chúng ở Nam Bộ giai đoạn này cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Các đoàn thể quần chúng chưa phát huy hết vai trò trong vận động quần chúng đấu tranh. Công tác chính quyền và Mặt trận còn lúng túng, "dẫm chân lên nhau". Trung ương Cục miền Nam đã chỉ ra nguyên nhân "... công tác của mặt trận, công tác củng cố các đoàn thể không đem lại kết quả cần thiết vì chúng ta chưa đặt đúng vị trí công tác của mặt trận trong khi có chính quyền", cần khắc phục trong thời gian trước mắt để phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận và các đoàn thể đối với phong trào kháng chiến ở Nam Bộ đang trên đà thắng lợi [72].

2.1.6. Thực hiện nghĩa vụ quốc tế, giúp đỡ nhân dân Campuchia kháng

chiến

Tại Đại hội II năm 1951, Đảng quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Đông Dương thành Đảng Lao động Việt Nam và thành lập ở mỗi nước một Đảng riêng, có Mặt trận, quân đội riêng. Nghị quyết Đại hội ghi rõ: “Đảng Lao động Việt Nam có nghĩa vụ giúp đỡ các đồng chí và những tổ chức cách mạng Miên, Lào để họ lãnh đạo cuộc kháng chiến của hai dân tộc ấy giành lấy thắng lợi cuối cùng” [65, tr.420-421]. Ngay khi thành lập Trung ương Cục miền Nam, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam giao trọng trách cho Trung ương Cục miền Nam căn cứ vào các nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị trực tiếp lãnh đạo “ bộ phận Đảng


Lao động Việt Nam ở Cao Miên” giúp nhân dân Campuchia lãnh đạo phong trào kháng chiến [65, tr.519].

Từ thực tiễn hoạt động ở Campuchia, tổ chức Đảng nêu vấn đề có nên tách quân tình nguyện Việt Nam, đảng viên Đảng Lao động Việt Nam khỏi hệ thống chính trị và quân sự của nhân dân Campuchia hay không và xin ý kiến chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam. Trung ương Cục miền Nam nêu rõ quan điểm chỉ đạo như sau: “Trong khi phong trào cách mạng Cao Miên còn non kém, cán bộ còn non nớt, quân đội tình nguyện Việt Nam cũng như cán bộ và đồng chí đảng viên Lao động Việt Nam chưa nên tách khỏi hệ thống quân sự và chính trị của nhân dân Cao Miên”[199, tr.12].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Từ quan điểm đúng đắn đó, trên cơ sở kế thừa những thành tựu công tác lãnh đạo kháng chiến ở Campuchia của Xứ ủy Nam Bộ, ngày 28- 6-1951, Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo Ban Cán sự Cao Miên (lập tháng 3-1950) tiến hành Hội nghị toàn Miên lần thứ hai, tại Bình An, Kiên Lương, tỉnh Hà Tiên (này là tỉnh Kiên Giang), đề ra nhiệm vụ cụ thể cho chiến trường Campuchia; chỉnh đốn các tư tưởng sai lạc, về tác phong; phát triển thêm chính sách mặt trận rộng rãi, chuyển hướng công tác mạnh hơn xuống các khum, phum (thôn, xã). Về quân sự, đến cuối năm 1951, phương châm chiến lược du kích chiến tranh là chính, vận động chiến là phụ trợ đã dần được thông suốt trong đội ngũ lãnh đạo ở Campuchia; công tác phát triển chiến tranh du kích theo quan điểm của Hồ Chí Minh được chấp hành. Về nhiệm vụ xây dựng Đảng, Hội nghị ra nghị quyết về Củng cố Đảng bộ Cao Miên, tiến tới xây dựng Đảng Nhân dân cách mạng Khơme. Gần 1 tháng sau, tại cuộc họp lần thứ nhất (từ ngày 20 đến 28-7), Ban Cán sự toàn Miên chỉ định thành lập Ban vận động thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Khơme, gồm: Sơn Ngọc Minh (Acha Miên, Kim Biên), Tousamouth, Sieu Heng, Chansmay, Keo Moni [198]. Ngày 28-6-1951 được xác định làm ngày thành lập Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia.

Đầu năm 1952, quán triệt quan điểm chỉ đạo của Trung ương Cục miền

Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954 - 13

Nam, Bộ Tư lệnh Nam Bộ ra Nghị quyết quân sự toàn Nam Bộ, nhấn mạnh nhiệm


vụ giúp lực lượng vũ trang và nhân dân Campuchia phát triển phong trào kháng chiến, vươn lên tự đảm đương cuộc kháng chiến của dân tộc mình.

Nam Bộ phải đối phó với địch trên một chiến trường địch mạnh hơn ta và tự bản thân chưa giải quyết được những khó khăn mà còn phải gánh vác chiến trường Cao Miên, vì vậy phải ra sức phát triển phong trào cách mạng Cao Miên để Cao Miên tiến lên tự đảm nhận lấy phần chính yếu trong công cuộc giết giặc cứu nước để nhẹ phần gánh vác cho ta. Muốn mau được như vậy, Nam Bộ phải đi sát với chiến trường Cao Miên, hướng dẫn, lãnh đạo kịp thời và phổ biến mau chóng những kinh nghiệm ở chiến trường Nam Bộ[53].

Được sự chỉ đạo sâu sát của Trung ương Cục miền Nam, Hội nghị Thường vụ Ban cán sự toàn Miên, tổ chức từ ngày 20 đến 23 - 2 - 1952, phân tích rõ tình hình tổ chức, trình độ, khả năng đáp ứng yêu cầu kháng chiến của nhân dân Campuchia. Trung ương Cục miền Nam quán triệt Ban Cán sự Cao Miên nhận thức rõ những vấn đề quan trọng trong việc tổ chức và lãnh đạo kháng chiến của nhân dân Campuchia cũng như giải quyết mối quan hệ chặt chẽ giữa hai Đảng, hai dân tộc trong sự nghiệp chung. Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo chỉnh đốn về hình thức tổ chức và lề lối làm việc của tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên, bộ đội tình nguyện Việt Nam tại Campuchia. Nguyên tắc căn bản là: “Cán bộ Việt thực lòng dìu dắt xây dựng cán bộ Miên làm được nhiệm vụ cách mạng Miên cốt tử do người Miên làm”. Trong lề lối làm việc, phải tôn trọng và đề cao sáng kiến của đồng chí Miên; tránh áp đặt nhằm giúp bạn nâng cao trình độ, khả năng công tác.

Trước những vướng mắc, lúng túng trong tư tưởng về tính chất, nhiệm vụ của bộ phận Đảng Lao động Việt Nam ở Campuchia (sau khi tiếp nhận Nghị quyết của Trung ương Đảng về việc Đảng Cộng sản Đông Dương tách thành 3 đảng: Đảng Lao động Việt Nam, Đảng nhân dân Miên, Đảng nhân dân Lào), tại Hội nghị Trung ương ương Cục miền Nam, Ban cán sự toàn Miên với một số cán bộ Miên, Việt tổ chức tháng 9-1952, Trung ương Cục miền Nam nêu rõ:


Đảng bộ Cao Miên hiện nay bao gồm cả các đồng chí Miên lẫn Việt, nó là bộ phận của Đảng Cộng sản Đông Dương biến hoá ra để thực sự nhập thân vào nhân dân Cao Miên, tiến hành cuộc cách mạng dân tộc giải phóng Cao Miên, lần lần xây dựng về mọi mặt, nhất là xây dựng cho nhân dân Cao Miên có được một chính Đảng cho dân tộc mình là Đảng Nhân dân cách mạng Cao Miên, thực sự giải quyết các vấn đề dân tộc theo chủ nghĩa Mác- Lénine...[199, tr.16].

Trung ương Cục xác định rõ bộ phận lãnh đạo của Đảng ở Campuchia mang tính chất là Đảng của dân tộc và nhân dân Campuchia, vì đường lối của nó là đường lối giải phóng dân tộc Campuchia, theo lập trường của giai cấp vô sản, dựa trên nền tảng nhân dân Campuchia; là đại diện cho giai cấp vô sản Việt Nam và Campuchia để thực hiện hai nhiệm vụ: Xây dựng Đảng Nhân dân cho dân tộc và nhân dân Campuchia với Đảng bộ Việt kiều của Đảng Lao động Việt Nam ở Campuchia; Xây dựng và lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc Campuchia, một bộ phận của phong trào giải phóng dân tộc Việt - Miên -Lào và là một bộ phận của phong trào giải phóng của giai cấp vô sản Miên- Việt- Lào. Tổ chức Đảng ở Campuchia phải giữ vững nguyên tắc của Đảng, đặt hoàn toàn dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng mà trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam.

Từ sau Hội nghị cán bộ toàn Miên lần thứ hai, được sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Cục miền Nam, đội ngũ cán bộ của Đảng bộ Cao Miên, công tác lãnh đạo kháng chiến ở Campuchia đều có sự trưởng thành, tiến bộ về nhiều mặt. Tổ chức Đảng ở Campuchia được khôi phục, củng cố và phát triển nhiều cơ sở đảng trong nhân dân Campuchia, cả về số lượng và chất lượng. Tại thời điểm tháng 5 - 1952, ở Campuchia có 257 chi bộ với tổng số 4925 đảng viên, trong đó có 1596 đồng chí người Miên, 3267 đồng chí Việt; có 750.000 quần chúng có tổ chức, trên 1500 000 đồng bào trong các khu căn cứ du kích và khu du kích [199, tr.7, 29].

Sự giúp đỡ của Trung ương Cục miền Nam đối với phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia phát triển, đặc biệt là từng bước hình thành một chính Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin ở Campuchia. Trong “Báo cáo về tình hình Đảng


bộ Cao Miên”, ngày 5-7-1953, Ban Cán sự toàn Miên nhận định: “Đảng bộtiến thêm được một nấc, biết đi sát xuống chiến trường bên dưới để khôi phục, củng cố và phát triển cơ sở nhân dân, cải thiện sinh hoạt cho nhân dân và tổ chức cho nhân dân chiến đấu du kích, từ dưới lên trên mà từ trong dân tộc ra...; quan hệ Việt - Miên được cải tiến” [199, tr.6]

2.2. Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo phối hợp đấu tranh đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, chuyển hướng phong trào cách mạng Nam Bộ sau Hiệp định Giơnevơ (1953 – 1954)

2.2.1 Lãnh đạo phối hợp đấu tranh trong chiến cuộc Đông-Xuân 1953- 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bước vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trên chiến trường toàn quốc, quân dân ta giành những thắng lợi vang dội, đặc biệt là trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, tác động mạnh đến diễn biến cuộc đàm phán tại Hội nghị tại Giơnevơ. Trung ương Cục chủ trương mở một chiến dịch địch vận phối hợp với tác chiến trong Thu Đông 1953-1954 và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm cho toàn thể chiến trường Nam Bộ... để phát triển du kích chiến tranh, phá kế hoạch "dùng người Việt đánh người Việt" của địch, bổ sung lực lượng của ta. Sau đợt hoạt động phối hợp địch vận với tác chiến, đã manh nha mô hình ba mũi giáp công trên chiến trường Nam Bộ.

Trên cơ sở những thắng lợi trong Đông - Xuân 1953-1954, hạ tuần tháng 12-1953, Bộ Chính trị chính thức hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm ở Điện Biên Phủ, nhằm giáng một đoàn quyết định vào những nỗ lực chiến tranh của thực dân Pháp.

Ngay từ khi các đại đoàn chủ lực của ta từ Việt Bắc và Khu 4 được lệnh hành quân lên Điện Biên Phủ thì quân và dân Nam Bộ được giao nhiệm vụ tiếp tục


Trong các báo cáo của Ban Cán sự Đảng Cao Miên trực thuộc Trung ương Cục miền Nam, thường có tiêu ngữ là "Đảng bộ Cao Miên".


đánh mạnh trên các đường giao thông chiến lược nhằm thu hút lực lượng địch, phối

hợp với Điên Biên Phủ.

Trên địa bàn các tỉnh Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam kịp thời lãnh đạo các Phân Liên khu, các địa phương tích cực phối hợp với mặt trận chính của cả nước. Trung ương Cục miền Nam chỉ thị cho các Phân Liên Khu ủy miền Đông và Phân Liên Khu ủy miền Tây Nam Bộ chuẩn bị tích cực để hoàn thành tốt nhiệm vụ trên hướng phối hợp. Phương hướng chính là tập trung lực lượng, đánh sâu, đánh mạnh vào vùng địch hậu, tiêu diệt sinh lực địch, phá hoại cơ sở kinh tế, hậu cần của địch.

Trung ương Cục và các Phân Liên khu uỷ quán triệt tinh thần chung về phương châm hoạt động là chủ động, sáng tạo, nhạy bén, tuỳ theo tình hình thực tế địa phương mà bố trí các đợt tiến công ngắn ngày hay dài ngày, dựa chắc trên cơ sở phát huy tối đa sức mạnh phối hợp hoạt động của cả 3 thứ quân, thực hiện phối hợp đánh địch đồng thời cả về quân sự, chính trị và địch nguỵ vận.

Đối với những vùng sau lưng địch, chưa xây dựng được cơ sở hoặc cơ sở còn yếu, cần đẩy mạnh công tác vũ trang tuyên truyền, làm cho đồng bào còn bị kìm kẹp hiểu rõ về kháng chiến và ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ và cả nước ngày càng nhiều hơn. Lực lượng võ trang tuyên truyền của ta vừa tuyên truyền, vừa tác chiến, xây dựng, khôi phục các đơn vị dân quân du kích; khi có điều kiện thì tổ chức những trận đánh nhỏ nhưng chắc thắng nhằm tiêu diệt sinh lực địch ngay trong vùng chúng kiểm soát, gây tiếng vang mạnh, cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân...

Tại miền Đông Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam và Bộ Tư lệnh Nam Bộ lãnh đạo Phân Liên Khu miền Đông và các cấp ủy Đảng khẩn trương chỉ đạo quân dân các địa phương thi đua kháng chiến, đẩy mạnh các hoạt động quân sự, phối hợp với chiến trường chính. Trong đợt hoạt động này, tại các vùng du kích và vùng tạm bị chiếm, lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ đã tổ chức 2113 trận chiến đấu, tiêu diệt, bức rút 197 đồn bốt, tháp canh, tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu gần


9700 tên địch; đánh chìm 37 tàu, phá hủy 65 xe cơ giới của địch; kết hợp với nổi

dậy, mở rộng vùng du kích và vùng ta kiểm soát 298 xã [91].

Trung ương Cục miền Nam tăng cường cán bộ cho nội thành. Phong trào kháng chiến ở Sài Gòn- Chợ Lớn- Gia Định có bước phát triển mới đúng theo phương hướng lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Cục và phát huy mạnh sức sáng tạo của cơ sở.

Ở miền Tây Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam, Bộ Tư lệnh và Phân Liên khu ủy miền Tây xây dựng kế hoạch hoạt động phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ, xác định trọng điểm là địa bàn các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Trà, tiến hành 2 đợt hoạt động dài ngày; các tỉnh xác định trọng điểm từng tỉnh và có kế hoạch hoạt động cụ thể để phối hợp hành động, làm phân tán lực lượng địch, trong khi ta có thể tập trung lực lượng và chỉ đạo chiến đấu hiệu quả cao. Các Ban chỉ huy các trọng điểm được lập ra, gồm các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, các huyện trên địa bàn; hầu hết các đồng chí tỉnh ủy viên, cán bộ các ban ngành, đoàn thể của các tỉnh được tăng cường cho các huyện.

Các đợt hoạt động tích cực phối hợp với chiến trường chính trong Đông Xuân 1954-1954 đã tạo một cục diện mới với thế và lực mới, làm bùng lên khí thế đấu tranh mạnh mẽ của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và dân Nam Bộ. Vùng tranh chấp giữa ta và địch có nhiều chuyển biến tích cực, có lợi cho kháng chiến; vùng giải phóng mở rộng, nhân dân phấn khởi tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến đang đến gần.

Sự lãnh đạo của Trung ương Cục miền Nam và những nỗ lực của các Đảng bộ, quân dân Nam Bộ được báo cáo với Trung ương Đảng, được Trung ương ghi nhận và có sự chỉ đạo kịp thời. Vào đầu tháng 3, trong mật điện của Ban Bí thư Trung ương Đảng Gửi anh Thọ (TWC miền Nam) và Anh Hùng (FLKU miền Đông) chỉ rõ: " Vừa qua Nam Bộ hoạt động khá nhưng mức hoạt động của miền Tây còn yếu. Hiện nay địch hoạt động mạnh ở Khu V, ta phải nhân cơ hội đẩy mạnh chiến tranh du kích hơn nữa (chú trọng Vĩnh Trà) và xúc tiến xây dựng căn cứ địa (đặc biệt xây dựng căn cứ địa Đồng Nai lên đến ba biên giới)" [69, tr.37].


Tiếp thu sự chỉ đạo của Ban Bí thư, và quán triệt Nghị quyết Bộ Chính tri (ngày 19-4-1954) về quán triệt phương châm "đánh nhỏ ăn chắc" tiếp tục hoạt động trong một thời gian dài để phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Điện Biên Phủ [69, tr.90- 91], Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo các địa phương đặc biệt chú trọng đẩy mạnh phong trào đấu tranh khu vực miền Tây Nam Bộ, tăng cường hoạt động đánh đồn, bốt, giao thông, đánh viện kết hợp với võ trang tuyên truyền sâu vào vùng địch hậu, diệt tề, trừ gian.

Chỉ trong vài tháng đẩy mạnh phối hợp với chiến trường chính, tại miền Tây Nam Bộ, bên cạnh những thành tích tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch, đã chuyển hơn 60 xã vùng tạm chiếm thành vùng du kích [1]. Từ thực tế chiến trường trong vùng địch kiểm soát chặt, hoạt động quân sự khó khăn, việc đẩy mạnh hoạt động địch vận, võ trang tuyên truyền mang lại hiệu quả cao, đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Cục miền Nam.

Tại Hội nghị quân, dân, chính, Đảng toàn Nam Bộ, tổng kết đợt hoạt động phối hợp với chiến trường chính trong Đông Xuân 1953- 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung ương Cục miền Nam nhận định: quân dân ta trên toàn Nam Bộ hoạt động mạnh và đồng đều; phong trào du kích chiến tranh phát triển, sức hoạt động của ta ngày càng mạnh.

Đồng thời với lãnh đạo phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ bằng hoạt động quân sự, Trung ương Cục lãnh đạo các Đảng bộ địa phương Nam Bộ củng cố vùng giải phóng; huy động mọi lực lượng tham gia xây dựng căn cứ kháng chiến vững mạnh, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện giảm tô trong bối cảnh Trung ương Đảng ban hành chủ trương mới về chính sách ruộng đất.

Ngày 25-1-1953, Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra chủ trương “tiêu diệt chế độ sở hữu ruộng đất của thực dân Pháp và bọn đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến sở hữu ruộng đất của địa chủ Việt Nam và ngoại kiều, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân",

...trong năm 1953, "phải phóng tay phát động quần chúng nông dân triệt để giảm tô,

thực hiện giảm tức, chia lại công điền, chia hẳn ruộng đất của thực dân Pháp và Việt

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 18/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí