Nhận Xét Và Hướng Nghiên Cứu Của Luận Án


binh Quân khu Tả Ngạn; cuốn “Ba lá cờ đầu trong phong trào thi đua “Ba nhất”của lực lượng hậu bị và dân quân tự vệ quân khu Tả ngạn” của Lê Hồng Khê xuất bản năm 1961 [91]. Qua giới thiệu kinh nghiệm các gương tiên tiến xuất hiện từ PTTĐ của dân quân, tự vệ và hậu bị trong Quân khu Tả ngạn, cuốn sách không chỉ có ý nghĩa góp phần đẩy mạnh hơn nữa PTTĐ “Ba nhất” mà còn là nguồn tư liệu có giá trị phục vụ nghiên cứu PTTĐ tiêu biểu trong quân đội thời kỳ này.

Bên cạnh đó là hàng loạt nghiên cứu từ các địa phương như: “Thi đua “Ba nhất” dân quân tự vệ Hà-Tĩnh”, Ban Chính trị Tỉnh đội Hà Tĩnh, năm 1961; “Vững bước dưới cờ Ba nhất” Ban chính trị Tỉnh đội Hà Đông, năm 1962 [24]; Chiến sĩ “Ba nhất”, Nxb QĐND, năm 1962; “Những lá cờ “Ba nhất” của Dân quân tự vệ Bắc Ninh năm 1961” của Ngọc Hùng, Tỉnh đội Bắc Ninh, năm 1962 [85]; “Chiến sĩ Ba nhất, Gương thi đua Ba nhất” Nxb QĐND, năm 1962; “Tiêu chuẩn thi đua “tiêu biểu” của dân quân tự vệ và quân dự bị Bắc Ninh: Trung đội Ba Nhất”, Ban Chính trị Tỉnh đội Bắc Ninh, năm 1962 [22]…đã giới thiệu những tấm gương cán bộ, chiến sĩ “Ba nhất” đến từ các đơn vị tiêu biểu trong PTTĐ “Ba nhất” như Đại đội 2 Đoàn Vinh Quang, Đại đội 2 công binh Quân khu Tả Ngạn; Đại đội 2 thông tin…các công trình này là nguồn tư liệu có giá trị phục vụ cho việc nghiên cứu PTTĐ “Ba nhất” trong luận án.

+ Viết về PTTĐ trong giáo dục, đặc biệt là phong trào “Trống Bắc Lý” có thể kể đến nghiên cứu tiêu biểu: “Những bài học của Bắc Lý và phong trào thi đua Hai tốt trong ngành giáo dục phổ thông” của Võ Thuần Nho, xuất bản năm1963 [119]. Trên cơ sở trình bày một cách khái quát và toàn diện công tác của trường cấp II Bắc Lý (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) trong PTTĐ “Hai tốt” (dạy tốt, học tốt), tác giả chỉ ra những ưu, nhược điểm của phong trào, qua đó rút ra kinh nghiệm và ý nghĩa của những kinh nghiệm quý báu đó đối với PTTĐ “Hai tốt”; đồng thời đề ra phương hướng mới để đẩy mạnh PTTĐ hiệu quả trong ngành giáo dục, nhằm làm cho sự nghiệp giáo dục ngày càng phát huy vai trò quan trọng của nó đối với sự nghiệp cách mạng XHCN ở miền Bắc.

+ Viết về PTTĐ của phụ nữ, cụ thể là phong trào “Ba đảm đang” có thể kể đến: “Phong trào“Ba đảm đang” trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước”, xuất bản năm 1966. Cuốn sách đã phản ánh lịch sử hình thành, phát triển của phong trào “Ba đảm đang”, làm sáng tỏ những đóng góp quan trọng của phụ nữ miền Bắc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc; Cuốn


Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, của Lê Chân Phương, năm 2006 [123]. Cuốn sách đã phân tích tình thế cấp bách và chủ trương của Đảng, những hoạt động phong phú, sôi nổi của phong trào phụ nữ “Ba đảm đang”, từ đó đi đến kết luận: phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam đã cùng toàn dân kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ, xây dựng miền Bắc thắng lợi, góp phần vào chiến thắng lịch sử 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Tác giả đã tập hợp những bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo công tác thanh niên, công tác phụ nữ, khẳng định vị trí, vai trò, những đóng góp to lớn của phụ nữ miền Bắc, cũng như ý nghĩa của phong trào phụ nữ “Ba đảm đang”, khẳng định sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đối với phong trào “Ba đảm đang”. Đóng góp quan trọng nữa của tác giả trong công trình nghiên cứu này là đã hệ thống các văn bản quan trọng về phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” đồng thời giới thiệu một số gương điển hình tiên tiến của phong trào. Những kết quả nghiên cứu này là gợi ý quan trọng cho nghiên cứu chuyên sâu về phong trào“Ba đảm đang” ở miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Ngoài ra còn có các nghiên cứu khác như: Phong trào “Ba đảm nhiệm” trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, Nxb Phụ nữ, 1965; Ba đảm đang, tập 1, tập 2, Nxb Phụ nữ, 1966, 1967; Ba đảm đang của Đỗ Quảng-Nguyễn Trí Tình, Nxb Phụ nữ, 1967; Dũng cảm đảm đang (2 tập), Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1969… không chỉ mang ý nghĩa cổ vũ cho sự phát triển mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa của phong trào “Ba đảm đang”, những nghiên cứu này là nguồn tư liệu có giá trị, minh chứng cho sự phát triển và những đóng góp không thể thay thế của phụ nữ Việt Nam.

+ Viết về PTTĐ của thanh niên, cụ thể là phong trào “Ba sẵn sàng” tiêu biểu là một số nghiên cứu: “Phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng tích cực thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, Ban Thi đua Thành phố Hà Nội, 1966. Phát biểu của nhiều lãnh đạo được giới thiệu trong công trình này đã phân tích khá sâu sắc bối cảnh và yêu cầu lịch sử đặt ra cho PTTĐYN trong giai đoạn mới, khi đế quốc Mỹ đã mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, yêu cầu khách quan của việc tăng cường sự lãnh đạo đối với PTTĐYN trước tình hình và nhiệm vụ mới; “Thanh niên “Ba sẵn sàng” của Hồ Trúc, xuất bản năm 1966 [156] là góc


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

nhìn của tác giả về ý nghĩa lớn lao của phong trào thanh niên “Ba sẵn sàng”, thông qua giới thiệu một số điển hình tiên tiến; cuốn “Phát huy khí thế “Ba sẵn sàng”, thanh niên cả nước thừa thắng xông lên cùng toàn dân quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” của Vũ Quang [126] là những phân tích sâu sắc về mối tương quan thế và lực giữa ta và địch ở thời điểm năm 1968, tác giả chỉ rõ 3 nhiệm vụ lớn trước mắt, những nhiệm vụ, công tác cụ thể của thanh niên và Đoàn thanh niên trong thời gian tới nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta là chống Mỹ, cứu nước và xây dựng CNXH. Theo tác giả:“Ba sẵn sàng” là cao trào thi đua yêu nước của cả thanh niên ta nhằm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược của Đảng. Vì vậy, các cấp bộ Đoàn cần đẩy mạnh cao trào“Ba sẵn sàng” tiến lên hàng đầu trong mọi công tác”[126, tr.38]; cuốn “Thanh niên “Ba sẵn sàng”-khát vọng tuổi hai mươi” của tác giả Phạm Bá Khoa [93]. Với nguồn tư liệu phong phú, đa dạng, tác giả đã thành công trong việc phục dựng một bức tranh toàn diện, chân thật nhưng vô cùng sinh động về quá trình lao động sáng tạo, hăng say học tập, kiên cường chiến đấu ở cả hậu phương và tiền tuyến của thanh niên. Cuốn sách đồng thời cho người đọc nhận thức nhiều vấn đề thuộc về nghệ thuật phát động, duy trì và phát triển một phong trào quần chúng từ thấp đến cao, đặc biệt là nghệ thuật phát động tính tự giác, tự nguyện trong quần chúng của các cấp ủy Đảng và tổ chức Đoàn.

- Nhóm công trình nghiên cứu là các bài viết đăng trong các kỷ yếu hội thảo khoa học; luận văn, luận án; bài báo khoa học công bố trên các tạp chí chuyên ngành. Tiêu biểu như:

Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961 - 1975 - 4

+ Kỷ yếu“Ba sẵn sàng” kế thừa và phát triển, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội, Nxb Hà Nội, 1994; Kỷ yếu Hội thảo “Phong trào Ba sẵn sàng - lịch sử và ý nghĩa thời đại” nhân Kỷ niệm 50 năm khởi xướng phong trào “Ba sẵn sàng” (1964-2014), Nxb Đại học sư phạm, 2014. Thông qua nhiều bài viết và những hình ảnh tư liệu lịch sử được phản ánh trong kỷ yếu, người đọc có thể hình dung những năm tháng oanh liệt của tuổi trẻ miền Bắc nói chung, tuổi trẻ Thủ đô nói riêng trong chiến đấu và xây dựng. Từ đó khẳng định tác dụng và hiệu quả chính trị - xã hội to lớn của phong trào “Ba sẵn sàng”; đồng thời chỉ ra một số bài học kinh nghiệm chủ yếu trong công tác giáo dục, vận động thanh niên.

+ Về luận văn, luận án có thể kể một số nghiên cứu tiêu biểu như: Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Như Hoa: Phong trào “Ba sẵn sàng” của thanh niên


Thủ đô trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1964-1975; Luận án tiến sĩ của Nguyễn Quang Liệu (2010) với đề tài “Cuộc vận động thanh niên miền Bắc của Đảng Lao động Việt Nam (1965-1975)”; Luận án tiến sĩ của Trương Mai Hương (2011) với đề tài “Thanh niên xung phong miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1975”; Luận án tiến sĩ lịch sử của Hoàng Thị Phương (2018): Cuộc vận động phụ nữ miền Bắc của Đảng Lao động Việt Nam (1965-1976) [124]…Các tác giả tập trung phân tích, đánh giá về vị trí, vai trò của thanh niên Thủ đô cũng như vị trí, vai trò của phụ nữ miền Bắc thông qua phong trào “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”. Đóng góp đáng kể của các tác giả là đã tái hiện hoàn cảnh lịch sử, sự ra đời và nội dung của phong trào thanh niên “Ba sẵn sàng”, phong trào phụ nữ “Ba đảm đang”, thông qua đó rút ra một số nhận xét, đánh giá về đặc điểm, tính chất và bài học kinh nghiệm của các phong trào này .

+ Về bài báo khoa học tiêu biểu có: Hoàng Mạnh Phú, “Tổng kết phong trào Ba sẵn sàng”, Tạp chí Thanh niên, số 9/1973; Nguyễn Văn Tường, “Về phong trào“Ba sẵn sàng” của thanh niên Hà Nội” Tạp chí Thanh niên, số 4/1973; Dương Đình Lập, “Về phong trào thi đua “Ba nhất” trong quân đội những năm 1960-1963”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 3/2002; Phùng Thị Hiển, “Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong những năm 1961-1965”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1/2008 [80]…

Mỗi bài viết lựa chọn một nội dung, một khía cạnh nghiên cứu khác nhau góp phần dựng lại sự kiện, cũng như nhận thức lịch sử về TĐYN nói chung, các PTTĐYN tiêu biểu ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói riêng thêm phần sâu sắc.

1.2. Nhận xét và hướng nghiên cứu của luận án

1.2.1. Nhận xét

PTTĐYN nói chung, PTTĐYN ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961-1975 nói riêng là vấn đề lịch sử được lựa chọn nghiên cứu trên nhiều phương diện với mức độ tương đối cao.

Từ những công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này cho đến nay có thể nhận thấy PTTĐYN ở miền Bắc những năm 1961-1975 là một trong những nội dung trọng tâm được lãnh đạo các cấp và các nhà nghiên cứu quan tâm khi nghiên cứu về lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là trong nghiên cứu hậu phương miền Bắc. Cùng với thời gian, PTTĐYN ở miền Bắc ngày càng


được tiếp cận một cách toàn diện, khách quan và được làm sáng rõ trên nhiều khía cạnh (vị trí, vai trò, ý nghĩa, sự chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức thực hiện, kết quả, thành tựu và hạn chế). Nguồn tài liệu được khai thác và phục vụ cho việc nghiên cứu vấn đề này ngày càng đa dạng, phong phú, có giá trị khoa học cao. Nguồn sử liệu là các các hồi ký, chuyện kể đến từ các nhân chứng lịch sử ngày càng dày dặn hơn, mức độ sát thực cao hơn khi được đối chiếu, soi rọi bởi nhiều hơn những nhân chứng sống.

Số lượng các công trình nghiên cứu đến từ các tác giả nước ngoài rất khiêm tốn. Bên cạnh làm rõ tính tất yếu, khách quan của thi đua trong chế độ XHCN thì gần như chỉ đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản về thi đua và thi đua XHCN như bản chất, mục đích, phương pháp thi đua. Đóng góp quan trọng của các tác giả là đã làm rõ sự khác nhau về bản chất giữa thi đua trong chế độ XHCN với cạnh tranh trong xã hội TBCN…Ở một số nghiên cứu khác ít nhiều trình bày diễn biến, kết quả và đóng góp của PTTĐ ở một số nước XHCN như Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên.

Công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước về vấn đề này được công bố ngày càng nhiều, chủ yếu được công bố tập trung trong bốn thể loại, gồm sách chuyên khảo, kỷ yếu hội thảo, luận văn, luận án và các bài báo được đăng tải trên các tạp chí khoa học. Những công trình thuộc thể loại sách chuyên khảo và kỷ yếu hội thảo được in ấn và phát hành bởi các nhà xuất bản có uy tín. Các công trình được công bố trên các Tạp chí tập trung chủ yếu vào một số ấn phẩm có uy tín, chuyên sâu như các tạp chí: Nghiên cứu lịch sử, Lịch sử Đảng, Lịch sử Quân sự… Nghiên cứu của các tác giả trong nước có giá trị trên cả ba phương diện: về tư liệu, về nội dung, về phương pháp nghiên cứu.

Thành tựu quan trọng từ các kết quả nghiên cứu trong nước là:

- Góp phần làm rõ đánh giá của Đảng về vị trí, vai trò của miền Bắc Việt Nam, cũng như âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam nói chung, âm mưu, hành động phá hoại đối với miền Bắc Việt Nam, đối với từng địa phương trên phạm vi miền Bắc nói riêng. Trên cơ sở đó đã góp phần phục dựng bối cảnh lịch sử dân tộc nói chung, miền Bắc nói riêng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đặc biệt giai đoạn từ năm 1961 - 1975.

- Đưa ra những phân tích, đánh giá của Đảng, Nhà nước ta về vị trí, vai trò của miền Bắc, miền Bắc nói chung, của từng địa phương, ngành và giới nói riêng trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.


- Tái hiện tương đối chân thực, sinh động về bối cảnh lịch sử, về quá trình Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị phát động, tổ chức các PTTTĐYN.

- Trình bày diễn biến của một số PTTĐYN đến từ các địa phương, các ngành, các giới khác nhau, trong đó cung cấp nhiều số liệu, nhiều nhân chứng sống cụ thể của PTTĐYN thời kỳ này.

- Làm sáng tỏ ý nghĩa lịch sử, tác động to lớn của hàng loạt các PTTĐYN những năm 1961-1975 trong quá trình miền Bắc thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH và nhiệm vụ của một hậu phương chiến lược đối với cả nước.

- Nêu và phân tích một số kinh nghiệm rút ra từ việc phát động và thực hiện các PTTĐYN thời kỳ này.

Qua khảo sát tình hình nghiên cứu vấn đề có thể nhận thấy, tần suất công bố các công trình không đồng đều, tập trung chủ yếu vào thời gian của những đợt kỷ niệm, nhất là kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, hoặc kỷ niệm ngày đánh dấu sự khởi đầu của một số PTTĐYN tiêu biểu. Thời gian trước năm 1975, chiếm số lượng lớn các nghiên cứu về vấn đề này là đến từ các đồng chí lãnh đạo các cấp, các cơ quan Ban, Ngành, cũng chính là những đồng chí đã từng giữ trọng trách và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của PTTĐYN trên phạm vi ngành, lĩnh vực cụ thể. Nhiều đồng chí như Phạm Văn Đồng, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Thị Thập, Nguyễn Văn Tạo, Vũ Quang…chính là các tác giả có số công trình nghiên cứu về vấn đề này với tần suất xuất hiện khá cao. Với tư cách là người có vai trò trực tiếp trong quá trình phát động và tổ chức các PTTĐYN, nghiên cứu của các tác giả này có ý nghĩa làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về TĐYN, có mục đích phục vụ cho công tác tuyên truyền, cổ động nhằm động viên sự tham gia đông đảo và có hiệu quả hơn của các tầng lớp nhân dân.

Thực tế cũng cho thấy, đội ngũ các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này ngày càng được mở rộng. Bên cạnh các tập thể đơn vị, các nhà nghiên cứu dày dặn kinh nghiệm với nhiều công trình đã được công bố, được tái bản nhiều lần là các tác giả, đặc biệt là các tác giả trẻ đến từ nhiều trung tâm nghiên cứu, hay các cơ quan, đoàn thể, ban ngành, kể cả đội ngũ các nhà nghiên cứu là giảng viên của nhiều trường đại học trên phạm vi của cả nước. Nghiên cứu của nhóm các tác giả này về cơ bản dừng lại ở mức độ là các đề tài luận văn, luận án, các bài báo, tham luận được trình bày tại trên các tạp chí, các kỷ yếu khoa học. Chủ


yếu tập trung nghiên cứu từng PTTĐYN cụ thể, hoặc phân tích đánh giá một quan điểm cụ thể của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình phát động các PTTĐYN cho nên tính hệ thống của các công trình nghiên cứu đến từ nhóm tác giả này có thể không cao, chưa mang tính toàn diện, nhưng đóng góp quan trọng chính là ở việc liên hệ với thực tiễn PTTĐYN trong giai đoạn hiện nay.

Qua khảo cứu lịch sử nghiên cứu vấn đề, nghiên cứu sinh nhận thấy lịch sử nghiên cứu vấn đề xuất hiện và kéo dài từ khi xuất hiện PTTĐYN cho đến nay, đặc biệt là trong giai đoạn từ sau năm 1961. Số lượng công trình nghiên cứu PTTĐYN ở miền Bắc trong chống Mỹ (1954-1975), đặc biệt trong giai đoạn 1961-1975 là rất phong phú, đa dạng. Bên cạnh các công trình nghiên cứu khá đồ sộ, tỉ mỉ và rất công phu có tính hệ thống là nhiều nghiên cứu chuyên sâu, các nhà nghiên cứu với những luận bàn của mình đã góp phần to lớn vào việc làm sáng tỏ nhiều nội dung có ý nghĩa lý luận và thực tiễn của PTTĐYN ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ. Những kết quả nghiên cứu này là cơ sở quan trọng giúp các nhà khoa học tiếp tục kế thừa và phát triển. Kết quả của các tác giả đi trước cung cấp cho nghiên cứu sinh phương pháp tiếp cận và nguồn tài liệu có giá trị gợi mở cao. Tuy nhiên cũng từ khảo sát lịch sử nghiên cứu vấn đề, nghiên cứu sinh cũng nhận thấy còn nhiều vấn đề liên quan đến PTTĐYN ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ là khoảng trống cần tiếp tục được làm sáng tỏ. Có thể do đối tượng nghiên cứu rộng, nhiều nội dung, nên các công trình gần như chỉ dừng ở mức đề cập mang tính khái quát chung, chưa phân tích sâu sắc những diễn biến mang tính quyết định của hoàn cảnh để thấy được yêu cầu khách quan về sự phát triển của các PTTĐYN trong từng giai đoạn cụ thể. Hoặc do các cơ quan, tập thể và cá nhân biên soạn theo những mục đích, yêu cầu riêng đặt ra, nên mỗi công trình chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu và phản ánh từng khía cạnh riêng lẻ của PTTĐYN. Chính vì xem xét các phong trào đến từ các các ngành, các giới khác nhau được đặt cái nhìn bao quát nhất nên các công trình phần nhiều chỉ dừng lại ở việc phục dựng, phân tích, đánh giá từng phong trào thi đua cụ thể. Việc rút ra những kinh nghiệm mang tính chất phổ quát liên quan đến quá trình tổ chức các PTTĐYN trên phạm vi toàn miền Bắc là chưa có. Ý thức được những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài của mình, nghiên cứu sinh sẽ cố gắng khai thác tối đa nguồn tài liệu hiện có, tiếp tục sưu tầm, bổ sung nguồn tài liệu chưa có cơ hội tiếp cận để giải quyết nhiệm vụ đặt ra cho luận án.


1.2.2. Hướng nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố, căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ đã xác định, luận án tập trung giải quyết những nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, phản ánh sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, cấp ủy và chính quyền các cấp, các cơ quan ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương trong việc phát động và chỉ đạo tổ chức thực hiện các PTTĐYN, qua đó khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo, nghệ thuật phát động PTTĐYN của các cơ quan lãnh đạo trong việc động viên và phát huy sức mạnh tổng lực của hậu phương chiến lược miền Bắc, nhằm đảm bảo cho thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Thứ hai, trình bày quá trình hình thành, phát triển của một số PTTĐYN tiêu biểu đến từ các ngành, giới và địa phương miền Bắc trong những năm 1961- 1975. Trên cơ sở đó, khái quát những điểm nổi bật, nêu rõ những kết quả quan trọng mà các PTTĐYN đã đạt được để làm sáng tỏ những cơ sở quan trọng có tác dụng thúc đẩy miền Bắc trong thực hiện nhiệm vụ của hậu phương chiến lược, cũng như cơ sở tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Thứ ba, phân tích đặc điểm, ý nghĩa của các PTTĐYN ở miền Bắc trong giai đoạn từ năm 1961-1975; đồng thời rút ra một số kinh nghiệm có thể tham khảo, vận dụng vào việc phát động và tổ chức thực hiện các PTTĐYN trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí