Chủ Trương Của Đảng, Nhà Nước Về Đẩy Mạnh Phong Trào Thi Đua Yêu Nước


quân đánh phá từ sông Gianh trở vào nhằm đe dọa và thăm dò dư luận; đồng thời chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến tranh phá hoại quy mô lớn ra miền Bắc.

Lấy cớ “trả đũa Việt cộng” tiến công trại lính Mỹ Hôlôuây ở Pleiku (Gia Lai), ngày 7/2/1965, Mỹ chính thức phát động cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. Từ ngày 7-11/2/1965, Mỹ mở chiến dịch Mũi lao lửa, sử dụng máy bay thuộc Hạm đội 7, cùng lực lượng không quân quân đội Sài Gòn đánh phá đồng thời vào các mục tiêu quân sự và khu dân cư ở Quảng Bình, Vĩnh Linh, với cường độ xuất kích từ 60-100 lần chiếc/ngày. Mỹ đã huy động một lực lượng không quân và hải quân hùng hậu gồm hàng nghìn máy bay thuộc 50 loại khác nhau, kể cả những loại mới nhất và những loại vũ khí, bom đạn tối tân nhất.

Việc Mỹ ồ ạt đưa quân chiến đấu vào miền Nam, tiến hành “chiến tranh cục bộ” với quy mô lớn chưa từng có và đẩy mạnh cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc đặt cách mạng cả nước đứng trước những thử thách nghiệm trọng. Trước tình hình như vậy, tháng 1/1965, Hội đồng quốc phòng họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định nhiệm vụ mới của miền Bắc là tăng cường phòng thủ, trị an và sẵn sàng chiến đấu; ra sức xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh; tích cực xây dựng và củng cố miền Bắc về mọi mặt.

Hội nghị Ban Chấp hành trung ương lần thứ 11 (tháng 3/1965) khẳng định: “Chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc ta, của nhân dân ta từ Nam chí Bắc”[69, tr.635], cần chuyển hướng nền kinh tế miền Bắc vào thời chiến, tăng cường quốc phòng, chuẩn bị trước một bước về tư tưởng, tổ chức để sẵn sàng bước vào cuộc đụng đầu lịch sử với đế quốc Mỹ. Nhiệm vụ trước mắt của miền Bắc là “vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Sản xuất phải phục vụ chiến đấu và chiến đấu phải nhằm bảo vệ sản xuất”[69, tr.645]. Phải làm cho miền Bắc đủ sức mạnh đáp ứng yêu cầu chống lại các cuộc ném bom bắn phá, phong tỏa của địch, sẵn sàng đối phó với tình trạng địch mở rộng chiến tranh ở bất cứ mức độ nào, chi viện cho cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam, đồng thời đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH.

Để làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng“Chống Mỹ, cứu nước”, ngày 20/7/1965 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ miền Bắc dũng cảm tiến lên, hăng hái thi đua sản xuất và chiến đấu [69, tr.322]

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12 (tháng 12/1965) nêu rõ nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân là “Động viên lực lượng của cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong


bất kỳ tình huống nào, để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cach mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà”. Hội nghị nhấn mạnh “chiến tranh càng trở nên quyết liệt ở miền Nam thì nhiệm vụ của miền Bắc đối với miền Nam càng nặng nề và quan trọng” [69, tr.643], “miền Bắc phải tiếp tục vừa sản xuất, vừa chiến đấu, đánh bại chiến tranh phá hoại của Mỹ, động viên sức người, sức của tăng cường lực lượng mọi mặt cho miền Nam, ra sức giúp đỡ cách mạng Lào, đồng thời tích cực chuẩn bị đánh thắng địch nếu chúng mở rộng “chiến tranh cục bộ” ra cả nước ta” [69, tr.463-464].

Từ ngày 2/3/1965-31/10/1968, Mỹ chuyển sang triển khai thực hiện chiến dịch Sấm rền, mở rộng đánh phá ra vĩ tuyến 19 và 20, chủ yếu nhằm vào các mục tiêu quân sự (doanh trại quân đội, trạm ra đa, các căn cứ không quân, hải quân…), các tuyến đường giao thông quan trọng, các cơ sở kinh tế công nghiệp, nông nghiệp trọng yếu, thậm chí đánh phá một số bệnh viện, khu dân cư… trên hầu khắp miền Bắc. Tiếp đó, đế quốc Mỹ “mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc trên quy mô lớn với cường độ ngày càng dữ dội” [46, tr.304].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Trong hơn 4 năm (từ ngày 5/8/1964-1/11/1968) dựa vào các loại vũ khí hiện đại được huy động sử dụng hết công suất, bao gồm 300 máy bay chiến đấu chiến thuật lúc ban đầu, sau đó tăng lên đến 1.000 chiếc, lúc cao nhất thêm 200 máy bay ném bom chiến lược B.52, từ 3 đến 4 tàu sân bay thuộc Hạm đội 7, Mỹ đánh phá đánh phá 191.229 trận với hơn một triệu tấn bom đạn các loại, tàn phá nặng nề hầu hết các tỉnh, thành, tác động mạnh mẽ tới đời sống của nhân dân miền Bắc. Không chỉ gây nhiều thiệt hại về người và của, cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ còn làm xáo trộn tổ chức lao động xã hội, tác động mạnh đến cơ chế quản lý kinh tế, tài chính, làm đảo lộn phương thức và lề lối làm việc đã được thiết lập từ những năm trước đó.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã tạo ra bước ngoặt quan trọng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trước thất bại liên tiếp trên cả hai miền Nam-Bắc cùng với sức ép từ cuộc bầu cử tổng thống, ngày 1/11/1968, tổng thống Mỹ Giônxơn buộc phải tuyên bố chấm dứt vô điều kiện việc ném bom bắn, phá miền Bắc, kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến lược “chiến tranh cục bộ”.

Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961 - 1975 - 12

Tổn thất nặng nề sau Mậu Thân 1968 làm cho tình hình cách mạng miền Nam lâm vào thế khó khăn, phức tạp mới, mất đất, mất dân, thế và lực tiến công


suy giảm. Vì vậy, sau ngày Mỹ ngừng ném bom miền Bắc, Đảng và Nhà nước đề ra chủ trương nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, chuyển dần các hoạt động kinh tế trở lại bình thường cho phù hợp với tình hình mới; ra sức khôi phục một bước kinh tế, thực hành tiết kiệm, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân, tăng thêm tiềm lực kinh tế và quốc phòng, đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của cách mạng miền Nam. Quân và dân miền Bắc đã tranh thủ tối đa thời gian hòa bình tương đối để hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục, phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, nâng cao sức mạnh chiến đấu.

Từ giữa năm 1969, sau khi tổng thống Nichxơn nhậm chức, Mỹ và chính quyền Sài Gòn triển khai giai đoạn đầu của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Một lực lượng lớn quân chủ lực Mỹ và quân đội Sài Gòn, toàn bộ quân địa phương và lực lượng kìm kẹp được sử dụng liên tiếp mở liên tiếp các cuộc hành quân bình định, đánh phá quyết liệt các vùng trọng điểm. Đồng thời với cuộc “chiến tranh giành dân”, “chiến tranh hủy diệt” quy mô lớn với tính chất phản động và những biện pháp cực kỳ dã man đã gây cho ta những khó khăn, tổn thất nặng nề, Nichxơn tìm mọi cách mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia nhằm cắt đứt đường vận tải chiến lược Hồ Chí Minh, tiêu diệt căn cứ cách mạng miền Nam, đàn áp cách mạng hai nước này. Ngày 6/4/1972, Mỹ huy động lực lượng lớn không quân và hải quân ồ ạt đánh phá trở lại miền Bắc.

Trước những thử thách mới của cách mạng hai miền, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra các Nghị quyết (tháng 5/1969; tháng 3/1970; tháng 6/1970), đặc biệt Hội nghị lần thứ 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 1/1970) xác định rõ tình hình và nhiệm vụ mới của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong giai đoạn mới. Nhiệm vụ đề ra là động viên sự nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trên cả hai miền, phát huy thắng lợi đã đạt được, kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến, tiếp tục phát triển chiến lược tiến công một cách toàn diện, liên tục và mạnh mẽ, đẩy mạnh tiến công quân sự và tiến công chính trị, kết hợp với tiến công ngoại giao, vừa tiến công địch vừa ra sức xây dựng lực lượng quân sự và chính trị của ta ngày càng lớn mạnh… Phải tăng cường và phát triển và chú trọng xây dựng lực lượng tinh nhuệ trong cả ba thứ quân, tăng cường lực lượng vũ trang tại chỗ. Đối với miền Bắc, Hội nghị chỉ rõ cần tiếp tục khẩn trương xây dựng CNXH, có kế hoạch làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tốt, đánh bại mọi âm mưu, hành động khiêu khích vũ trang hoặc mở rộng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và tay sai.


Đứng trước nguy cơ chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” bị thất bại trên chiến trường miền Nam, ngày 6/4/1972, tổng thống Níchxơn tuyên bố chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam và buộc ta phải chấm dứt các cuộc tiến công ở miền Nam. Mở đầu là chiến dịch Lainơbêchcơ I (từ ngày 6/4-22/10/1972), Mỹ sử dụng không quân, hải quân đánh phá ồ ạt các mục tiêu quân sự, kinh tế, hệ thống giao thông, đê điều và các khu dân cư từ Vĩnh Linh đến Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn… đồng thời, thả hàng nghìn quả thủy lôi, mìn từ trường phong tỏa các cảng biển, cửa sông và vùng biển gần bờ ở vịnh Bắc Bộ, đặc biệt là Mỹ sử dụng cả máy bay B52 đánh phá ác liệt. Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của Níchxơn đã vượt xa cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Giônxơn cả về quy mô, tốc độ và cường độ đánh phá. Không còn là chiến tranh leo thang, vừa đánh vừa thăm dò như chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, đây thực sự là cuộc chiến tranh tàn phá, hủy diệt. Tuy vậy, đến ngày 22/10/1972 do không đạt được mục tiêu và phải đối mặt với những tổn thất nặng nề, tổng thống Níchxơn quyết định ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra.

Sau khi Níchxơn tái đắc cử tổng thống, Mỹ tiếp tục mở cuộc tập kích đường không quy mô lớn ra phía bắc vĩ tuyến 20, với mật danh Lainơbêchcơ II (từ ngày 18-30/12/1972), trong đó tập trung đánh phá Hà Nội, Hải Phòng và các vùng phụ cận nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc, đồng thời buộc ta phải trở lại bàn đàm phán ở Pari (Pháp) trên thế yếu và chấp nhận một số điều khoản có lợi cho Mỹ. Trong suốt 12 ngày đêm đánh phá liên tục, Mỹ đã sử dụng 729 lần máy bay chiến lược B52, 3.884 lần máy bay chiến thuật chiến đấu đánh phá liên tục Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu Bắc vĩ tuyến 20. Riêng khu vực Hà Nội, Mỹ sử dụng tới 444 lần chiếc máy bay chiến lược B52, hơn 1000 lần chiếc máy bay chiến thuật chiến đấu [41, tr.243]. Bom đạn Mỹ trút xối xả xuống các khu dân cư, bệnh viện, trường học, bến xe, nhà ga…gây ra những tổn thất không thể kể xiết. Số lượng bom đạn Mỹ ném xuống miền Bắc trong 12 ngày đêm lên tới 10 vạn tấn (riêng Hà Nội là 4 vạn tấn), có sức công phá bằng 5 quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản vào năm 1945. Đây thực sự là một cuộc tập kích chiến lược bằng không quân với quy mô chưa từng có trong lịch sử chiến tranh nhằm “đẩy lùi miền Bắc về thời kỳ đồ đá” trong thời gian ngắn.

Nhờ chủ động chuẩn bị tốt cả về tư tưởng và tổ chức, các lực lượng phòng không-không quân đã phối hợp chặt chẽ với quân và dân Hà Nội, Hải phòng,


Thái Nguyên và các tỉnh lân cận đánh bại hành động leo thang chiến tranh ác liệt của Mỹ, bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B52, 5 F111, diệt và bắt nhiều phi công. Đến ngày 30/12/1972, Mỹ buộc phải chấp nhận ngừng ném bom và bắn phá phía bắc vĩ tuyến 20. Đến ngày 15/1/1973, Mỹ tuyên bố chấm dứt hoàn toàn không điều kiện mọi hoạt động đánh phá miền Bắc, chấp nhận ký Hiệp định Pari, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Tuy buộc phải rút quân về nước, nhưng Mỹ vẫn ngoan cố chưa chịu từ bỏ âm mưu duy trì chế độ thực dân kiểu mới ở miền Nam, tiếp tục thực hiện kế hoạch chia cắt hai miền Nam-Bắc Việt Nam. Trong quá trình rút quân, chính quyền Níchxơn để lại nhiều cố vấn và nhân viên quân sự cùng nhiều loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, hỗ trợ chính quyền và quân đội Sài Gòn phá hoại Hiệp định Pari. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ra sức củng cố ngụy quân, ngụy quyền và ra lệnh cho quân đội liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét, các chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, lấn chiếm vùng giải phóng. Mỹ duy trì lực lượng “ngăn đe” ở các vùng phụ cận, đồng thời tiếp tục các hoạt động ngoại giao nhằm ngăn chặn sự phát triển cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, nhưng chỉ kéo dài đến năm 1975.

Từ 1965-1975 là quá trình đan xen quân và dân miền Bắc vừa thực hiện nhiệm vụ hai lần chống chiến tranh phá hoại, vừa khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. PTTĐYN đứng trước yêu cầu cần được đẩy mạnh với nội dung và hình thức phù hợp nhằm giải quyết có hiệu quả nhất những nhiệm vụ chính trị mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ trên cả hai miền Nam-Bắc.

3.1.2. Chủ trương của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước

Đảng nhận thức rõ“chuyển đất nước từ thời bình sang thời chiến là cả một quá trình gian khổ, khó khăn” [49, tr.346]. Việc phát động và tổ chức các PTTĐYN trong điều kiện mới nhất thiết phải được đảm bảo bởi sự thống nhất lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp và tích cực nhập cuộc của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể. Đánh giá cao thành tựu của PTTĐYN giai đoạn trước nhưng với tinh thần thẳng thắn, Đảng không ngại chỉ rõ hàng loạt tồn tại, yếu kém. Ngày 2/1/1965, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 88-CT/TW “Về cuộc vận động chỉnh huấn mùa xuân năm 1965” nhấn mạnh: đi đôi với việc tiếp tục tăng cường công tác giáo dục thường xuyên, nhằm làm cho cán bộ, đảng viên nắm vững hơn nữa đường lối của Đảng, cần tiến hành một cuộc vận động chỉnh huấn tập trung trong toàn Đảng và một cuộc giáo dục tập trung trong Đoàn Thanh niên Lao động.


Khẩu hiệu “Bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam” được đề ra tại Hội nghị Trung ương lần thứ 11 trở thành hành động tự giác và tình cảm cảm thiêng liêng của mọi người dân yêu nước. Tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” [71, tr.155], PTTĐ được dấy lên sôi nổi trên toàn miền Bắc. Từ đây, PTTĐ “Mỗi người làm việc bằng hai”, do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động diễn ra ngày càng sâu rộng, mang ý nghĩa và tầm vóc mới. Trên miền Bắc, toàn bộ công tác chỉ đạo của Đảng, Nhà nước được chuyển hướng cho phù hợp với thời chiến. Lực lượng cán bộ, nhân viên các cấp từ trung ương đến địa phương được bố trí lại, sắp xếp lại gọn nhẹ phù hợp với chuyển hướng nền kinh tế vào thời chiến và sẵn sàng chiến đấu, chi viện cho các chiến trường. Nhiều văn kiện có ý nghĩa định hướng và thúc đẩy sự phát triển của PTTĐYN giai đoạn này phản ánh rõ sự quan tâm sâu sát của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành và địa phương.

Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của PTTĐ, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, ngày 8/6/1965, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) ra Chỉ thị số 99-CT/TW “Về phương hướng, nhiệm vụ của công tác vận động phụ nữ trước tình hình mới”. Tiếp đó, Ban Bí thư thông qua Chỉ thị số 105-CT/TW “Về việc tăng cường lãnh đạo công tác vận động thanh niên trong tình hình mới” (29/7/1965); Chỉ thị số 107-CT/TW “Về việc tiếp tục một bước mới cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật, phát triển sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh vùng đồng bằng và trung du” (21/8/1965); Chỉ thị số 108-CT/TW “Về cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật, nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc ở miền núi” (25/8/1965)…

Trước tình hình đế quốc Mỹ tăng cường chiến tranh ngày càng ác liệt ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại dữ dội miền Bắc, ngày 15/3/1966, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) ra Thông tri số 176 TT/TW đề cập một số vấn đề cần chú ý trong cuộc vận động “Cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật, phát triển sản nông nghiệp”. Đặc biệt, ngày 7/4/1966, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 122-CT/TW “Về việc tăng cường lãnh đạo phong trào thi đua yêu nước trước tình hình và nhiệm vụ mới” trong đó chỉ rõ: “hiện nay có tình hình không tốt là phong trào của quần chúng thì chuyển mạnh mà nhìn chung công tác lãnh đạo và tổ chức thi đua của các cấp thì chuyển chậm và còn yếu, không đáp ứng được sự phát triển của phong trào thi đua. Trung ương Đảng và Chính phủ đã nhiều lần yêu cầu và nhắc các cấp cần tăng cường lãnh đạo và chỉ đạo phong trào


thi đua, nhưng việc thực hiện ở nhiều cấp chưa được tích cực [70, tr.91]….Nhiều cấp ủy Đảng, Đảng đoàn, thủ trưởng các ngành và đơn vị chưa chú ý đầy đủ đến công tác lãnh đạo và chỉ đạo thi đua, giữa cơ quan Nhà nước và các đoàn thể Công đoàn, Đoàn Thanh niên Lao động, Hội Phụ nữ và giữa các đoàn thể với nhau, nhất là ở cấp tỉnh, thiếu phối hợp chặt chẽ trong công tác chỉ đạo và vận động thi đua” [70, tr.87]. Để khắc phục đề ra yêu cầu: “các cấp ủy đảng, Đảng đoàn, thủ trưởng các ngành cần phải lãnh đạo phong trào thi đua một cách toàn diện, cụ thể và thường xuyên. Cần căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và ngành mà đề ra phương hướng, nhiệm vụ thi đua, mục tiêu phấn đấu cụ thể cho thích hợp và phải lãnh đạo sát sao việc tổ chức thực hiện, vạch kế hoạch và tìm biện pháp thiết thực để đạt được những mục tiêu đã đề ra…Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, thực hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Nhà nước và các đoàn thể trong công tác chỉ đạo và tổ chức thi đua. Cơ quan Nhà nước, thủ trưởng các ngành cần phải làm đầy đủ chức năng của mình đối với phong trào thi đua…Trong việc thực hiện đường lối, chủ trương về thi đua của Đảng và Chính phủ, cơ quan Nhà nước và các đoàn thể cần bàn bạc tập thể; khi đề ra phong trào thi đua mới, nhất thiết phải báo cáo và xin chỉ thị của Trung ương…Các Ban thuộc Trung ương Đảng và các Văn phòng thuộc Phủ Thủ tướng cần phải theo dõi phong trào của các ngành mà mình phụ trách, kịp thời đề ra những ý kiến để đẩy mạnh phong trào thi đua” [70, tr.92].

Giữa lúc cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc diễn ra ngày càng ác liệt, tháng 7/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thể hiện quyết tâm của toàn Đảng, cũng như quyết tâm của toàn thể quân và dân miền Bắc: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá song nhân dân Việt Nam quyết không sợ, không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” [70, tr.274]. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một PTTĐ sôi nổi, sâu rộng đã bùng lên mạnh mẽ trong tất cả các tầng lớp nhân dân.

Ngày 7/1/1967, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) ra Chỉ thị số 139- CT/TW Về đợt vận động quần chúng quyết tâm thực hiện kế hoạch nhà nước năm 1967. Tiếp đó, ngày 24/6/1967, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 153-CT/TW Về vấn đề “báo công, lập công” chống Mỹ, cứu nước. Ngoài những nội dung như yêu cầu, mục đích của báo công, lập công, Chỉ thị chỉ rõ, cấp ủy


các cấp cần giải quyết tốt mấy vấn đề có tính chất then chốt như xác định: mục đích, yêu cầu và nội dung cụ thể của mỗi kỳ “Báo công, lập công” để phát huy đúng kết quả.

Ngày 1/3/1968, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) ra Nghị quyết số 175-NQ/TW Về việc động viên chính trị toàn dân để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Ngày 3/1/1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi khẳng định quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Với hậu phương miền Bắc, Người nhấn mạnh: “Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm tròn nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt, luôn luôn nâng cao cảnh giác, tự lực cánh sinh, tăng cường lực lượng, sẵn sàng chiến đấu đập tan mọi âm mưu mới của địch” [71, tr.507]. Người kêu gọi: “Đồng bào và chiến sĩ miền Bắc dũng cảm tiến lên, hăng hái thi đua sản xuất và chiến đấu” [69, tr.322]

Ngày 13/1/1969, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 168-CT/TW “Về việc bồi dưỡng và nêu gương người tốt, việc tốt”. Ngày 6/3/1969, Ban Bí thư ra Thông tri số 229-TT/TW “Về công tác vận động phụ nữ năm 1969 và tổng kết công tác vận động phụ nữ trong bốn năm chống Mỹ, cứu nước”. Tiếp đó, ngày 10/5/1969, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 170-CT/TW “Về việc đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tiến tới Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua lần thứ V”.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 18 khóa III (tháng 1/1970) ra Nghị quyết xác định: nhiệm vụ của miền Bắc trước tình hình mới tiếp tục khẩn trương xây dựng CNXH, có kế hoạch làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tốt, đánh bại mọi âm mưu khiêu khích vũ trang, hoặc mở rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai. Ngày 15/3/1970, Bộ Chính trị mở cuộc vận động phát huy dân chủ, tăng cường chế độ làm chủ tập thể của quần chúng xã viên ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc.

Năm 1971, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bước vào giai đoạn quyết liệt, đòi hỏi quân và dân miền Bắc phải dốc sức chi viện cho miền Nam. Ngày 30/12/1971, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 193-CT/TW “Tăng cường sẵn sàng chiến đấu đập tan mọi hành động chiến tranh bằng không quân của đế quốc Mỹ đối với Miền Bắc”. Bên cạnh đó, ngày 2/12/1971, Ban Bí thư ra Thông tri số

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023