Mối Quan Hệ Vùng Trong Phát Triển Du Lịch Hà Tĩnh


Song song với hướng này hiện nay đã hình thành đường Hồ Chí Minh ở khu vực phía Tây cho phép khai thác các lợi thế ở vùng đồi núi phía Tây với các hệ sinh thái, cảnh quan có giá trị mà tiêu biểu là vườn quốc gia Vũ Quang. Hướng thứ hai: Theo quốc lộ 8 với không gian từ Hương Sơn, Đức

Thọ, thị xã Hồng Lĩnh và Nghi Xuân. Đây là hành lang kinh tế dịch vụ quan trọng. Sự phát triển của trục không gian này cho phép khai thác các lợi thế về du lịch quá cảnh và các tiềm năng du lịch như suối khoáng nóng Nước Sốt, cảnh quan Sông Lam, các điểm di tích lịch sử văn hóa khu vực Hồng Lĩnh, khu di tích Nguyễn Du, bãi biển Xuân Thành…

3.1.3.2. Mối quan hệ vùng trong phát triển du lịch Hà Tĩnh

Hoạt động phát triển du lịch khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng thông qua tuyến hành lang Đông - Tây. Sự liên kết trong hoạt động du lịch giữa các nước trong Tiểu vùng trên tuyến hành lang Đông - Tây với Việt Nam chủ yếu thông qua cửa khẩu Lao Bảo và cửa khẩu Cầu Treo.

Sự hình thành Chương trình du lịch "Con đường di sản Miền Trung" bắt đầu từ Kim Liên qua Hà Tĩnh đến các tỉnh Nam Trung Bộ và kết thúc ở Đà Lạt.

Sự ra đời đường Hồ Chí Minh sẽ cho phép phát triển quan hệ liên vùng trong phát triển du lịch Hà Tĩnh nói chung, lãnh thổ phía Tây của tỉnh nói riêng, với các địa phương phụ cận, đặc biệt với Quảng Bình, Quảng Trị.

3.1.3.3.Cụm du lịch

Cụm du lịch thành phố Hà Tĩnh và phụ cận: là cụm du lịch trung tâm điều hành các hoạt động du lịch của Hà Tĩnh. Về mặt không gian, cụm du lịch này bao gồm các điểm du lịch thuộc thị xã và một số điểm vùng phụ cận trên địa bàn huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Hương Khê.

Tài nguyên du lịch chủ yếu: Bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử cách mạng; bãi biển Thạch Hải, Thiên Cầm, khu bảo tồn tự nhiên Hồ Kẻ Gỗ...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.


Các sản phẩm du lịch tiêu biểu của cụm: tham quan các di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng; tắm và nghỉ dưỡng biển; tham quan nghiên cứu hệ sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên; vui chơi giải trí; hội nghị, hội thảo...

Phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh - 10

Cụm du lịch Núi Hồng - Sông Lam: đây là cụm du lịch có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển du lịch của Hà Tĩnh bởi đây là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch có giá trị, là giao điểm của hai trục không gian phát triển kinh tế chủ yếu của Hà Tĩnh với hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối phát triển.

Tài nguyên du lịch chủ yếu: tiêu biểu là khu di tích Nguyễn Du, Ngã Ba Đồng Lộc, Chùa Hương Tích, bãi biển Xuân Thành và phụ cận, cảnh quan sông Lam, núi Hồng…

Các sản phẩm du lịch tiêu biểu: tham quan các di tích lịch sử văn hóa và cách mạng; tắm và nghỉ dưỡng biển; thể thao núi...

Cụm du lịch Kỳ Anh và phụ cận:

Tài nguyên du lịch chủ yếu: là các bãi biển đẹp và sạch, cảnh quan đèo Ngang với di tích Hoành Sơn Quan, các di tích lịch sử văn hóa đền Bà Hải, đền Phương Giai…

Các sản phẩm du lịch tiêu biểu: tắm và nghỉ dưỡng biển; tham quan các di tích lịch sử văn hóa...

Cụm du lịch Phố Châu và phụ cận: không gian của cụm du lịch này bao gồm huyện Hương Sơn, một phần của huyện Đức Thọ, và huyện Hương Khê.

Tài nguyên du lịch tiêu biểu: suối khoáng nóng Nước Sốt, vườn quốc gia Vũ Quang, vườn bưởi Phúc Trạch, cảnh quan dọc đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 8A v.v...

Các sản phẩm tiêu biểu của cụm: tắm và nghỉ dưỡng nước khoáng; tham quan nghiên cứu các giá trị tự nhiên, đa dạng sinh học; tham quan các di tích lịch sử văn hóa...


3.1.3.4. Điểm du lịch

Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế: Bên cạnh một số điểm du lịch đã được xác định là Khu lưu niệm Nguyễn Du và Vườn quốc gia Vũ Quang, có thể xem xét bổ sung thêm một số điểm du lịch sau: bãi biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên); quần thể di tích văn hóa - thắng cảnh Hương Tích (Can Lộc); Ngã Ba Đồng Lộc.

Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa vùng, địa phương: Ngoài các điểm đã được xác định trong quy hoạch trước đây, một số điểm cần được bổ sung bao gồm: Bãi biển Kỳ Ninh (Kỳ Anh); Vườn bưởi Phúc Trạch (Hương Khê); Cảnh quan sinh thái Rồng Rào (Hương Khê)...

3.1.3.5. Tuyến du lịch

Các tuyến du lịch nội tỉnh:

* Tuyến du lịch thành phố Hà Tĩnh - Hồng Lĩnh - Nghi Xuân

* Tuyến du lịch thành phố Hà Tĩnh - Cẩm Xuyên - Kỳ Anh

* Tuyến du lịch thành phố Hà Tĩnh - Hồng Lĩnh - Phố Châu - Cầu Treo

* Tuyến du lịch thành phố Hà Tĩnh - thị trấn Phố Châu - thị trấn Vũ Quang

* Tuyến du lịch đường sông: xuất phát từ Nghi Xuân qua sông Lam, sông La đến Đức Thọ rồi qua sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Trươi để đến vườn quốc gia Vũ Quang.

Các tuyến du lịch liên tỉnh và khu vực: Các tuyến du lịch liên tỉnh của Hà Tĩnh lấy thành phố Hà Tĩnh làm điểm xuất phát bao gồm:

Thành phố Hà Tĩnh - Vinh - Thanh Hóa - Ninh Bình - Hà Nội các tỉnh phía

Bắc;

Thành phố Hà Tĩnh - Huế - Đà Nẵng - TP. Hồ Chí Minh - các tỉnh

phía Nam;


Tuyến du lịch quốc gia dọc đường Hồ Chí Minh: Nam Đàn (Nghệ An) đi ra đường Hồ Chí Minh - Phố Châu - Vũ Quang - Hương Khê - Phong Nha (Quảng Bình);

Tuyến du lịch quốc tế: Thành phố Hà Tĩnh - cửa khẩu Cầu Treo - Viên Chăn (Lào) - Thái Lan và ngược lại;

Tuyến du lịch quốc tế: Thành phố Hà Tĩnh - Kỳ Anh - Phong Nha - Cha Lo - Lào - Thái Lan và ngược lại;

3.1.4. Phương hướng đầu tư phát triển du lịch

Các khu vực cần ưu tiên đầu tư:

Cụm du lịch thành phố Hà Tĩnh và phụ cận bao gồm: khu du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp Thiên Cầm và khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí Hồ Kẻ Gỗ.

Cụm du lịch Núi Hồng - Sông Lam bao gồm: khu du lịch nghỉ dưỡng biển Xuân Thành và phụ cận; khu du lịch sinh thái, văn hóa - lễ hội Chùa Hương Tích; khu du lịch sinh thái Suối Tiên - Hồng Lĩnh; khu tưởng niệm Nguyễn Du và Ngã Ba Đồng Lộc.

Cụm du lịch Kỳ Anh và phụ cận bao gồm: khu du lịch sinh thái Đèo Con; khu đô thị nghỉ mát - du lịch Kỳ Ninh; khu dịch vụ du lịch tổng hợp cảng Vũng Áng.

Cụm du lịch Phố Châu và phụ cận bao gồm: khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh Suối khoáng nóng Nước Sốt; khu du lịch nghiên cứu - sinh thái - mạo hiểm Vũ Quang; khu dịch vụ du lịch tổng hợp cửa khẩu Cầu Treo; khu du lịch sinh thái vườn Phúc Trạch - Hương Khê; khu du lịch sinh thái Rào Rồng - Hương Trạch - Hương Khê.

Như vậy, phương hướng phát triển của ngành du lịch Hà Tĩnh là khai thác triệt để tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, lợi thế vị trí địa lý và cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch sẵn có của tỉnh, đẩy nhanh phát triển du lịch với tốc độ cao và hiệu quả, đưa du lịch Hà Tĩnh sớm trở thành trung tâm du lịch


của vùng Bắc Trung Bộ. Tập trung đầu tư hoàn thiện và nâng cấp các khu, các điểm du lịch hiện có, đồng thời phát triển các khu du lịch mới với các sản phẩm du lịch đa dạng, có sức hấp dẫn cao để thu hút du khách, đầu tư đào tạo nâng cấp trình độ quản lý, nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ và lao động trong ngành.

Đẩy mạnh khuyến khích ưu đãi đầu tư, mở rộng liên doanh, liên kết với các tổng công ty du lịch lớn nhằm tiếp cận nhanh chóng công nghệ kinh doanh du lịch hiện đại, trao đổi hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, tham mưu quy hoạch. Hợp tác với các doanh nghiệp của các địa phương đã có ngành du lịch phát triển sớm và xác định Lào - Đông Bắc Thái Lan là một thị trường lớn; du lịch Hà Tĩnh tiếp tục phối hợp với các tỉnh Bulykhămxay (Lào), Nakhonphanom, Noongkhai (Thái Lan) trong việc khai thác du lịch trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây này.

3.2. Các quan điểm cụ thể để phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh

Ngày nay, đầu tư vào du lịch đang là phương hướng chung, vấn đề đặt ra là làm sao để vừa nâng cao mức sống, thoả mãn nhu cầu hiện tại và đảm bảo không ảnh hưởng môi trường sống làm việc cho thế hệ tương lai.

* Quan điểm thứ nhất: Phát triển du lịch bền vững song song với việc phát triển đồng đều các lĩnh vực khác.

Giống như các ngành kinh tế khác, du lịch là một ngành rất cần sự hỗ trợ của các ngành khác. Du lịch không thể phát triển nếu không nằm trong tương quan với các ngành khác. Trong tiến trình phát triển du lịch bền vững Hà Tĩnh cần tận dụng lợi thế tự nhiên để phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng và chính trị, xã hội. Hà Tĩnh cũng cần nghiên cứu, nắm vững tác động qua lại giữa du lịch bền vững và các lĩnh vực khác để có chính sách, cơ chế phát triển đồng bộ, hợp lý. Tuy nhiên, tuỳ vào từng thời gian và không gian cụ thể mà đầu tư vào lĩnh vực nào để cân đối giữa vốn và nguồn lực sẵn có.


* Quan điểm thứ hai: Phát triển DLBV gắn với việc phát triển mối quan hệ cộng đồng.

Con người là yếu tố quan trọng nhất hình thành nên mọi hoạt động cho xã hội tồn tại. Trong ngành du lịch, con người là chủ thể thực hiện quá trình du lịch nhưng cũng là đối tượng để ngành du lịch tác động. Có thể nói, thông qua du lịch mối quan hệ giữa người và người được thể hiện mật thiết gắn bó. Mỗi người có cách thức riêng tham gia vào hoạt động du lịch để đạt được mục đích của mình, nhưng họ không thoát khỏi sự phụ thuộc lẫn nhau. Các doanh nghiệp du lịch rất coi trọng việc phát triển quan hệ cộng đồng khi xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường khách du lịch và người dân địa phương là những khách hàng đầy tiềm năng mà một khi uy tín của doanh nghiệp đã được tạo dựng, họ sẽ là người giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh. Từ đó có thể thấy rằng quan hệ cộng đồng cũng góp một phần lớn trong sự phát triển của ngành du lịch theo hướng bền vững.

Một môi trường trong sạch là điểm đến tuyệt vời cho mọi du khách. Chỉ với các chính sách và thể chế thì không thể giúp cho sự phát triển du lịch bền vững. Những cải thiện dài hạn sẽ đòi hỏi Việt Nam phải có cam kết mạnh mẽ và sự tham gia tích cực của người dân, các tổ chức xã hội, khu vực doanh nghiệp, và một sự đồng thuận xã hội cao.

* Quan điểm thứ ba: Phát triển DLBV gắn liền với việc tôn tạo và bảo tồn các tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch được xem như yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất các hoạt động, sản phẩm du lịch. Những cảnh quan, thắng cảnh thiên nhiên, di tích, đặc sản tiêu biểu cho một khu vực, quốc gia để gây ấn tượng cho du khách và phân biệt với các nơi khác. Tài nguyên du lịch còn là những thành tựu kinh tế - xã hội đặc sắc. Hà Tĩnh ngày càng khái thác mạnh tiềm năng để phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên, việc khai thác không theo quy hoạch, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà quên đi tác hại lâu dài sẽ dẫn đến ngành


du lịch phát triển mất cân đối, không vững chắc. Vì vậy quan điểm bảo tồn và tôn tạo tài nguyên du lịch ngay từ lúc sơ khai sẽ là chiến lược hiệu quả cho Hà Tĩnh.

* Quan điểm thứ tư: Phát triển DLBV theo hướng mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài và bảo vệ an ninh quốc phòng

Ngày nay, không có một sự phát triển kinh tế - xã hội nào lại tách rời sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh, vì thế Hà Tĩnh phải chủ động hội nhập, hợp tác và học hỏi, san sẻ kinh nghiệm với các quốc gia khác. Bên cạnh đó, phát triển du lịch bền vững không thể tránh khỏi tác động mang tính quy luật của tự nhiên - nó nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người. Vì vậy cần phải có biện pháp tích cực để hạn chế những hệ quả không mong muốn.

Hà Tĩnh có vị trí địa lý chính trị quan trọng, vừa giáp biển, vừa có biên giới với nước bạn Lào, nên tình hình an ninh chính trị ở khu vực biên giới còn chưa được ổn định. Tình trạng buôn lậu, buôn hàng quốc cấm vẫn là hình thức làm giàu chủ yếu của người dân vùng biên. Nhiều thế lực phản động đã lợi dụng vị trí địa hình và đặc điểm dân cư để tuyên truyền tư tưởng phản động. Vì thế việc đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn Hà Tĩnh nói chung và khu vực cửa khẩu nói riêng là rất cần thiết. Du lịch và an ninh quốc phòng có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, an ninh quốc phòng được đảm bảo, chính trị ổn định tạo cho du khách cảm giác an toàn khi đến Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, du lịch phát triển, an ninh quốc phòng càng phải lớn mạnh để kiểm soát được hành vi xấu trà trộn với khách du lịch, ảnh hưởng đến tình hình chính trị và cuộc sống người dân.

Nói tóm lại du lịch bền vững ở Hà Tĩnh không thể phát triển nếu thiếu hệ thống an ninh quốc phòng. An ninh quốc phòng sẽ được cải thiện một bước khi du lịch phát triển.

* Quan điểm thứ năm: Phát triển DLBV phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh


Phát triển du lịch phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh; đầu tư nguồn lực cho du lịch phải cân đối với đầu tư cho phát triển các ngành kinh tế khác. Phát triển du lịch phải đi đôi với giải quyết việc làm, cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư nơi có tiềm năng phát triển du lịch.

3.3. Mục tiêu phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2020

Thị trường khách, chú trọng khai thác thị trường du lịch nội địa, đáp ứng tối đa nhu cầu đi du lịch của cán bộ và nhân dân trong tỉnh; khai thác có hiệu quả hơn khách từ thị trường Trung quốc, Lào, Thái Lan và các nước ASEAN.

Đầu tư phát triển du lịch, kết hợp nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước với việc khai thác nguồn vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước; huy động tiềm lực trong nhân dân theo phương châm xã hội hóa. Những năm tới tập trung đầu tư các khu du lịch trọng điểm: Khu nghỉ dưỡng cao cấp Thiên Cầm, Khu sinh thái biển Xuân Thành, khu sinh thái Nước sốt Sơn Kim, Khu lưu niệm Nguyễn Du, Chùa Hương Tích, Đền Củi, Khu du lịch sinh thái hồ Kẻ Gỗ... đồng thời quan tâm công tác trùng tu, tôn tạo các di tích Lịch sử - Văn hoá - Danh thắng; giành nguồn đầu tư hợp lý để xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, đường, thông tin liên lạc và xử lý môi trường... đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững.

Phát triển, mở rộng các làng nghề truyền thống như: kẹo Cu đơ, mộc Thái Yên, nước mắm Cẩm Nhượng, mộc Thái Yên...; các vùng chuyên canh bưởi Phúc Trạch, cam Bù Hương Sơn; đầu tư khôi phục và phát triển Ca trù Cổ Đạm, hát ví Phường Vải... để tạo tour du lịch làng nghề và sản phẩm hàng hoá, văn hoá phục vụ du khách.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 28/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí