Ma Trận Chi Phí – Hoạt Động (Ma Trận Ead) (Tháng...)‌


để triển khai phương pháp ABC thì chi phí chung không những cần được phân loại chi tiết theo từng yếu tố mà còn cần theo dõi chi tiết theo từng tiểu mục yếu tố chi phí con đối với một số chi phí. Ví dụ: chi phí khấu hao tài sản cố định cần được theo dõi chi tiết theo từng tài sản phục vụ cho việc nhận diện những hoạt động liên quan đến từng tiểu mục yếu tố chi phí khấu hao. Chi phí càng được theo dõi chi tiết thì việc phân bổ và tính giá càng đáng tin cậy và ngược lại. Tuy nhiên, việc theo dõi chi phí chi tiết ở mức độ nào là tùy thuộc vào đặc điểm chi phí, yêu cầu quản lý và năng lực cung cấp thông tin của bộ máy kế toán. Thực trạng phân loại chi phí hiện nay tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera đã triển khai phân loại khá chi tiết chi phí theo từng khoản mục, theo từng yếu tố, thậm chí chi tiết theo từng tiểu mục yếu tố chi phí. Hơn nữa, do tất cả các DN hiện nay đều đang ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán nên việc phân loại và theo dõi chi tiết chi phí theo từng yếu tố, thậm chí từng tiểu mục yếu tố chi phí rất thuận tiện và không tốn nhiều nguồn lực.

Sau khi xác định danh mục chi phí, DN tiến hành thu thập và tổng hợp thông tin về chi phí phát sinh trên cơ sở danh mục chi phí đã xác định (Bảng 4.1).

Bảng 4.1: Danh mục chi phí SXC phát sinh (Tháng...)‌


STT


Nội dung


Tổng chi phí phát sinh (đ)

1

Chi phí khấu hao

1.1

Khấu hao máy cắt

1.2

Khấu hao máy trộn

……

2

Chi phí vật liệu phụ và vật tư tiêu hao

2.1

Bi nghiền

2.2

Dầu phun

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.

Phương pháp xác định chi phí dựa trên cơ sở hoạt động tại một số doanh nghiệp sản xuất thuộc Tổng Công ty Viglacera-CTCP - 20



STT


Nội dung


Tổng chi phí phát sinh (đ)

2.3

Sáp nến

3

Chi phí nhiên liệu, năng lượng

3.1

Dầu diezen

3.2

Than cục

3.3

Điện năng


…..


Tổng cộng

Nguồn: Tác giả đề xuất


Bước 2: Xác định hoạt động


Bước này có thể được thực hiện song song với bước một, nhằm đơn giản hoá quá trình truy vấn thông tin về chi phí và phục vụ cho việc nhận diện và phân tách các hoạt động. Căn cứ vào thực tế quy trình sản xuất kinh doanh và điều kiện đo lường đầu ra tại mỗi công đoạn, DN sẽ xác định các hoạt động hoặc nhóm các hoạt động trên cơ sở vừa đảm bảo đủ chi tiết theo yêu cầu quản trị chi phí, vừa đảm bảo điều kiện đo lường đầu ra tại mỗi hoạt động được xác lập.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực chất là một chuỗi hoạt động nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm, từ lúc nguyên vật liệu thô đến khi nguyên vật liệu thô sơ đó được chuyển thành sản phẩm theo nhu cầu của người tiêu dùng. Chuỗi hành động nhằm “chế biến” nguyên liệu thô thành thành phẩm chính là chuỗi quá trình bổ sung giá trị cho những nguyên liệu thô ban đầu. Chuỗi quá trình này được gọi là dòng chảy giá trị (Value stream) hay chuỗi giá trị (Value chain) của doanh nghiệp. Do đó,


việc xác định các hoạt động theo phương pháp ABC cũng được dựa trên cơ sở chuỗi giá trị của từng DN. Tại các DNSX thuộc TCT Viglacera do các DN sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm khác nhau nên việc chia tách các hoạt động sẽ khác nhau, đặc biệt là trong giai đoạn sản xuất (Phụ lục 24).

Bước 3: Thiết lập ma trận EAD và đánh dấu các chi phí có liên quan đến các hoạt động

Sau khi nhận diện và xác định được các hoạt động, kế toán sẽ tiến hành thiết lập ma trận Chi phí – hoạt động (ma trận EAD), theo đó danh mục chi phí được biểu diễn theo hàng, trong khi các hoạt động xác định được biểu diễn theo cột. Nếu hoạt động i có sử dụng loại chi phí j, ô (i,j) sẽ được đánh dấu (Bảng 4.2).

Bảng 4.2: Ma trận chi phí – hoạt động (Ma trận EAD) (Tháng...)‌


STT

Nội dung

Tổng chi

phí (đ)

Các hoạt động tiêu dùng nguồn lực

HĐ1

HĐ2

HĐ3

HĐn

1

Chi phí khấu hao






1.1

Khấu hao máy cắt

x


x



1.2

Khấu hao máy trộn


x




……


x


x

x

2

Chi phí vật liệu phụ

và vật tư tiêu hao






2.1

Bi nghiền

x


x



2.2

Dầu phun


x

x



2.3

Sáp nến

x



x







3

Chi phí nhiên liệu,

năng lượng






3.1

Dầu diezen

x

x




3.2

Than cục




x


3.3

Điện năng



x

x

x


…..







Tổng

-

-

-

-

-

Nguồn: Tác giả đề xuất


Bước 4: Thay thế những dấu đã đánh bằng giá trị cụ thể và tính toán giá trị của từng hoạt động

Đây là bước quan trọng trong mô hình, theo đó các tiêu thức phân bổ chi phí cho hoạt động sẽ được xác lập, trên cơ sở đó tiến hành phân bổ chi phí nguồn lực cho các hoạt động. Theo mô hình lý thuyết, những ô đánh dấu sẽ được tay thế bằng tỷ lệ phân bổ trên cơ sở ước đoán. Tuy nhiên với một số DNSX thuộc TCT Viglacera, tác giả đề xuất những ô đã đánh dấu được thay thế bằng giá trị phân bổ cụ thể bằng cách sử dụng tiêu thức phân bổ chi phí cho hoạt động một cách phù hợp, khoa học. Dữ liệu phục vụ việc phân bổ nên dựa trên cơ sở thu thập dữ liệu thực tế từ hệ thống theo dõi thông tin sản xuất kinh doanh của DN. Trường hợp không có dữ liệu thực tế thì có thể ước đoán trên cơ sở đánh giá hệ thống và kinh nghiệm của nhà quản lý.

Trên cơ sở đặc điểm sản xuất và đặc thù các khoản chi phí tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera, tác giả đề xuất các tiêu thức phân bổ phù hợp với từng nhóm yếu tố chi phí chung của các DN như sau:

(1) Chi phí khấu hao: Khấu hao thiết bị phục vụ cho hoạt động nào thì tính trực tiếp cho hoạt động đó. Ví dụ: khấu hao bể rửa cát sẽ được tính trực tiếp cho hoạt động rửa cát, khấu hao lò nung sẽ được tính trực tiếp cho hoạt động nung sấy sản phẩm… Trường hợp một thiết bị dùng chung cho nhiều hoạt động (ví dụ: hệ thống cẩu trục sẽ dùng cho các hoạt động: cẩu gắp khuôn, xấy khô, cẩu rút suốt) thì phân bổ trên cơ sở số giờ hoạt động của thiết bị phục vụ cho từng hoạt động trên cơ sở đo lường thực tế hoặc ước đoán dựa trên cơ sở phân tích hệ thống (Minh họa cụ thể tại Phụ lục 19).

(2) Chi phí NVL phụ và vật tư tiêu hao: Từng loại NVL phụ và vật tư tiêu hao thường phục vụ cho một hoạt động nhất định trong chuỗi giá trị của DN. Ví dụ: Bi nghiền dùng cho hoạt động nghiền thạch cao, dầu lau khuôn dùng cho hoạt động sơn lưới cốt thép… Do vậy, cần theo dõi chi tiết chi phí NVL của từng loại vật liệu loại này, sau đó nhận diện vật liệu dùng cho hoạt động nào thì tính trực tiếp cho chi phí của hoạt động đó. Ví dụ: chi phí bi nghiền sẽ được tính cho hoạt động nghiền thạch cao, chi phí dầu lau khuôn sẽ được tính trực tiếp cho hoạt động sơn lưới cốt thép…(Minh họa cụ thể tại Phụ lục 24).


(3) Chi phí nhiên liệu, năng lượng: Trường hợp chi phí nhiên liệu, năng lượng dùng riêng cho hoạt động nào thì tính trực tiếp cho hoạt động đó. Trường hợp dùng chung cho nhiều hoạt động thì tiến hành phân bổ trên cơ sở công suất hoạt động và số giờ hoạt động của từng hoạt động (Minh họa cụ thể tại Phụ lục 24).

(4) Các khoản chi phí khác (Chi phí công cụ dụng cụ, chi phí nhân viên, chi phí bằng tiền khác): Tùy thuộc yêu cầu quản lý và giá trị của từng khoản mục chi phí mà DN có thể lựa chọn theo dõi chi tiết đến từng yếu tố chi phí và có thể tính trực tiếp cho từng hoạt động có liên quan hoặc có thể theo dõi chung và tính vào hoạt động quản lý chung toàn phân xưởng/DN (Minh họa cụ thể tại Phụ lục 24).

Sau khi phân bổ chi phí của từng yếu tố cho các hoạt động, tiến hành tính tổng chi phí của từng hoạt động i bằng cách tính tổng giá trị của các ô (i,j) của cột hoạt động i.

Bước 5: Thiết lập ma trận APD và đánh dấu các hoạt động có liên quan đến các sản phẩm

Tại bước này, sau khi chi phí của từng hoạt động được xác định, các hoạt động được sử dụng cho từng loại sản phẩm được xác định và ma trận Hoạt động–sản phẩm (APD) được thiết lập. Những hoạt động được biểu diễn theo cột còn loại sản phẩm được biểu diễn theo hàng. Nếu sản phẩm k sử dụng hoạt động i, ta đánh dấu vào ô (i, k).

Bảng 4.3: Ma trận Hoạt động – Sản phẩm (Ma trận APD) (Tháng...)‌

S


TT


Nội dung

Các hoạt động


Tổng

HĐ1

HĐ2

HĐ3

HĐn


Tổng chi phí HĐ (đ)


Phân bổ cho:







1

Sản phẩm A

x


x




2

Sản phẩm B

x

x

x

x

x


……


x


x

x


Nguồn: Tác giả đề xuất


Bước 6: Thay thế những dấu đã đánh bằng giá trị cụ thể và tính toán giá trị phân bổ cho từng loại sản phẩm.

Tương tự bước 4, bằng cách sử dụng các tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động cho các loại sản phẩm một cách phù hợp, khoa học, các ô đã đánh dấu được thay thế bằng giá trị phân bổ cụ thể. Dữ liệu phục vụ việc phân bổ cũng trên cơ sở thu thập dữ liệu thực tế hoặc ước đoán tùy theo điều kiện thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera, các tiêu thức phân bổ giai đoạn này dựa trên nền tảng nhận diện các cấp bậc hoạt động.

Trên cơ sở đặc điểm hoạt động và đặc điểm sản phẩm mà mỗi DN sẽ xác định tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động cho từng loại sản phẩm một cách phù hợp. Tuy nhiên, trong quá trình xác định tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động cho sản phẩm cần lưu ý một số điểm như sau:

(1) Phân bổ chi phí hoạt động cho sản phẩm cần dựa trên cơ sở nhận diện các cấp bậc hoạt động của từng hoạt động, cụ thể:

- Hoạt động theo cấp đơn vị sản phẩm: Hoạt động cấp đơn vị sản phẩm gồm những hoạt động được tiến hành nhằm tác động vào từng đơn vị sản phẩm. Ví dụ hoạt động đóng gói, đánh bóng…

- Hoạt động theo cấp mẻ sản phẩm: Cấp độ hoạt động này tương đối phổ biến tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera do đặc điểm sản xuất của các DN này thường theo mẻ sản phẩm. Ví dụ các hoạt động theo cấp mẻ sản phẩm điển hình như: trộn nguyên liệu, silo nguyên liệu, cắt sản phẩm, nung sấy sản phẩm…

- Hoạt động theo cấp dòng sản phẩm: Hoạt động theo cấp dòng sản phẩm bao gồm những hoạt động phục vụ cho cả dòng sản phẩm, loại sản phẩm của DN. Tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera, các hoạt động cấp dòng sản phẩm điển hình như: thiết kế, nghiên cứu thị trường…

- Hoạt động theo cấp hỗ trợ doanh nghiệp: Hoạt động ở cấp này bao gồm những hoạt động có tác động trong phạm vi toàn phân xưởng, toàn doanh nghiệp. Hoạt động cấp hỗ trợ điển hình tại nhóm DN này như: hoạt động giám sát chung toàn phân xưởng, hoạt động nghiên cứu cấp phối nguyên liệu,…

(2) Đối với những hoạt động cấp đơn vị sản phẩm, cần quy đổi ra số lượng sản phẩm quy đổi (quy các loại sản phẩm khác nhau về 1 loại sản phẩm theo hệ số quy đổi).


Hệ số quy đổi của các sản phẩm đối với từng hoạt động khác nhau có thể khác nhau. Hệ số quy đổi sản phẩm được xác định trên cơ sở mức độ sử dụng từng hoạt động của từng loại sản phẩm (Minh họa cụ thể tại Phụ lục 24).

Tiếp theo, tiến hành tính tổng chi phí đã được phân bổ cho từng loại sản phẩm k bằng cách tính tổng giá trị của các ô (i,k) của loại sản phẩm k.

Bước 7: Tính chi phí SXC cho từng đơn vị sản phẩm


Chi phí SXC hoạt động i

/đơn vị sản phẩm k


=

Tổng chi phí SXC hoạt động i

phân bổ cho loại sản phẩm k

Số lượng SPHT loại sản phẩm k

theo từng hoạt động i

Sau khi xác định được chi phí của từng hoạt động cho từng loại sản phẩm, để xác định được chi phí SXC cho từng đơn vị sản phẩm hoàn thành của từng loại sản phẩm, kế toán tiến hành thu thập dữ liệu về số lượng sản phẩm hoàn thành của từng loại sản phẩm theo từng hoạt động. Chi phí của từng hoạt động phân bổ cho từng đơn vị sản phẩm hoàn thành được tính theo công thức sau:



Tổng chi phí SXC của từng đơn vị sản phẩm k được xác định bằng cách tính tổng giá trị của các ô (i,k) của đơn vị sản phẩm k (Minh họa cụ thể tại Phụ lục 24).

Bước 8: Tổng hợp chi phí và tính giá thành đơn vị sản phẩm

Bước này sẽ thực hiện khâu cuối cùng trong công tác tính giá, đó là tổng hợp tất cả các khoản chi phí sản xuất trực tiếp (bao gồm chi phí NVL trực tiếp và chi phí NC trực tiếp) và chi phí sản xuất gián tiếp (chi phí SXC) và tính giá thành sản xuất cho từng đơn vị sản phẩm hoàn thành. Giá thành sản xuất được xác định như sau:

Chi phí /đơn vị sản phẩm


=

Chi phí NVL trực tiếp/đơn vị

sản phẩm


+

Chi phí NC trực tiếp/đơn vị

sản phẩm


+

Chi phí SXC/đơn vị

sản phẩm

Trên đây là những bước cơ bản để áp dụng mô hình ABC sử dụng ma trận EAD. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của DN mà có thể thay thế dần những dữ liệu ước đoán, những tỷ lệ bằng những dữ liệu thực tế hoặc ngược lại. Với mô hình ABC nêu trên DN có thể dễ dàng thực hiện bằng việc sử dụng các phần mềm bảng tính excel thông thường mà không cần phải sử dụng phần mềm máy tính.


Để làm rõ hơn nữa mô hình áp dụng mô hình ABC sử dụng ma trận EAD tại một số DNSX thuộc TCT Viglacera, tác giả đã minh họa cụ thể tại một doanh nghiệp điển hình thuộc TCT Viglacera đó là Công ty CP Bê tông khí Viglacera (Phụ lục 24).

Báo cáo chi phí

Trên cơ sở dữ liệu của hệ thống ABC, DN có thể phân tích thông tin chi tiết tùy theo yêu cầu quản lý. Phương pháp ABC có ưu điểm vượt trội là có thể tính giá theo từng hoạt động, cộng với việc triển khai vận dụng ma trận EAD trong đó chi phí được đo lường và phân bổ theo ma trận đa chiều, từ chi phí – hoạt động (ma trận EAD) đến hoạt động – sản phẩm (ma trận APD). Do vậy, DN vừa có được thông tin chi phí của từng hoạt động cấu thành trong tổng giá thành sản phẩm vừa có được thông tin chi phí của từng khoản mục chi phí cấu thành trong chi phí của từng hoạt động (Bảng 4.4; Bảng 4.5). Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong việc kiểm soát chi phí theo nhiều khía cạnh: theo khoản mục chi phí, theo hoạt động và theo từng loại sản phẩm.

Bảng 4.4: Báo cáo giá thành đơn vị sản phẩm theo hoạt động (Tháng:…..)


Nội dung

Giá thành đơn vị sản phẩm

Các hoạt động

HĐ1

HĐ2

HĐ3

HĐn


Sản phẩm A

Số tiền (đ)

Tỷ trọng


Sản phẩm B

Số tiền (đ)

Tỷ trọng


Sản phẩm

Số tiền (đ)

Tỷ trọng


Nguồn: Tác giả đề xuất

Xem tất cả 262 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí