Thực Tiễn Phong Trào Thi Đua Yêu Nước Trước Năm 1961


Chương 2

PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC Ở MIỀN BẮC TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1965


2.1. Cơ sở hình thành phong trào thi đua yêu nước

2.1.1. Cơ sở lý luận về thi đua yêu nước

Theo từ điển tiếng Việt, thi đua là cùng nhau đem hết tài năng, sức lực ra làm nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất trong chiến đấu, sản xuất, công tác hoặc học tập [120, tr.936]

Theo Khoản 1, điều 3 Luật Thi đua-Khen thưởng năm 2003: thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được những thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [128, tr.1].

Thi đua xuất hiện cùng với sự ra đời của chế độ XHCN và là PTTĐ của những người lao động tự làm chủ vận mệnh của mình, không có đối kháng về lợi ích giữa cá nhân, tập thể và xã hội. Trong chế độ XHCN, thi đua là động lực mạnh mẽ đối với sự tiến bộ xã hội, là phương tiện quan trọng để củng cố kỷ luật lao động và phát huy tính tích cực, sáng tạo của người lao động. Được quy định bởi bản chất của chế độ xã hội, thi đua trong chế độ XHCN là gắn với yêu nước, “là một cách yêu nước thiết thực và tích cực”.

Trong tất cả các giai đoạn phát triển của xã hội, sáng tạo của con người nảy sinh trong quá trình lao động và thể hiện trước hết ở sự ganh đua với nhau. Từ rất sớm, C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã khẳng định thi đua là một hiện tượng xã hội, nảy sinh cùng với quá trình tổ chức và phân công lao động xã hội: “Ngay sự tiếp xúc xã hội cũng đã đẻ ra thi đua” [105, tr.474]. “Bất kỳ người nào trong công việc của mình, trong hoạt động sáng tạo đều cố gắng muốn vượt bậc. Trong khi cố gắng thể hiện tài năng của mình, con người luôn noi theo thành tích của người khác... Con người dường như ướm mình với người khác để thấy rõ khả năng tiềm tàng của bản thân mình. Ngay trong sự so sánh đó đã có thể bộc lộ bước đầu của thi đua” [88, tr.7]. C.Mác đã sử dụng khái niệm “tinh thần thi đua” [103, tr.35] để nói về tâm lý thi đua giữa những người lao động với nhau trong quá trình hợp tác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Theo C.Mác và Ph. Ăngghen, chính trong lao động tập thể, con người chịu ảnh hưởng của tâm lý và lợi ích xã hội, cố gắng thi đua với nhau, thêm nghị lực sáng tạo vào công việc mà mình thực hiện, cố gắng không chịu thua kém người khác và thể hiện khía cạnh tốt nhất của mình: “Dưới hình thức này hay hình thức


Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961 - 1975 - 5

khác, thi đua là yếu tố vốn có của bất kỳ một hoạt động chung nào của con người” [59, tr.323]. Tuy nhiên, hai ông cũng chỉ rõ, không phải mọi lao động tập thể đều đảm bảo phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, làm cho người lao động cố gắng ganh đua với nhau và mong muốn thắng người bên cạnh. Hai ông cho rằng, “dưới chủ nghĩa tư bản, thi đua biểu hiện thành cạnh tranh trong cuộc chạy đua tìm kiếm lợi nhuận nhiều hơn” [59, tr.323]. Từ rất sớm C.Mác-Ph.Ăngghen đã coi thi đua như đặc trưng riêng có trong xã hội XHCN, và cho rằng, trong xã hội tương lai, cạnh tranh sẽ không còn, thay vào đó là sự thi đua lẫn nhau giữa những người lao động trong quá trình sản xuất.

Thống nhất với quan điểm của C.Mác và P.Ăng-ghen, V.I.Lênin khẳng định tổ chức thi đua XHCN là việc làm có ý nghĩa đặc biệt. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, mô hình Nhà nước Xô Viết được thiết lập, trong hàng loạt những vấn đề mà chính quyền Xô Viết phải đối diện, V.I.Lênin cho rằng mấu chốt và cần kíp nhất “khi chính phủ XHCN đang cầm quyền là phải tổ chức thi đua”, Tất cả mọi nỗ lực phải được dành cho việc tổ chức thi đua”, “Tổ chức thi đua phải chiếm một vị trí quan trọng trong nhiệm vụ kinh tế của chính quyền Xô-viết”.

Trong nhiều tác phẩm của mình, V.I.Lênin nhấn mạnh thi đua là một tất yếu và là nguồn tiềm năng to lớn của CNXH: “Thiết lập chế độ công hữu đối với tư liệu sản xuất, lần đầu tiên trong đời sống loài người, Chính quyền Xô Viết đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để mở rộng thi đua với quy mô to lớn” [88, tr.13],“Chủ nghĩa xã hội không những không dập tắt thi đua, mà trái lại, lần đầu tiên đã tạo ra khả năng áp dụng thi đua một cách thực sự rộng rãi, với một quy mô thực sự to lớn…” [104, tr.234-235]. Thi đua được V.I.Lênin coi là một “phương pháp cộng sản chủ nghĩa để kiến thiết CNXH” trên cơ sở tính tích cực lớn nhất của hàng triệu quần chúng lao động, là cái đòn bẩy mà giai cấp công nhân nhờ vào đó để lay chuyển cả toàn bộ đời sống kinh tế và văn hóa trong nước trên cơ sở CNXH.

V.I.Lênin nhận thức sự khác nhau về thi đua trong CNTB và CNXH là do bản chất của chế độ kinh tế quyết định. Theo V.I.Lênin, điểm ưu việt nhất của thi đua XHCN so với cạnh tranh là ở tính chất rộng rãi; cạnh tranh chỉ dành cho những người kinh doanh, còn thi đua XHCN dành cho đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Hơn nữa, cạnh tranh trong chế độ chủ nghĩa tư bản “đè bẹp một cách tàn bạo chưa từng thấy đối với tính tháo vát, nghị lực, sáng kiến mạnh dạn của quần chúng nhân dân”, cũng có nghĩa là nó “thay thế thi đua bằng trò


gian lận tiền tài, bằng độc đoán, bằng thái độ nô lệ phục tùng tầng lớp trên cùng trong nấc thang xã hội”[88, tr.9]. Cạnh canh chia rẽ mọi người, thành công của người này có thể làm người khác phá sản. Ông khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới lần đầu tiên mở đường-nhờ đã xóa bỏ được các giai cấp, và do đó, xóa bỏ được sự nô dịch quần chúng-cho một cuộc thi đua thực sự có tính chất quần chúng. Và chính tổ chức Xô Viết, trong khi chuyển từ nền dân chủ hình thức của chính thể cộng hòa tư sản sang việc quần chúng lao động thực sự tham gia công tác quản lý, lần đầu tiên đã tổ chức phong trào thi đua một cách rộng rãi” [104, tr.232]. Ông chỉ rõ, chỉ có CNXH “mới có điều kiện cho tính tháo vát, tinh thần thi đua, óc sáng kiến mạnh dạn phát huy rộng rãi trên quy mô thật sự to lớn…Sau hàng thế kỷ lao động cho người khác, phải lao dịch nô lệ cho bọn bóc lột, lần đầu tiên người ta đã có thể lao động cho mình và lao động dựa trên tất cả những thành quả của kỹ thuật hiện đại và của văn hóa hiện đại” [103, tr.236], thi đua XHCN đập tan mọi sự trói buộc của chủ nghĩa quan liêu, mở ra một trường hoạt động rộng rãi để phát huy sức sống và tính chủ động sáng tạo của quần chúng, khai thác những lực lượng hậu bị to lớn đang tiềm tàng. Thi đua XHCN không có các quy luật khắc nghiệt của cạnh tranh, thành công của người này không làm hại tới người khác. Mặc dù cũng như bất kỳ cuộc thi đua nào, trong cuộc thi đua XHCN, đều có người thắng, kẻ thua. Nhưng trong thi đua XHCN người thua cuộc không bị hất ra ngoài, họ có mọi khả năng để sử dụng kinh nghiệm của người thắng cuộc, và chính người thắng cuộc sẽ tự giúp đỡ người chậm tiến đuổi kịp mình.

V.I.Lênin nhận thức sâu sắc nhiệm vụ thiết yếu của một Đảng cầm quyền là tổ chức thi đua, những Ngày thứ bảy cộng sản từ sau Cách mạng tháng Mười cho thấy ông nhận thức thi đua phải là hoạt động có mục đích, có tổ chức, đó không phải là hành động tự phát, tùy tiện của mỗi người. “Tổ chức thi đua theo những nguyên tắc xã hội chủ nghĩa phải là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất và cao đẹp nhất của sự cải tổ xã hội” [88, tr.13].

Sự phát triển rộng lớn của PTTĐ XHCN bằng nhiều hình thức phong phú từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười cho đến sau này chứng thực cho sự toàn thắng của tư tưởng V.I.Lênin về thi đua. Những tư tưởng này trở thành tài sản của toàn dân, thấm sâu vào toàn bộ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chiếm được khối óc và con tim của hàng triệu người. “Thi đua xã hội chủ nghĩa trở thành trường học vĩ đại giáo dục thái độ cộng sản chủ nghĩa đối với lao động” [88, tr.46].


Nhận thức về tính tất yếu, vị trí, vai trò của thi đua trong chế độ XHCN, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gắn thi đua với yêu nước, yêu nước với thi đua, tuyên truyền, vận động toàn dân hăng hái, tích cực thi đua. Nhờ đó làm xuất hiện nhiều PTTĐYN, dần lan tỏa rộng khắp trên các lĩnh vực, các ngành, các giới, thực sự trở thành một biện pháp quan trọng thúc đẩy phong trào cách mạng.

Thống nhất quan điểm của các nhà Mácxit, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Dưới chế độ tư bản, thực dân và phong kiến quyết không thể có phong trào thi đua yêu nước, vì giai cấp lao động không dại gì mà ra sức thi đua làm giàu thêm cho bọn chủ để rồi lại bị chúng áp bức bóc lột thêm. Chỉ có dưới chế độ dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa, dưới chế độ mà nhân dân lao động làm chủ nước nhà, thì mới có phong trào thi đua” [112, tr.198]. Trước thử thách mang tính sống còn của đất nước từ những ngày đầu độc lập, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt niềm tin vào nhân dân, đồng thời nhận thức rõ thi đua chính là một biện pháp góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự 4 Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc; 20 Đại hội thi đua của các lực lượng, các địa phương, các ngành, các giới; có hơn 30 bài nói chuyện đề cập nội dung thi đua yêu nước tại các địa phương, các hội nghị Trung ương, các ngành; 100 thư, điện khen các địa phương, đơn vị tập thể, cá nhân có thành tích thi đua; hơn 20 bài báo khen các địa phương, cá nhân tích cực thi đua và thi đua đạt nhiều thành tích; tặng hơn 4000 huy hiệu cho các cá nhân điển hình trong học tập, sản xuất và chiến đấu…[86, tr.223-224]. Trong suốt quá trình từ lúc bày tỏ chính kiến, đặt vấn đề, khởi xướng, luận bàn, phân tích, giải thích và cuối cùng đi đến những khái quát lý luận về thi đua yêu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một hệ thống quan điểm có giá trị, xứng đáng là nhà lý luận uyên bác, đồng thời là tấm gương mẫu mực về thực hành thi đua yêu nước.

Thi đua yêu nước do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động bắt nguồn từ sự ra đời của chế độ mới. “Chỉ có dưới chế độ dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa, dưới chế độ và nhân dân lao động làm chủ nước nhà, thì mới có phong trào thi đua” [12, tr.495]. Hồ Chí Minh đã gắn “thi đua” với “yêu nước”: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua” [109, tr.407] đồng thời chỉ rõ thi đua là hướng tinh thần yêu nước thực hành vào công việc yêu nước. Theo đó, thi đua không phải là hoạt động tùy tiện, mang tính hình thức của tập thể, tổ chức, cơ


quan, đơn vị, các tầng lớp xã hội, không chỉ là hoạt động sáng tạo, tích cực trong lao động, trong công việc hàng ngày mà là biểu hiện của lòng yêu nước, là biểu hiện của tinh thần đấu tranh cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy thi đua làm động lực phát huy lòng yêu nước, qua PTTĐ bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, làm cho lòng yêu nước thể hiện bằng hành động thực tế trong lao động sản xuất và chiến đấu, đồng thời ngược lại, lấy lòng yêu nước thúc đẩy thi đua, nâng cao hiệu quả thi đua.

Khi khẳng định tính khách quan, sự cần thiết của thi đua trong hoạt động sống của con người, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời chỉ rõ thi đua là bản tính của con người và mang tính nhân văn sâu sắc. Công việc hàng ngày chính là nền tảng của thi đua, đặc điểm của thi đua là luôn vận động và phát triển. Thi đua có phạm vi rất rộng, bao trùm trên mọi lĩnh vực. Trong khi thể hiện năng lực của bản thân nhằm đạt được kết quả cao hơn người bên cạnh, thi đua thúc đẩy mỗi cá nhân vượt lên thành tích của chính mình. Thi đua CNXN mang tính đồng chí, tính đồng đội, hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Không chỉ nhằm phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả công tác, thi đua còn nhằm “nâng đỡ những người kém cỏi”. Qua thi đua, con người hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn cũng như có điều kiện làm cho người khác cạnh mình tiến bộ hơn, đáng tin cậy hơn. Lấy tinh thần yêu nước làm gốc để phát động, tổ chức, xây dựng PTTĐ nhằm mục tiêu giải phóng con người là một sáng tạo vĩ đại của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Có thể nói, gắn thi đua với yêu nước và yêu nước với thi đua, biến tiềm năng sáng tạo và tinh thần yêu nước của nhân dân thành động lực cách mạng thông qua TĐYN đã trở thành tư tưởng chủ đạo trong phương pháp vận động cách mạng được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện xuyên suốt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đặt tên PTTĐ của nhân dân ta là PTTĐYN, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh có cơ sở phát động TĐYN, biến TĐYN thành sức mạnh của hàng triệu triệu con người, có khả năng tạo nên nhiều kỳ tích, góp phần phát huy và khẳng định sức mạnh Việt Nam.

2.1.2. Thực tiễn phong trào thi đua yêu nước trước năm 1961

Ở Việt Nam, tinh thần yêu nước và tính tích cực TĐYN thực sự trở thành phong trào hành động cách mạng của toàn dân, được tổ chức, chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước phải tính từ năm 1948, gắn với Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948) của Chủ tịch Hồ Chí


Minh. Tuy nhiên, việc khơi dậy tinh thần yêu nước, thực hành nó vào công việc yêu nước đã được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành ngay từ những ngày đầu xây dựng chính quyền cách mạng.

Để giải quyết tình huống “ngàn cân treo sợi tóc”, củng cố chính quyền cách mạng và phát huy khí thế, sức mạnh của một dân tộc vừa mới giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn dân “Diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”. Bằng niềm vui lớn lao của những con người sau gần thế kỷ làm nô lệ bước lên địa vị được làm chủ, với lòng yêu nước và khí thế lao động đầy hứng khởi mong muốn thi đua bảo vệ thành quả cách mạng và xây dựng lại đất nước, nhiều PTTĐ dưới nhiều hình thức phong phú đã diễn ra sôi nổi. Chiến sĩ ở mặt trận “thi đua giết giặc lập công”. Đồng bào ở hậu phương “thi đua tăng gia sản xuất”, thực hành khẩu hiệu “ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ, hậu phương thi đua với tiền phương”. Kết quả của các phong trào:“Hũ gạo cứu đói”,“Ngày đồng tâm”, “Tuần lễ vàng”,“Tăng gia sản xuất ngay, Tăng gia sản xuất nữa”,“Không một tấc đất bỏ hoang”,“Tấc đất, tấc vàng”, “Bình dân học vụ”… góp phần đẩy lùi “giặc đói”, “giặc dốt” góp phần tăng cường thực lực của chính quyền cách mạng, tạo tiền đề cho công cuộc kháng chiến, đẩy lùi “giặc ngoại xâm” sau này.

Khi buộc phải kêu gọi toàn dân một lần nữa cầm vũ khí để bảo vệ nền độc lập mới giành được, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm hình thành tư tưởng về một cuộc vận động thi đua ái quốc giải quyết nhiệm vụ kháng chiến, cũng như dành nhiều công sức cho công tác chuẩn bị trước khi chính thức phát động phong trào.

Từ các phong trào có tính chất thi đua (1945-1946) đến PTTĐ (1947) rồi tiến lên PTTĐYN (1948) là bước phát triển trong tư duy lý luận, là quá trình Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng đúng đắn và phát triển sáng tạo lý luận Mác-Lênin về thi đua XHCN. Từ năm 1948, PTTĐYN có bước phát triển vượt bậc cả về nội dung, phương pháp, hình thức và quy mô tổ chức. Tính đến năm 1960, PTTĐYN phát triển qua ba giai đoạn sau đây:

Giai đoạn thứ nhất, từ tháng 6/1948 đến tháng 5/1952

Ngày 1/5/1948, trong “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” gửi đồng bào toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nước ta kinh tế lạc hậu, nhưng lòng yêu nước và chí quật cường chẳng kém ai. Nay muốn tự cấp, tự túc, đi kịp người ta, thì chúng ta phải đi mau. Vì vậy, sĩ, nông, công, thương, binh, gái trai, già trẻ, toàn thể quốc dân ta, vô luận ở địa vị nào, làm công việc gì phải ra sức tham


gia thi đua yêu nước [107, tr.513]. Ngày 1/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Ban vận động Thi đua ái quốc các cấp. Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời hiệu triệu, chính thức phát động cuộc vận động thi đua ái quốc với niềm tin: “Thi đua ái quốc sẽ ăn sâu, lan rộng mọi mặt và mọi tầng lớp nhân dân, sẽ giúp ta dẹp tan mọi nỗi khó khăn và mọi âm mưu của địch để đi đến thắng lợi cuối cùng” [107, tr.557].

Lời kêu gọi thi đua ái quốc nêu rõ mục đích của thi đua là: “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm; làm cho toàn dân đủ ăn, đủ mặc, biết đọc, biết viết; để cho bộ đội có đủ lương thực, khí giới đánh giặc ngoại xâm; để cho đất nước được thống nhất độc lập hoàn toàn [107, tr.556]. Cách thức tiến hành là dựa vào lực lượng và tinh thần của nhân dân. Trong đó “bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh bất kỳ làm việc gì đều cần phải thi đua nhau làm cho mau, làm cho tốt, làm cho nhiều” [107, tr.556]. Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu nghèo lớn, nhỏ đều cần phải trở thành một chiến sĩ trên mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa.

Hưởng ứng Lời kêu gọi thi đua ái quốc, ngay trong năm 1948, các tầng lớp nhân dân, các địa phương, ban ngành đã thể hiện lòng yêu nước bằng hành động thi đua thiết thực, gặt hái nhiều thành tích quan trọng. Trong quân đội và dân quân du kích có phong trào “Luyện quân lập công”, “Rèn luyện cán bộ, cải tiến kỹ thuật”. Trong nông nghiệp có phong trào “Tăng gia sản xuất, thi đua cấy chiêm, sửa đê, dọn sông máng, trồng nhiều bông”. Trên lĩnh vực văn hóa có phong trào “thanh toán nạn mù chữ”,” bình dân học vụ”. Trên lĩnh vực xã hội có phong trào “bài trừ hủ tục lạc hậu, làm nhà vệ sinh, làm chuồng súc vật xa nhà, đào giếng lấy nước sinh hoạt”. Sự phát triển sôi nổi và rộng khắp của các PTTĐ ái quốc trên phạm vi cả nước với những kết quả đạt được trở thành động lực mạnh mẽ góp phần thúc đẩy cuộc kháng chiến.

Đầu năm 1949, chấn chỉnh những hạn chế trong công tác chỉ đạo và tổ chức thi đua nhằm tiếp tục đưa phong trào phát triển, Trung ương Đảng ra Chỉ thị Đẩy mạnh phong trào thi đua ái quốc. Tháng 2/1949, Ban Thường vụ Trung ương Đảng xác định rõ những công tác chính của cuộc vận động thi đua ái quốc năm 1949 cụ thể về quân sự, chính trị, kinh tế. Nhờ có biện pháp chấn chỉnh phù hợp và kịp thời, PTTĐYN năm 1949 đã đạt được kết quả cao hơn năm 1948. Theo đánh giá của Ban Thường vụ Trung ương Đảng tại Hội nghị toàn quốc lần thứ 3 (tháng 1/1950) “phong trào thi đua ái quốc đã động viên lực lượng toàn dân, làm cho nhân dân ta cố gắng về mọi mặt để chuẩn bị sang tổng phản


công”[64, tr.27]

Thắng lợi của Chiến dịch Biên Giới (tháng 10/1950) làm cho tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân thêm phấn chấn, khí thế thi đua vì thế càng thêm sôi nổi. Công nhân mở rộng thi đua “cải tiến kỹ thuật, trau dồi nghề nghiệp, phát minh sáng chế, sửa đổi lề lối làm việc”. Nhiều xí nghiệp không chỉ đạt mức tăng năng suất cao, tiết kiệm hàng chục triệu đồng nguyên vật liệu mà còn chế tạo và sản xuất nhiều loại vũ khí, nhiều quân trang, quân dụng phục vụ nhu cầu chiến đấu và đảm bảo những nhu cầu thiết yếu cho nhân dân. Thực hiện trọng tâm thi đua là sản xuất, lấy cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất nhằm vụ mùa thắng lợi, nông dân tích cực “thi đua tiết kiệm, tránh xa xỉ, phí phạm, để dành lương thực cho bộ đội hoặc cho những lúc túng thiếu”, thi đua với tinh thần “ruộng đất là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ”, hậu phương thi đua với tiền phương.

Có thể nhận thấy, nội dung trọng tâm của thi đua giai đoạn này là “tăng gia sản xuất và tiết kiệm”, nhằm mục đích “cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của quân và dân ta, cung cấp đầy đủ cho kháng chiến chuyển sang giai đoạn tổng phản công”. Theo đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội, thi đua diễn ra ở tất cả các ngành bộ đội, công nghiệp, nông nghiệp, lao động trí óc, các cơ quan, thanh niên. Không chỉ đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, các cuộc vận động, các PTTĐ lúc bấy giờ đã khơi dậy, phát triển những khả năng và sáng kiến vô cùng phong phú. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là cần phát triển những ưu điểm và tiếp tục đẩy mạnh cả nội dung thi đua, cách thi đua, mức thi đua; năng suất cao, chất lượng tốt, tăng gia phải gắn với tiết kiệm, ra sức phát huy, phổ biến sáng kiến và kinh nghiệm, làm cho thi đua ngày càng tiến dần dần và phát triển hơn nữa. Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất (01/5/1952) khép lại giai đoạn thi đua thứ nhất,“phản ánh tinh thần quyết chiến, quyết thắng của dân tộc ta”, có ý nghĩa “thúc đẩy phong trào thi đua ái quốc nước ta lên bước tiến mới” [133, tr.6-7].

Giai đoạn thứ hai, từ tháng 5/1952 đến tháng 7/1958

TĐYN giai đoạn này thực hiện đan xen nhiều nhiệm vụ chưa có tiền lệ, trước hết là đẩy mạnh kháng chiến và cải cách ruộng đất, tăng gia sản xuất, tăng năng suất, thực hành tiết kiệm, thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa, trên cơ sở đó mà đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và sự can thiệp của Mỹ. Nội dung, mục đích, tinh thần và khí thế thi đua của mọi tầng lớp nhân dân những năm 1952 - 1954 được định hướng, dẫn dắt và thôi thúc bởi mục tiêu tiếp tục tăng cường thực lực cho chính quyền cách mạng, tạo điều

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí