So Sánh Đánh Giá Của Khách Du Lịch Về Điểm Đến Du Lịch Hòa Bình Và Một Số Tỉnh Miền Núi Phía Bắc

công xuất sử dụng phòng đạt 100%. Tại thành phố Việt Trì, hình thành các địa điểm vui chơi giải trí, các điểm chụp ảnh gắn với công viên Văn Lang, Quảng trường Hùng Vương và khu vực trung tâm thành phố; (3) Sản phẩm du lịch sinh thái - danh thắng, được đầu tư nâng cấp điều kiện hạ tầng kỹ thuật, cải tạo cảnh quan môi trường du lịch điểm đến tại Vườn quốc gia Xuân Sơn phát triển sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng; xây dựng một số điểm nhấn du lịch phục vụ khách tham quan chụp ảnh ghi hình như “Con nước Xuân Sơn”, “Đường hoa du lịch Xuân Sơn”...; hỗ trợ đồng bào dân tộc Dao, Mường xây dựng mô hình điểm du lịch cộng đồng homestay đạt chuẩn phục vụ khách du lịch đáp ứng phục vụ khoảng 400 khách lưu trú và 1.500 khách ăn uống tham quan du lịch, lượng khách tham quan du lịch đến Vườn quốc gia Xuân Sơn tăng mạnh năm 2019 ước đạt trên 27 ngàn lượt khách gấp

2.5 lần lượt khách năm 2015; Một số đồi chè có cảnh quan đẹp tại các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn đã được khảo sát, đánh giá và đề xuất xây dựng điểm đến, điểm dừng chân phục vụ khách tham quan chụp ảnh check - in điểm đến góp phần đa dạng dịch vụ sản phẩm tăng sức hấp dẫn thu hút khách du lịch đến thăm quan; (4) Sản phẩm du lịch MICE: Với việc đầu tư đi vào hoạt động một số công trình du lịch, dịch vụ thương mại; cảnh quan môi trường, hạ tầng giao thông được nâng cấp cải tạo, nhiều nhà hàng cao cấp, khách sạn 3 - 5 sao đi vào hoạt động trên địa bàn Tp.Việt Trì đã thu hút lượng khách du lịch với loại hình du lịch MICE tham gia các sự kiện hội nghị, hội thảo của các cơ quan ban ngành đăng cai tổ chức tại Phú Thọ tạo cơ hội cho khách kết hợp thăm quan du lịch các điểm trên địa bàn Tp.Việt Trì và khu điểm du lịch trong tỉnh; (5) Sản phẩm hàng lưu niệm du lịch, sản phẩm làng nghề phục vụ du lịch: Sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch gắn với truyền thuyết Hùng Vương, một số sản phẩm bằng mạ vàng, bạc, đồng được triển khai sản xuất thử nghiệm; Các sản phẩm làng nghề gắn với tuyến du lịch tại 4 trung tâm du lịch trọng điểm đang được quan tâm đầu tư khai thác sản phẩm du lịch trải nghiệm làng nghề phục vụ khách du lịch. Các sản phẩm du lịch có thế mạnh của tỉnh được hình thành rò nét tạo điều kiện thuận lợi khai thác hiệu quả các tour du lịch phục vụ khách, đưa vào khai thác một số chương trình du lịch như: “City tour Việt Trì”, “Tour du lịch hàng ngày Hà Nội - Phú Thọ”, “Hát Xoan Làng cổ” gắn với trải nghiệm làng nghề thu hút được lượng lớn khách tham quan tìm hiểu, “Hành trình về nguồn; Chương trình

du lịch quốc tế đường sông duy trì ổn định bình quân 1-2 đoàn khách/tháng với loại hình ”du lịch văn hóa - trải nghiệm làng nghề”; “Du lịch sinh thái cộng đồng Xuân Sơn”; “Nghỉ dưỡng sinh thái Thanh Thủy - Xuân Sơn”; “Khám phá di sản - trải nghiệm thiên nhiên Việt Trì - Xuân Sơn”; ”Du lịch cuối tuần sinh thái, nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Thanh Thủy”; ”Du lịch liên kết - Vòng cung Tây Bắc”,... Các chương trình du lịch bước đầu để lại ấn tượng tốt đẹp với du khách

Sản phẩm du lịch tỉnh Sơn La được phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu. Trong những năm qua, điểm đến Sơn La đã tập trung xây dựng và phát triển khu du lịch: Khu Du lịch Quốc gia Mộc Châu, Khu Du lịch Biển hồ Thủy điện Sơn La, Khu du lịch thành phố Sơn La và Khu du lịch Bắc Yên, Khu Du lịch Rừng thông bản Áng…; Xây dựng và phát triển Điểm du lịch: Du lịch Thác Dải Yếm, du lịch Happyland, du lịch Pha Luông, du lịch Rừng Vàng, du lịch đảo trái tim, du lịch vịnh Uy Phong; Du lịch Đèo Pha Đin, du lịch Tà Xùa, sống lưng khủng long, Đồi Pu nhi…; Xây dựng và phát triển bản du lịch cộng đồng Homestay: bản Hua Tạt - Vân Hồ, bản Áng - Mộc Châu; bản Lướt, bản Pom Mỉn, bản Lướt - Mường La; bản Bon - Quỳnh Nhai; bản Bó - Tp. Sơn La... Homestay A Chu; Tiến Quân, Sơn Khè, Hoa Mộc Châu, Nhà tôi...; Xây dựng và phát triển sự kiện du lịch gắn với Sản phẩm nông nghiệp: Ngày hội Xoài Yên Châu; Ngày hội nhãn Sông Mã; Lễ hội hoa đào, Lễ hội hoa ban huyện Vân Hồ; Ngày hội Hái quả, Hội chè Cao nguyên, Ngày hội Văn hóa Du lịch huyện Mộc Châu; Ngày hội Văn hóa Du lịch huyện Quỳnh Nhai; Ngày hội Văn hóa Du lịch huyện Bắc Yên…; Sản phẩm du lịch chuyên đề: Lễ hội khinh khí cầu quốc tế; Giải Marathon đường mòn Việt Nam hút gần 1.900 vận động viên đến từ 39 quốc gia trên thế giới; Tổ chức cuộc thi: Hội thi ẩm thực Sơn La năm 2019 với 20 đội đến từ các khách sạn nhà hàng, homestay trên địa bàn toàn tỉnh; Hội thi Hoa hậu bò sữa (Mộc Châu)… thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài tỉnh.

Tỉnh Bắc Kạn tập trung đầu tư xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch, đặc biệt là sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng…Cùng với đó, các dự án đầu tư tập trung vào việc bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; khai thác chương trình du lịch về nguồn, về các điểm di tích lịch sử - cách mạng như ATK

Chợ Đồn, đèo Giàng, Phủ Thông… ; phục dựng và bảo tồn một số lễ hội, nghề truyền thống và những di sản văn hóa phi vật thể khác, bảo tồn các bản làng còn mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc để xây dựng các chương trình tham quan hấp dẫn, đặc trưng.

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Năm 2019 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 308 cơ sở lưu trú, trong đó có 32 khách sạn với 892 phòng, gồm: 1 khách sạn 5 sao (Mường Thanh), 1 khách sạn đang hoàn thiện thủ tục nâng cấp lên tiêu chuẩn 4 sao (Khách sạn Viettri Garden), 1 khách sạn 3 sao, 7 khách sạn 2 sao, 22 khách sạn 1 sao và 276 nhà nghỉ với tổng số 2.854 phòng.

Tính đến tháng 12 năm 2019 trên địa bàn tỉnh Sơn La có 350 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 45 khách sạn (26 khách sạn từ 1-2 sao, 05 khách sạn từ 3-5 sao và 15 khách sạn đạt tiêu chuẩn), còn lại là nhà nghỉ du lịch và homestay.

Năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện có 211 cơ sở lưu trú du lịch với 1.857 phòng, trong đó: 22 khách sạn, 68 nhà nghỉ du lịch và 121 nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê; 1.858 nhà hàng ăn uống; hơn 200 cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, sự phát triển của các cơ sở lưu trú còn mang tính tự phát, số lượng các cơ sở tương đối nhiều nhưng đa phần đều ở quy mô nhỏ, trang thiết bị cũ, không đồng bộ, chất lượng kinh doanh dịch vụ lưu trú chưa cao, chưa phù hợp với xu thế phát triển và chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch…

Sự thuận tiện tiếp cận điểm đến du lịch: Sơn La là tỉnh miền núi cao ở phía Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Thành phố Sơn La cách thủ đô Hà Nội 320 km. Địa hình của tỉnh Sơn La chia thành những vùng đất có đặc trưng sinh thái khác nhau. Sơn La có hai cao nguyên lớn là cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Nà Sản, di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La; di tích lịch sử Hang Bia Quế Lâm Ngự Chế - nơi ghi dấu bút tích của Vua Lê Thái Tông năm 1440… Thêm một lựa chọn dành cho du khách khi đến với Sơn La đó là tour du lịch lòng hồ Thủy điện Sơn La với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí về một miền văn hóa sông nước, hai bên hồ thấp thoáng bóng nhà sàn của những bản tái định cư…

* Hệ thống đường bộ: dài 9.588km, Đường Quốc lộ gồm 9 tuyến tổng chiều dài 871km, đường Tỉnh: gồm 16 tuyến đường dài 900km. Đường Huyện: có 142 tuyến chiều dài: 2.168km. Đường Đô thị: có 138 tuyến tổng chiều dài 143km. Đường xã: có 1.454 tuyến, tổng chiều dài: 5.316km. Đường Chuyên dùng: 282km.

* Về hệ thống đường sông: Trên địa bàn tỉnh Sơn La có 2 hệ thống sông chính chảy qua là Sông Đà (dài 378km, gồm lòng hồ Sông Đà trên đập thuỷ điện Hoà Bình dài 203km và lòng hồ Sông Đà trên đập thuỷ điện Sơn La dài 175km) và Sông Mã (dài 70Km) đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội vùng ven sông nói riêng và toàn tỉnh Sơn La nói chung.

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ. Địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp với tỉnh: Tuyên Quang về phía Bắc; Hòa Bình về phía Nam; Vĩnh Phúc về phía Đông; Hà Nội về phía Đông Nam; Sơn La, Yên Bái về phía Tây. Nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông - Bắc; cách trung tâm Hà Nội khoảng 80km về phía Bắc, cách sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 60km. Với vị trí “ngã ba sông” - điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà và sông Lô.

* Đường bộ: Tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai qua tỉnh Phú Thọ có chiều dài trên 60km. Tuyến đường quốc lộ 2 (AH.14 - đường bộ Châu Á số 14). Quốc lộ 32 từ Hà Nội qua Phú Thọ rồi đi Sơn La - Điện Biên - CHDCND Lào. Quốc lộ 32C từ Phú Thọ đi Yên Bái, kết nối với các quốc lộ khác đi Lào Cai rồi sang Trung Quốc và tuyến đường bộ Hồ Chí Minh qua tỉnh nối liền 3 miền đất nước.

* Đường sắt: Tuyến đường sắt xuyên Á từ Vân Nam (Trung Quốc) sang Lào Cai chạy qua tỉnh Phú Thọ về Hà Nội và nối với các tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Tp. Hà Nội - Tp. Hồ chí Minh. Phú Thọ có 8 ga được đặt tại thành phố Việt Trì và các thị trấn khác trên địa bàn tỉnh.

* Đường thủy: Tp. Việt Trì “thành phố ngã ba sông” nới hợp lưu của 3 con sông lớn ở miền Bắc là sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Tổng chiều đài vận tải đường sông của tỉnh 235km, trong đó sông Hồng là 130km, sông Lô 63km, sông Đà 42km chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc hội tụ về Phú Thọ rồi tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh khác.

Tỉnh Bắc Kạn: Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên; Tuyên Quang. Thành phố Bắc Kạn, cách thủ đô Hà Nội 162 km.

* Hệ thống đường bộ: Trên địa bàn tỉnh có tuyến Quốc lộ 3, Quốc lộ 3B, Quốc lộ 279, Quốc lộ 3C. Ngoài ra còn các tỉnh lộ 245, 254, 255, 256, 257, 258, 258B, 259. Tuyến đường cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới.

* Hệ thống đường thủy: Mạng lưới sông ngòi Bắc Kạn tương đối phong phú nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn với đặc điểm chung là ngắn, dốc, thủy chế thất thường. Tuyến đường thủy nội địa địa phương Sông Năng - Hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn có chiều dài 29,2 km.

Doanh nghiệp du lịch

Bảng 3.6. Doanh nghiệp lữ hành một số tỉnh năm 2019


TT

Doanh nghiệp

Phú Thọ

Sơn La

Bắc Kan

Hòa Bình

1

Lữ hành nội địa

23

1

2

7

2

Lữ hành quốc tế

3

0

1

0

3

Tổng

26

1

3

7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình - 12

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tỉnh Phú Thọ có số lượng doanh nghiệp lữ hành nhiều nhất với tổng số 26 doanh nghiệp. Điều đó phần nào phản ảnh được sức hấp dẫn của ngành du lịch tỉnh Phú Thọ so với các tỉnh còn lại. Tỉnh Sơn La có duy nhất 01 doanh nghiệp lữ hành, sức liên kết các tour, tuyến du lịch giữa các khu điểm du lịch trong tỉnh và các điểm đến ngoài tỉnh còn nhiều hạn chế. Bắc Kạn có 3 doanh nghiệp lữ hành, trong đó có 1 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, tuy nhiên 3 doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Bắc Kạn có quy mô nhỏ.

Quản trị điểm đến du lịch,

Tỉnh Sơn La, thực hiện vận động các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch quốc gia; Hướng dẫn công ty lữ hành trên địa bàn về khuyến cáo đi du lịch điểm đến không an toàn; Thông báo kế hoạch hội thi Bartendef toàn quốc năm 2019 của Tổng cục Du lịch tổ chức; Hướng dẫn các đơn vị kinh doanh du lịch hưởng ứng

ngày du lịch thế giới 27/9...; Hướng dẫn các huyện, thành phố, các khu, điểm, bản du lịch, các khách sạn, nhà hàng thực hiện Luật du lịch số 09/2017/QH14, Nghị định 168 của Chính phủ và Thông tư số 06 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phát triển du lịch; Chủ trì phối hợp với các phòng Văn hóa, Thông tin tăng cường công tác kiểm tra chất lượng dịch vụ các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn toàn tỉnh; Phối hợp với Hiệp hội du lịch tỉnh tổ chức thành công Lễ phát động “Du lịch chung tay bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa” tại huyện Mộc Châu; bộ quy tắc “xây dựng nét đẹp văn hóa con người Mộc Châu”.

Trong những năm qua, tỉnh Phụ Thọ tăng tăng cường công tác bảo vệ và gìn giữ môi trường, công tác an ninh trật tự nhất là trong những dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng, ngày hội Văn hoá truyền thống các dân tộc, chương trình “Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam”, … có quy mô quốc gia, tạo ấn tượng tốt đối đồng bào cả nước và nước ngoài. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động văn hóa; Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội đối với việc tổ chức và quản lý hoạt động văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh.

Tỉnh Bắc Kạn, xác định việc bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái là nhiệm vụ quan trọng để phát triển du lịch một cách bền vững, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chính quyền các cấp, các đơn vị, tổ chức, các khu du lịch thực hiện tốt việc bảo vệ tài nguyên, giữ gìn vệ sinh môi trường; tổ chức các đợt ra quân làm vệ sinh, thu gom rác thải, trồng cây xanh… tại các khu, điểm du lịch. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thường xuyên phối hợp với các ngành Lao động, Thương binh - Xã hội; Tài nguyên và Môi trường; Y tế; Giao thông vận tải; Công an và chính quyền các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiểm tra công tác vệ sinh môi trường, bảo đảm an toàn giao thông, giữ gìn an ninh trật tự tại các khu, điểm du lịch và trong các cơ sở lưu trú du lịch. Từ năm 2017 đến nay, thực hiện kiểm tra 100 cơ sở kinh doanh về lĩnh vực du lịch, trong đó 97 cơ sở lưu trú du lịch, 02 doanh nghiệp Lữ hành, 01 doanh nghiệp vận tải. Qua kiểm tra, một số cơ sở chưa thực hiện đúng quy định về hoạt động kinh doanh du lịch, đã lập biên bản nhắc nhở 25 cơ sở, phạt cảnh cáo 06 cơ sở và phạt tiền 06 cơ sở.

Giá cả và sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương.

Nhìn chung mặt bằng giá và sự tham gia của công đồng dân cư địa phương vào du lịch các tỉnh Phú Thọ, Sơn La, Hòa Bình, Bắc Kạn là khá tương đồng vì điều kiện nguồn lực đề phát triển du lịch khá giống nhau. Nhiều sản phẩm, đa dạng, phong phú nhất là Phú Thọ đi cùng với đó sự tham gia của cộng đồng vào việc giữ gìn và phát huy các giá trị di sản vật thể và và phi vật thể, là tỉnh duy nhất trong 04 tỉnh có 02 di sản phi vật thể được UNESCO công nhận là Hát Xoan Phú Thọ và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ. Bắc Kạn hiện tại đang là tỉnh có ít sản phẩm, dịch vụ du lịch nhất, lượt khách du lịch năm 2019 đến với Khu du lịch hồ Ba Bể là hơn 85 nghìn lượt, bằng 1/6 lượt khách du lịch đến với Bắc Kạn. Vì vậy, sự tham gia của công đồng dân cư địa phương vào du lịch ít hơn so với các tỉnh còn lại, nhưng mức độ giá cả các sản phẩm, dịch vụ du lịch, sự thân thiện, hiếu khách lại được khách du lịch đánh giá khá cao.

Bảng 3.7. So sánh đánh giá của khách du lịch về điểm đến du lịch Hòa Bình và một số tỉnh miền núi phía Bắc

Các tiêu chí đánh giá

Hòa Bình

Phú Thọ

Sơn La

Bắc Kan

1. Tài nguyên du lịch

3.98

3.08

4.25

3.14

2. Nguồn nhân lực du lịch

4.09

3.07

3.82

2.85

3. Sản phẩm du lịch

3.35

2.79

3.46

1.49

4. Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch

4.12

4.32

4.2

3.23

5. Quản trị điểm đến du lịch

3.18

3.51

3.74

2.79

6. Doanh nghiệp du lịch

2.67

3.42

2.58

1.34

7. Giá cả

4.01

3.98

4.12

4.23

(Nguồn: tác giả khảo sát và tổng hợp) Hạn chế về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của các tỉnh so với tỉnh Hòa Bình Tỉnh Phú Thọ: hoạt động du lịch còn nặng tính mùa vụ; Sản phẩm du lịch

chưa thật sự phong phú, đặc trưng và có sức thu hút hấp dẫn khách du lịch; Việc phát triển sản phẩm hàng lưu niệm, quà tặng mang dấu ấn của du lịch đất Tổ cội nguồn còn hạn chế. Khách du lịch lưu trú chiếm tỷ lệ nhỏ so với khách thăm quan, thời gian lưu trú và mức chi tiêu bình quân của du khách khách còn thấp. Công tác xúc tiến du lịch, xúc tiến đầu tư du lịch, hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Phú Thọ tính hiệu quả và tính chuyên nghiệp chưa cao; Chưa thu hút được nhiều các dự án du lịch từ các nhà đầu tư lớn có tiềm lực để tạo ra sự đột phá. Nguồn nhân lực du lịch còn thiếu và yếu cả về số lượng và chất lượng; việc liên kết đào tạo nhân lực giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp chưa được tăng cường thực hiện.

Tỉnh Sơn La: Điều kiện giao thông khó khăn chủ yếu liên kết với các tỉnh trong khu vực bằng đường bộ và đường thủy. Phương tiện vận tải cũng như tuyến giao thông Sơn La đều chưa được quy hoạch và quản lý một cách khoa học, thống nhất, gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả khai thác du lịch. Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch thiếu và yếu. Đơn điệu, nghèo nàn, lạc hậu, kém vệ sinh của các cơ sở lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác cũng gây khó khăn trong việc kéo dài thời gian lưu trú, nâng cao mức chi tiêu của khách du lịch, và thu hút khách du lịch. Chất lượng dịch vụ chưa tốt, sản phẩm du lịch không bền vững. Hiện tượng bê tông hóa, đô thị hóa ở các làng bản ven hồ thủy điện Sơn La ngày càng phổ biến, không chỉ phá hỏng cảnh quan kiến trúc làng bản truyền thống, mà còn làm mai một bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc. Vì vậy, các sản phẩm du lịch còn thiếu những sản phẩm đặc sắc mang bản sắc riêng, khó cạnh tranh. Sức ép cạnh tranh của các khu du lịch khác trong khu vực Tây Bắc.

Tỉnh Bắc Kạn: Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu du lịch chưa đồng bộ, chưa tạo được sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư. Các dự án đầu tư du lịch triển khai chậm, chưa tạo được cơ sở vật chất kỹ thuật và sản phẩm du lịch có chất lượng để thu hút khách, tạo động lực cho phát triển du lịch. Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa có thương hiệu…, chưa tạo được sức hấp dẫn cho du khách; chưa xây dựng được các tuyến, điểm du lịch hoàn chỉnh mang tính độc đáo, đặc thù riêng cho tỉnh; còn thiếu các khách sạn cao cấp, thiếu các dịch vụ bổ sung và các trung tâm vui chơi giải trí; thiếu các doanh nghiệp có thương hiệu. Thiếu sự gắn kết

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí