Phong Trào “Học Tập Duyên Hải, Thi Đua Với Duyên Hải” Trong Công Nghiệp.


thỏa đáng những yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định nhiệm vụ đặt ra cho năm 1962 là phải tiếp tục thực hiện một bước công nghiệp hóa XHCN, đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của CNXH, nhằm phát triển nhanh chóng kinh tế và văn hóa, cải thiện thêm đời sống nhân dân. Nhiệm vụ của PTTĐYN là phải không ngừng nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh sản xuất phát triển, bảo đảm hoàn thành vượt mức toàn bộ chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, nhằm mục đích làm cho dân giàu, nước mạnh, đời sống của nhân dân ngày thêm ấm no, hạnh phúc. Phương châm phát triển sản xuất và cũng là phương châm của PTTĐYN vẫn là “nhiều, nhanh, tốt, rẻ”. Tính chất thi đua tập thể tiếp tục được chú trọng. Phương hướng và nội dung thi đua trong lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp vẫn là tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật” nhằm không ngừng đẩy mạnh sản xuất, xây dựng và giao thông vận tải phát triển mạnh mẽ. Trong công nghiệp tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua với Duyên Hải. Trong thủ công nghiệp tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua với hợp tác xã Thành Công. Trong HTX nông nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua với Đại Phong. Trong nông trường quốc doanh, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua với Đông Hiếu. Nội dung chủ yếu của PTTĐ trong nông nghiệp vẫn là “cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất”. Trong ngành công nghiệp, thông qua cuộc vận động hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật và trên cơ sở phát triển tổ, đội lao động tiên tiến mà đẩy mạnh phong trào phấn đấu trở thành tổ đội lao động XHCN. Trong đó, hình thức tổ, đội lao động XHCN là sự phát triển của hình thức tổ, đội lao động tiên tiến, với những tiêu chuẩn cao hơn và toàn diện hơn. Trong ngành thủ công nghiệp, đẩy mạnh PTTĐ thành tổ, đội lao động tiên tiến, hợp tác xã tiên tiến, tiến tới xây dựng tổ, đội lao động XHCN. Trong ngành nông nghiệp, thông qua cuộc vận động cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, phát triển sản xuất mà xây dựng đội sản xuất tiên tiến, HTX tiên tiến, tiến tới xây dựng các đội lao động XHCN. Nội dung thi đua của ngành giáo dục vẫn là “giảng dạy tốt, học tập tốt” nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, thực hiện phương châm kết hợp học tập với lao động sản xuất, kết hợp học tập với thực hành. Nội dung của PTTĐ trong quân đội là:rèn luyện và cải tiến kỹ thuật, chấp hành điều lệ, điều lệnh, chế độ, tiêu chuẩn và rèn luyện tác phong; lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm, phòng gian giữ bí mật” nhằm thực hiện cuộc vận động xây dựng quân đội tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chính quy và hiện đại.


Về lãnh đạo thi đua, Nghị quyết chỉ rõ: công tác vận động, tổ chức thi đua phải đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, từ Trung ương đến cơ sở. Các cấp ủy Đảng, các đồng chí phụ trách các ngành, cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, HTX cần có sự chuyển biến tư tưởng mạnh mẽ, phải nhận thức đầy đủ ý nghĩa to lớn của thi đua đối với việc phát triển kinh tế và văn hóa, hết sức chú ý tăng cường công tác lãnh đạo thi đua. Tăng cường công tác xét duyệt, đúc kết những sáng kiến để thực hiện và tổ chức phổ biến một cách rộng rãi bằng nhiều hình thức. Đẩy mạnh công tác tổ chức học tập văn hóa, kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân, viên chức, xã viên HTX. Chú trọng hơn nữa việc cải thiện đời sống công nhân, xã viên, viên chức, cán bộ [68, tr.123-135].

Nhận biết trước âm mưu và hành động leo thang chiến tranh của đế quốc Mỹ, ngày 27/3/1964, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định triệu tập Hội nghị Chính trị đặc biệt tại Thủ đô Hà Nội nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng ý chí quyết tâm chống Mỹ, cứu nước. Trên cơ sở đánh giá thành tựu to lớn trong 10 năm xây dựng CNXH ở miền Bắc, vạch rõ âm mưu của đế quốc Mỹ, tại Hội nghị này, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định quan điểm: miền Bắc là căn cứ địa - hậu phương lớn, miền Nam là tiền tuyến lớn; miền Bắc phải dành nhiều sức người, sức của chi viện cho cuộc chiến đấu của đồng bào miền Nam và gấp rút tăng cường tiềm lực quốc phòng, triển khai thế trận sẵn sàng chiến đấu. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi “mỗi người chúng ta phải làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt [116, tr.278]. Trước mắt, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần đoàn kết hơn nữa, nêu cao chí khí phấn đấu, tinh thần cách mạng, không sợ gian khổ khó khǎn, phát huy ý thức làm chủ tập thể, dám nghĩ, dám làm, hǎng hái vươn lên làm tròn nhiệm vụ. Phải làm tốt cuộc vận động “cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp”; cuộc vận động “3 xây, 3 chống” trong công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân. Phải đẩy mạnh phong trào đồng bào miền xuôi lên tham gia phát triển kinh tế và vǎn hoá ở miền núi. Phải ra sức TĐYN, phát triển tốt các tổ, đội lao động XHCN và các HTX nông nghiệp tiên tiến.

Hội nghị Chính trị đặc biệt kết thúc, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 77 (14/4/1964) Về việc phát động cao trào thi đua Mỗi người làm việc bằng hai, ra sức xây dựng và bảo vệ miền Bắc, tích cực ủng hộ cách mạng giải phóng miền Nam”.


Trong đó chỉ rõ:

Mục đích của đợt phát động: làm cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta nhận thức một cách có hệ thống và nhất trí sâu sắc hơn về đường lối cách mạng của Đảng, từ đó mà nâng cao giác ngộ XHCN và lòng nước, bồi dưỡng chí khí phấn đấu, tinh thần triệt để cách mạng, truyền thống quyết chiến, quyết thắng, không sợ khó khăn gian khổ, phát huy ý thức làm chủ tập thể, tự lực cánh sinh, dám nghĩ, dám làm, dũng cảm vươn lên.

Yêu cầu và nội dung của đợt phát động là phải tăng cường lập trường giai cấp, đả phá tư tưởng hữu khuynh, chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do, bồi dưỡng và phát huy tinh thần triệt để cách mạng, bồi dưỡng tinh thần lạc quan cách mạng, nâng cao phấn khởi và tin tưởng, xây dựng quyết tâm của nhân dân ta trong việc phấn đấu cho thắng lợi của cách mạng ở miền Bắc, ở miền Nam và trên thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Về hành động, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa ba cuộc vận động lớn và các PTTĐ đã có, căn cứ vào phương hướng của kế hoạch Nhà nước năm 1964 và khả năng tiềm tàng của địa phương, của ngành, của cơ sở, cần tính toán để định ra những mục tiêu, biện pháp chủ yếu và một số chỉ tiêu là những cao điểm cần đạt được nhằm tập trung sức giải quyết những mặt quan trọng của kế hoạch Nhà nước năm 1964.

Về biện pháp tiến hành: tổ chức một đợt tuyên truyền giáo dục tập trung và phát động phong trào trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, từ trên xuống, từ trong Đảng ra ngoài quần chúng, trong thời gian khoảng 3 tháng (từ giữa tháng 4 đến ngày 20/7/1964), chia ra nhiều đợt ngắn, căn cứ vào những ngày kỷ niệm có ý nghĩa động viên chính trị lớn vào sản xuất.

Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961 - 1975 - 7

Nội dung được phản ánh trong 4 văn kiện trên, từ mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp đến tổ chức lãnh đạo TĐYN là nhất quán, mang tính kế thừa, phát triển. Chủ trương của Đảng xuất phát từ đặc điểm, tình hình, từ yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn cụ thể.

2.2.2. Một số phong trào thi đua tiêu biểu

2.2.2.1. Phong trào “Học tập Duyên Hải, thi đua với Duyên Hải” trong công nghiệp.

Từ năm 1961, miền Bắc triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, bước vào thời kỳ lấy xây dựng CNXH làm trọng tâm. Nhận thức của Đảng và Nhà nước về vai trò của công nghiệp nói chung, công nghiệp nặng nói riêng đi


liền với việc tăng ngân sách đầu tư cho công nghiệp nặng đã tạo nên những thay đổi sâu sắc về quan hệ sản xuất, về cơ cấu và sức sản xuất. Nghị quyết 07 của Ban Bí thư Trung ương Đảng có ý nghĩa góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của PTTĐYN, yêu CNXH. Nhiều xí nghiệp đã chủ động sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất, bảo đảm chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Cuộc vận động “Hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm” thu hút sự tham gia đông đảo của công nhân trên toàn miền Bắc. Gắn với đặc thù của từng đơn vị, hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp đã thiết thực phát động các phong trào với nội dung thi đua phong phú, đa dạng. Nhà máy cơ khí Hà Nội với phong trào “Đuổi và vượt năng suất cao” phấn đấu trở thành con chim đầu đàn của ngành công nghiệp Thủ đô. Khu gang thép Thái Nguyên với phong trào xây dựng“Đội kỵ binh vượt chỉ tiêu năng suất, chất lượng”. Ngành vận tải quốc doanh đường thủy với thi đua “Kéo và vượt trọng lượng”…Trong không khí thi đua sôi nổi đó, “Sóng Duyên Hải” cùng với thi đua“Phấn đấu trở thành tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa” quyện chặt lấy nhau, mau chóng trở thành phong PTTĐ tiêu biểu.

Khi Thực dân Pháp rút đi (năm 1955), Hải Phòng là một thành phố xơ xác tiêu điều. Trong thành phố, các nhà máy bị địch phá tan hoang, khi vào tiếp quản chỉ còn 7 xí nghiệp hoạt động thoi thóp, thành phố có hơn 10 vạn dân thì trên 3 vạn thất nghiệp [129, tr.12]. Nhưng giai cấp công nhân và nhân dân Hải Phòng với truyền thống anh dũng, khắc phục mọi khó khăn đã nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa với tốc độ khẩn trương chưa từng thấy. Từ năm 1954, sau 7 năm phấn đấu trong hòa bình, Hải Phòng được ví như một người đang tuổi thanh xuân, thay da đổi thịt, gần trăm nhà máy được phục hồi, mở rộng, hoặc hoàn toàn xây mới đã và đang mọc lên với một quy mô ngày càng rộng lớn [129, tr.13]. Không khí thi đua của hàng vạn công nhân ngày đêm sản xuất từ các nhà máy và cảng liền nhau trong một khu công nghiệp rộng lớn, góp phần tạo nên khí thế thi đua sôi nổi của một thành phố công nghiệp.

Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, trong PTTĐYN, nhân dân Hải Phòng mà trước hết là giai cấp công nhân đã nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, lao động quên mình, không ngừng phát huy tinh thần sáng tạo tăng để năng suất lao động cũng như hiệu quả kinh tế. Trong bối cảnh đó, nhà máy cơ khí Duyên Hải đã vượt khó khăn vươn lên hàng đầu, thực hiện hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật một cách đặc biệt sáng tạo. Từ những đơn vị đầu tiên phất cao


ngọn cờ thi đua trong thành phố, phong trào “Thi đua với cơ khí Duyên Hải” thu hút hàng trăm, hàng nghìn nhà máy, công trường và nhiều ngành khác tham gia, tạo nên một khí thế vô cùng mạnh mẽ, một PTTĐ XHCN hào hứng, sôi nổi trên toàn miền Bắc.

Thực tế là từ trước năm 1960, Nhà máy cơ khí Duyên Hải ở trong tình trạng giống các nhà máy, xí nghiệp giai đoạn này, chủ yếu là sản xuất và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ theo chỉ tiêu kế hoạch từ trên giao xuống. Máy móc cũ kỹ, công nhân làm việc cầm chừng, vấn đề năng suất, chất lượng, hiệu qủa hầu như không được quan tâm. Tháng 10/1960, sau khi học tập quán triệt đường lối phát triển công nghiệp, Đảng ủy nhà máy đã phát động phong trào “hiến kế” cải tiến kỹ thuật. Từ đây, khí thế thi đua trong nhà máy ngày càng trở nên sôi nổi. Thực hiện chủ trương công nghiệp hóa XHCN, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, trong đó ngành chế tạo cơ khí đóng vai trò then chốt, nhà máy cơ khí Duyên Hải - một cơ sở sửa chữa cơ khí cũ kỹ đã nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, khắc phục khó khăn, chuyển mạnh sang chế tạo cơ khí và đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ kế hoạch mà Đảng và Nhà nước giao. Đầu năm 1961, Thành ủy Hải Phòng chủ trương phải tạo ra và dấy lên cho bằng được khí thế của PTTĐ XHCN. Hưởng ứng Cuộc vận động thi đua hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật, Nhà máy cơ khí Duyên Hải có sáng kiến phát động công nhân mở “Hội thao diễn kỹ thuật mùa Xuân”, động viên “người người thao diễn, ngành ngành thao diễn, đứng máy nào thao diễn máy ấy, dùng dụng cụ nào thao diễn dụng cụ ấy, sản xuất mặt hàng nào thao diễn mặt hàng ấy” nhằm phát huy tinh thần làm chủ, chủ động sáng tạo trong lao động, rút ngắn các công đoạn thao tác, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Từ một tập thể sản xuất với 28 công nhân ở ngày đầu thành lập (5/10/1955), đến năm 1960 phát triển lên 450 công nhân, qua các đợt thao diễn kỹ thuật, công nhân và cán bộ nhà máy đã đạt nhiều kết quả. Hơn 900 chỉ tiêu được phá, năng suất lao động tăng từ 25% đến 90%, với 250 sáng kiến lớn nhỏ, trong đó có sáng kiến làm thay đổi hẳn tổ chức sản xuất, nhiều “kiện tướng” lần lượt xuất hiện. Tiêu biểu, phân xưởng đúc có sáng kiến nấu gang một tuần được 6 lần (tăng gấp 3 lần so với trước); vượt 623 chỉ tiêu đề ra. Hầu hết sáng kiến được áp dụng vào sản xuất thường xuyên như tiện thân bơm trước mất 35 giờ, nay chỉ còn 4 giờ 30 phút, đúc máy mài trước cần 21 giờ nay còn 8 giờ; chất lượng sản phẩm tương đối khá, chỉ tiêu sử dụng nguyên liệu ngày càng giảm. Phân xưởng có 49 máy thô sơ, lạc hậu được cải tạo thành máy


có công suất và độ chính xác cao; phân xưởng còn tự sản xuất một số dây chuyền dùng để sản xuất hàng loạt mặt hàng mới như máy bơm, máy mài, máy cưa…thí nghiệm thành công việc sản xuất máy hơi nước 75 sức ngựa, cải tiến 49 máy các loại, tăng năng suất từ 50 đến 200% [148, tr.5-6].

Nhà máy đã hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch Nhà nước trước thời hạn 110 ngày, tiếp đó hoàn thành kế hoạch bổ sung tăng 36% trước thời hạn 50 ngày. So với kế hoạch (đã bổ sung), giá trị tổng sản lượng tăng 36%, gấp 3 lần năm 1960; giá trị sản lượng thương phẩm tăng 2,17%, giá trị sản lượng chế biến tăng 16,83%, năng suất lao động bình quân của một công nhân, viên chức tăng 10,52%, chất lượng của sản phẩm từ cấp 4, cấp 5 tăng lên cấp 3, giá thành sản phẩm tính bình quân hạ 13% [148, tr.6].

Tuy diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng phong trào Duyên Hải phát triển mạnh mẽ và đạt được thành tựu to lớn, phản ánh tinh thần lao động, sức sáng tạo cũng như khả năng tiếp thu những thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến của công nhân. Phong trào làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng công nhân, cho họ nhận rõ khả năng sẵn có và tiềm tàng của con người cũng như máy móc. Phong trào có ý nghĩa như những làn sóng cách mạng mạnh mẽ, dâng lên từ đợt này qua đợt khác, động viên, cổ vũ đội ngũ công nhân, cả người có trình độ kỹ thuật khá, lẫn người mới vào nghề, cả trẻ lẫn già, nam lẫn nữ. Sức lan tỏa mạnh mẽ của “Sóng Duyên Hải” đã góp phần thúc đẩy tinh thần thi đua trong hầu khắp các nhà máy, xí nghiệp mở ra một giai đoạn mới, một khí thế trong TĐYN.

Tháng 4/1961, Thủ tướng Chính phủ mở Hội nghị gồm đại biểu cán bộ các tỉnh, thành phố miền Bắc tại Hải Phòng để nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của Nhà máy cơ khí Duyên Hải. Ngay sau đó, hơn 500 xí nghiệp, công trường, từ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Việt Trì, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lào Cai, Cao Bằng, đến Nghệ An…phát động phong trào “Học tập Duyên Hải, thi đua với Duyên Hải”. Tháng 8/1961, Tổng Công đoàn Việt Nam phát động PTTĐ trong khối công nghiệp: “Phấn đấu trở thành tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa”, “Học tập Duyên Hải, thi đua với Duyên Hải”.“Học tập Duyên Hải, thi đua với Duyên Hải”, hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp, công nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, cửa hàng, trường học, bệnh viện, cơ quan nô nức tổ chức thao diễn. Phong trào học tập, thi đua với Duyên Hải từ đây lan tỏa ra toàn thành phố Hải Phòng và hầu khắp miền Bắc.

PTTĐ với Duyên Hải làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng của công nhân,


viên chức, nâng cao tinh thần tập thể, tinh thần hợp tác XHCN. Không chỉ diễn ra trong các nhà máy, xí nghiệp của Nhà nước, cuộc vận động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất trên mặt trận công nghiệp còn lan tỏa đến các HTX thủ công nghiệp. Thời gian này, xuất hiện hàng loạt nhà máy, xí nghiệp, HTX công nghiệp thi đua hợp lý hóa sản xuất. Điển hình là Xí nghiệp than Đèo Nai (Cẩm Phả, Quảng Ninh) trước đây dùng xe ô tô và xe goòng chở than đi đường vòng, nay do hợp lý hóa dây chuyền vận tải, làm hệ thống máng đi đường thẳng, rút bớt được 190 công nhân, 10 ô tô, 200 xe goòng,

11.000 thước đường sắt, mỗi ngày vận chuyển thêm được 1.500 tấn than, hạ giá thành vận chuyển được 5.400 đồng. Ở nhà máy dệt Nam Định, một số chị em công nhân đã hợp lý hóa đường đi kiểm tra máy, giải quyết hợp lý và khẩn trương các trường hợp nhiều máy cùng bị đứt sợi, từ chỗ một người đứng 12, nay đứng được 14 máy. Tổ đá nhỏ ca A (Nhà máy xi măng) sử dụng hợp lý lao động, máy móc, xe ô tô và cải tiến máng chuyển đá, đã rút số công nhân từ 81 người xuống 12 người. Xí nghiệp vận tải ô tô Hà Nội, đã tiết kiệm được 5 vạn 4 nghìn lít dầu xăng [55, tr.16-17]

Hăng say sáng tạo, nhiệt tình thi đua, công nhân và cán bộ ở các xí nghiệp cơ khí đã gắng công nghiên cứu, sản xuất được nhiều loại máy mới như máy phay, máy nổ, đi-ê-den, máy hơi nước, máy ga, máy bơm nước, máy phát điện, máy tiện nặng 6 tấn, quạt lò cao…là những máy từ trước ta chưa sản xuất được. Không những các xí nghiệp chế tạo cơ khí sản xuất được máy móc mới, mà các xưởng sửa chữa cơ khí cũng sản xuất được nhiều loại máy để trang bị cho xí nghiệp mình như: máy cắt tôn, máy uốn lò xo, máy sàng rửa than, máy làm vành bánh ô tô, máy dập, máy cưa, máy dệt tự động, máy nghiền bột giấy, máy xeo giấy…Nhiều thiết bị, máy móc cũ, có thứ bỏ đi, đã được cải tiến thành thiết bị máy móc tốt, có năng suất cao. Nhà máy xi măng Hải Phòng cải tiến nãm lò nung vượt công suất thiết kế, mỗi ngày tăng từ 250 đến 300 tấn xi măng, mỗi năm tăng được hơn 7 vạn tấn xi măng. Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ cải tiến máy xeo giấy cũ, đưa công suất từ 2.040 mét giấy một giờ lên 2.840 mét giấy một giờ. Một số thiết bị máy móc mới cũng được cải tiến: Nhà máy cơ khí Hà Nội đã cải tiến lò luyện thép đưa sản lượng đúc thép mỗi mẻ từ 1.500 ki-lô gam lên 2.300 ki-lô gam và làm tăng tuổi thọ của lò; Xưởng may 10 cải tiến 24 máy đính cúc, mỗi năm giảm được hơn 2 vạn công thợ. Các nông trường


đã cải tiến các máy móc nông nghiệp, làm một số bộ phận kèm theo để trồng lạc, trồng cà phê, thu hoạch sắn, tăng năng suất từ 10 lần đến 30 lần [55, tr.18].

Thi đua với Duyên Hải, nhiều xí nghiệp đã cố gắng tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, tìm nguyên liệu, vật liệu thay thế, tận dụng nguyên liệu, vật liệu vụn, cũ. Công trường nhà máy thủy tinh Hải Phòng dùng đồ gỗ và tre trong việc làm cốp- pha bê-tông móng không phải dùng 1.623 mét khối gỗ mới. Nhà máy rượu Hà Nội nghiên cứu thành công việc nấu rượu bằng ngô, khoai, sắn, mỗi năm bớt được 7.400 tấn gạo. Các nhà máy sắt, tráng men, văn phòng phẩm Hồng Hà, pin Văn Điển, xà phòng, cao su Sao vàng, thuốc lá Thăng Long đã sử dụng hơn 50 loại nguyên liệu, vật liệu trong nước, không phải nhập hàng nghìn tấn của nước ngoài. Các nhà máy điện nhờ cải tiến ghi lò, dùng than cám xấu đốt lò, hàng năm giảm được 10 vạn tấn than don. Cục vật liệu dùng ống nước bằng bê tông đúc thay ống gang, không phải dùng 1.620 tấn gang. Nhà máy cá hộp Hạ Long đã lấy được 4.317 lít dầu cá ở gan cá, chất lượng tốt [55, tr.20-21].

Sang năm 1962, PTTĐ với Duyên Hải và thi đua với những đơn vị điển hình của từng ngành tiếp tục phát triển rộng rãi. Số lượng và chất lượng sáng kiến hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật nhiều hơn trước. Trong 9 tháng đầu năm 1962, trên phạm vi thành phố Hải Phòng đã có 15.038 sáng kiến, tiết kiệm

3.044.063 đồng. Tại thành phố Hà Nội, chỉ tính trên phạm vi 92 xí nghiệp, công trường trong thời gian 10 tháng có 19.977 sáng kiến [118, tr.5]. Mặc dù số lượng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật ít hơn sáng kiến hợp lý hóa sản xuất, nhưng nếu so với năm 1961 thì tỷ lệ đã được tăng lên. Trong ngành cơ khí, việc sử dụng phương pháp gá lắp đã đem lại năng suất lao động khá so với trước. Nhà máy cơ khí Hà Nội đã thiết kế và sản xuất 205 gá lắp các loại. Việc cải tiến công cụ sản xuất diễn ra mạnh mẽ và phổ biến trong toàn ngành công nghiệp, gần 3.000 công cụ cải tiến thuộc 40 loại khác nhau được đưa vào sử dụng ở các công trường trong công ty xây dựng Bắc Hà Nội, công ty xây dựng Hải Phòng, công trường Kim Liên [118, tr.5]…đã góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất lao động.

Cũng bằng khí thế và quyết tâm thi đua, việc tự thiết kế và chế tạo máy móc, thực hiện nửa cơ khí hóa và cơ khí hóa sản xuất được tiến hành rộng rãi, đem lại năng suất khá cao. Nhà máy Duyên Hải tự chế tạo máy lớn vừa tiện, vừa doa các xilanh và bệ máy lô-cô; xưởng toa xe Hải Phòng chế tạo máy “ép nguội” tôn 11 ly làm 4 thành vòm nồi hơi máy lô-cô (có tác dụng quyết định đến việc hoàn thành kế hoạch sản xuất 35 lô-cô trong năm 1962); nhà máy cơ khí Hà Nội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023