Sự Định Hình Của Quan Niệm Và Đặc Trưng Thẩm Mỹ Của Văn Học Nhà

nhiều cách xây dựng hình tượng Lê Lợi như một vị thánh nhân, và nghĩa quân Lam Sơn như là thiên quân vâng mệnh trời dẹp loạn cứu dân. Ông không chủ trương dùng bạo lực mà dùng “tâm công” để thuyết phục kẻ thù, để chống lại chiêu bài “điếu phạt” của nhà Minh, dù rằng không ảo tưởng có thể thuyết phục chỉ bằng lý lẽ. Ông luôn đề cao nguyên tắc sử dụng nhân nghĩa giải quyết các vấn đề xã hội cũng như dân tộc, từ tôn chỉ đến hành động. Ông đem phạm trù “nhân nghĩa” để đối thoại với người Minh, và cũng dùng hành động “nhân nghĩa” để đối xử với hàng binh sau chiến thằng- điều gần như chưa có tiền lệ ở nước Đại Việt. Ông vì hai chữ “nhân nghĩa” mà suy tính cho nền thái bình dài lâu của đất nước.

Sau khi nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi được quân xâm lược, giành lại độc lập cho đất nước, Nguyễn Trãi phải đối mặt với một cuộc chiến mới đã chia rẽ triều đình thành hai phe đối lập. Đây là cuộc chiến để xác định mô hình cũng như cách thức xây dựng và phát triển cho đất nước sau chiến tranh: lựa chọn Nho giáo hay không, văn trị hay võ trị. Nho giáo chưa thể giành thắng lợi nhanh chóng trước xu hướng đối lập. Chỉ một năm sau khi Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, năm 1429, Trần Nguyên Hãn bị bức tử. Năm 1430, Phạm Văn Xảo bị giết. Bản thân Nguyễn Trãi đã một lần bị bắt giam vào năm 1429, nhiều lần bị giáng chức, không được tin dùng. Những chuyện đau lòng đó khiến ông thực sự chán nản và buồn bã, thậm chí đã tính đến chuyện về ở ẩn, dù chỉ hiện thực hóa một lần duy nhất, vào năm 1439. Nhưng khi Lê Thái Tông xuống chiếu vời ra thì ông lại xúc động dâng Biểu tạ ơn mà dốc lòng dốc sức làm việc. Năm 1442, kết cục bi thảm nhất đã xảy ra, ông và toàn gia bị họa Lệ Chi viên. Đến khi ấy, Nho giáo dù đã trở thành một xu thế khó kéo lùi nhưng vẫn chưa đạt được thành công trong cuộc “nội chiến” đáng buồn đó.

Nguyễn Trãi đóng vai trò cực kỳ lớn trong cuộc chuyển biến của thời đại, trong sự lựa chọn Nho giáo cho đất nước. Ở một mức độ nào đó, có thể nói ông đã làm tiếp những việc Hồ Quý Ly chưa kịp hoàn thành, theo một cách thức không thể vẻ vang hơn9. Nguyễn Trãi chính là người thiết kế nên công thức Nho giáo cộng với


9 Việc đánh giá vai trò của Hồ Quý Ly trong lịch sử khá phức tạp. Chúng tôi đồng tình với những nhận định cho rằng Hồ Quý Ly là một nhà cải cách vĩ đại bậc nhất trong lịch sử trung đại Việt Nam. Những việc ông đã làm dù gây ra nhiều đổ máu và những vết thương lớn cho đất nước trong giai đoạn đó, nhưng đã là một tiền đề quan trọng cho sự lựa chọn Nho giáo dứt khoát và không thể khác ở thời Lê sơ. Sự lựa chọn Nho giáo là may mắn cho dân tộc hay ngược lại là một câu chuyện khác. Nhưng chắc chắn rằng, cuộc khủng hoảng ở cuối đời Trần cần phải có một lối thoát, theo cách này hay cách khác, và lựa chọn Nho giáo mang tính tất yếu của lịch sử.

vấn đề dân tộc, thay đổi bản chất của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ông cũng chính là người đã có công chế lễ nhạc, định triều nghi cho triều đình nhà Lê những năm tháng đầu tiên. Nguyễn Trãi vừa có vai trò của một nhà hoạt động chính trị xuất chúng, vừa mang tính chất của một nhà tư tưởng lớn nhất của thời đại.

Nguyễn Trãi quan niệm thế nào về xã hội, lý tưởng chính trị của ông là gì, cách thức hành động của ông ra sao? Đó là những vấn đề cần được giải đáp để thấy được chân dung nhà Nho Nguyễn Trãi một cách trọn vẹn. Chúng tôi cho rằng, Nguyễn Trãi là một nhà Nho mà tư tưởng ông bao gồm nhiều yếu tố: Nho giáo là chính yếu, cộng với Lão- Trang và Thiền. Nhưng ở phương diện hành đạo, yếu tố Nho giáo của Nguyễn Trãi rõ ràng là lấn át mọi yếu tố khác. Cái mà Nguyễn Trãi hướng đến là một xã hội thanh bình trường cửu, giống như những gì ông đã viết ở Bình Ngô đại cáo Chí Linh sơn phú, một xã hội dùng “văn trị” hay “đức trị” để xây dựng thái bình. Ngay sau khi đánh đuổi được quân Minh, Nguyễn Trãi cũng đã có cơ hội thực hiện những hoài bão của mình, tuy còn quá ít ỏi so với nguyện ước của ông. Ông hào hứng bắt tay vào giúp Lê Lợi tổ chức bộ máy nhà nước với mơ ước về xã hội Nghiêu Thuấn của Nho gia, một lý tưởng xã hội của nhà Nho muôn đời, dù rằng không mấy ai có may mắn tin rằng mình đang được sống trong một thời đại như thế, như các nhà Nho thời Lê Thánh Tông sau này. Lựa chọn lý tưởng xã hội văn trị, xã hội Nghiêu Thuấn theo kiểu Nho gia này đến Nguyễn Trãi đã rõ ràng, điều mà ở Trần Nhân Tông chưa xuất hiện, dù rằng Trần Nhân Tông cũng đã bắt đầu đi theo con đường đó. Nhưng Nguyễn Trãi lại có niềm tin rằng mình là người nắm giữ tư văn, có trọng trách hành đạo giúp đời. Phương diện Nho gia ở Nguyễn Trãi Nho giáo chủ yếu nằm ở hành đạo giúp đời nhiều hơn là ở hướng nội tu thân như Lê Thánh Tông sau này.

Xuất xử là một trong những vấn đề mà hầu như nhà Nho nào cũng gặp phải. Điều này có nguyên do từ sự hình thành của học thuyết này. Khổng Tử khi xưa đã từng mất nhiều năm trời bôn ba liệt quốc nếm trải mọi đắng cay để rồi rút ra bài học cho học trò rằng: “Nguy bang bất nhập, loạn bang bất cư. Thiên hạ hữu đạo, tắc hiện; vô đạo, tắc ẩn” (Nước đang nguy thì không nhập, nước đang loạn thì chớ ở. Thiên hạ có Đạo thì hãy xuất hiện, không có Đạo thì tránh đi) [53, tr. 386]. Mạnh Tử thì tuyên bố: “Cùng, tắc độc thiện kỳ thân; đạt, tắc kiêm tế thiên hạ” (Lúc khốn khó

thì giữ gìn lấy sự “thiện” cho riêng mình, lúc thành đạt, thì làm điều thiện cho cả thiên hạ) [53, tr. 1292]. Ở hoàn cảnh xã hội đầy bất trắc, thân phận con người quá mong manh thì đó là nguyên tắc sống khôn ngoan vừa bảo thân vừa giữ được hình ảnh là kẻ hộ đạo mà Nho gia đã tìm kiếm cho mình trong quá trình tồn tại và phát triển của học thuyết. Xuất xử, hành tàng trở thành câu chuyện rất phức tạp, kéo dài song hành cùng lịch sử tồn tại và phát triển của nhà Nho: “Từ sau khi Tần, Hán thống nhất Trung Quốc, lý tưởng ngoại vương của Chư Tử Tiên Tần về mặt hình thức đã được thực hiện, sự thực đó đã khiến cho nội hàm của nhân cách lý tưởng phát sinh sự biến đổi về thực chất. Từ đó phạm vi đầu tư suy nghĩ của các phần tử trí thức dần dần bị khuôn hẹp lại trong phạm vi tu thân, xuất xử, tiến thoái” [152, tr. 81].

Nhưng thực tế không phải nhà Nho nào cũng tuân đúng theo nguyên tắc sống khôn ngoan và đôi lúc mang màu sắc vị kỷ này. Và thường những nhân cách lớn lao trong lịch sử lại đa phần nằm trong số “lệch chuẩn” đó. Khổng Tử- người được coi là sáng lập ra Nho giáo và khai sinh ra nguyên tắc ứng xử hai mặt này, là một người như thế. Trên con đường chu du liệt quốc, dù phải chịu mọi sự ghẻ lạnh, thờ ơ của kẻ cầm quyền, nhưng khi một ẩn sĩ mỉa mai và thương hại nói với Tử Lỗ: “Anh cùng với Khổng Khâu đi trốn né những kẻ hôn quân vô đạo, tại sao không học theo chúng ta trốn lánh cả cõi đời?” thì Khổng Tử đã buồn bã thốt ra rằng: “Điểu thú bất khả dữ đồng quần, ngô phi tư nhân chi đồ dữ nhi thuỳ dữ? Thiên hạ hữu đạo, Khâu bất dữ dịch dã?” [53, tr. 645] (Điểu và thú không thể sống chung, ta không cùng đám người kia chung sống thì ta chung sống với ai đây? Thiên hạ hữu đạo, Khâu này còn phải bôn ba cải biến mà làm gì?). Vậy là Khổng Tử đã tự mâu thuẫn với nguyên tắc “vô đạo tắc ẩn” đã đề ra, và cũng tự nhận biết mâu thuẫn đó nhưng coi là một “tật cố” của mình. Bởi vì khi nói “vô đạo tắc ẩn” là Khổng tử đã muốn xác lập

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

một phương thức ứng xử chung, phổ quát cho kẻ sĩ, mở ra một lối thoát cho họ trong những cơn bĩ cực để vừa có thể bảo thân, lại vừa hộ đạo10 được. Thế nhưng, lý trí sáng suốt là một lẽ mà tình cảm nóng bỏng lại là một lẽ khác, ở nhiều trường hợp, tinh thần tự nhiệm đôi khi lấn át cả cách ứng xử thông thường của kẻ sĩ, và điều ấy thường xảy ra với những nhân cách lớn lao. Nguyễn Trãi cũng là một trường hợp như thế.


Quá trình vận động tới sự điển phạm hóa của văn học nhà nho ở Việt Nam từ Trần Nhân Tông qua Nguyễn Trãi đến Lê Thánh Tông - 12

10 Nhà Nho hành đạo là vì Đạo, ở ẩn cũng vì Đạo. Đây chính là chỗ phân biệt sự khác nhau giữa ẩn sĩ của Nho gia và Đạo gia.

Sự dằn vặt giữa xuất và xử cũng chính là sự giằng xé giữa các xu hướng Nho với Lão- Trang và Thiền. Trần Đình Hượu nhận xét: “Dằn vặt về hành hay chỉ, xuất hay xử, nhàn dật vì mình hay ưu ái vì đời diễn ra ở ông thành một cuộc đấu tranh giữa tư tưởng Nho gia và Lão- Trang. Một bên là cứu đời, là cương thường, là nhân, là nghĩa quân thần, là cậy đức và một bên cho mọi thứ “nhân vi” như vậy đều vô ích, không tránh được mệnh. Tạo hóa, con người chỉ có thể “giấu thiên hạ trong thiên hạ” hòa làm một với Đạo, với thiên nhiên” [104, tr. 111-112]. Chúng tôi cho rằng, Nguyễn Trãi về bản chất vẫn là một sản phẩm của thời đại Tam giáo chứ chưa phải thuần túy Nho, dù rằng phải khẳng định trục tâm tư tưởng của ông là Nho. Nếu ở Trần Nhân Tông, một người cũng là sản phẩm của Tam giáo, nhưng trục tâm của tư tưởng là Thiền, thì cái nhàn đã manh nha trỗi dậy, đã thấy thấp thoáng cái khát vọng của con người nhàn thân, nhàn tâm, nhưng với Thiền, cái tự do phá bỏ mọi giới hạn, mọi luật lệ của cõi người, trong cõi người đã khiến cho chuyện nhàn tâm hay nhàn thân trở thành không có ý nghĩa gì; thì đến Nguyễn Trãi, chúng ta sẽ thấy xuất xử lại là một vấn đề lớn. Nhà Nho đích thực thì luôn dễ lâm vào tình cảnh “xuất một cách dùng dằng và xử một cách ân hận” [104, tr. 112]. Chuyện xuất hay xử với Nguyễn Trãi đôi khi chỉ là những khoảnh khắc. Khi xuất, Nguyễn Trãi đậm chất Nho nhất. Khi xử, ông ngả sang Trang và Thiền. Nhà Nho thông thường khi ở ẩn sẽ ngả sang Trang. Bản chất của ngả rẽ này là tìm một lối giải thoát, một chỗ để lùi lại khi không có thể tiến được nữa. Nhưng Nguyễn Trãi là một sản phẩm của Tam giáo, với Nguyễn Trãi, không chỉ có Trang đón chờ ở phía bên kia của sự ẩn dật, mà cả Thiền nữa, Thiền ở sẵn đó dù không hẳn là nằm trong công thức thông thường của nhà Nho ẩn dật Trung Quốc, nhưng nó lại cũng không hoàn toàn xa lạ gì với truyền thống ẩn dật đích thực. Với Nguyễn Trãi, sự lùi hay tiến, từ ngả này sang ngả kia không đơn giản chỉ là từ Nho sang Lão Trang hay sang Thiền, mà phức tạp hơn thế nhiều. Một tâm hồn lớn không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ những hệ tư tưởng mặc định sẵn có, hiện có, mà còn góp phần làm phong phú thêm những hệ tư tưởng ấy. Nguyễn Trãi là một nghệ sĩ, trước hết là một nghệ sĩ, cho nên với tác phẩm của Nguyễn Trãi, không đơn giản để làm công việc phân tách các thành tố tư tưởng. Chính cái dằn vặt xuất xử này khiến Nguyễn Trãi tiêu biểu cho một phương diện của nhà Nho. Và cũng chính ở chỗ này, Nguyễn Trãi có nhiều cơ hội đến với

Lão- Trang và Thiền hơn. Nguyễn Trãi hiện thực nhất chính vì hoàn cảnh của ông chưa phải là lý tưởng đối với một nhà Nho. Đến Lê Thánh Tông, ông tự tạo ra thời đại lý tưởng ấy, nhưng chính vì thế mà trường hợp của ông dễ trở nên lý thuyết, vì thực tế mấy ai gặp được thời thịnh trị như vậy, mấy nhà Nho trong cuộc đời không từng có lúc bất đắc chí, để phải nghĩ đến chuyện thoái ẩn, mặc kệ sự đời.

2.2. Sự định hình của quan niệm và đặc trưng thẩm mỹ của văn học nhà

Nho

Nguyễn Trãi là một tác giả có ý thức rõ ràng về tính chức năng của văn học

nhà Nho. Bàn về nhạc, ông nói: “Kể ra, thời loạn dùng võ, thời bình chuộng văn. Nay đúng là lúc nên làm lễ nhạc. Song không có gốc thì không đứng được, không có văn thì không hành được, Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc. Thần vâng chiếu làm nhạc, không dám không hết lòng hết sức, nhưng vì học thuật nông cạn, sợ rằng trong khoảng thanh luật khó được hài hòa. Xin bệ hạ yêu nuôi nhân dân, để cho các nơi làng mạc không có tiếng oán giận than sầu, đó là không mất cội gốc của nhạc vậy” [75, tr. 141]. Lời bàn này thực chất bao hàm một ngoại diên rộng hơn “nhạc” mà chúng ta ngày nay quan niệm, nhưng nó cũng hé lộ quan điểm của Nguyễn Trãi về nghệ thuật nói chung. Đó là, nghệ thuật phải được hình thành dựa trên cái gốc là một nền Đức trị, hay là Văn trị, trên sự ấm no hạnh phúc của người dân. Nguyễn Trãi đã rất nhiều lần nhắc đến văn theo nghĩa này: “Bậc cương kiện trung chính huy nhu ý cung. Giữ sự thành công bằng văn, tuân theo minh huấn của tổ tông; nghỉ việc can qua là vũ, thể theo đức hiếu sinh của thượng đế” [168, tr. 133]. Chính với xuất phát điểm chữ “văn” được hiểu như thế trong lịch sử và tồn tại kéo dài cùng với một chế độ xã hội lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng thống trị đã khiến văn được coi như là một hình thức cai trị đối lập với bạo lực, với luật pháp. Văn theo nghĩa hẹp hơn, khoảng giữa của một dải quang phổ mà ở một đầu nhấn mạnh ý nghĩa văn hóa, văn minh còn ở đầu kia lại đơn giản chỉ là là chữ viết, văn tự, chính là một hình thức nghi lễ trong hệ thống chỉnh thể những nghi lễ của xã hội đó. Đó là một trong tổng thể những cách thức con người dùng để thực thi sự tu dưỡng cá nhân. Trong đôi lần nhắc trực tiếp đến văn chương, Nguyễn Trãi cho thấy những suy nghĩ của mình:

-Thừa chỉ, ai rằng thì khó ngặt,

Túi thơ chứa chất mọi giang sơn.

- Văn chương chép lấy đòi câu thánh, Sự nghiệp tua gìn phải đạo trung.

Trừ độc, trừ gian, trừ bạo ngược, Có nhân, có trí, có anh hùng.

- Đao bút phải dùng, tài đã vẹn, Chỉ thư nấy chép, việc càng chuyên. Vệ Nam mãi mãi ra tay thước,

Điện Bắc đà đà yên phận tiên.

Ông cho rằng văn chương là để chứa đựng mọi vấn đề của giang sơn đất nước. Ông cũng quan niệm giữa văn chương và cuộc đời của con người phải song hành, hô ứng với nhau. Cuộc đời và văn chương đều phải được dùng vì mục đích “trừ độc, trừ gian, trừ bạo ngược”, phải là biểu hiện của con người “có nhân, có trí, có anh hùng”. Và vì vậy, văn chương với ông phải là “đao bút” để “Vệ Nam mãi mãi ra tay thước” để “Điện Bắc đà đà yên phận tiên”. Chúng tôi nhận thấy rằng, quan niệm về chức năng xã hội của văn chương với Nguyễn Trãi được thể hiện khá trực tiếp bằng những phát ngôn như trên, nhưng càng riết róng hơn qua chính bản thân nội dung tác phẩm của ông. Văn chương của ông phản ánh những vấn đề lớn của thời đại. Ông đem tài năng bút mực của mình ra để phục vụ một cách có hiệu quả cho đời sống, chính trị. Một phần lớn trong di sản ông để lại là những tác phẩm chính luận như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo… được sáng tác nhằm đáp ứng những nhiệm vụ chính trị đương thời. Quân trung từ mệnh tập là tập văn chính luận, gồm nhiều văn kiện, chủ yếu là thư từ được viết ra trong giai đoạn ông tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Những thư từ này được cho là đã góp phần đắc lực cho chiến dịch “tâm công” mà Nguyễn Trãi, để cùng với những chiến công nơi sa trường đã đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi thực sự. Bình Ngô đại cáo được viết ra với mục đích mang hành chính, nhằm bố cáo với thiên hạ thắng lợi của công cuộc bình Ngô. Với nghệ thuật có một không hai, bài cáo đã có sức mạnh, tác động về phương diện xã hội lớn lao trong suốt cả chiều dài lịch sử của đất nước. Cả sự nghiệp văn chương Nguyễn Trãi thể hiện một tấm lòng luôn hướng về cuộc đời, luôn mong mỏi, khát khao hạnh phúc ấm no cho dân chúng.

Nhưng bên cạnh đó, tác phẩm Nguyễn Trãi còn bộc lộ một quan niệm làm văn chương là để theo đuổi cái đẹp, để thỏa mãn những xúc cảm nghệ sĩ của mình.

- Khách đến, vườn còn hoa lác, Thơ nên, cửa thấy nguyệt vào

- Khách lạ đến ngàn, hoa chửa rụng, Câu thần ngâm dạ, nguyệt càng cao.

- Hàng chim ngủ khi thuyền đỗ, Vầng nguyệt lên thuở nước cường. Mua được thú màu trong thuở ấy,

Thế gian hay một khách văn chương.

Thực tế Nguyễn Trãi sáng tác khá nhiều thơ trong lúc “nhàn”, vì hoa, vì nguyệt, vì “thú màu trong thuở ấy”, vì tự nhận mình là một “khách văn chương”. Ở những bài thơ này, ông vừa có chỗ giống với quan niệm nghệ thuật của Lão- Trang, lại vừa có chỗ là sự thể hiện của bản năng nghệ sĩ mang tính chất cá nhân.

Phạm trù cái đẹp với hàm nghĩa là sự chế ước của nhân cách chủ thể xuyên suốt trong thơ Nguyễn Trãi, nếu xét từ ở góc độ ý thức. Có thể nói, mọi hoạt động sống của con người đều nhằm vào mục đích tu dưỡng cá nhân này. Cái đẹp tối cao mà con người không ngừng nỗ lực vươn tới ở đây được quan niệm chính là vẻ đẹp của nhân cách cá nhân, là cái đẹp hài hòa trong mối quan hệ giữa người với người, của sự hòa hợp giữa con người và thiên địa vạn vật. Sự quan tâm của Nho giáo thiên hẳn về phía xã hội nhân quần, trong phạm vi những mối quan hệ giữa người với người, trong cơ sở đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội. Mỹ học của Nho gia cũng vì thế nhấn mạnh tới hứng thú thẩm mỹ từ phía nhân tình, đạo đức.

Sáng tác của Nguyễn Trãi tập trung vào cái đẹp của nhân cách chủ thể, của sự tu dưỡng đạo đức này một cách đậm đặc. Nó là cái đẹp nổi trội và bao trùm lên toàn bộ hệ thống quan niệm thẩm mỹ của ông. Ông viết về ước nguyện của một nhà Nho:

Từ ngày gặp hội phong vân,

Bổ báo chưa hề đặng mỗ phân. Gánh, khôn đương quyền tướng phủ; Lui, ngõ được đất nho thần.

Ước bề trả ơn minh chúa,

Hết khỏe phù đạo thánh nhân.

Quốc phú binh cường chăng có chước, Bằng tôi nào thửa ích chưng dân.

(Trần tình I)

Nguyễn Trãi gần với quan niệm về nhân cách lý tưởng thời Khổng Tử thiên về phương diện hành động, trong khi Lê Thánh Tông gần với Tống Nho tập trung vào phạm trù tu thân. Trần Nhân Tông thì hầu như mới chỉ chạm đến ngưỡng của sự tu dưỡng nhân cách này, nhưng theo kiểu của một Thiền sư nhiều hơn là một Nho sĩ, và cũng rõ rệt ở cách thức hành đạo giúp hơn là cách thức tu dưỡng đạo đức. Người ta thấy cả cuộc đời Nguyễn Trãi sống động trong từng câu thơ.

Chén chăng lọ chuốc rượu La Phù, Khách đến ngâm chơi, miễn có câu. Lòng một tấc son còn nhớ chúa, Tóc hai phần bạc bởi thương thu.

Khó bền, mới phải người quân tử, Mạnh gắng, thì nên kẻ trượng phu. Cày ruộng cuốc vườn dầu hết khỏe, Tôi Đường Ngu ở đất Đường Ngu.

(Trần tình VII)

Bài thơ Trần tình VII nổi bật lên là một chủ thể đang khát khao thể hiện “tấc lòng nhớ chúa”, đang “mạnh gắng” với “khó bền” để làm “kẻ trượng phu” và “người quân tử”. Thế nhưng không thể che giấu một sự thật là trong cõi lòng của chủ thể đó đang xao động “bởi thương thu”, bởi những xúc cảm rất nghệ sĩ. Thơ Nguyễn Trãi thường hiếm có sự tiết chế, sự chế ước trong phạm vi của cái hòa như Nho gia đòi hỏi. Hay nói cách khác, thơ Nguyễn Trãi không có cái khôn ngoan chừng mực của nhà Nho lý tưởng. Ông trí tuệ, mẫn tiệp, nhưng lại quá sôi nổi, nhiệt tình. Chính đặc điểm này khiến Nguyễn Trãi hoàn toàn khác với sự thư thái ung dung của Trần Nhân Tông, dù rằng cái thư thái của Trần Nhân Tông thuộc về Thiền chứ không phải là lẽ trung hòa của Nho giáo. Cái đẹp của nhân cách chủ thể, của đạo đức Nho gia không phải chỉ có phương diện lý thuyết, suy tư về vấn đề đạo đức

Xem tất cả 230 trang.

Ngày đăng: 17/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí