Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty Tm & Đtpt Miền Núi Thanh Hoá

3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TM & ĐTPT Miền núi Thanh hoá

Là một doanh nghiệp nhà nước, công ty tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đặc thù kinh doanh của mình, công ty là đơn vị hạch toán độc lập, bộ máy quản lý sắp xếp phù hợp theo cơ cấu các phòng, các cửa hàng, sử dụng và bố trí nhân viên, lao động hợp lý tuỳ theo khả năng của từng người. Cán bộ CNV của công ty tính đến thời điểm 31/12/2003 là357 người, trong đó trình độ đại học 27 người, cao đẳng và trung cấp 131 người, sơ cấp bán hàng 199 người, công nhân kỹ thuật 30 người

SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TM & ĐTPT MIỀN NÚI THANH HOÁ


GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng xây dựng kiến thiết

Phòng kế hoạch chính sách

Phòng kế toán tài vụ


Phòng nghiệp vụ kinh doanh

Phòng tổ chức hành chính

11 cửa hàng trực thuộc



37 tổ bán hàng

101 điểm bán hàng



167 quầy bán hàng

Bộ máy quản lý của công ty gồm:

- Ban giám đốc: 3 người

+ Giám đốc phụ trách chung, chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành trực tiếp hoạt động của công ty.

+ Hai phó giám đốc phụ trách công tác phục vụ kinh doanh.

- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc, lập phương án về tổ chức lao động, tiền lương, đảm nhiệm công tác hành chính của văn phòng công ty.

- Phòng nghiệp vụ kinh doanh: Giúp giám đốc nắm bắt thông tin thị trường, lâp phương án kinh doanh cho công ty.

- Phòng kế hoạch chính sách: Kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch của các cửa hàng, cung cấp một số mặt hàng thiết yếu và hàng chính sách cho các cửa hàng, đôn đốc các cửa hàng phục vụ các mặt hàng chính sách đảm bảo kế hoạch nhà nước giao theo chỉ tiêu: Định lượng, chất lượng và giá cả.

- Phòng kế toán tài vụ: Chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính của công ty, đảm bảo việc hạch toán theo đúng quy định của chê độ kế toán hiện hành, hướng dẫn kiểm tra các cửa hàng về nghiệp vụ kế toán, ngoài ra phải cung cấp đầy đủ toàn bộ thông tin và hoạt động kinh tế tài chính của công ty, phản ánh toàn bộ tài sản hiện có cũng như sự vận động chu chuyển của đồng vốn, tham mưu cho lãnh đạo trong việc chỉ đạo và điều hành vốn chặt chẽ và an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Phòng xây dựng kiến thiết: Chịu trách nhiệm về công tác cải tạo nâng cấp và đầu tư cho cơ sở hạ tầng trong phạm vi nội bộ công ty, lập dự án các công trình đầu tư xây dựng mới các kho tàng cửa hàng bàng vốn ngân sách. Kiểm tra tình hình sử dụng tài sản và hiệu quả sử dụng tài sản trong toàn công ty.

- Các cửa hàng trực thuộc: có nhiêm vụ chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, phục vụ kinh doanh, thu mua chế biến tiêu thụ sản phẩm địa phương, khai thác thêm nguồn hàng mới để kinh doanh có hiệu quả cao.

4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TM & ĐTPTMN Thanh Hóa.

Công ty TM & ĐTPT Miền núi Thanh hoá có địa bàn hoạt động phân tán, chưa trang bị kỹ thuật ghi chép tính toán hiện đại trong công tác kế toán nên công ty chọn loại hình tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Bộ phận kế toán văn phòng công ty chịu trách nhiệm hạch toán và tổng hợp toàn bộ thông tin của toàn công ty, bộ phận kế toán các của hàng trực thuộc chỉ thực hiện hạch toán ban đầu tại đơn vị, hạch toán chi tiết chi phí kinh doanh, hạch toán giá vốn bán hàng, doanh thu tiêu thụ tại cửa hàng nhưng không lập báo cáo tài chính.

< Đội ngũ kế toán công ty gồm 33 người:

- Phòng kế toán gồm 9 người:

+ Kế toán trưởng.

+ Một phó phòng.

+ Bảy kế toán viên.

- Kế toán thanh toán với ngân sách (chứng từ, hoá đơn).

- Kế toán vốn bằng tiền.

- 3 kế toán theo dõi hàng hoá mua vào.

- Kế toán tiền lương, BHXH, KPCĐ.

- Kế toán theo dõi thanh toán về đầu tư xây dựng cơ bản.

- Cửa hàng trực thuộc có 24 người, trong đó: 11 tổ trưởng kế toán, 14 kế toán viên.

KTTT NSHĐ

Chứng từ

Kế toán vốn bằng tiền

Kế toán theo dõi kho

KT

theo dõi hàng hoá

KT

lương BHXH KPCĐ

Kế toán XDCB

SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY


Kế toán trưởng

Phó phòng kế toán



Tổ trưởng kế toán các cửa hàng trực thuộc

- Quan hệ trực tiếp:

- Quan hệ tác nghiệp:

- Chế độ kế toán áp dụng tại công ty theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Chế độ kế toán mới được áp dụng tại công ty như sau:

- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 1/1 kết thúc 31/12.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam

- Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi từ các đồng tiền khác: thu chi ngoại tệ hạch toán theo tỷ giá thực tế của NHNN Việt Nam công bố.

- Hệ thống tài khoản sử dụng: áp dụng theo chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán hiện hành.

- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung

- Phương pháp hàng tồn kho:

+ Nguyên tắc đánh giá: Theo đúng giá trị thực tế của hàng hóa tại thời điểm nhập kho.

+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.

+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền.

5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Thương mại & Đầu tư phát triển miền núi Thanh Hóa.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả tổ chức sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng của doanh nghiệp. Vì vậy trước khi xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty, chúng ta đi đánh giá một cách khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.Mặc dù những năm gần đây công ty gặp không ít những khó khăn nhưng với những nỗ lực không ngừng công ty đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.

Để thấy được kết quả hoạt động kinh doanh cụ thể của công ty ta xem xét bảng sau (bảng 1)

BẢNG 1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MIỀN NÚI THANH HÓA

Đơn vị tính : 1000đ



Chỉ tiêu


Năm 2003


Năm 2004

Chênh lệch tăng giảm

Số tiền

Tỷ lệ

(%)

1. Tổng doanh thu

1.280.318.059

326.325.976

-953.992.083

-74,51

2. Các khoản giảm trừ





3. Doanh thu thuần (1-2)

1.280.318.059

326.325.976

-953.992.083

-74,51

4. Giá vốn hàng bán

1.267.595.355

314.832.503

-952.762.852

-75,16

5. Lợi nhuận gộp (3-4)

12.722.704

11.493.473

-1.229.231

-9.66

6. Chi phí bán hàng

2.521.696

3.740.314

+1.218.618

+48,33

7. Chi phí QLDN

5.939.434

6.184.169

+244.735

+4,12

8. Lợi nhuận thuần từ hđkd

(5-6-7)

4.261.574

1.568.990

-2.692.584

-63,18

9. Thu nhập hđtc

1.695.054

1.794.701

+99.647

+5,88

10. Chi phí hđtc

2.801.002

2.336.750

-464.252

-16,57

11. Lợi nhuận thuần từ

hđtc(9-10)

- 1.105.948

- 542.049

+563.899

-50,99

12. Thu nhập bất thường





13. Chi phí bất thường





14. LN bất thường(12-13)





15. Tổng lợi nhuận trước

thuế (8+11+14)

3.155.626

1.026.941

-2.128.685

-67,45

16. Thuế TNDN

1.009.799

287.543

-722.256

-71,52

17. Tổng LN sau thuế(15-16)

2.145.827

739.398

-1.406.429

-65,54

18. Tỷ suất lợi nhuận sau

thuế trên doanh thu thuần

0,1676

0,2266

+0,059

+35,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 50 trang tài liệu này.

Vốn lưu động và một số biện pháp sử dụng - 3

Hiện nay công ty vẫn lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chế độ kế toán cũ mà chưa lập theo mẫu của chế độ kế toán mới. Qua báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy: Năm 2004 so với 2003:

- Tổng doanh thu của doanh nghiệp giảm đi khá lớn (giảm 9523.992.083 (ngđ), tương ứng 74,51%), đồng thời lợi nhuận trước thuế giảm đi 2.128.685(ngđ) tương ứng giảm đi 67,45%.Trong đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 2.692.584 (ngđ) tương ứng giảm đi 63,18%, lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính tăng lên : 563.899(ngđ)

Đi sâu vào hoạt động kinh doanh ta thấy doanh thu thuần năm 2004 giảm đi so với năm 2003 là: 953.992.083(ngđ) tương ứng giảm đi 74,51%, đây là một dấu hiệu không tốt, cho dù điều này là do nguyên nhân chủ quan hay khách quan.

Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân nào đã làm cho doanh thu thuần giảm mạnh như vậy để rút kinh nghiệm và có biện pháp cải thiện tình hình kinh doanh trong những năm tiếp theo.

Trong khi doanh thu thuần giảm mạnh như vậy mà tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng ( đặc biệt chi phí bán hàng tăng quá lớn (tăng 1.218.618 (ngđ) tương ứng 48,33%)) đã làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm rất lớn. Điều này chứng tỏ chính sách bán hàng và các chính sách sau bán hàng của DN còn yếu kém, DN đã có các biện pháp thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm nhưng hiệu quả mang lại không cao.

II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TM & ĐTPTMN THANH HÓA.

1. Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty

Để thấy rõ tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty ta xem xét

bảng 2 (số liệu tại các ngày 31/12 hàng năm).

BẢNG 2: VỐN VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Đơn vị tính : 1000đ


Chỉ tiêu

Năm 2003

Năm 2004

CLệch tăng giảm

Số tiền

t.tr(%)

Số tiền

t.tr(%)

Số tiền

Tỷ lệ %

I. Vốn kinh doanh

122.800.226

100

129.332.566

100

+6.532.340

+5,32

1. Vốn lưu động

118.072.714

96,15

124.594.497

96,34

+6.521.783

+5,52

2. Vốn cố định

4.727.512

3,85

4.738.069

3,66

+10.557

+0,22

II. Nguồn vốn KD

122.800.226

100

129.332.566

100

+6.532.340

+5,32

1. Nợ phải trả

90.817.715

73,96

97.761.111

75,58

+6.943.396

+7,64

- Nợ ngắn hạn

90.817.715

73,96

97.761.111

100

+6.943.396

+7,64

2. Vốn chủ sở hữu

31.982.511

26,04

31.571.455

24,42

-411.056

-1,29

Qua bảng 2 ta thấy: Năm 2004 so với năm 2003:

- Về vốn kinh doanh:

+ Tổng vốn kinh doanh tăng 6.532.340 (ngđ), tương ứng với 5,32%, điều đó thể hiện năng lực kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp đã được tăng lên.

+ Trong đó, VLĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh (chiếm 96,15% (năm 2003), 96,34% (năm 2004)). Vốn cố định chiếm tỷ trọng rất nhỏ (chiếm 3,85% (năm 2003), 3,66% (năm 2004)). Kết cấu vốn như vậy phù hợp với đặc thù của một DN kinh doanh trong lĩnh vực thương mại.

+ Mặc dù về giá trị tuyệt đối cả VLĐ và vốn cố định đều tăng (VLĐ tăng 6.521.783 (ngđ), vốn cố định tăng 10.557 (ngđ)) nhưng tốc độ tăng của VLĐ lớn hơn tốc độ tăng của vốn cố định (tốc độ tăng của VLĐ là 5,52%, tốc độ tăng của vốn cố định là 0,22%), do đó đã làm cho tỷ trọng VLĐ trong tổng vốn kinh doanh tăng (từ 96,15% lên 96,34%) còn tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn kinh doanh giảm (từ 3,85% xuống 3,66%). Tuy nhiên sự thay đổi này không đáng kể.

- Về nguồn vốn kinh doanh: nợ phải trả lớn hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu. Năm 2003 nợ phải trả chiếm 73,96% trong tổng nguồn vốn còn nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 26,04% trong tổng nguồn vốn. Năm 2004 nợ phải trả có xu hướng tăng 75,58% trong tổng nguồn vốn, còn nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 24,42%.

Nợ phải trả năm 2004 là: 97.779.368(ngđ) chiếm 100,01% trong tổng nợ phải trả, đã tăng so với năm 2003. Cụ thể, nợ ngắn hạn năm 2003 là 90.833.079(ngđ), năm 2004 là 97.779.368(ngđ).

Để nhận thức, đánh giá được một cách đúng đắn thực trạng tài chính của doanh nghiệp, ta có thể sử dụng các hệ số tài chính để xem xét cơ cấu nguồn vốn của công ty (bảng 3):

BẢNG 3: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY



T

T

Chỉ tiêu

Năm 2003

Năm 2004

Chệnh lệch

Giá trị

Tỷ lệ (%)

1

Hệ số nợ

0,739

0,755

+0,016

+2,17

2

Hệ số vốn chủ sở hữu

0,261

0,245

-0,016

-6,13

3

Nguồn vốn thường xuyên

31.982.511

31.571.455

-411.056

-1,29

4

Nguồn vốn tạm thời

90.833.079

97.779.368

+6.896.289

+7,59

Kết quả tính toán ở trên cho thấy: hệ số nợ của công ty năm 2004 đã tăng so với năm 2003. Với hệ số nợ năm 2003 là: 0,739 và năm 2004 là: 0,755 đây là mức cao so với các doanh nghiệp cùng ngành. Nhưng để tồn tại và phát triển công ty vẫn phải đi vay vốn ngân hàng và chịu lãi. Điều này cũng cho ta thấy việc công ty phụ thuộc vào các chủ nợ khá nhiều mà chủ yếu là ngân hàng.

Xét về hệ số vốn chủ sở hữu: năm 2004 là: 0,244, năm 2003 là 0,260. Chứng tỏ mức độ tự tài trợ của công ty đối với vốn kinh doanh của mình là khá thấp vì vốn tự có của công ty ít.

Như vậy hệ số nợ cao đây được xem là điều có lợi vì công ty được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng nhỏ. Nếu sử dụng một cách hợp lý thì đây lại như một chính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận của công ty. Song công ty luôn ở trong tình trạng phải lo nguồn trả nợ đúng hạn và chịu sức ép của các khoản nợ vay, đây là một hạn chế đôi khi rất mạo hiểm trong kinh doanh.

Xét về tính ổn định của nguồn vốn ta thấy:

* Nguồn vốn thường xuyên = vay dài hạn + vốn chủ sở hữu

+ Nguồn vốn TX năm 2003 là 31.982.511(ngđ) chiếm 26,04% tổng nguồn vốn. Trong đó đầu tư vào TSCĐ và ĐTDH là 4.727.512(ngđ) chiếm 14,78%. Do vậy, nguồn vốn thường xuyên chủ yếu là nhu cầu vốn lưu động : 27.254.999(ngđ) chiếm 85,22% nguồn vốn thường xuyên.

+ Nguồn vốn TX năm 2004 là 31.571.455(ngđ) chiếm 24,42% tổng nguồn vốn. Trong đó đầu tư vào TSCĐ và ĐTDH là: 4.738.069(ngđ) chiếm 15,00%. Do vậy, nguồn vốn thường xuyên chủ yếu là đáp ứng cho nhu cầu VLĐ là: 26.833.386(ngđ) chiếm 85% nguồn vốn thường xuyên.

*Nguồn vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn

Năm 2003 nguồn vốn tạm thời là: 90.833.079(ngđ) chiếm 73,97% tổng nguồn vốn. Năm 2004 nguồn vốn tạm thời là: 97.779.368(ngđ) chiếm 75,69% tổng nguồn vốn.

Như vậy, từ việc tính toán và phân tích ở trên ta thấy được tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty trong 2 năm 2003 và 2004:

Hệ số nợ quá cao, cho thấy công ty đang vay nợ nhiều mà chủ yếu là nợ ngắn hạn. Đòi hỏi công ty phải thường xuyên có các nguồn hợp lý để trả nợ đúng hạn.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022