Quán Triệt Sâu Sắc Đường Lối, Chủ Trương Của Đảng, Chính Sách Pháp Luật Của Nhà Nước; Bám Sát Thực Tiễn Của Địa Phương Đề Ra Chủ Trương Và


ngại khó, ngại học, thiếu ý chí phấn đấu, thậm chí không chịu làm việc mà chỉ muốn hưởng chính sách ưu đãi của Đảng [1, tr.10].

Là địa phương đạt nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS so với các địa phương trong khu vực, tuy nhiên công tác này tại tỉnh Lào Cai vẫn còn những hạn chế. Đến thời điểm năm 2012, toàn tỉnh vẫn có tới 22,2% cán bộ DTTS cấp tỉnh, huyện chưa đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ; 42,8% chưa đáp ứng tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị; 26,7% thiếu kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch; 51% thiếu tiêu chuẩn về ngoại ngữ. Còn 212 cán bộ DTTS cấp tỉnh, huyện chưa qua đào tạo chuyên môn [134].

Nhiều cán bộ DTTS tuổi cao, công tác chủ yếu sử dụng kinh nghiệm, không thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới. Trong khi đó, số lượng không nhỏ cán bộ trẻ, nhất là cấp huyện, xã thiếu am hiểu, kinh nghiệm thực tiễn nên chất lượng công tác lãnh đạo, quản lý chưa cao; việc vận dụng khoa học vào thực tiễn cũng như việc tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cũng như cho Đảng, Nhà nước trong hoạch định, điều chỉnh cơ chế, chính sách mang tính khả thi cho sự phát triển kinh tế

- xã hội vùng núi, vùng DTTS ở Tây Bắc còn hạn chế.

Ở những địa phương làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ cơ sở có trình độ khá hơn, song cũng còn nhiều cơ sở ở các tỉnh miền núi, cán bộ mặt trận, đoàn thể người dân tộc còn rất hạn chế cả về năng lực và trình độ. Do trình độ học vấn thấp, hiểu biết về xã hội hạn chế nên việc tiếp thu và truyền đạt các chủ trương, nghị quyết đến đoàn viên, hội viên gặp nhiều khó khăn, tổ chức triển khai các hoạt động đạt hiệu quả không cao. Ngoài một số người là cán bộ các cơ quan và bộ đội nghỉ hưu, cán bộ mặt trận và cựu chiến binh có tiếng nói trọng lượng, cán bộ đoàn thanh niên và Hội Phụ nữ ít có khả năng đóng góp ý kiến xây dựng các nghị quyết của đảng bộ, các chương trình công tác của chính quyền địa phương. Tình trạng phổ biến trong thực tiễn hoạt động của đội ngũ cán bộ DTTS thuộc đối tượng này đó là mới làm được việc triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết từ trên đưa xuống (nhưng thường rất hạn chế), việc phản ánh trở lại cho Đảng, chính quyền về tâm tư, nguyện vọng và những ý kiến của đoàn viên, hội viên và quần chúng còn rất


ít. Cũng do hạn chế về trình độ, nên có người chưa phân tích được những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, chống phá chế độ của các thế lực thù địch, chưa chủ động xử lý và ứng phó kịp thời với những vấn đề nảy sinh ở cơ sở. Những vấn đề phức tạp về tôn giáo, về an ninh trật tự xảy ra ở một số địa phương miền núi trong giai đoạn này, không ít cán bộ cơ sở tỏ ra lúng túng, bị động, nằm im chờ chỉ đạo của cấp trên. Cá biệt có người nghe theo những người xấu tham gia biểu tình gây rối mất trật tự.

Hệ thống các trường THPT (bao gồm cả trường DTNT) là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực và công tác quy hoạch, tuyển dụng đội ngũ cán bộ người DTTS của các tỉnh Tây Bắc. Mặc dù các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc có nhiều quan tâm, chú ý tới công tác này, tuy nhiên do rất nhiều trở ngại làm gián đoạn đến quá trình theo học nên càng lên bậc học cao hơn, số lượng học sinh DTTS lại càng giảm. Theo “Báo cáo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2014- 2015”, cứ 100 em học sinh DTTS tham gia học Tiểu học thì lên đến THPT tỉnh Điện Biên chỉ còn lại 22 em, tỉnh Lai Châu còn lại 15 em, tỉnh Sơn La còn lại 19 em. Đây là tỷ lệ khá thấp trong so sánh với khu vực và cả nước [190, tr.51].

Chính sách cử tuyển học sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp là chủ trương thể hiện tính nhân văn của Đảng và Nhà nước với con em vùng đồng bào DTTS, có ý nghĩa quan trọng cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS, đặc biệt là công tác tạo nguồn. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai hiệu quả, chính sách này đã phát sinh một số bất cập, hạn chế. Do thiếu biên chế, nên việc bố trí công việc đối với sinh viên cử tuyển gặp nhiều khó khăn. Tại tỉnh Hòa Bình từ năm 2011 đến 2014 có 113 sinh viên diện cử tuyển tốt nghiệp cao đẳng, đại học, nhưng tỉnh chỉ bố trí việc làm được 43 người, sinh viên tự xin việc được 40 người, còn 30 người chưa xin được việc làm. Tại tỉnh Sơn La, số đối tượng sinh viên thuộc diện cử tuyển chưa xin được việc làm từ năm 2011 đến 2014 là 450 đối tượng; sinh viên DTTS không thuộc diện cử tuyển chưa xin được việc là 5.298 người [190, tr.48]. Bên cạnh khó khăn về sắp xếp công việc thì một số em học sinh khi đi học cử tuyển do học lực còn ở mức trung bình cho nên khi theo học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.


chuyên nghiệp cùng các sinh viên khác, các em rất khó khăn để vượt qua được các kỳ thi, nhiều sinh viên đã bị nợ môn. Nguồn cán bộ là người DTTS làm việc ở lĩnh vực khoa học kỹ thuật của các tỉnh còn rất khiêm tốn, tuy nhiên, số em học sinh là người DTTS theo học những ngành này lại rất ít vì những đòi hỏi cao về tư duy nhạy bén và xử lý công việc nhanh... Bởi những hạn chế này, nên qua từng năm, số lượng sinh viên theo học chế độ cử tuyển ở các địa phương Tây Bắc giảm dần. Tại Sơn La, trong 6 năm (2010-2016), tỉnh đã cử được 372 học sinh là con, em người DTTS đi học tại các trường chuyên nghiệp trên cả nước. Tuy nhiên, số lượng này giảm dần qua các năm (Phụ lục 4.2). Thậm chí, năm 2014, tỉnh chỉ cử được 1 em tham gia chương trình cử tuyển. Trước thực trạng này, hai năm 2015 và 2016, tỉnh Sơn La tạm dừng chính sách cử tuyển, không cử học sinh là con em các DTTS đi học tại các trường chuyên nghiệp như những năm trước.

Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 - 18

4.1.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

* Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, điều kiện tự nhiên của vùng Tây Bắc có nhiều khó khăn: địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, thiên tai phức tạp, bất ngờ,... Nguồn lực của Trung ương và của địa phương phải dàn trải cho nhiều vấn đề, lĩnh vực. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ DTTS tại các địa phương trong vùng.

Thứ hai, mặt bằng dân trí thấp, nguồn nhân lực để bổ sung cho đội ngũ cán bộ DTTS rất hạn chế. Đây là một khó khăn cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS mà không dễ giải quyết trong thời gian ngắn.

Thứ ba, do thói quen sinh hoạt, canh tác nên vẫn còn hiện tượng người DTTS sống du canh, du cư. Điều này dẫn tới những khó khăn trong công tác quản lý xã hội. Đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, hiện tượng đó cũng tác động tiêu cực, nhất là trong công tác quy hoạch, tạo nguồn và đào tạo, bồi dưỡng.

Thứ tư, các chính sách của Nhà nước còn nhiều bất cập trong quá trình triển khai thực tiễn. Một số chính sách về đào tạo cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực còn quá nhiều bất cập và triển khai chưa nghiêm túc. Ví dụ, Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg ngày 8-2-2006 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công


chức xã, phường, thị trấn DTTS thực chất là không được triển khai thực hiện. Nhưng phải đến năm 2012, khi Hội đồng dân tộc Quốc hội chất vấn thì Bộ Nội vụ mới giải trình là thực hiện trong chủ trương chung về đào tạo cán bộ cơ sở.

Các chính sách đối với cán bộ DTTS chưa đủ mạnh để tạo điều kiện cho DTTS vươn lên. Như trong chính sách cử tuyển, đã xuất hiện nhiều tiêu cực, việc hình thành các trường Đại học ở vùng DTTS cũng không gắn được vào quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS; các chính sách tăng cường trí thức trẻ, đưa bác sĩ về vùng dân tộc, chủ trương thì tốt nhưng các chính sách không đồng bộ, việc xử lý các vấn đề cán bộ nảy sinh tại chỗ còn chậm và lúng túng. Ngay cả trong vấn đề thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ của Trung ương, 6 chức danh chủ chốt không phải người địa phương làm cho cán bộ DTTS phân tâm.

Các văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành quy định và hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức về tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức còn chậm và thiếu thống nhất. Cơ chế đặc thù trong ưu tiên tuyển dụng công chức, viên chức DTTS chưa tạo đột phá về khung pháp lý ưu tiên để tuyển dụng; khung quy định về số lượng và cơ cấu, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức cho đối tượng DTTS chưa được hướng dẫn triển khai cụ thể. Điều này gây nhiều khó khăn cho các địa phương trong tổ chức thực hiện.

Thứ năm, việc học tập của cán bộ DTTS vùng Tây Bắc chưa thực sự hiệu quả do nhiều nguyên nhân. Trong đó có nguyên nhân từ nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn lãnh đạo, quản lý, nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng nặng về lý luận, dàn trải, thiếu sự liên thông, kế thừa, trùng lặp về nội dung, thiếu tính thiết thực, chưa đi sâu vào rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác cho cán bộ, công chức. Điều này khiến cho nhiều cán bộ DTTS mặc dù tham gia nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhưng vẫn chưa chủ động, thậm chí lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ; năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, giải quyết những vấn đề


thực tiễn đặt ra còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

* Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở một số cấp ủy, cơ quan chưa đúng mức. Điều này dẫn tới thực trạng hình thức, thiếu hiệu quả trong quá trình chỉ đạo thực hiện ở một số cấp uỷ, ở một số địa phương.

Ở một số nơi, cấp ủy, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về công tác ưu tiên tuyển dụng, quy hoạch, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức DTTS, chưa mạnh dạn bố trí vào các vị trí công việc, nhất là cương vị lãnh đạo chủ chốt ở cơ quan, đơn vị, chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng, tạo nguồn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức DTTS. Công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức DTTS hằng năm còn hình thức, nể nang, chưa thực chất. Lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm đến chế độ chính sách đãi ngộ, đời sống vật chất, tinh thần, môi trường công tác cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan đơn vị dẫn đến cán bộ, công chức, viên chức DTTS xin ra khỏi ngành. Việc phát triển nguồn nhân lực từ sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở miền núi còn hạn chế. Chất lượng giáo dục phổ thông trong vùng DTTS nhìn chung còn thấp, đã ảnh hưởng tới công tác tạo nguồn cán bộ người DTTS.

Trong một số cấp uỷ ở các tỉnh khu vực Tây Bắc, đặc biệt ở cở cấp cơ sở, còn xuất hiện tư tưởng, biểu hiện xem nhẹ, phân biệt đối xử, thậm chí là kỳ thị dân tộc. Điều này dẫn tới việc bố trí cán bộ theo quan hệ, không chỉ giữa người Kinh và DTTS, mà ngay giữa DTTS với nhau. Các dân tộc lớn hay xem thường, các dân tộc ít người hay tự ái, tự ti.

Thứ hai, về bản thân đội ngũ cán bộ DTTS các địa phương, do đời sống kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi còn thấp và chế độ chính sách đãi ngộ cũng chưa hợp lý nên số lượng và chất lượng học sinh DTTS tham gia các chương trình học tập phổ thông còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng tới công tác tạo nguồn cán bộ DTTS. Ngoài ra, tinh thần tự giác, nỗ lực, ý chí vươn lên của đội ngũ cán bộ DTTS khi tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng vẫn chưa thực sự cao. Thậm chí còn hiện tượng hình thức, ỷ lại hoặc tâm lý tự


ti, rụt rè. Điều này gây khó khăn cho việc xây dựng, phát triển năng lực, nghiệp vụ chuyên môn và bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ DTTS. Trong bối cảnh việc thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ trong thực tiễn còn nhiều điểm chưa thoả đáng, trong khi điều kiện làm việc còn nhiều khó khăn hơn vùng xuôi (thiếu thốn thông tin, trang thiết bị làm việc; giao thông đi lại khó khăn;...) nên cá biệt, đã xuất hiện hiện tượng cán bộ DTTS viết đơn xin nghỉ công tác để về sản xuất, làm kinh tế, phục vụ nhu cầu của cá nhân và gia đình. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cá nhân mỗi cán bộ DTTS, đồng thời tác động tới kết quả công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc.

4.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM

4.2.1. Quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; bám sát thực tiễn của địa phương đề ra chủ trương và giải pháp phù hợp trong xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

Trong 10 năm (2006-2016), Đảng tiếp tục có nhiều chủ trương đối với khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS. Cụ thể hoá những chủ trương đó, Chính phủ ban hành nhiều quy hoạch tổng thể phát triển vùng Tây Bắc với những mục tiêu, định hướng cơ bản và cụ thể. Tiêu biểu như: Quyết định số 712-TTg ngày 30-8-1997 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc thời kỳ 1996-2010; Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 08-7-2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2020;... Ngoài ra, còn có những văn bản liên quan trực tiếp tới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở Tây Bắc như: Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12-3-2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14-3-2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức DTTS trong thời kỳ mới;... Những chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS trên phạm vi cả nước nói chung, với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở các tỉnh miền núi Tây Bắc nói riêng.


Quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc trong giai đoạn 2006-2016 đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đối với đội ngũ cán bộ DTTS. Điều này được cụ thể ở nhiều văn bản, quyết định của Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh, các chương trình, kế hoạch, đề án của UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị các cấp ở Tây Bắc. Bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, các văn bản của các Đảng bộ tỉnh Tây Bắc đều nhấn mạnh ý nghĩa, vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ DTTS và công tác cán bộ DTTS, nêu lên những nội dung toàn diện và cụ thể của công tác. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS luôn được đặt trong tổng thể công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, với những quan điểm được xác định rõ ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ các tỉnh. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện các nội dung của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, việc cụ thể hóa bằng những nghị quyết, quyết định, kế hoạch, chương trình hành động, đề án,... đều được thực thiện trên cơ sở quán triệt nghiêm túc đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, bảo đảm đúng quy định.

Không chỉ quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng cán bộ DTTS, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc cũng luôn bám sát thực tiễn của địa phương đề ra chủ trương và giải pháp phù hợp trong xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Trong quá trình hoạch định chủ trương, chính sách, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc luôn xác định tính đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương nói chung, của đội ngũ cán bộ người DTTS trong tỉnh nói riêng, xuất phát từ thực trạng đội ngũ cán bộ DTTS và bám sát yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS để xác định mục tiêu, các chỉ tiêu phù hợp. Trên cơ sở đó, đề xuất và lựa chọn những giải pháp phù hợp, huy động sự tham gia của hệ thống chính trị, vai trò của xã hội và ý thức nỗ lực của cá nhân cán bộ DTTS. Các khâu của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS như: quy hoạch, tạo nguồn; đào tạo, bồi dưỡng; tuyển dụng, sử dụng; thực hiện các chính sách;... được thực hiện theo đúng những quy định của Nhà nước. Đồng thời, từ điều kiện đặc thù mà mỗi địa phương có những cách làm mới, sáng tạo, phát huy hiệu quả. Do điều kiện nguồn lực địa phương còn nhiều khó khăn, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS


được thực hiện lồng ghép trong nhiều chương trình, đề án nâng cao nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội chung của các tỉnh và của Nhà nước. Để khuyến khích cán bộ DTTS khắc phục khó khăn, tham gia tích cực vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ, các Đảng bộ tỉnh ở Tây Bắc đã kết hợp các nhiều hình thức khen thưởng, động viên, phát huy vai trò của gia đình, dòng họ, những người uy tín trong thôn, bản, đồng thời khơi dậy ý thức tự vươn lên vượt qua mặc cảm vươn lên của cán bộ người DTTS. Trong công tác tuyển dụng, Đảng bộ một số tỉnh (Lai Châu, Sơn La, Điện Biên) đã có một số điều chỉnh về trình độ của đối tượng người DTTS nhằm phù hợp trình độ dân trí của đồng bào DTTS. Nhằm khuyến khích cán bộ DTTS tham gia các chương trình bồi dưỡng, đào tạo ở trong tỉnh và ngoài tỉnh, bên cạnh những chính sách hỗ trợ cán bộ nói chung theo quy định của Nhà nước, Đảng bộ các tỉnh Tây Bắc từ điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương luôn có thêm những chính sách hỗ trợ về công tác phí, kinh phí mua tài liệu, hỗ trợ sau khi kết thúc chương trình bồi dưỡng, đào tạo,... với đội ngũ cán bộ DTTS. Định mức hỗ trợ luôn có sự bổ sung, điều chỉnh theo hướng tăng qua các năm, đảm bảo phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và có ý nghĩa khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ DTTS.

Bước vào thời kỳ mới với những thời cơ và thách thức mới, kinh nghiệm “quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; bám sát thực tiễn của địa phương đề ra chủ trương và giải pháp phù hợp trong xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS” tiếp tục có ý nghĩa đối với các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc trong xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Để việc vận dụng kinh nghiệm này có hiệu quả trong điều kiện mới, cần thực hiện:

Một là, tiếp tục nghiên cứu, nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS nói riêng. Đặc biệt, phải nhận thức rõ những điểm mới, những điều chỉnh, bổ sung trong chủ trương, chính sách. Từ đó, mỗi Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc có tinh thần sớm và chủ động quán triệt, vận dụng trong toàn Đảng bộ. Để tạo sự đồng thuận và thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện, cần ban hành nhiều các văn bản hướng dẫn tới từng cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và tới mỗi cán bộ, đảng viên, trực tiếp là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023