Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 - 16


Nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã có nhiều chính sách khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ DTTS. Căn cứ vào các chính sách chung của Trung ương, căn cứ vào đặc thù của địa phương, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã cụ thể hoá thành những chính sách riêng của tỉnh.

Việc xây dựng chính sách cán bộ DTTS ở các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc tương đối hợp lý. Đã bảo đảm được sự thống nhất, đồng bộ và công bằng giữa cán bộ DTTS với cán bộ người Kinh và giữa các đối tượng cán bộ DTTS với nhau. Các chính sách cán bộ DTTS được thực hiện ở tất cả các khâu: chính sách quy hoạch; chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng; chính sách trong tuyển dụng; chính sách trong đánh giá;... Ngoài ra, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc cũng quan tâm tới các chính sách hỗ trợ đội ngũ cán bộ DTTS về nhà ở, nhà công vụ, chính sách hỗ trợ về tài chính,... Trong điều kiện đời sống còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất phục vụ công tác còn nhiều thiếu thốn, đội ngũ cán bộ DTTS gặp nhiều bất lợi trong tiếp cận thông tin, tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ thì những chính sách này có ý nghĩa nhiều mặt. Đó là nguồn động viên, khích lệ quan trọng để đội ngũ cán bộ DTTS tự mình vươn lên trong công tác. Đối với đối tượng dự nguồn cán bộ DTTS, những chính sách này cũng có ý nghĩa cho việc vươn lên trong học tập, xây dựng kế hoạch để trở thành người cán bộ.

Ba là, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS dưới sự lãnh đạo của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc có sự chuyển biến tích cực.

Nhìn chung, các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc đều có sự nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ DTTS. Quán triệt chủ trương của Đảng, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã sớm ban hành các văn bản thực hiện. Qua từng năm, các cơ quan tham mưu đều tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch những nhân tối mới đủ điều kiện và đảm bảo các tiêu chuẩn vào quy hoạch, đồng thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đủ điều kiện và tiêu chuẩn nhằm đảm bảo đủ nguồn cán bộ đề bạt, bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử.

Việc sớm xây dựng các chức danh quy hoạch đã tạo sự chủ động cho các đơn vị trong quá trình thực hiện. Nhờ vậy nhìn chung công tác quy hoạch ở


các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc được thực hiện tốt, từng bước đi vào nề nếp. Quá trình thực hiện dân chủ, khách quan và công khai. Kết quả quy hoạch cán bộ DTTS đã tạo nguồn nhân sự đảm bảo đủ số lượng, hợp lý cơ cấu, thành phần, có trình độ lý luận và thực tiễn đáp ứng yêu cầu về công tác nhân sự các dịp Đại hội Đảng bộ, bầu cử đại biểu HĐND, UBND và Mặt trận, đoàn thể các cấp (Phụ lục 3.1. và Phụ lục 4.1.).

Về đào tạo cán bộ DTTS, do nhận thức đúng ý nghĩa, vai trò của công tác này, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc luôn có sự quan tâm và chú trọng đầu tư. Do tính đặc thù, đồng thời để khuyến khích tinh thần tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ DTTS, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đều chủ trương tăng các mức đãi ngộ, các chính sách động viên, bên cạnh những chính sách chung với đội ngũ cán bộ.

Để đa dạng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc phối hợp với nhiều cơ sở đào tạo của Trung ương để tổ chức các lớp tại địa phương, hoặc cử cán bộ DTTS tham gia các lớp do các cơ quan Trung ương tổ chức. Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ DTTS, việc quản lý, nhận xét, đánh giá đúng, khách quan kết quả học tập, ý thức rèn luyện luôn được các cấp uỷ, chính quyền, cơ sở đào tạo ở các tỉnh khu vực Tây Bắc chú ý. Coi đây là tiêu chuẩn để các cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét, đề bạt, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ phù hợp với trình độ được đào tạo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Với nhận thức đúng đắn, cách làm đồng bộ, kết quả đào tạo bồi dưỡng cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc có nhiều khởi sắc. Những kết quả của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ DTTS tại các địa phương.

Năm 2016, toàn tỉnh Điện Biên có 27.733 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó cán bộ người DTTS là 11.592 người, trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên 10.299 người, đạt 88,24%; trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên 1.292 người [122].

Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 - 16

Tại tỉnh Lào Cai, thực hiện đề án Quy hoạch đào tạo cán bộ DTTS, cán bộ chuyên môn và kỹ thuật tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015, trong giai đoạn 2010-2015, toàn tỉnh đã đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho 2.030 cán bộ


DTTS, đạt 92,7% mục tiêu đề án; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho 12.290 lượt người; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch cho 239 người; bồi dưỡng kiến thức , kỹ năng lãnh đạo quản lý cho 280 người; đào tạo về lý luận chính trị cho 1.420 người; đào tạo tin học cho 916 người; cử tuyển đào tạo đại học theo địa chỉ cho 158 học sinh DTTS; đào tạo trung cấp, cao đẳng tại tỉnh cho 1.420 học sinh [172, tr.32-33].

Năm 2012 so với giai đoạn 2004-2006, tỷ lệ cán bộ DTTS trong cơ cấu cán bộ chung của tỉnh Lào Cai tăng trên 3%, tỷ lệ nữ cán bộ DTTS tăng 77,7%; tỷ lệ cán bộ DTTS có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên tăng 10,87%; trình độ sau đại học tăng gấp 3,5 lần; tỷ lệ cán bộ DTTS tham gia cơ cấu lãnh đạo, quản lý từ cấp trưởng, phó phòng trở lên tăng 4,1%... Tính đến năm 2016, có 85 cán bộ ở cấp tỉnh, huyện có trình độ sau đại học, tăng 50 người so với năm 2012, trong đó có 6 tiến sĩ, 79 thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II; 2.190 người có trình độ đại học, tăng 998 người so với năm 2012; 1.768 người có trình độ cao đẳng, tăng 371 người so với đầu năm 2012; 2.930 người có trình độ trung cấp, sơ cấp, chưa qua đào tạo, giảm 103 người so với năm 2012. Về lý luận chính trị, cán bộ DTTS có trình độ cử nhân, cao cấp là 230 người, tăng 50 người so với năm 2012, trung cấp 223 người, tăng 40 người so với năm 2012. Ở cấp xã, 440 cán bộ DTTS có trình độ đại học, cao đẳng, tăng 330 người so với năm 2012; 1.561 người có trình độ trung cấp trở xuống, giảm 606 người so với năm 2012; 17 người có trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân, 792 người trình độ trung cấp. Đặc biệt, trong số cán bộ DTTS của tỉnh có đồng chí Bí thư và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Tỷ lệ cán bộ DTTS được đào tạo trình độ chuyên môn sau đại học tiếp tục tăng (năm 2016, có 6 cán bộ DTTS có trình độ tiến sĩ, 79 người có trình độ thạc sĩ, 45 người có trình độ bác sĩ chuyên khoa - tăng gấp gần 2 lần so với năm 2012). Tỷ lệ cán bộ DTTS cấp xã có trình độ chuyên môn sơ cấp và chưa qua đào tạo giảm 37,8%, đặc biệt ở cấp xã có 1 người có trình độ thạc sĩ. Sự phát triển này cho thấy, đội ngũ cán bộ là DTTS của tỉnh Lào Cai có bước phát triển mạnh, hầu hết đều nhiệt tình trong công tác, chịu khó học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,


năng lực quản lý, điều hành, có phẩm chất đạo đức tốt, tích cực phấn đấu, phát huy tốt chức trách, nhiệm vụ của mình [134].

Tại tỉnh Yên Bái, chỉ tính riêng trong hai năm 2014-2015 đã tổ chức được 8 lớp học, đào tạo cho 534 học viên, trong đó có 292 học viên là DTTS (chiếm gần 55%); bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động cho 4.881 cán bộ, trong đó có 1.464 cán bộ DTTS (chiếm gần 30%) [67, tr.42-43].

Sau 06 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, tính đến 30-12-2012, tổng số cán bộ, công chức, viên chức các cấp của tỉnh Yên Bái là 24.746 người (cấp tỉnh và cấp huyện, thị, thành phố

21.160 người, cấp xã 3.586 người, tăng 3.617 người so với trước khi ban hành Nghị quyết). Trong đó cán bộ, công chức, viên chức các cấp là người DTTS là 6.409 người, (khối đảng, đoàn thể 210, khối nhà nước 6.199 người) chiếm tỷ lệ 25,9% tổng số cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh. Trong đó số cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc cấp tỉnh, cấp huyện là 4.779 người, chiếm 19,31%; cấp xã 1.630 người (cán bộ chuyên trách 556, công chức 1.074), chiếm 6,59% [175, tr.5-6].

Luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS là nữ nên ở các tỉnh khu vực Tây Bắc trong những năm 2010-2015, tỷ lệ cán bộ nữ DTTS ngày càng tăng. Tại tỉnh Lào Cai, năm 2012 so với giai đoạn 2004-2006, tỷ lệ nữ cán bộ DTTS tăng tới 77,7% [134]. Tại tỉnh Yên Bái, năm 2009, trong 4 đại biểu Quốc hội khóa XII có 2 nữ đại biểu DTTS. Trong 51 đại biểu HĐND tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2004-2009, có 19 đại biểu là nữ (chiếm 37,2%), trong đó có 12 đại biểu nữ là DTTS (chiếm 23,5%). Hầu hết cán bộ nữ DTTS tham gia HĐND cấp tỉnh đều có trình độ khá cao (75% có trình độ phổ thông trung học; 33,3% có trình độ đại học; 4 người đã qua đào tạo chính trị cao cấp - tỷ lệ 33,3%). HĐND cấp huyện có 40 đại biểu nữ DTTS (chiếm 13,8%), trong đó 12 người đã tốt nghiệp đại học (tỷ lệ 30%), 4 người có trình độ chính trị cao cấp (tỷ lệ 10%), 3 người là cán bộ chủ chốt cấp huyện (chiếm 6,5%).

Như vậy, nhìn chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS ở các tỉnh vùng Tây Bắc trong những năm 2006-2016 đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, có ý nghĩa trực tiếp cho sự phát triển của


đội ngũ cán bộ là DTTS của các địa phương. Ở nhiều tỉnh khu vực Tây Bắc, tỷ lệ cán bộ, công chức là DTTS cao, gần tương ứng với tỷ lệ dân số là DTTS, như: Lai Châu (38%) [32]. Dấu ấn đậm nét trong giai đoạn hiện nay là ở vùng Tây Bắc không còn tình trạng cán bộ cơ sở không biết chữ quốc ngữ, đa số có trình độ từ THCS, được đào tạo chính trị, chuyên môn. Trong những năm 2013, 2014, tỷ lệ kết nạp đảng viên là DTTS trong vùng tương đương tỷ lệ dân số là DTTS [121, tr.36]. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ đã tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ DTTS phát huy trí tuệ, tâm huyết để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Đội ngũ cán bộ DTTS góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và đóng góp vào thành công của công cuộc đổi mới của đất nước.

Về tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ DTTS, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đều bám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương. lựa chọn được đúng người, đúng việc. Quá trình tuyển dụng được tiến hành công khai trong tất cả các khâu từ thông báo, tiếp nhận hồ sơ, rà soát hồ sơ, xét duyệt, tổ chức thi tuyển, công bố kết quả.

Việc bố trí, sử dụng cán bộ được thực hiện nhìn chung đảm bảo tính phù hợp về yêu cầu công việc và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ DTTS. Quá trình này luôn gắn liền với công tác đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ, theo quy tắc tập trung, dân chủ, đảm bảo việc thực hiện khách quan, công bằng. Qua thực tiễn thực hiễn từng năm, các cơ quan các tỉnh ở khu vực Tây Bắc đã từng bước hạn chế được tình trạng tuỳ tiện, áp đặt chủ quan, duy ý chí trong công tác cán bộ.

Về chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ DTTS ổn định, phát triển, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đều đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định của Trung ương. Đồng thời, xuất phát từ đặc thù địa phương, mỗi Đảng bộ tỉnh lại có sự bổ sung phù hợp.

Tại tỉnh Hoà Bình, thực hiện Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BNV- UBDT ngày 11-9-2014 của Bộ Nội vụ và Ủy ban Dân tộc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành chính sách cán bộ, công chức, viên chức người DTTS, DTTS được ban hành và có hiệu lực, UBND tỉnh đã ban hành Hướng dẫn số 18/HD-UBND ngày 03-3-2015 quy định tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức là


người DTTS trong các cơ quan, đơn vị. Theo đó, các cơ quan cấp tỉnh có tỷ lệ người DTTS chiếm tối thiểu 50% tổng số biên chế; cấp huyện tối thiểu 60%; cấp xã tối thiểu 70%. Đối với Ban Dân tộc tỉnh và Phòng Dân tộc các huyện, đảm bảo tỷ lệ tối thiểu 60% người DTTS. Các cơ quan, đơn vị nhất thiết trong lãnh đạo phải có người DTTS.

Tại tỉnh Lào Cai, bên cạnh việc áp dụng chính sách chung với cán bộ DTTS, tỉnh đã ban hành các chính sách riêng hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ DTTS có trình độ cao. Điều chỉnh tăng mức hỗ trợ đào tạo cho cán bộ, công chức, viên chức học thuộc các lĩnh vực then chốt, lĩnh vực các tỉnh đang cần. Bổ sung chính sách hỗ trợ khuyến khích nghiên cứu khoa học trong các trường, các cơ quan nhà nước. Với chính sách ưu tiên, chú trọng DTTS, trong 3 năm 2011-2014, tỉnh đã tuyển dụng được trên 1.700 công chức, viên chức DTTS (chiếm 65% số người được tuyển dụng), trong đó khoảng 1.400 người được tuyển vào các đơn vị sự nghiệp, còn lại là công chức cấp tỉnh, huyện, xã. Đến năm 2012, hầu hết các cơ quan ban ngành của tỉnh đều có cán bộ là DTTS.

Tại tỉnh Yên Bái, trong tuyển dụng cán bộ, bên cạnh quy định ưu tiên chỉ tiêu biên chế, tỉnh còn thực hiện cộng 20 điểm thi tuyển hoặc xét tuyển đối với đối tượng DTTS (Quyết định số 17/2013/QĐ-UBND ngày 29-8-2013 của UBND tỉnh Yên Bái về việc ban hành Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức tỉnh Yên Bái) [76]. Ngoài ra, UBND thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái) còn ban hành chính sách ưu đãi cụ thể khi ký hợp đồng với 26 sinh viên đã tốt nghiệp đại học là con em đồng bào DTTS về công tác tại xã, phường. Theo đó, thành phố sử dụng nguồn tăng thu để chi trả lương và đóng bảo hiểm xã hội cho những cán bộ này; hỗ trợ 30% mức lương hiện hưởng đối với cán bộ các phòng, ban ở thành phố được điều động làm cán bộ ở phường, 40% đối với cán bộ điều động đi xã; cán bộ phường được điều động sang làm cán bộ xã được hỗ trợ 30%...

Bên cạnh việc thực hiện kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ những quy định của Nhà nước, các Đảng bộ các tỉnh khu vực Tây Bắc mặc dù còn nhiều khó khăn, nguồn lực phải dàn trải cho nhiều vấn đề trọng tâm khác nhưng đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt chính sách địa phương cho đối tượng là DTTS. Với nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong


sự nghiệp xây dựng, phát triển Đảng bộ tỉnh, Tỉnh uỷ, UBND các tỉnh đã ban hành và cụ thể hoá những chính sách thu hút, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ DTTS. Điều này có tác động tích cực đến việc xây dựng, phát triển và nâng cao năng lực, trình độ quản lý và thực thi công vụ cho cán bộ, công chức, góp phần giải quyết những khó khăn về kinh tế để cán bộ, công chức là người dân tộc yên tâm học tập, công tác. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ DTTS ngoài việc được hưởng trợ cấp chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp ưu đãi trong thời gian đi học. Như tại Yên Bái, bên cạnh thực hiện chính sách hỗ trợ chung, tỉnh còn có thêm chính sách riêng hỗ trợ cán bộ DTTS đi học nâng cao trình độ, cụ thể: bồi dưỡng ngắn hạn hưởng mức 300.000 đồng/tháng; đào tạo đại học cử tuyển 540.000 đồng/ tháng; đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, thạc sĩ, tiến sĩ hưởng 1.000.000 đồng/ tháng [67, tr.42-43]. Từ năm 2008 đến hết năm 2013, UBND tỉnh đã phê duyệt 2,074 tỷ đồng hỗ trợ cho 423 lượt người được cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ [76].

4.1.1.1. Nguyên nhân của ưu điểm

Một là, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc luôn nhận được sự lãnh đạo và những quan tâm của Đảng và Nhà nước

Trong suốt chiều dài lịch sử đất nước, các tỉnh khu vực Tây Bắc - địa bàn phên dậu của Tổ quốc luôn được các Nhà nước Việt Nam nhận thức đầy đủ về ý nghĩa địa chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh. Tiếp tục nhận thức này, trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Chỉ đạo khu vực Tây Bắc để tập trung giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển của Tây Bắc. Đồng thời, Tây Bắc được xác định là một trọng điểm trong ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện từ kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Trên cơ sở đó, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc được xác định cụ thể với những định hướng, nhiệm vụ cụ thể. Với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, Đảng và Nhà nước bên cạnh nhiều chủ trương, chính sách chung cũng đã ban hành


nhiều chính sách cụ thể. Điều này có ý nghĩa định hướng quan trọng tới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh trong khu vực.

Hai là, Đảng bộ và chính quyền các tỉnh khu vực Tây Bắc đã quán triệt nghiêm túc và có những vận dụng sáng tạo các chủ trương, định hướng, quy hoạch và kế hoạch của Đảng, Nhà nước về xây dựng cán bộ DTTS vào địa phương của mình

Quán triệt nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng và các chính sách của Nhà nước trong xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc trong những năm 2006-2016 về cơ bản đã có những cụ thể hóa vào điều kiện thực tiễn của địa phương. Vai trò, ý nghĩa của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS được Tỉnh ủy các tỉnh nêu rõ trong nhiều văn kiện, có ý nghĩa định hướng cho công tác chỉ đạo. Trên cơ sở đó, HĐND, UBND và các cơ quan trong tỉnh cụ thể hóa bằng nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch, Đề án, Chương trình, Hướng dẫn... cụ thể, phù hợp với đặc thù của địa phương mình. Đặc biệt, bên cạnh những chỉ đạo chung của Đảng và Nhà nước, mỗi địa phương Tây Bắc lại có thêm những bổ sung, hỗ trợ, căn cứ vào nguồn lực của từng địa phương. Như trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng với đội ngũ cán bộ người DTTS, các tỉnh đều dành nguồn kinh phí hỗ trợ tiền học phí, tiền mua tài liệu, tiền phương tiện đi lại, kinh phí ăn ở,... Kết thúc chương trình đào tạo, bồi dưỡng, học viên người DTTS còn nhận được hỗ trợ với định mức theo từng chương trình, loại hình đào tạo. Đây là những nguồn động viên kịp thời, quý báu, có ý nghĩa quan trọng để khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ DTTS vượt qua nhiều điều kiện khó khăn để vươn lên trong học tập. Không chỉ trong những chương trình do Tỉnh và Trung ương tổ chức theo yêu cầu mà nguồn hỗ trợ này còn là động lực để nhiều cán bộ DTTS quyết tâm tham gia các chương trình đào tạo tự thân, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Ngoài ra, nhiều chính sách đãi ngộ trong tuyển dụng (về lương, chế độ nhà ở, ưu tiên vị trí công việc,...) được các Tỉnh ủy các tỉnh khu vực Tây Bắc thực hiện cũng tạo ra “điểm hút” với con em đồng bào DTTS trở về địa phương công tác, yên tâm cống hiến trong xây dựng quê hương, địa phương mình.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí