Báo Cáo Chi Tiết Chi Phí Hoạt Động Theo Tổ Hợp Chi Phí


Bảng 4.5: Báo cáo chi tiết chi phí hoạt động theo tổ hợp chi phí

(Tháng ….)



STT


Hoạt động (HĐ)


Tổng chi phí HĐ phát sinh trong kỳ (đ)

Số lượng HĐ

phát sinh (lần/mẻ)

Chi phí/đơn vị HĐ


Kích tố chi phí


Số tiền (đ)

Tỷ trọng (của từng yếu tố chi phí trong

từng HĐ)

1

2

3

4

5

6

7


1


HĐ1: ….

1.1

Khấu hao


Bể rửa cát


Máy xúc S1


1.2

Nguyên vật liệu phụ

và vật tư tiêu hao


Nước thải


1.3

Nhiên liệu, năng

lượng


Dầu diezen


Điện năng

HĐ2

Nghiền thạch cao

2.1

Chi phí khấu hao


Máy nghiền A1


2.2

Nguyên vật liệu phụ

và vật tư tiêu hao


Bi nghiền


2.3

Nhiên liệu, năng

lượng


Điện năng


HĐ…



Tổng cộng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.

Phương pháp xác định chi phí dựa trên cơ sở hoạt động tại một số doanh nghiệp sản xuất thuộc Tổng Công ty Viglacera-CTCP - 21

Nguồn: Tác giả đề xuất


Sử dụng thông tin từ phương pháp ABC trong quản trị


Phương pháp ABC không chỉ là một phương pháp xác định chi phí, mà còn là công cụ quản trị chi phí chiến lược (Kaplan & Norton, 1996). Mục đích của phương pháp ABC không chỉ đơn thuần là tính giá tin cậy và khoa học, mà quan trọng hơn, phương pháp ABC cung cấp thông tin nền tảng phục vụ việc triển khai phương pháp quản trị chi phí theo hoạt động (ABM) trong DN. Cụ thể:

(i) Giá thành sản phẩm được tính chính xác hơn phương pháp ruyền thống: Bằng việc phân tách chi phí chung nhỏ hơn, chi tiết hơn cộng với việc chuyển tất cả chi phí gián tiếp thành chi phí trực tiếp thông qua quá trình phân bổ chi phí hai giai đoạn với việc lựa chọn tiêu thức phân bổ trên cơ sở mối quan hệ nhân quả chặt chẽ, logic giữa chi phí phát sinh và nguồn phát sinh chi phí, phương pháp ABC đã cung cấp thông tin về chi phí và giá thành một cách tin cậy, khoa học. Làm cơ sở quan trọng để các DNSX thuộc TCT Viglacera xác định kết quả kinh doanh và định giá bán sản phẩm.

(ii) Xác định chi phí của những sản phẩm dở dang của DN một cách khoa học, chính xác: Theo mô hình ABC đề xuất như trên, sản phẩm làm dở đến công đoạn nào, hoạt động nào sẽ được xác định cụ thể đến công đoạn đó, hoạt động đó một cách đơn giản do đã tiến hành xác định khối lượng sản phẩm hoàn thành của từng hoạt động cũng như đã xác định chi phí của từng hoạt động. Do vậy, chi phí của sản phẩm làm dở được xác định chính xác đến từng hoạt động. Trong khi đó, đối với phương pháp truyền thống, kế toán phải tiến hành ước đoán, đánh giá sản phẩm làm dở từ đó quy đổi ra sản phẩm hoàn thành tương đương, hoặc bỏ qua việc đánh giá SPDD (trong trường hợp số lượng SPDD phát sinh nhỏ) dẫn đến những sai lệch trong xác định chi phí và giá thành sản phẩm.

(iii) Là công cụ nền tảng để DN áp dụng phương pháp quản trị chi phí theo hoạt động ABM: Muốn quản trị tốt phải đo lường được (Cooper & Kaplan, 1988), phương pháp ABC không những là công cụ đo lường chi phí tin cậy, hiệu quả mà còn là nền tảng cốt lõi để các DNSX thuộc TCT Viglacera triển khai ABM. Thông qua việc phân tích các hoạt động, tìm hiểu nguồn gốc sinh phí nhằm xác định các tiêu thức phân bổ chi phí nguồn lực và xác định tiêu thức phân bổ hoạt động, phương pháp ABC sẽ cung cấp cho nhà quản trị thông tin về nguồn gốc và cách thức sinh phí trong DN. Với luận giải


nền tảng việc tiến hành các hoạt động là nguyên nhân sinh phí trong DN", trên cơ sở đó nhà quản trị sẽ đo lường được chi phí của từng hoạt động cấu thành nên giá thành sản phẩm, nhận diện được các hoạt động gia tăng giá trị và các hoạt động không gia tăng giá trị, làm cơ sở nền tảng cho việc cắt giảm chi phí, cải tiến hoạt động từ đó có biện pháp sử dụng tối ưu nguồn lực, cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tại các DNSX thuộc TCT Viglacera, trên cơ sở các báo cáo chi phí theo mô hình ABC đã triển khai (Bảng 4.4; Bảng 4.5), các yếu tố chi phí trong DN sẽ được truy nguyên nguồn gốc phát sinh theo từng khoản mục, theo từng hoạt động và theo từng loại sản phẩm. Đồng thời nguyên nhân làm phát sinh chi phí cũng được sáng tỏ. Các thông tin về khoản chi phí gì, phát sinh từ hoạt động nào, phát sinh như thế nào, với nguồn sinh phí là gì sẽ được cung cấp một cách logic, khoa học và đa chiều. Trên cơ sở những thông tin chi phí tin cậy và đa chiều đó, nhà quản trị sẽ có cơ sở vững chắc và rõ ràng để ra quyết định kiểm soát chi phí. Và quan trọng hơn, việc phân tích hoạt động và làm sáng tỏ cơ chế sinh phí của từng hoạt động sẽ là nền tảng để DN tiến hành cải tiến hoạt động nhằm sử dụng tối ưu nguồn lực, từ đó không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc nhận diện các hoạt động gia tăng giá trị và các hoạt động không gia tăng giá trị sẽ là cơ sở để các DN xác định đối tượng trọng tâm trong quá trình kiểm soát chi phí, cải tiến hoạt động và đầu tư nguồn lực bằng cách tập trung vào các hoạt động gia tăng giá trị đồng thời có giải pháp loại bỏ hoặc cắt giảm các hoạt động không gia tăng giá trị nhằm không ngừng cải thiện giá trị gia tăng cho sản phẩm của DN với chi phí tối ưu.

4.3.2. Giải pháp về quy trình triển khai áp dụng phương pháp ABC


Để triển khai áp dụng phương pháp ABC với mô hình đề xuất trong mục 4.3.1 sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của một số DNSX thuộc TCT Viglacera, tác giả đề xuất vận dụng linh hoạt quy trình lý thuyết mà Horngen và cộng sự (2015) đã nghiên cứu. Theo Horngen và cộng sự, quy trình triển khai gồm 6 bước: (i) Lựa chọn mục tiêu cụ thể khi triển khai; (ii) Phác họa các vấn đề tổ chức ảnh hưởng tới việc triển khai; (iii) Xác định các hoạt động và nhóm các hoạt động chủ yếu; (iv) Phân bổ chi phí cho các


hoạt động; (v) Phân bổ chi phí của các hoạt động cho các sản phẩm; (vi) Phân tích dữ liệu chi phí.

Tuy nhiên mô hình ABC đề xuất triển khai tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera không phải là mô hình ABC tiêu chuẩn mà sử dụng mô hình ABC đơn giản hơn nhằm tạo thuận lợi và tăng tính khả thi trong áp dụng, đó là mô hình ABC sử dụng ma trận EAD. Do vậy, tác giả đề xuất giải pháp về quy trình triển khai mô hình này tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera như sau:

(1) Lựa chọn mục tiêu cụ thể khi triển khai


Bất kỳ một hoạt động nào trong DN đều hướng đến việc thực hiện một hoặc một vài mục tiêu nhất định, Bước đầu tiên nhưng lại là bước vô cùng quan trọng khi triển khai áp dụng phương pháp ABC trong DN, đó là DN cần phải đặt ra các mục tiêu cụ thể mà DN có thể đạt được khi vận dụng phương pháp ABC. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu định tính về tính khả thi của phương pháp ABC khi đưa vào áp dụng thực tế tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera, phần lớn các nhà quản trị cho rằng việc tính chính xác giá thành sản phẩm và cung cấp thông tin phục vụ công tác kiểm soát chi phí là hai mục tiêu quan trọng hàng đầu và cấp thiết mà các nhà quản trị mong muốn khi triển khai phương pháp xác định chi phí mới. Thông tin cung cấp cho các nhà quản trị từ hệ thống kế toán quản trị chi phí phải cung cấp cái nhìn toàn diện, chi tiết và đầy đủ bản chất và nguồn gốc phát sinh chi phí để từ đó nhà quản trị có các quyết định điều hành hiệu quả.

Ngoài ra, với đặc trưng của phương pháp ABC là phương pháp ABC cung cấp thông tin về nguồn gốc và cơ chế phát sinh chi phí trong DN nên phương pháp ABC được còn được coi là công cụ nền tảng để DN triển khai quản trị chi phí theo hoạt động. Nhằm tận dụng lợi ích to lớn này mà phương pháp ABC đem lại, ngoài hai mục tiêu nêu trên, khi quyết định đưa phương pháp ABC vào áp dụng các nhà quản trị tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera còn nhằm mục đích quản trị hiệu quả từng hoạt động nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu chi phí, cải tiến hoạt động trong DN.

(2) Phác họa các vấn đề tổ chức ảnh hưởng tới việc triển khai

Một số DNSX thuộc TCT Viglacera thường sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, quy trình sản xuất khép kín với sự hỗ trợ lớn từ hệ thống công nghệ thông tin.


Sản phẩm sản xuất không chỉ riêng một loại mà sự đa dạng về chủng loại, mã sản phẩm là đặc trưng của nhóm các DN này. Các sản phẩm hiện nay đang được các DN xác định giá thành theo phương pháp truyền thống, tập hợp chi phí theo quy trình sản xuất, phân bổ chi phí chung đơn giản theo một hoặc một vài tiêu thức nhất định. Bên cạnh đó, chi phí SXC đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng chi phí sản xuất, tỷ trọng chi phí NC trực tiếp có xu hướng ngày càng giảm do các DN có xu hướng sử dụng tự động hóa trong quá trình sản xuất. Đây là những đặc điểm về tổ chức cần được nhận diện khi triển khai áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera.

(3) Thực hiện các bước triển khai mô hình ABC sử dụng ma trận EAD

Sau khi xác định mục tiêu áp dụng phương pháp ABC, phác họa các vấn đề về tổ chức khi triển khai, một số DNSX thuộc TCT Viglacera tiến hành thực hiện các bước triển khai mô hình ABC sử dụng ma trận EAD như đã đề xuất trong mục 4.3.1. Trong đó việc xác định các hoạt động cũng như xác định các kích tố chi phí sẽ tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quy trình sản xuất tại từng DN.

(4) Phân tích dữ liệu chi phí

Tại bước này, căn cứ vào mục đích áp dụng phương pháp ABC mà DN đã đặt ra ở bước đầu tiên và tùy thuộc đặc điểm, yêu cầu quản lý của từng DN mà hệ thống ABC sẽ có các báo cáo thích hợp. Dựa trên các báo cáo, kế toán tiến hành phân tích và cung cấp thông tin nhằm phục vụ yêu cầu quản lý về chi phí, giá thành và quản trị hiệu quả hoạt động của nhà quản trị.

4.3.3. Giải pháp về các giai đoạn áp dụng phương pháp ABC

Hai đặc trưng cơ bản của phương pháp ABC đó là (i) áp dụng nhiều tiêu thức phân bổ trong việc phân bổ chi phí chung và (ii) phân tích quá trình sản xuất kinh doanh thành các hoạt động hoặc nhóm hoạt động làm cơ sở cho việc xác định chi phí.

Theo tác giả, để phù hợp với một số DNSX thuộc TCT Viglacera với đặc thù là các DN vừa và nhỏ, nguồn lực còn hạn chế, việc áp dụng phương pháp ABC có thể triển khai theo từng giai đoạn với mức độ và phạm vi tăng dần nhằm tạo sự thích ứng và chuyển đổi nhẹ nhàng từ phương pháp truyền thống sang phương pháp ABC. Hơn nữa, sau mỗi giai đoạn áp dụng, DN có thêm cơ hội để hoàn thiện và điều chỉnh quá trình tác nghiệp sao cho phù hợp và hiệu quả với đặc thù của DN mình, dần tiến tới áp dụng toàn diện phương pháp ABC trong phạm vi toàn DN.


Cơ sở khoa học cho đề xuất trên là: (i) phương pháp ABC có thể tính giá một phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị sản phẩm mà DN thực hiện, từ khâu thiết kế, chuẩn bị sản xuất, sản xuất… đến khâu cuối cùng là phân phối và chăm sóc khách hàng trên cơ sở phân tích các hoạt động cần thực hiện dọc theo chuỗi giá trị. Do vậy, DN có thể lựa chọn áp dụng phương pháp ABC đối với bất kỳ một giai đoạn, một số giai đoạn hoặc toàn bộ quá trình trong chuỗi giá trị tủy theo yêu cầu quản lý và điều kiện của DN; (ii) theo phương pháp ABC mức độ phân chia chi tiết chi phí chung cũng như mức độ chia tách hoạt động hay nhóm hoạt động hoàn toàn có thể linh động tùy thuộc vào điều kiện sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của DN trên cơ sở nguyên tắc cân đối lợi ích – chi phí (lợi ích thu được lớn hơn chi phí bỏ ra).

Hơn nữa, trên phương diện thực tiễn, kinh nghiệm áp dụng phương pháp ABC tại các DNSX trên thế giới cho thấy các DN đều áp dụng phương pháp ABC theo một lộ trình nhất định, trước tiên phương pháp ABC sẽ được áp dụng tại bộ phận sản xuất, sau một thời gian điều chỉnh và hoàn thiện mô hình áp dụng tại bộ phận sản xuất DN mới tiến hành mở rộng áp dụng cho các bộ phận khác trong DN. Việc áp dụng thành công phương pháp ABC trong giai đoạn sản xuất - một giai đoạn quan trọng trong chuỗi giá trị của sản phẩm, và cũng là giai đoạn được cho là thuận tiện nhất cho việc triển khai phương pháp ABC trong các giai đoạn sản xuất kinh doanh. Lý do là vì trong giai đoạn sản xuất các chi phí cũng như các hoạt động có thể được nhận diện và đo lường một cách dễ dàng hơn giai đoạn ngoài sản xuất. Việc áp dụng thành công phương pháp ABC tại trong giai đoạn sản xuất sẽ tạo nền tảng vững chắc về nghiệp vụ cũng như tinh thần cho việc triển khai rộng rãi phương pháp ABC cho toàn DN. Sau khi phương pháp ABC được hoàn thiện trong giai đoạn sản xuất, DN sẽ tiến hành nghiên cứu mở rộng áp dụng cho các giai đoạn khác trong chuỗi giá trị.

Như vậy, để đảm bảo tính khả thi, tác giả đề xuất việc áp dụng phương pháp ABC tại các DNSX thuộc TCT Viglacera nên được áp dụng qua 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Áp dụng nhiều tiêu thức phân bổ khi tiến hành phân bổ chi phí chung

Ở giai đoạn này, trước tiên DN cần phân tách theo dõi chi tiết cho từng yếu tố hoặc nhóm yếu tố chi phí trong khoản mục chi phí chung, sau đó tiến hành xác định tiêu thức phân bổ cho từng yếu tố/nhóm yếu tố chi phí. Như vậy, chi phí chung sẽ được phân bổ một cách hợp lý, khoa học hơn góp phần vào việc cung cấp thông tin tin cậy hơn về


chi phí và giá thành sản phẩm trong DN. Việc vận dụng triển khai giai đoạn này rất đơn giản, chỉ đơn thuần là việc thiết kế, thu thập, tổng hợp thông tin về chi phí chung và phân bổ chi phí chung một cách chi tiết hơn cho sản phẩm dịch vụ. Giai đoạn này không đòi hỏi DN phải đầu tư quá nhiều về nguồn lực nhưng lại đem lại kết quả rất lớn trong việc cung cấp thông tin tin cậy về chi phí và tạo nền tảng để DN triển khai giai đoạn 2 của quá trình áp dụng phương pháp ABC. Tại các DNSX thuộc TCT Viglacera, các DN đều đã tiến hành hạch toán và theo dõi chi tiết chi phí chung theo từng yếu tố, tuy nhiên việc vận dụng tiêu thức phân bổ phù hợp với từng yếu tố chi phí còn hạn chế. Do vậy, DN cần triển khai nghiên cứu cơ chế sinh phí của từng yếu tố chi phí để nhận diện tiêu thức phân bổ hợp lý, khoa học.

Giai đoạn 2: Áp dụng mô hình mô hình ABC sử dụng ma trận EAD trong phạm vi bộ phận sản xuất

Sau khi hoàn thiện và triển khai thành công giai đoạn 1, DN tiến hành triển khai áp dụng toàn diện phương pháp ABC theo mô hình tác giả đề xuất nêu trên, tuy nhiên trong phạm vi giới hạn đó là bộ phận sản xuất chứ chưa áp dụng trên toàn DN. Kinh nghiệm thực tế áp dụng phương pháp ABC tại các DNSX trên thế giới cho thấy, việc áp dụng phương pháp ABC trước hết nên được áp dụng trong phạm vi hoạt động sản xuất của DN với phạm vi xác định chi phí là chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm.

Giai đoạn 3: Áp dụng mô hình mô hình ABC sử dụng ma trận EAD trong phạm vi toàn DN

Sau khi triển khai thành công ở bộ phận sản xuất và xây dựng được mô hình ABC phù hợp với đặc thù của DN sẽ tiến hành mở rộng áp dụng với các hoạt động khác trong chuỗi giá trị của DN như hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý DN…

Như vậy, với việc triển khai áp dụng phương pháp ABC qua 3 giai đoạn với những bước đi thận trọng, chắc chắn nhằm đảm bảo tính khả thi, sự thích ứng và quan trọng hơn nữa là tạo ra sự chuyển đổi nhẹ nhàng từ phương pháp truyền thống sang phương pháp ABC cho các DN. Tại mỗi giai đoạn triển khai, DN đều tận dụng được lợi ích to lớn của phương pháp ABC với mức độ và phạm vi khác nhau, đó là cung cấp thông tin về chi phí một cách tin cậy, khoa học, đồng thời là nền tảng để DN quản trị chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.


4.4. Một số khuyến nghị nhằm tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các giải pháp áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera

4.4.1. Đối với TCT Viglacera và một số DNSX thuộc TCT Viglacera

Đối với TCT Viglacera

Để tạo điều kiện áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc đơn vị mình, trước hết TCT Viglacera cần nhận thức rõ về vai trò của hệ thống kế toán quản trị nói chung và vai trò của thông tin chi phí và giá thành sản phẩm trong công tác quản trị chi phí nói riêng. TCT Viglacera cần là đơn vị tiên phong trong việc áp dụng các phương pháp quản trị chi phí hiện đại, từ đó lan tỏa cho các đơn vị thành viên thông qua các chương trình đào tạo, các chính sách và chiến lược chung của toàn TCT Viglacera.

Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên tăng cường tiềm lực tài chính, TCT Viglacera cần nghiên cứu tiến hành tái cơ cấu các đơn vị thành viên để có đủ sức cạnh tranh không chỉ với các DN nội địa mà còn với các DN nước ngoài. Đối với những Công ty dùng công nghệ lạc hậu, tiêu hao năng lượng lớn, không còn sức cạnh tranh thì cần mạnh dạn đầu tư cải tiến hoặc bán lại/bán lại một phần cho các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính để nâng cấp công nghệ sản xuất đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra TCT cũng cần mạnh dạn thực hiện việc mua lại, sáp nhập (M&A) với các DN có tiềm lực và triển vọng nhằm không ngừng tăng cường khả năng cạnh tranh của TCT trên thị trường trong nước và quốc tế.

Đối với một số DNSX thuộc TCT Viglacera

Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng bao gồm: sự tham gia của Ban giám đốc, khả năng truyền thông nội bộ DN, mức độ sử dụng thông tin từ phương pháp xác định chi phí, trình độ công nghệ sản xuất của DN và áp lực cạnh tranh của DN. Nhằm tạo điều điện thuận lợi thực hiện các giải pháp áp dụng phương pháp ABC tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera, tác giả đưa ra một số khuyến nghị về các nhân tố này, cụ thể như sau:

Khuyến nghị về sự tham gia của Ban Giám đốc


Có thể nhận định rằng, nhận thức, tầm nhìn và cam kết của lãnh đạo DN là điều kiện tiên quyết để triển khai áp dụng phương pháp ABC. Để áp dụng thành công phương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023