Một Số Giải Phát Triển Logistics Tại Các Dngnvt Vn


Đầu tư, xây dựng hợp lý, có hiệu quả hệ thống kho bãi của doanh nghiệp

b/ Phát triển cơ sở vật chất

Phát triển về cơ sở vật chất để phát triển hoạt động logistics là điều kiện tiên quyết và phương hướng trước mắt mà các doanh nghiệp giao nhận vận tải phải làm. Cụ thể là, các doanh nghiệp phải chú trọng vào việc đầu tư nâng cấp các cảng biển, phát triển đội tàu biển và hoàn thiện các dịch vụ hàng hải để đảm bảo đến năm 2010 đội tàu Việt Nam có khả năng vận chuyển được 25% lượng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển và có thể tăng lên 35% cho năm 2020. Đồng thời các cảng biển cũng phải đáp ứng được việc thông qua 300 triệu tấn hàng, có các cảng nước sâu. cảng trung chuyển trong năm 2020. [22]. Còn các dịch vụ hàng hải, buộc doanh nghiệp phải nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ, áp dụng công nghệ thông tin, mở rộng thị trường ra khu vực và thế giới.

c/ Phát triển nguồn nhân lực

Với bất kỳ doanh nghiệp dịch vụ nào nhân lực cũng đều là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp đó trên thương trường. ở Việt Nam, do phát triển nóng nên nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường logistics hiện nay thiếu hụt trầm trọng. Đội ngũ nhân viên tại hầu hết là cán bộ không chuyên, đều tự phải nâng cao nghiệp vụ, tay nghề trong quá trình làm việc. Còn đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ đại học, nhiệt tình, nhiều tham vọng thì kinh nghiệm kinh doanh quốc tế và tay nghề còn thấp. Với đội ngũ nhân lực như hiện nay thì các doanh nghiệp không thể đủ điều kiện để thúc đẩy hoạt động logistics phát triển. Nên kế hoạch mà các doanh nghiệp phải hướng tới là lập chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên, kể cả những nhân công lao động trực tiếp ( bốc xếp tại kho bãi, lái xe vận tải...) theo ba cấp: tại cơ sở đào tạo chính thức; đào tạo theo chương trình của hiệp hội; đào tạo ngay trong nội bộ doanh nghiệp. Từ đây sẽ tạo ra một đội ngũ cán bộ, nhân viên có kiến thức chuyên ngành, có tầm hiểu biết và kinh


nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế. Đồng thời đó cũng là nhân tố tạo ra tính chuyên nghiệp cho môi trường hoạt động logistics phát triển và có thể cạnh tranh‌

III/ MỘT SỐ GIẢI PHÁT TRIỂN LOGISTICS TẠI CÁC DNGNVT VN

Phát triển hoạt động logistics là tất yếu của kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận. Để phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ này trong tiến trình hội nhập thì bản thân các doanh nghiệp phải có sự nỗ lực để phát huy nội lực của mình. Trong môi trường khốc liệt không có sự bảo hộ của nhà nước, muốn đứng vững thì không còn cách nào khác mà phải “tự lực cánh sinh”. Mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình một chiến lược phát triển phù hợp với mục tiêu cũng như điều kiện cụ thể, không thể có một bản kế hoạch kinh doanh chung cho tất cả. Trong khuôn khổ khoá luận này, người viết xin đề xuất một số giải pháp mà doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam cần thực hiện để phát triển hoạt động của mình và trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp trong một tương lai không xa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

1/ Phát triển dịch vụ khách hàng

1.1.Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển hoạt động Logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam - 12

Mục tiêu đặt ra với các doanh nghiệp vận tải giao nhận Việt Nam trong dài hạn là trở thành những nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp để có thể cung cấp cho khách hàng một dây chuyền logistics tích hợp. Để làm được việc đó thì trước tiên các doanh nghiệp phải bắt đầu từ việc hoàn thiện những loại hình dịch vụ mà mình đang cung cấp cho khách hàng - được coi là một khâu sơ khai của chuỗi logistics tích hợp. Đó là dịch vụ giao nhận vận tải, vận chuyển nội địa và kinh doanh kho bãi...

Giải pháp chung để nâng cao chất lượng dịch vụ là: đầu tư nâng cấp và hiện đại hoá trang thiết bị, mở rộng cơ sở hạ tầng hiện có, điều tra thị trường để nắm bắt nhu cầu của khách hàng, định hướng các khách hàng mục tiêu để xây dựng chiến lược phục vụ tốt hơn...


Hiện mới chỉ có một số ít các doanh nghiệp của Việt Nam bước đầu triển khai kinh doanh và phát hành vận đơn vận tải đa phương thức. Việc phát hành vận đơn vận tải đa phương thức là một điều kiện cốt lõi để trở thành người cung cấp dịch vụ logistics thực sự. Vì vậy yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp cần đẩy nhanh phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức trở thành những MTO thực sự chứ không phải kinh doanh các dịch vụ vận tải lẻ tẻ như hiện nay. Trong toàn bộ quy trình vận tải, MTO phải tạo ra những mắt xích phối hợp nhịp nhàng các cung đoạn giao nhận và vận tải hàng hoá, tổ chức tốt điểm chuyển tải để khai thông dòng chảy của hàng hoá . Để đạt được yêu cầu đó, doanh nghiệp phải dựa trên tiêu chuẩn so sánh về giá cước, thời gian, ưu điểm của từng loại hình phương tiện để thiết kế lộ trình phù hợp với tính chất hàng hoá và địa hình vận tải.

Doanh nghiệp cũng cần đầu tư vào loại hình vận chuyển hàng hoá bằng container, nhanh chóng cải tạo và nâng cấp hệ thống kho bãi, thuê hoặc xây mới các kho bãi tại các điểm thuận lợi để gom hàng, đầu tư thiết bị hiện đại để phân loại đóng gói, và bảo quản hàng hoá.

1.2. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ để phát triển toàn diện mô hình logistics.

Thực hiện khâu đóng gói bao bì, kẻ ký mã hiệu, dán nhãn mác, phân loại hàng hoá, làm thêm các công đoạn như hun trùng, xử lý hư hỏng... đối với một số loại hàng hoá cụ thể

Cung cấp dịch vụ kiểm đếm, phân phối hàng hoá đến đúng địa điểm nhận hàng. Để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ này, doanh nghiệp giao nhận vận tải phải thực hiện những giải pháp cụ thể sau: áp dụng phí lưu kho cạnh tranh, không tính thêm phí với hàng có khối lượng lớn và thời gian lưu kho lâu; có chính sách ưu đãi với khách hàng thường xuyên; nỗ lực xây dựng uy tín và lòng tin với khách hàng về mặt đảm bảo an toàn cho hàng hoá; áp


dụng công nghệt thông tin trong quản trị kho đảm bảo khoa học, nhanh chóng, kịp thời.‌

2/ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị hiện đại

Đầu tư xây dựng và hiện đại hóa hệ thống kho bãi theo hướng: đa dạng hóa các loại hình kho bãi phù hợp với từng loại hàng hóa, thiết bị hệ thống ngăn kệ để tối ưu diện tích sử dụng, xếp dỡ hàng hóa bằng hệ thống pallet.

Lập các trung tâm phân phối, trung tâm tác nghiệp logistics tại các vị trí trọng điểm, thuận tiện để thực hiện các dịch vụ giá trị gia tăng cho hàng hóa và giúp vận chuyển hàng hóa đến điểm nhận hàng nhanh chóng tiện lợi. Phát triển mô hình kho đa dạng để phục vụ cho hệ thống siêu thị và các cửa hàng bán lẻ.

Đầu tư các loại máy móc để làm hàng container như xe nâng hàng, cần cẩu và phương tiện hiện đại để vận chuyển hàng hóa.

3/ Ứng dụng thương mại điện tử và các phương pháp quản trị hiện đại

Ngày nay ứng dụng công nghệ thông tin là xu hướng phổ biến trong hầu hết các ngành, các lĩnh vực. Trong việc điều hành hệ thống logistics, ứng dụng các phần mền quản lý cho phép doanh nghiệp kiểm soát chặ chẽ quá trình lưu thông của hàng hóa, liên lạc với các bên liên quan một cách nhanh chóng và chính xác, xử lý kịp thời các sự cố, hỗ trợ khách hàng theo dõi đường đi của hàng hóa ( Track and Trace)… những phương pháp công nghệ logistics tiên tiến hiện nay là quản lý chuỗi cung ứng SCM, giao hàng hóa đúng thời điểm JIT. Để giảm được chi phí, nâng cao hiệu quả và năng suet lao động, doanh nghiệp cần đầu tư áp dụng các phương pháp quản trị kho hiện đại ( Cargo and container management system – CCMS), hệ thống thông tin khách hàng ( Customer information system – CIS), hệ thống quản trị vận tải ( Transport Management System – TMS), hệ thống quản trị kho ( Wareouse Management System – WMS)…

4/ Không ngừng cải tiến bộ máy quản lý, tích cực đào tạo nhân viên


Hiện nay tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải của nhà nước, ngoài một só doanh nghiệp đã cổ phần hóa, nhìn chung bộ máy quản lý còn khá cồng kềnh, đang là một cản trở lớn đối với sản xuất và kinh doanh. Xu hướng chung của các công ty logistics hiện nay trong cải tiến bộ máy quản lý là tinh giảm, chỉ giữ lại các vị trí lãnh đạo chủ chốt nhưng tăng cường tính liên kết cũng như khả năng quan sát của họ. Vì vậy trong thời gian tới để tạo điều kiện cho phát triển và quản lý hiệu quả logistic, các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam cần nghiên cứu để tinh giảm biên chế lãnh đạo, dơn giản bộ máy quản lý và trang bị cho đội ngũ lãnh đạo những kiến thức và phương pháp quản lý mới‌

Về nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên nghiệp vụ, cần kết hợp chặt chẽ với các hiệp hội ( đặc biệt là VIFFAS) để cử người đi tham gia những khóa đào tạo ngắn do hiệp hội tổ chức, hoặc trực tiếp đề xuất nhu cầu đào tạo 5/ Giải pháp về huy động vốn

Thiếu vốn đang là một khó khăn lớn nhất của các daonh nghiệp giao nhận vận tải trong phát triển dịch vụ logistics bởi kinh doanh dịch vụ này đòi hỏi phải trang bị cơ sở vật chất tương đối tốn kém: đầu tư phương tiện vận chuyển, xây dựng hệ thống kho bãi, mua sắm trang thiết bị để làm các dịch vụ giá trị gia tăng cho hàng hóa. Trong khi các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam hiện nay phần lớn là quy mô nhỏ và vừa, số vốn chỉ khoảng vài tỷ đồng. Để giải quyết bài toán về nguồn vốn, các doanh nghiệp giao nhận có thể thực hiện các phương án sau:

- Liên doanh, hợp tác với các hãng logistics và vận tải nước ngoài để vừa huy động đựoc lượng vốn lớn đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ vừa học hỏi được kinh nghiệm quản lý và kiến thức nghiệp vụ.

- Sáp nhập nhiều doanh nghiệp trong ngành với nhau để tăng quy mô và tăng năng lực cạnh tranh hoặc liên doanh với các doanh nghiệp trong ngành khác như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông… để tăng năng lực về vốn.


- Tích cực cổ phần hóa doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn, có thể không trả cổ tức bằng tiền mặt mà trả cổ phiếu để huy động thêm vốn.


IV/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC ĐỂ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN LOGISTICS.

Logistics vẫn còn là lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam và thị trường cung cấp dịch vụ logistics đang ở giai đoạn sơ khởi còn tồn tại nhiều bất cập. Bản thân các doanh nghiệp giao nhận vận tải của Việt Nam tham gia kinh doanh dịch vụ logistics nhưng chưa phải là những LSP thực thụ mà chỉ cung ứng một hoặc một số khâu trong chuỗi giá trị gia tăng đó và không thể canh tranh với các công ty nước ngoài vốn có bề dày king nghiệm và tiềm lực tài chính hùng mạnh hơn đã nhanh chóng chiếm lĩnh tị trường. Để có thể phát triển hoạt động logistics tại Việt Nam, trong đó các doanh nghiệp giao nhận vận tải là lực lượng tham gia chủ yếu thì cần phải có sự hỗ trợ của nhiều tổ chức, đơn vị từ Chính phủ tới các bộ phận khác trong xã hội với những giải pháp đồng bộ và mang tính khả thi. Dưới đây là một số kiến nghị đối với Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải phát triển hoạt động logistics.

1/ Xác định rõ lộ trình hội nhập logistics và xây dựng chiến lược tổng thể phát triển logistics.

1.1. Xác định rõ lộ trình hội nhập logistics với khu vực và thế giới

Xu hướng hội nhập là tất yếu và việc mở rộng cửa, kể cả dịch vụ logistics là điều không thể khác. Mở cửa cũng đồng nghĩa cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tự do thâm nhập vào thị trường để hoạt động cung cấp dịch vụ logistics, điều này đương nhiên tạo ra sức ép cạnh tranh trực tiếp cho các doanh nghiệp của Việt Nam. Phần lớn các doanh nghiệp trong ngành này còn quá nhỏ bé về quy mô, thiếu kinh nghiệm thương trường... nếu không có sự


hỗ trợ sẽ khó tồn tại và phát triển được. Vì thế các cơ quan quản lý nhà nước tầm vĩ mô cần xác định rõ lộ trình mở cửa dịch vụ này sao cho vừa đáp ứng cam kết về hội nhập với WTO, vừa tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ logistics của Việt Nam có thể phát triển, chuẩn bị tốt để hội nhập vào thị trường logistics khu vực và thế giới.

1.2. Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển logistics

Bên cạnh việc xác định một lộ trình hội nhập hợp lý, Nhà nước cũng cần phải sớm hoạch định một chiến lược tổng thể với những mục tiêu và biện pháp thực hiện rõ ràng để khuyến khích các doanh nghiệp phát triển. Nhìn sang một vài quốc gia có ngành logistics phát triển hiện nay, chúng ta thấy Nhà nước có một vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh sự năng động của các doanh nghiệp thì nguyên nhân dẫn đến sự thành công của logistics ở các quốc gia này là do Nhà nước đã rất chú trọng phát triển và đưa chiến lược phát triển logistics vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Nếu không có một chiến lược phát triển đúng đắn thì sẽ dẫn đến sự tự phát, manh mún gây lãng phí các nguồn lực, đầu tư và không mang lại hiệu quả mong muốn.

2/ Đầu tư kết cấu hạ tầng và phương tiện kỹ thuật hỗ trợ sự phát triển logistics

2.1. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

Hệ thống giao thông vận tải là cơ sở hạ tầng quan trọng trong phát triển logistics. Tuy nhiên việc đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng này lại vượt quá khả năng của các doanh nghiệp, vì thế sự quan tâm và hỗ trợ của Nhà nước là rất cần thiết để phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho hoạt động logistics phát triển hiệu quả. Yêu cầu chung của chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là phát triển đồng bộ: đồng bộ giữa cơ sở hạ tầng và phương tiện vận chuyển, đồng bộ hoá các khâu trong quá trình vận chuyển, giảm chi phí dịch vụ logistics, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam


a/ Phát triển cảng biển: Cảng biển là hệ thống quan trọng trong cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tại Việt Nam, đáp ứng chủ yếu nhu cầu chuyên chở hàng hoá quốc tế. Trong phát triển hệ thống giao thông phục vụ logistics, cần xây dựng và phát triển cảng biển trên cơ sở dài hạn, đảm bảo tuân thủ quy hoạch tổng thể phát triển cảng được Chính phủ phê duyệt, tránh đầu tư dàn trải, manh mún và thiếu đồng bộ. Phát triển cảng biển bao gồm: phát triển hệ thống cầu cảng, kho bãi, cảng thông quan nội địa ICD, đầu tư các phương tiện xếp dỡ, phương tiện vận chuyển hàng hoá trong cảng cũng như phương tiện vận chuyển từ ICD đến cảng và ngược lại trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin, kết hợp giữa cảng chuyên dụng với cảng đa dạng. Phát triển cảng biển cần chú trọng đầu tư phát triển cảng container, cảng trung chuyển phục vụ nhu cầu vận chuyển container trong nước và khu vực tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho hoạt động logistics. Hiện tại năng lực thông qua của cảng container ở Việt Nam rất hạn chế do đó cần phải nâng cấp theo hướng hiện đại và mở rộng quy mô, cải tạo và đầu tư mới các cảng để đủ sức tiếp nhận các tàu container thế giới mới phù hợp với xu hướng phát triển của hàng hải thế giới. Song song với đầu tư toàn diện hệ thống cảng biển, cần đổi mới hệ thống thông tin và nghiên cứu sắp xếp để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh, khai thác cảng.

Về phương tiện vận chuyển, cần tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển đội tàu biển đảm bảo cung cấp đủ số lượng, chất lượng cho vận tải hàng hoá bằng đường biển. Nhà nước hỗ trợ đầu tư vốn để phát triển đội tàu ( bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng với lãi suất ưu đãi. trực tiếp cho doanh nghiệp vay vốn, trích ngân sách đầu tư cho đội tàu biển quốc gia), giảm thuế nhập khẩu tàu biển; đầu tư cho ngành công nghiệp đóng tàu...

b/ Quy hoạch các tuyến vận tải đường sông chính, đầu tư xây dựng cảng sông, tổ chức phương tiện vận chuyển thích hợp: xây dựng các tuyến sông phải liên thông với các hệ thống giao thông vận tải khác, tổ chức tốt các điểm chuyển tải để hình thành hệ thống vận tải đa phương thức thống nhất.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí