Các Công Trình Nghiên Cứu Về Phong Trào Thi Đua Yêu Nước Ở Miền Bắc Trong Kháng Chiến Chống Mỹ, Cứu Nước


thống nhất Tổ quốc. Cuốn sách còn đề cập một số biện pháp cụ thể nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động trong đó nhấn mạnh vai trò của “Bộ tứ” và hoạt động của tổ chức công đoàn trong việc góp phần không ngừng nâng cao năng suất lao động của tổ lao động XHCN; tác giả Lâm Hồng Kỳ trong cuốn Một số kinh nghiệm xây dựng và củng cố phong trào tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa ở cơ sở, xuất bản năm 1965 [89] cũng chỉ rõ: “Phong trào thi đua yêu nước phấn đấu trở thành tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa bắt nguồn từ lòng tha thiết yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội... Phấn đấu trở thành tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa là mục tiêu trực tiếp của mỗi người lao động, của mỗi tập thể lao động ở tất cả các ngành hoạt động kinh tế và văn hóa trên toàn miền Bắc nước ta. Phấn đấu trở thành tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa là hình thức thi đua cao nhất, toàn diện nhất so với mọi phong trào thi đua từ trước đến nay” [89, tr.5]. Tác giả khẳng định ý nghĩa quan trọng của việc xây dựng và củng cố PTTĐYN phấn đấu trở thành tổ, đội lao động XHCN ở cơ sở, đồng thời chỉ ra những kinh nghiệm cần thiết đối với cán bộ cấp cơ sở.

+ Một số tác giả khác đề cập đến vai trò của tổ chức công đoàn trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của PTTĐ xây dựng tổ, đội lao động XHCN, đặc biệt trong cuộc vận động “Ba cao điểm”. Cuốn Công tác thi đua sản xuất của công đoàn, xuất bản năm 1964 [143] đã làm rõ vị trí, nhiệm vụ, nội dung công tác thi đua sản xuất của công đoàn cũng như những quan điểm cơ bản về thi đua, những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức thi đua, việc vận dụng những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin về thi đua vào việc tổ chức chỉ đạo PTTĐ của Đảng. Cuốn Nắm vững yêu cầu nội dung Hội nghị “Ba cao điểm”, xuất bản năm 1964 [29] làm sáng tỏ mục đích, yêu cầu và tác dụng của hội nghị những tổ, đội và người đạt năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều. Theo các tác giả: “Việc mở hội nghị những tổ, đội và người đạt “năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều” là một hình thức tốt để phát huy trí tuệ của cá nhân và trí tuệ tập thể để kết hợp cán bộ kỹ thuật với công nhân, kết hợp công nhân với công nhân trong việc đúc kết, chọn lựa sáng kiến, kinh nghiệm” [29, tr.13]; cuốn Công đoàn vận động phong trào thi đua phát huy sáng kiến hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật, xuất bản năm 1977 [31] đã làm rõ vị trí, tầm quan trọng của PTTĐ phát huy sáng kiến hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật: “Thi đua mà không hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật thì nội dung thi đua sẽ trống rỗng, không có ý nghĩa và chỉ còn là vấn đề tăng cường độ lao động” [31, tr.9], đồng thời chỉ ra trách nhiệm của


công đoàn cơ sở, nội dung chủ yếu của công tác công đoàn vận động PTTĐ phát huy sáng kiến, kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện chương trình hợp lý hóa ở tổ sản xuất, những nội dung và cách thức hoạt động cụ thể.

+ Từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước cho đến nay, các tác giả có nhiều nghiên cứu mang tính khái quát hơn về lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, về hậu phương miền Bắc trong đó có đề cập đến TĐYN. Tiêu biểu là Bộ sách gồm 9 tập Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), xuất bản năm 2013 là công trình nghiên cứu có giá trị được biên soạn bởi tập thể các nhà khoa học của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam. Các tác giả đã phân tích nguyên nhân, diễn biến, tính chất, đặc điểm, tầm vóc và bài học lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong đó có một số tập phản ánh quá trình quân dân miền Bắc giải quyết các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, quân sự…có đề cập đến PTTĐYN. Cụ thể: ở chương 10, tập III [48], trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn cơ bản của miền Bắc khi bước vào xây dựng CNXH, các tác giả cho rằng từ năm 1961:“Phong trào thi đua yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội hướng về miền Nam ruột thịt không chỉ phát triển sôi động trên các mặt trận công nghiệp, nông nghiệp,… mà còn dấy lên mạnh mẽ trong ngành giáo dục” [48, tr.83]. Nhiều số liệu phản ánh diễn biến, đặc biệt là kết quả các PTTĐ tiêu biểu như: Gió Đại Phong, Sóng Duyên Hải, Trống Bắc Lý, Cờ Ba nhất…là kết quả nghiên cứu có ý nghĩa góp phần phác họa diện mạo của một hậu phương miền Bắc sục sôi khí thế TĐYN; ở chương 18, tập IV [49], các tác giả cho rằng: trong suốt những năm chống chiến tranh phá hoại“khắp nơi trên miền Bắc, nhiều phong trào thi đua yêu nước phát triển sôi nổi, rộng khắp, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, mọi thành phần xã hội tham gia…” [49, tr.444-445]; trong chương 25, Tập VI [51] từ việc trình bày thành quả nhân dân miền Bắc đạt được từ 1969-1971, các tác giả đánh giá:“trải qua ba năm sau khi bước ra từ đổ nát của chiến tranh (1969-1971), hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa đang có những bước tiến đáng kể trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự và đối ngoại” [51, tr.210]; trong chương 27, tập VII [52], từ sự khảo sát thực tiễn quá trình quân và dân miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh trong năm 1971, các tác giả khẳng định:“Miền Bắc - hậu phương chiến lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, vẫn vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách do đế quốc Mỹ gây ra, khẩn trương hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Là hậu phương trực tiếp của cách mạng Việt Nam ở


miền Nam…” [52, tr.15-16]; hoặc ở chương 41, tập IX, các tác giả đề cập quá trình Tổng Công đoàn Việt Nam phát động Phong trào thi đua phấn đấu trở thành tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa trong tất cả các bộ, ngành toàn miền Bắc. Từ đó khẳng định miền Bắc XHCN giữ vai trò quan trọng quyết định đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

+ Bên cạnh nhiều công trình tổng kết lịch sử khác phải kể đến lượng lớn các công trình có đóng góp quan trọng trong việc hệ thống những văn kiện của Đảng, các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số chuyên luận liên quan đến TĐYN của nhiều tác giả từ nhiều ngành, giới, nhiều cương vị công tác khác nhau. Tiêu biểu có thể kể đến: Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước, tuyển chọn và chuyên luận, của Lê Văn Yên-Nguyễn Duy Cát, xuất bản năm 2000 [165]; Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước, của Lê Quang Thiện - Vũ Trọng Bình xuất bản năm 2008 [152]; Đảng, Bác Hồ với thi đua yêu nước và công tác thi đua khen thưởng, của Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương, xuất bản năm 2008 [34]; Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật thi đua, khen thưởng, của Trương Quốc Bảo xuất bản năm 2010 [4]; Đẩy mạnh, nhân rộng, phát huy hiệu quả phong trào thi đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng mới, của tác giả Nguyễn Thái Anh, xuất bản năm 2010 [2]; Những mốc son vàng trong phong trào thi đua yêu nước của Phạm Hùng, xuất bản năm 2011 [86]; 70 năm thi đua yêu nước (1948-2018), Thông tấn xã Việt Nam xuất bản năm 2018 [35]; Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước của Viện Khoa học xã hội-Nhân văn xuất bản năm 2008 [163]…

Đây là những công trình nghiên cứu công phu, có giá trị lý luận to lớn. Không chỉ làm rõ những nội dung tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về TĐYN cũng như thành tựu đánh dấu bước tiến quan trọng của PTTĐYN qua từng thời kỳ cách mạng, các tác phẩm và tác giả cũng đồng thời làm rõ việc nghiên cứu, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm đẩy mạnh, nhân rộng, phát huy hiệu quả PTTĐYN trong giai đoạn cách mạng mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

+ Thực tế PTTĐYN thời đó có phạm vi và sức lan tỏa rộng rãi ở các địa phương, các ngành, các giới khác nhau. Lịch sử các địa phương, nhất là một số địa phương là nơi ra đời và phát triển các PTTĐYN tiêu biểu thời kháng chiến chống Mỹ, cứu nước như Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội, Thái Bình…thông qua


Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961 - 1975 - 3

phản ánh quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, các công trình đã cung cấp nhiều số liệu cụ thể, chính xác, có giá trị và ý nghĩa là những mảng thực tiễn sinh động góp phần tạo dựng một bức tranh hậu phương miền Bắc rộng lớn với sự phát triển sôi nổi, rộng khắp của nhiều PTTĐYN. Các công trình viết về lịch sử các ngành, các giới cũng là nguồn sử liệu hết sức có giá trị cho việc tiếp cận, nghiên cứu và phục dựng bức tranh sôi nổi của PTTĐYN thời chống Mỹ, cứu nước.

Gián tiếp đề cập đến một số PTTĐ trong quân đội là các công trình nghiên cứu như Lịch sử vận tải Quân đội nhân dân Việt Nam (1945-1975), Nxb QĐND xuất bản năm 1992; Phụ nữ quân đội trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lâm xuất bản năm 2001 [96] đã trình bày và đánh giá nguyên nhân mang lại khí thế thi đua sôi nổi trong quân đội, đặc biệt là tính chất và giá trị của PTTĐ “Ba nhất”.

Cũng có thể kể đến nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng lịch sử phong trào Đoàn Thanh niên như: “40 năm thanh niên xung phong (1950-1990)” của Văn Tùng (chủ biên), xuất bản năm 1990; “Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội” xuất bản năm 1997; “Thanh niên xung phong Thanh Hóa những chặng đường lịch sử” xuất bản năm 1998; “Lịch sử truyền thống của thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước của tác giả Đinh Văn Đệ, xuất bản năm 2002 [77]… đã tái hiện chân thực về phong trào Đoàn thanh niên nói chung, phong trào thanh niên ở các địa phương cụ thể nói riêng. Đặc biệt cuốn “Lịch sử Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam” của Văn Tùng (chủ biên) xuất bản năm 2001 [137] và cuốn “72 năm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam” xuất bản năm 2002 đã khái quát công tác chỉ đạo của Đảng và Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam cũng như diễn biến của phong trào thanh niên Ba sẵn sàng toàn miền Bắc. Theo đánh giá của các tác giả, cùng với phong trào “Năm xung phong” của thanh niên miền Nam, phong trào “Ba sẵn sàng” của thanh niên miền Bắc là biểu hiện của ý chí kiên cường và lòng quyết tâm của thanh niên cả nước vì thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.

Nhiều nghiên cứu phong trào phụ nữ đến từ các địa phương như: “Gái Quảng Bình” của Hội Văn nghệ và Tỉnh hội phụ nữ Quảng Bình xuất bản năm 1966; “Gái đảm Tuyên Quang” (tập 1) của Tỉnh hội phụ nữ-Ty Văn hóa Tuyên Quang xuất bản năm 1970; “Ra sức giáo dục động viên các tầng lớp phụ nữ đẩy


mạnh phong trào “Ba đảm đang” chống Mỹ, cứu nước và xây dựng thủ đô xã hội chủ nghĩa” của Thành hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội xuất bản năm 1971; “Bài ca dũng cảm đảm đang” của Ty Văn hóa tỉnh Thái Bình, năm 1973; “Trung dũng đảm đang” của Thành Hội Liên hiệp phụ nữ Hải Phòng, năm 1974; “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” của Tỉnh hội Phụ nữ Hải Hưng, năm 1974; “Công tác vận động phụ nữ các dân tộc miền núi” của Chu Văn Tấn, xuất bản năm 1974; Lịch sử phong trào phụ nữ Hà Tĩnh 1930-2000, Nxb Hà Tĩnh, năm 2000…là những tái hiện sinh động và hết sức chân thực về PTTĐ của phụ nữ ở các địa phương trên phạm vi miền Bắc.

- Nhóm công trình nghiên cứu được công bố trong các kỷ yếu hội thảo, tạp chí khoa học chuyên ngành;luận văn, luận án

PTTĐYN nói chung, PTTĐYN ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ nói riêng là vấn đề được phản ánh trong các kỷ yếu hội thảo khoa học thường được tổ chức nhân kỷ niệm các sự kiện lịch sử trọng đại với nhiều chủ đề cụ thể. Tuy nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu với nhiều bài viết có giá trị nhưng trong khuôn khổ của một tham luận, các bài viết không thể giải quyết sâu sắc, thấu đáo tất cả các vấn đề đặt ra. Liên quan đến PTTĐYN có thể kể đến một số kỷ yếu như:

+ Kỷ yếu “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nhà chính trị, quân sự lỗi lạc” do NXB QĐND xuất bản năm 1997. Trong Kỷ yếu này, liên quan đến PTTĐYN có một số bài viết như “Vận dụng sáng tạo tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của Trần Bích Thủy; “Nhà tổ chức thi đua tài năng” của Nguyễn Hữu Đức; “Đồng chí Nguyễn Chí Thanh với phong trào thi đua“Ba nhất”” của Trịnh Xuân Tốn… đã không chỉ cho người đọc nhận thức rõ tài năng, những cống hiến mang ý nghĩa quan trọng của đồng chí Nguyễn Chí Thanh đối với sự phát triển của một số PTTĐYN thời chống Mỹ, đặc biệt là phong trào Gió Đại Phong, mà qua đó còn khẳng định vai trò của cá nhân lãnh đạo đối với sự phát triển của PTTĐYN.

+ Kỷ yếu “60 năm Thi đua-Khen thưởng thành phố Hải Phòng 1948-2008”, NXB Hải Phòng xuất bản năm 2008[157]. Bên cạnh việc giới thiệu các kỳ Đại hội thi đua yêu nước thành phố Hải Phòng, danh sách Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua toàn quốc ở thành phố Hải Phòng, Kỷ yếu giới thiệu nhiều bài viết của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh, lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đặc biệt là của những người trực tiếp làm công tác thi


đua, khen thưởng. Đóng góp của các bài viết chính là sự luận giải vì sao Hải Phòng lại trở thành một trong những địa phương dẫn đầu trong PTTĐYN thời chống Mỹ, cứu nước với nhiều phong trào tiêu biểu; phục dựng hiện thực sinh động của quyết tâm và hiện thực các phong trào, các đơn vị, cá nhân điển hình trong các PTTĐYN đến từ nhiều ngành, nhiều cơ quan, đơn vị và địa phương của Thành phố.

+ Kỷ yếu Hội thảo “Đại thắng mùa Xuân 1975, sức mạnh của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình” được Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật xuất bản năm 2015 nhân kỷ niệm 40 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Liên quan đến PTTĐYN trong Kỷ yếu này có một số bài viết như: “Vai trò của các phong trào thi đua yêu nước trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” của Lê Đức Hoàng; Phong trào“Ba sẵn sàng” trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Nguyễn Văn Thắng; “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong”, hai phong trào lớn thể hiện khát vọng của tuổi trẻ hai miền Nam-Bắc vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước của Võ Văn Thưởng; “Ba đảm đang”, phong trào thi đua độc đáo của phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Phùng Thị Hoan... Các bài viết này là sự khẳng định tinh thần trách nhiệm, khát khao cống hiến và khí thế thi đua của thanh niên, phụ nữ Việt Nam cũng như ý nghĩa lịch sử to lớn của hai PTTĐ tiêu biểu là “Ba đảm đang” và “Ba sẵn sàng”.

+ Kỷ yếu “Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh-giá trị lý luận và thực tiễn đối với phong trào thi đua yêu nước hiện nay”, xuất bản năm 2018 [32] là tập hợp các tham luận của nhiều tác giả tham gia Hội thảo khoa học nhân Kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban thi đua-khen thưởng Trung ương và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức. Nội dung kỷ yếu gồm 2 phần, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về TĐYN theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó khẳng định giá trị bền vững và sức lan tỏa của Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Nội dung từng tham luận giúp người đọc nhận thức sâu sắc nội dung thi đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là nhận thức giá trị lịch sử to lớn của Lời kêu gọi thi đua ái quốc qua từng thời kỳ, cũng như giá trị lâu bền của tư tưởng TĐYN Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

PTTĐYN là vấn đề được nhiều tác giả lựa chọn là đối tượng nghiên cứucho luận văn, luận án của mình. Có thể kể đến như:


+ Luận văn thạc sỹ lịch sử của Nguyễn Công Loan (1995): Sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) [97]; Luận án tiến sĩ lịch sử của Trần Thương Hoàng (2003): Nghiên cứu nguồn sử liệu về phong trào thi đua yêu nước trong phông lưu trữ Phủ Thủ tướng (1945-1954)[79]; Luận án Tiến sĩ Lịch sử của Phạm Bá Khoa (2007): Thanh niên Thủ đô Hà Nội trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1975) [92]; Luận án tiến sĩ lịch sử của Phùng Thị Hiển (2009): Đảng lãnh đạo công tác tuyên truyền, cổ động chính trị ở miền Bắc (1960-1975) [81]…Các công trình nghiên cứu này đã có những đóng góp nhất định trong việc phục dựng thực tiễn các PTTĐYN ở miển Bắc trong kháng chiến chống Mỹ. Song, gần như cũng chỉ dừng lại ở những nghiên cứu mang tính riêng lẻ từng mảng nhỏ của thực tiễn TĐYN ở từng địa phương, tầng lớp, ngành.

+ Về các bài báo khoa học có thể kể đến nghiên cứu của Nguyễn Văn Trân về “Nhiệm vụ của thanh niên Thủ đô trong sản xuất và chiến đấu”, Tạp chí Thanh niên số 9/1972; Trần Khang, “Hai mũi tiến công thắng Mỹ” là một phong trào đúng hướng và thiết thực”, Tạp chí Thanh niên, số 3/1969; Nguyễn Trọng Phúc, “Phong trào thi đua yêu nước qua các thời kỳ cách mạng”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 11/2000; Nguyễn Thị Tình, “Bác Hồ và phong trào “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 11/2000

1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

- Nhóm công trình nghiên cứu là sách, đề tài khoa học

Từ năm 1961-1975, PTTĐYN của quân và dân miền Bắc đạt những bước tiến quan trọng, được đánh dấu bằng sự ra đời và phát triển của hàng loạt các PTTĐYN. Đồng thời với thực tiễn sôi động của các phong trào là hàng loạt những công trình nghiên cứu mang nhiều ý nghĩa khác nhau, hoặc là tổng kết, đánh giá để rút kinh nghiệm, hoặc là trình bày diễn biến và đánh giá ý nghĩa, hoặc đơn thuần chỉ dừng lại ở mức độ ghi lại…Viết về từng PTTĐYN, từng cuộc vận động cụ thể là một mảng nội dung thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà nghiên cứu, lãnh đạo ở các cấp, ngành, đại phương.

+ Viết về PTTĐ trong nông nghiệp, đặc biệt là phong trào “Gió Đại Phong” có thể kể đến cuốn “Tìm hiểu Đại Phong, thi đua Đại Phong”, Nxb Nông thôn xuất bản năm 1961; “Gió Đại Phong” của Dự Hương Nxb Phổ thông, năm 1961 [87]; “Đại Phong một làng quê”, Sở Văn hóa Thông tin Quảng Bình xuất


bản năm 1995… Các công trình này đã phản ánh tinh thần lao động cần cù và đầy sức sáng tạo của bà con xã viên, sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết của chi bộ, ban quản trị hợp tác xã Đại Phong trong quá trình trở thành ngọn cờ đầu thi đua của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, qua đó giúp người đọc hiểu rõ hơn về hợp tác xã Đại Phong và phong trào Gió Đại Phong.

+ Viết về PTTĐ trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tiêu biểu là nghiên cứu của các tác giả Anh Việt, Vũ Thạch, Lê Minh Châu trong “Sóng Duyên Hải-chuyện thao diễn ở Nhà máy cơ khí Duyên Hải”, xuất bản 1961 [161]. Các tác giả phản ánh chân thực tinh thần, khí thế thi đua ở Nhà máy cơ khí Duyên Hải với nhiều công nhân mang tinh thần dám nghĩ, dám làm, tự lực cánh sinh, khắc phục khó khăn, phấn đấu phục vụ cho sản xuất trên cơ sở đó khẳng định sự nỗ lực của từng cá nhân đã góp phần làm nên sự phát triển của phong trào, có ý nghĩa cổ vũ và thúc đẩy mọi người thi đua sôi nổi trong mọi ngành hoạt động, đưa phong trào quần chúng tiến lên một bước mới, góp phần hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch Nhà nước. Trong cuốn “Công đoàn Duyên Hải với phong trào thao diễn kỹ thuật”, của Bình Sơn và Minh Đạo, xuất bản năm 1961 [131]. Các tác giả đã phác họa chân dung của các cán bộ, công đoàn viên Công đoàn Duyên Hải, thông qua đó làm rõ và khẳng định vai trò của cá nhân, tổ chức công đoàn đối với phong trào thao diễn kỹ thuật, góp phần làm nên “làn sóng Duyên Hải” trong cuộc vận động hợp lý hóa sản xuất, lan nhanh đến khắp các xí nghiệp, công nông trường, cơ quan, trường học, bệnh viện…toàn miền Bắc. Không chỉ luận giải cơ sở mang lại một “làn sóng Duyên Hải” có sức lan tỏa mạnh mẽ, cuốn sách còn cung cấp cho cán bộ công đoàn những bài học có ý nghĩa trong công tác vận động, tuyên truyền, triển khai tổ chức các cuộc vận động, các PTTĐ.

+ Viết về PTTĐ trong quân đội, lực lượng vũ trang, đặc biệt là PTTĐ “Ba nhất” tiêu biểu là một số nghiên cứu như: cuốn“Ba nhất”-phong trào thi đua trong quân đội hiện nay, Nxb QĐND xuất bản năm 1960 [3]; cuốn Phất cao cờ“Ba nhất”, Tỉnh đội Nam Định xuất bản năm 1960 [141] đã phân tích về lịch sử hình thành, phát triển của PTTĐ “Ba nhất” cũng như quá trình dân quân tự vệ Nam Định đã vận dụng tinh thần thi đua “Ba nhất” như thế nào, những biện pháp cần thiết để thực hiện tốt PTTĐ “Ba nhất”; cuốn “Một ngọn cờ “Ba nhất”- Đại đội 2 công binh Tả Ngạn” của Hồng Lân xuất bản năm 1961 [95]. Nội dung cuốn sách là trang sử hào hùng với những thành tích xuất sắc của Đại đội 2 công

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023