Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961 - 1975 - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG


VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM


ĐẶNG THỊ AN


PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC Ở MIỀN BẮC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC NHỮNG NĂM 1961-1975


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


Họ và tên tác giả luận án

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ


HÀ NỘI, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG


VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM


ĐẶNG THỊ AN


PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC Ở MIỀN BẮC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC NHỮNG NĂM 1961-1975


Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 9 22 90 13


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


Họ và tên tác giả luận án

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. TS Dương Đình Lập

2. PGS.TS Hồ Xuân Quang


HÀ NỘI, NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan, công trình này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Những đánh giá, kết luận của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.


Tác giả luận án


Đặng Thị An



Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của rất nhiều cá nhân, tập thể ở trong và ngoài cơ sở đào tạo. Bởi lẽ đó, tôi xin bày tỏ và gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến:

- Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Bộ Quốc phòng; các thầy giáo, cô giáo, các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy, các Phòng, Ban, đặc biệt là Bộ môn Lịch sử kháng chiến chống Mỹ; Phòng Thông tin -Tư liệu, Ban Sau Đại học nay thuộc Phòng Kế hoạch, quản lý khoa học và đào tạo…đã dành cho tôi sự quan tâm, giúp đỡ, cả sự động viên thường xuyên và kịp thời.

- Tập thể hướng dẫn khoa học là: Tiến sĩ Dương Đình Lập và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Xuân Quang đã đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian nghiên cứu, cho tôi nhiều chỉ dẫn, đóng góp và những định hướng khoa học có giá trị.

- Các cán bộ, nhân viên Thư viện Quốc gia, Thư viện Quân đội, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Sử học, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III… đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận nguồn tài liệu phong phú, có giá trị phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

- Cán bộ, chiến sĩ, các anh, chị công tác tại Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng; các anh chị em đang theo học nghiên cứu sinh các khóa tại Viện đã thường xuyên chia sẻ thông tin và khích lệ tôi trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu.

- Các Thầy, Cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp đang công tác tại Khoa Lý luận Chính trị-Luật và Quản lý Nhà nước, Trường Đại học Quy Nhơn đã động viên và chia sẻ công việc, giúp tôi có thể tập trung nhiều thời gian để hoàn thành chương trình đào tạo và luận án tiến sĩ.

- Gia đình, người thân đã tin tưởng, chia sẻ những khó khăn, tạo nhiều điều kiện, cổ vũ, động viên giúp tôi kiên trì và an tâm học tập, nghiên cứu trong thời gian qua.


Hà Nội, ngày tháng năm 2022

Tác giả luận án Đặng Thị An


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4. Nguồn tài liệu

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

6. Đóng góp mới của luận án

7. Kết cấu của luận án

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về thi đua ở các nước XHCN

1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước

1.2. Nhận xét và hướng nghiên cứu của luận án

1.2.1. Nhận xét

1.2.2. Hướng nghiên cứu của luận án

Chương 2. PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC Ở MIÊN BẮC TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1965

2.1. Cơ sở hình thành phong trào thi đua yêu nước

2.1.1. Cơ sở lý luận về thi đua yêu nước

2.1.2. Thực tiễn phong trào thi đua yêu nước trước năm 1961

2.2. Bối cảnh lịch sử và sự phát triển của phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc từ năm 1961 đến năm 1965

2.2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng về thi đua yêu nước

2.2.2. Một số phong trào thi đua tiêu biểu

Tiểu kết chương 2

Chương 3. PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC Ở MIỀN BẮC TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975 (81)

3.1. Bối cảnh lịch sử mới và yêu cầu đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước

3.1.1. Bối cảnh lịch sử mới và nhiệm vụ của miền Bắc

3.1.2. Chủ trương của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước

Trang

1

1

2

3

3

4

5

5


6

6

6

8

21

21

25


26

26

26

30


38

38

44

79


81


81

81


86

3.2. Một số phong trào thi đua tiêu biểu

3.2.1. Phong trào “Ba sẵn sàng”

3.2.2. Phong trào “Ba đảm đang”

Tiểu kết chương 3

Chương 4. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.1. Nhận xét

4.1.1. Đặc điểm

4.1.2. Ý nghĩa

4.2. Một số kinh nghiệm

4.2.1. Tăng cường và thống nhất sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò của Nhà nước và các đoàn thể chính trị-xã hội trong việc phát động và tổ chức thi đua yêu nước hiệu quả, thiết thực

4.2.2. Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, động viên khí thế thi đua, đặc biệt chú trọng việc khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong thi đua yêu nước

4.2.3. Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng để xác định mục đích, nội dung, hình thức thi đua thích hợp

4.2.4. Lắng nghe nguyện vọng của nhân dân, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cá nhân và tiến hành thi đua thường xuyên, liên tục trên cơ sở lấy lòng yêu nước làm gốc, xem công việc hàng ngày là nền tảng của thi đua

4.2.5. Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, phổ biến sáng kiến, kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những điển hình tiên tiến sau mỗi đợt thi đua

Tiểu kết chương 4

KẾT LUẬN

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

92

92

119

136

137

137

137

144

151


151


154


157


159


161

164

165


168

169


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT


STT

VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

01

BCHQST

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh

02

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

03

CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

04

CTQG

Chính trị quốc gia

05

CTQG-ST

Chính trị quốc gia-Sự thật

06

ĐLDT

Độc lập dân tộc

07

HTX

Hợp tác xã

08

TĐYN

Thi đua yêu nước

09

PTTĐ

Phong trào thi đua

10

PTTĐYN

Phong trào thi đua yêu nước

11

PTTĐ XHCN

Phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa

12

Nxb

Nhà xuất bản

13

QĐND

Quân đội nhân dân

14

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961 - 1975 - 1


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Được hình thành và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, được kết tinh, lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, tinh thần yêu nước trở thành giá trị cơ bản và bền vững nhất trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam, trở thành nguồn “năng lực nội sinh” không bao giờ cạn và là vũ khí tinh thần mà vận nước thịnh hay suy, mất hay còn, phần rất quan trọng tùy thuộc vào việc chúng ta phát huy hay quên lãng thứ vũ khí tinh thần ấy.

Ngày 11/6/1948, thay mặt Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, chính thức phát động PTTĐYN trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Từ đây, PTTĐ ái quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng đã thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ, thúc đẩy mọi tầng lớp nhân dân phát huy tài năng, trí tuệ của mình góp phần lập nên những chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Liên tục trong hơn 70 năm qua, trong mỗi chặng đường phát triển của cách mạng, PTTĐYN như những làn sóng trào dâng mang theo khí thế hào hùng của dân tộc, tạo động lực đoàn kết toàn dân đấu tranh.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), đặc biệt là từ khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 07-NQ/TW (26/01/1961) Về việc đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước đảm bảo hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 1961 và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, PTTĐYN ở miền Bắc có nhiều bước tiến mạnh mẽ. Với sự đa dạng về nội dung, sự phong phú về hình thức, gắn với nhiều hành động thiết thực, PTTĐYN đã đi vào lịch sử như một minh chứng thuyết phục cho sức mạnh của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí tự lực tự cường, trí thông minh, niềm đam mê sáng tạo và cống hiến của quân dân miền Bắc, góp phần xứng đáng vào quá trình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một hậu phương chiến lược.

Từ sau ngày đất nước thống nhất cho đến nay, quán triệt tinh thần “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua” Đảng và Nhà nước tiếp tục duy trì, phát huy sức mạnh của lòng yêu nước, chú trọng vào việc phát động, tổ chức các PTTĐYN toàn diện, thiết thực, hiệu quả. Đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới- cuộc thi đua vĩ đại chống lại “những gì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra cái mới mẻ tốt tươi” của dân tộc vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí