Dự Báo Nhu Cầu Logistics Trong Tương Lai Của Nền Kinh Tế Việt Nam


năng lực của hệ thống quản lý, mở rộng hoạt động cung cấp các dịch vụ, đảm bảo an toàn giao thông, phát huy và nâng cao ưu thế sẵn có về kinh tế kỹ thuật

Phát triển đội tàu sông theo hướng đa dạng có cơ cấu hợp lý, nhưng chú trọng phát triển tàu tự hành, tàu chở container, tàu khách nhanh,… áp dụng các công nghệ tiên tiến trong vận tải và đóng mới tàu sông nhằm tăng tốc độ của phương tiện vận chuyển lên 10 – 12 km/giờ đối với đoàn kéo đẩy, và 20 km/giờ đối với tàu tự hành.

Xây dựng ở mỗi tỉnh ( chủ yếu ở phía Nam) một cảng hoặc bến có trang thiết bị bốc xếp phù hợp phục vụ thu gom hàng hóa.

Hiện đại hóa hệ thống báo hiệu đường thủy phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở cho đóng mới, sửa chữa tàu sông, hoa tiêu, cảng vụ, trục vớt hộ đường sông ở khu vực ở đồng bằng Bắc Bộ và Đồng Bằng Nam Bộ

Theo quyết định 16/2000/QĐ-TTG về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển giao thông đường sông Việt Nam đến 2020

e/ Về đường bộ

Theo quy hoạch phát triển ngành giao thông đường bộ tại Quyết định 162/2002/QĐ-TTG và tờ trình của bộ GTVT xin phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống đường bộ cao tốc thì đến 2020 một hệ thống đường bộ từ các trục xuyên quốc gia và các trục khác có vai trò chiến lược nối đến cảng đầu mối, nối liền các trung tâm kinh tế, công nghiệp của đất nước đến, các trục giao thông đối ngoại phục vụ cho hội nhập quốc tế như các đường bộ xuyên Á, các đường bộ ASEAN… sẽ được xây dựng. Ngoài ra cũng theo quy hoạch, nước ta sẽ xây dựng các đường cao tốc hoặc đường có tiêu chuẩn cao nối từ thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đến các thành phố khác theo bán kính


khoảng 50 – 70 km phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể tập trung vào các phần việc sau:

Phát triển các trục giao thông đường bộ nối liền với các trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp với các cửa khẩu với các cảng biển quốc tế.

Phát triển hệ thống đường bộ tiểu vùng, các hành lang Đông – Tây nối liền mạng đường bộ Việt Nam với hệ thống đường bộ các nước trong khu vực.

Xây dựng hệ thống đường bộ xuyên Á

Phát triển cơ sỏ hạ tầng giao thông xuyên trục quốc gia: quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh. đường cao tốc Bắc – Nam.

Phát triển đường bộ các khu vực

3.1.2 Các định hướng khác

Dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng được đầu tư quy hoạch, các yếu tố khác của hệ thống logistics được phát triển theo lộ trình gồm 2 giai đoạn đến 2010 và mốc 2020.

Để có thể phát triển logistics trong tương lai, ngay từ bây giờ các điều kiện cần phải được chuẩn bị đầy đủ cho dù là từng bước. Có được cơ sở hạ tầng hiện đại là một quá trình đã khó nhưng sử dụng chúng như thế nào thì hiệu quả càng khó khăn hơn nhiều. Vì vậy theo định hướng phát triển của nhà nước, bên cạnh việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng - đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải các phần việc khác cũng được coi trọng.. Việc xếp dỡ hàng hóa hiệu quả tại các cảng biển, các cảng hàng không, ga đường sắt, các trạm trung chuyển đường bộ, các kho bãi… đã trở thành một quan niệm có ý thức của các nhà vận tải cũng như những người gửi hàng. Do đó các phương tiện xếp dỡ ngày càng được đầu tư hiện đại hơn. Và các khuôn khổ pháp lý về vận tải đa phương thức cũng đã được định hướng phát triển. Một số công ty kinh doanh vận tải đa phương thức đa được thành lập. Công nghệ thông tin cũng sẽ


từng bước được triển khai, ứng dụng mạnh mẽ hơn nữa trong kinh doanh, sản xuất và các hoạt động kinh tế khác. Thương mại điện tử , Chính phủ điện tử, Ngân hàng điện tử… chính là những bước thử nghiệm để tiến tới mô hình logistics trong tương lai. Trong tổng thể sự phát triển chung của toàn nền kinh tế logistics sẽ phát triển như một ngành dịch vụ mũi nhọn, có vai trò đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đất nước đang tham gia hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.

2/ Phương hướng phát triển hoạt động logistics tại các DNGNVT VN

2.1. Dự báo nhu cầu logistics trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam

Thời gian gần đây Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, trung bình 8,8%/năm. Kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu cũng tăng theo tốc độ trung bình 20%/năm. Nhu cầu logistics đối với hàng hóa có thể được phân chia theo hai lĩnh vực logistics với hàng hóa xuất nhập khẩu và logistics nội địa.

a/ Dự báo nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu

Về hàng hóa xuất nhập khẩu, sự phát triển trong tương lai về khối lượng hàng hóa và thị trường xuất nhập khẩu thực sự là một triển vọng lớn đối với nhiều ngành nghề trong nền kinh tế Việt Nam trong đó có dịch vụ logistics. Nhu cầu về hàng hóa Việt Nam của thị trường thế giới trong những năm gần đây liên tục tăng về khối lượng. Những mặt hàng xuất nhập khẩu có khả năng tăng mạnh là: dầu thô, than đá, hàng nông sản như gạo, cà phê, hạt điều, lạc… hàng thủy sản và các loại hàng tổng hợp đóng trong container như hàng may mặc, giầy dép ( theo bảng 6) và những mặt hàng này dần sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng hàng xuất khẩu.


Bảng 6: Dự kiến nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu năm 2010

Đơn vị: Nghìn tấn


Stt

Mặt hàng xuất

Năm 2010

Phương án 1

Phương án 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Dầu thô Than đá Gạo

Xi măng

Đồ gỗ và sản phẩm gỗ Cà phê

Cao su

Hàng may mặc Hạt điều

Tôm đông lạnh Hạt tiêu

Chè

Thịt chế biến

Các mặt hàng khác

30.000

6.500

3.000

4.000

760

370

387

200

160

150

82

72

60

23.259

43.372

9.397

4.337

5.783

1.099

535

560

289

231

217

119

104

87

33.626


Tổng

69.000

99.756

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển hoạt động Logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam - 11

Nguồn: Tạp chí hàng hải Việt Nam 6/ 2005 Để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước cũng như khối lượng hàng hoá xuất khẩu, khối lượng hàng hoá nhập khẩu cũng tăng theo.

Theo số liệu tính toán của Cục hàng hải Việt Nam thì số lượng hàng hoá nhập khẩu như sau: (bảng 7)

Bảng 7: Dự kiến nhu cầu vận chuyển hàng hoá nhập khẩu năm 2010

Đơn vị: Nghìn tấn



Stt


Mặt hàng nhập

Năm 2010 (hai phương án dự đoán)

Phương án 1

Phương án 2

1

2

3

Xăng thô

Hàng container Kim khí

7.000

14.000

8.000

10.120

20.240

11.566


4

5

6

7

8

Phân bón Thiết bị Lương thực Hoá chất

Hàng khác

3.500

3.000

1.000

1.500

7.129

5.060

4.337

1.446

2.169

10.306


Tổng cộng

45.129

65.244

Hàng hoá vận tải biển nội

địa

30.000

43.372

Tổng hàng vận tải xuất khẩu

114.129

165.000

Nguồn: Dự án quy hoạch phát triển đội tàu biển vận tải đến năm 2010 của cục Hàng Hải Việt Nam

Trong sự tăng trưởng của hàng hoá xuất nhập khẩu, khối lượng hàng chuyên chở bằng đường biển tăng mạnh và chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu – khoảng 90 – 92%. ( số liệu bảng 8). Theo thống kê của Cục Hàng Hải Việt Nam thì lượng hàng hoá thông qua các cảng biển Việt Nam năm 2010 là 157 triệu tấn. Khối lượng hàng vận chuyển bằng container sẽ tăng nhanh và đến năm 2010 có thể lên đến 6,5 – 7,5 triệu tấn TEUs ( 130 – 150 triệu tấn). Theo tính toán của các nhà chuyên môn thì tỷ lệ vận chuyển bằng container đối với hàng xuất nhập khẩu ( hàng khô) sẽ là 26,15%, tốc độ tăng hàng năm là 25.5%. Hàng hoá Việt Nam sẽ vươn tới các khu vực và có mặt ở nhiều thị trường trên thế giới (số liệu bảng 9)


Bảng 8: Lượng hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam đến năm 2010

Đơn vị: Triệu tấn


Hàng hoá

Năm 2010

1. Hàng hoá của Việt Nam

a. Hàng khô, tổng hợp

b. Dầu khô

2. Hàng quá cảnh

3. Dự kiến hàng chuyển tàu quốc tế


169,49

30,00

9,31

49,00

Tổng cộng

257,30

Nguồn: Tạp chí hàng hải Việt Nam 8/ 1999

Bảng 9: Dự kiến tỷ trọng thị trường xuất khẩu đến năm 2010


Thị trường

Tỷ trọng năm 2000 ( %)

Tỷ trọng năm 2010 ( %)

Châu á

57 – 60

45 – 50

Nhật Bản

15 – 16

17 – 18

ASEAN

23 - 25

15 – 16

Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông

16 – 18

14- 16

Châu Âu

26 – 27

27 – 30

EU ( Tây Âu)

21 – 22

25 – 27

SNG và Đông Âu

1,5 – 2

3 – 5

Bắc Mỹ ( Chủ yếu là Mỹ)

5 – 6

15 – 20

Châu Đại Dương

3 – 5

5 – 7

Các khu vực khác

2

2- 3

Nguồn: Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu giai đoạn 2001 - 2010

b/ Dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hóa nội địa

Ngày nay, nhu cầu lưu chuyển hàng hóa phục vụ cho phát triển kinh tế tại Việt Nam là rất lớn ( Bảng 10 ). Điều này không chỉ cho thấy sự phát triển năng động của nền kinh tế nước nhà mà còn được xem như triển vọng phát


triển cho rất nhiều lĩnh vực ngành nghề trong xã hội trong đó có hoạt động logistics

Bảng 10: Dự báo thị trường hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010



Năm

Quốc tế

Nội địa

Tổng

Tấn

% Tăng

Tấn

% Tăng

Tấn

% Tăng

2001

75.386

10

23.993

10

99.379

10

2002

83.678

10

25.913

10

109.591

10

2003

94.565

12

27.986

12

122.542

12

2004

104.958

10

30.225

10

135.182

10

2005

115.453

9

32.038

9

147.491

9

2006

126.999

9

33.960

9

160.959

9

2007

140.968

10

35.998

10

176.967

10

2008

153.656

8

37.789

8

191.454

8

2009

167.485

8

39.688

8

207.172

8

2010

182.558

8

41.672

8

224.230

8

Nguồn: Chiến lược phát triển của hàng không Việt Nam từ 2001 - 2010


2.2. Phương hướng phát triển logistics cho các DNGNVN Việt Nam

Kinh doanh dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải phải được phát triển đa dạng. Củng cố và phát triển các doanh nghiệp kinh doanh hiện có. Nghiên cứu và phát triển dịch vụ kinh doanh logistics hàng hải nhằm hướng tới phát triển mô hình logistics toàn diện. Tăng cường tính liên kết của các doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ logistics trong điều kiện cạnh tranh.

a/ Phát triển logistics hàng hải

Hoạt động logistics hàng hải không đơn thuần chỉ là giao nhận vận chuyển mà thực tế phải đảm nhận các khâu liên quan quá trình sản xuất hàng hoá như gia công, chế biến, lắp ráp, đóng gói, gom hàng, xếp hàng, lưu kho và giao nhận. Xu hướng này đòi hỏi phải phối hợp liên hoàn tất cả những phương thức vận tải mà còn đòi hỏi kiểm soát được luồng tin, luồng hàng hoá và luồng tài chính.

Ở Việt Nam, lĩnh vực kinh dịch vụ logistics hàng hải còn rất mới. Phần lớn các dịch vụ hàng hải chỉ dừng lại phần việc của các công ty giao nhận, các cảng biển hầu như chưa hình thành dịch vụ này. Thực tế quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của ta chỉ đơn giản từ người gửi đến người nhận ( vận chuyển – xếp dỡ), còn các quá trình ( dịch vụ) phục vụ cho người gửi – nhận, Việt Nam thường “nhường” cho người kinh doanh logistics của nước ngoài tại Việt Nam thực hiện. Điều đó có nghĩa là ta đã bỏ đi nguồn lợi nhuận không nhỏ cho một số người kinh doanh dịch vụ logistics nước ngoài.

Cái nhìn trước mắt mà chắc chắn các doanh nghiệp giao nhận hướng tới là phát triển toàn diện mô hình logistics, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ cung ứng của doanh nghiệp tập trung vào 3 khâu chính là:

Đảm nhận đóng gói. phân loại hàng hoá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Cung cấp dịch vụ kiểm kê, phân phối hàng hoá đến đúng địa chỉ tiếp nhận

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí