Thanh Niên Sẵn Sàng Gia Nhập Quân Đội, Tham Gia Thanh Niên Xung Phong


276-TT/TW “Về việc tổ chức báo công, lập công trong nhân dân, tự phê bình và phê bình trong các tổ chức Đảng và Nhà nước”.

Qua hơn bốn năm chống chiến tranh phá hoại, quân và dân miền Bắc đã giữ vững và tăng cường lực lượng về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của miền Bắc là ra sức khôi phục kinh tế, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân, tiếp tục sự nghiệp xây dựng CNXH, làm tròn nghĩa vụ đối với tiền tuyến lớn, tăng cường sức mạnh quân sự, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu và hành động mở rộng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Ngày 15/1/1972, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 194-CT/TW “Về động viên công nhân viên chức đẩy mạnh sản xuất, sẵn sàng chiến đấu” nhân dịp Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ III. Ngày 1/6/1972, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 220-NQ/TW “Về chuyển hướng và đẩy mạnh mọi mặt công tác ở miền Bắc để tiếp tục đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Ngày 6/10/1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị 204-CT/TW “Về việc động viên các tầng lớp phụ nữ đẩy mạnh thi đua yêu nước” nhân dịp Đại hội phụ nữ các cấp. Ngày 22/4/1974, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 207-CT/TW “Tăng cường công tác vận động công nhân, thanh niên, phụ nữ trong giai đoạn mới của cách mạng”. Ngày 16/9/1974, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 208-CT/TW “Về việc tổ chức lại sản xuất nông nghiệp và cải tiến một bước quản lý nông nghiệp từ cơ sở theo hướng tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”. Đặc biệt, ngày 21/1/1975, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 215- CT/TW “Về tăng cường lãnh đạo phong trào thi đua lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội trong công nhân viên chức” trong đó chỉ rõ: “các cấp ủy Đảng chịu trách nhiệm về toàn bộ phong trào thi đua quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của cấp mình. Phải gắn chặt việc thi hành các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị với việc thực hiện kế hoạch của Nhà nước… Lấy việc lãnh đạo, tổ chức phong trào quần chúng làm một nội dung của công tác xây dựng Đảng để kiểm tra năng lực của tổ chức Đảng… Phải lãnh đạo sự phối hợp hoạt động giữa công đoàn và cơ quan Nhà nước, Đoàn thanh niên Lao động Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Từng Đảng ủy, chi ủy cần giao nhiệm vụ và kiểm tra vai trò nòng cốt của tổ chức đảng, vai trò gương mẫu của đảng viên trong sản xuất, trong lãnh đạo quần chúng và trong tham gia mọi hoạt động của xí nghiệp, của cơ quan…Cơ quan quản lý các cấp, các ngành cần làm tròn trách nhiệm trong việc giải quyết kịp thời các yêu cầu của sản xuất như cân


đối, giao kế hoạch cụ thể, cung cấp đủ và kịp thời vật tư, quản lý chặt chẽ các định mức, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách lao động, bảo hộ lao động và phúc lợi cụ thể, giải quyết tích cực các vấn đề thiết thực về đời sống, thực sự tôn trọng những kiến nghị của công nhân, viên chức, có biện pháp giải quyết cụ thể, đề cao kỷ luật lao động và pháp chế XHCN. Cộng tác chặt chẽ với công đoàn trong việc động viên, tổ chức và tạo điều kiện tốt cho phong trào thi đua” [72, tr.26].

Nhận rõ ưu, khuyết điểm của PTTĐ lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng CNXH theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 22 của Trung ương Đảng, đặc biệt là vị trí và ý nghĩa kinh tế, chính trị quan trọng của năm 1975, ngày 10/4/1975, Ban Bí thư ra Thông tri số 321-TT/TW “Về tuyên truyền chiến thắng, động viên thi đua với miền Nam ruột thịt, giành nhiều thắng lợi mới”, khẳng định: cần thông báo nhanh, sâu rộng tin chiến thắng, động viên chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân làm cho mọi người thấy rõ ý nghĩa thắng lợi và trách nhiệm của mình trước tình hình mới, góp phần lớn nhất vào sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc. Đẩy mạnh PTTĐ lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng CNXH với khẩu hiệu “Thi đua với miền Nam, mỗi người làm việc bằng hai” [72, tr.104], hoàn thành vượt mức những nhiệm vụ trước mắt, đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, làm tốt nghĩa vụ về lương thực, bán nông sản, thực phẩm cho Nhà nước, làm tốt công tác quân sự địa phương, nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng, chi viện miền Nam theo kế hoạch Nhà nước.

Trải qua ba giai đoạn (1965-1968, 1969-1972, 1973-1975), chủ trương của Đảng đối với PTTĐYN là mang tính nhất quán, có kế thừa, phát triển, phù hợp với nhiệm vụ của cách mạng, tạo hướng đi đúng đắn để gây dựng, lan tỏa phong trào ra hầu khắp miền Bắc. PTTĐYN đã tập trung giải quyết hai yêu cầu quan trọng, đó là thi đua vừa xây dựng, vừa chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc, thi đua chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Miền Bắc đã dốc toàn bộ sức mạnh to lớn và tiềm tàng của mình để miền Nam đánh Mỹ. Trong muôn vàn khó khăn của quá trình chuyển từ thời bình sang thời chiến, từ đầu năm 1965- tháng 4/1975, TĐYN không chỉ là nhiệm vụ thường xuyên mà trở thành nhu cầu, mỗi người dân miền Bắc xác định cần không ngừng nâng cao ý thức, trách nhiệm cống hiến sức lực và trí tuệ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mau tới thắng lợi hoàn toàn.


3.2. Một số phong trào thi đua tiêu biểu

3.2.1. Phong trào “Ba sẵn sàng”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Từ 1954-1964, trong quá trình tham gia khôi phục và phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội, thanh niên miền Bắc hàng đã được rèn luyện và trưởng thành về mọi mặt, là lực lượng xung kích với nhiều đóng góp quan trọng. Phát huy tinh thần “Xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch Nhà nước năm năm lần thứ nhất” (1961-1965) thanh niên miền Bắc ở nhiều cương vị và lĩnh vực công tác khác nhau đã có mặt trong các PTTĐYN như Ba nhất, Đại Phong, Duyên Hải, Bắc Lý...Hàng ngàn thanh niên trong các cơ quan, trường học, xí nghiệp, công trường, bệnh viện tham gia“Ngày lao động xã hội chủ nghĩa”, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, qua đó được giáo dục, bồi dưỡng về lập trường giai cấp công nhân, về trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và nghề nghiệp, về đạo đức và lối sống. Tháng 5/1964, thanh niên trường Đại học Sư phạm Hà Nội phát động phong trào “Tam bất kỳ”, sau đó đổi tên là phong trào“Ba bất kỳ” (Đi bất cứ nơi đâu Tổ quốc cần; Làm bất kỳ việc gì Tổ quốc giao phó; Vượt qua bất kỳ khó khăn, gian khổ nào để hoàn thành nhiệm vụ) ở các chi đoàn, liên chi đoàn khoa trong toàn trường. Cũng trong tháng 5/1964, tại Nghĩa trang Mai Dịch (Từ Liêm, Hà Nội), Ban chấp hành Đoàn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chính thức phát động phong trào Ba sẵn sàng trong tập thể nhà trường. Tối ngày 9/8/1964, Ban chấp hành Thành đoàn Hà Nội phát động phong trào thanh niên Ba sẵn sàng chống Mỹ, cứu nước trong toàn thành phố. Cùng với PTTĐ sôi nổi trên các mặt sản xuất công, nông nghiệp, khắp nơi thanh niên tổ chức mít tinh, kiến nghị, hạ quyết tâm thực hiện Ba sẵn sàng.

Từ năm 1965, trong bối cảnh Mỹ leo thang chiến tranh, “chống Mỹ, cứu nước trở thành nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người dân Việt Nam yêu nước”, việc tìm ra một phong trào cách mạng thiết thực, có sức lôi cuốn đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia là một yêu cầu lớn đặt ra. Thanh niên miền Nam khẳng định nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Đoàn trong giai đoạn mới là: “Đánh giặc, sản xuất, xây dựng đời sống mới ở vùng giải phóng, đoàn kết và tổ chức, tập hợp lực lượng thanh niên học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành lực lượng hậu bị của Đảng [47, tr.35] và quyết định phát động phong trào “Năm xung phong”. Đầu năm 1965, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam ra Nghị quyết về“Đẩy mạnh sản xuất và tích cực chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu”, quyết định đẩy mạnh phong trào tình nguyện Ba sẵn sàng phát huy vai trò xung kích, đi đầu của thanh niên miền Bắc trong chiến đấu, sản xuất, học tập và xây dựng cuộc sống mới.

Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961 - 1975 - 13


Tháng 3/1965, Hội nghị lần thứ XI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) chỉ rõ nhiệm vụ của Đoàn là “cần đẩy mạnh phong trào Ba sẵn sàng với nội dung và hình thức mới”. Tháng 3/1965, Ban Chấp hành Đoàn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chính thức kêu gọi thanh niên cả nước hưởng ứng phong trào Ba sẵn sàng của tuổi trẻ Thủ đô. Tháng 5/1965, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ IX (khóa III) khẳng định nhiệm vụ của Đoàn trong lúc này là đoàn kết mọi lực lượng thanh niên yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tổ chức 4 triệu đoàn viên và thanh niên miền Bắc tiến lên hàng đầu trên mặt trận sản xuất, chiến đấu, học tập và xây dựng cuộc sống mới, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trong bất kỳ tình huống nào để bảo vệ miền Bắc... Ngày 29/7/1965, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 105-CT/TW “Về tăng cường lãnh đạo công tác vận động thanh niên trong tình hình mới” xác định nhiệm vụ và phương hướng hành động của thanh niên trên ba mặt: sản xuất và bảo vệ sản xuất, chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, học tập và rèn luyện. Cũng từ đây, nội dung Ba sẵn sàng được bổ sung, thể hiện đầy đủ nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên trước yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước là sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang; Sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn đẩy mạnh sản xuất, công tác và học tập trong bất kỳ tình huống nào; Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến.

Từ một phong trào phát động trong thanh niên Hà Nội, Ba sẵn sàng nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh, thành phố, vùng Đông Bắc Duyên Hải, Tây Bắc, Việt Bắc, Hải Phòng, Quảng Bình, Nghệ An và trở thành cao trào cách mạng của tuổi trẻ khắp các tỉnh thành miền Bắc, “Tất cả cho tiền tuyến”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”… trở thành khẩu hiệu hành động của thanh niên. Ba sẵn sàng có sức lay động, cuốn hút đông đảo đoàn viên, thanh niên toàn miền Bắc quyết tâm đem sức mạnh và trí tuệ của mình, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

3.2.1.1. Thanh niên sẵn sàng gia nhập quân đội, tham gia thanh niên xung phong

Một trong những nội dung trọng tâm và cũng là đặc trưng của phong trào Ba sẵn sàng chính là tinh thần sẵn sàng gia nhập quân đội, tham gia thanh niên xung phong và sẵn sàng tham gia chiến đấu. Ngay từ những ngày đầu được phát


động, lời kêu gọi Ba sẵn sàng trở thành mệnh lệnh chiến đấu, thúc giục lớp lớp thanh niên miền Bắc nô nức xin nhập ngũ.

Nhiều thanh niên đang là học sinh, sinh viên đã tha thiết đề đạt nguyện vọng tạm gác nhiệm vụ học tập để được lên đường đi đánh Mỹ với nhận thức “được vào bộ đội cũng là tiếp tục học tập trong nhà trường mới-nhà trường chiến đấu cách mạng” (như lời đồng chí Kiều Văn Thiện, Bí thư chi đoàn trường Nguyễn Trãi III). Nhận thức được chống Mỹ, cứu nước là cơ hội “ngàn năm có một” nên nhiều thanh niên biết dù biết mình chưa đủ tuổi vẫn thuyết phục xã đội, huyện đội: “cho tôi đi sớm ngày nào, tốt ngày ấy” (Nguyễn Văn Le). Nhiều thanh niên viết thư bằng máu có chữ ký cũng bằng máu của cha, mẹ để biểu thị quyết tâm sắt đá xin được đi đánh Mỹ (Nguyễn Quý Mạnh). Nhiều nữ thanh niên viết đơn xin nhập ngũ với lời lời tuyên bố đanh thép: “Tôi sẽ đánh Mỹ đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ thành quả cách mạng” (nữ đoàn viên Nguyễn Thị Xuân Hòa); “lẽ sống của tôi là phải lao vào những nơi khó khăn nhất, lao vào mũi nhọn của cuộc sống lao động và chiến đấu chống Mỹ” (nữ đoàn viên sinh viên Phạm Thị Thuần); “trong chiến đấu nếu cần hy sinh cả tính mạng tôi cũng xin sẵn sàng” (nữ đồng chí Lê Thị Nhị - Xưởng Cơ khí Địa chất Yên Viên)… Phát huy truyền thống gia đình:“Lớp cha trước, lớp con sau, Chung tình đồng chí, chung câu quân hành”, bốn bố con ông Đinh Thanh Tâm (hai trai, một gái) thôn Phú Diễn ngoại thành Hà Nội, bốn chị em Nguyễn Phương Dung (ba chị là sinh viên, em là học sinh), năm anh em Bùi Đình Hồng (thanh niên Việt kiều), ba cô bạn (Nguyễn Thu Trang, Phạm Thu Hồ, Trần Thanh Tuyết) đều làm đơn xin được trực tiếp cầm súng chiến đấu. 28 anh chị em ruột, anh chị em con bác, con chú trong một gia đình khác ở Hà Nội (Nguyễn Thị Minh) cùng đứng chung trong lá đơn xin được nhập ngũ và tái ngũ [33, tr.4-7]. 100% thanh niên nhà máy điện Yên Phụ, thanh niên Xí nghiệp May 10, thanh niên nhà máy ô tô Hòa Bình, thanh niên xưởng 250, thanh niên xã Nam Hồng, thanh niên xã Văn Đức, thanh niên Trường Đại học Bách khoa…xin nhập ngũ. Nhiều thanh niên Hà Nội đang công tác ở các nông, lâm trường trên toàn miền Bắc, tha thiết đề nghị Thành đoàn đừng quên họ đang công tác, học tập xa, xin ghi tên vào danh sách những người tình nguyện Ba sẵn sàng, khi có lệnh gọi sẽ về ngay lập tức. Có những thanh niên là lưu học sinh ở nước ngoài vẫn từng giờ, từng phút lắng nghe hơi thở của Tổ quốc, bày tỏ nguyện vọng sẵn sàng lên đường về nước tham gia chiến đấu.


Lệnh động viên cục bộ (tháng 7/1966) và Lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh (17/7/1966) có sức mạnh cổ vũ mạnh mẽ tuổi trẻ “Ba sẵn sàng”. Từ Hà Nội, Hà Tây, Hải Hưng, Nam Hà, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và nhiều tỉnh thành phố trên miền Bắc, ở đâu cũng có đơn thiết tha được gia nhập quân đội vào miền Nam chiến đấu [tr.36]. 5 anh em họ Trương trong một gia đình công nhân ở Quảng Ninh, đứng chung một lá đơn bày tỏ nguyện vọng thiết tha xin nhập ngũ. Gia đình ông Nguyễn Văn Tuyên ở Bộ Lương thực đã mở Hội nghị gia đình, thảo luận và nhất trí để 15 người con, cháu, dâu, rể gia nhập trở lại quân đội. 5 anh em Bùi Đình Hồng, (là Việt kiều vừa về nước) đã xung phong cùng lúc đi bộ đội [9, tr.352-354]. Nhiều trường hợp chưa đủ tiêu chuẩn hoặc được miễn hoãn nhập ngũ nhưng lại nằng nặc viết đơn, thậm chí là những lá đơn bằng máu xin được nhập ngũ. Vĩnh Phú (nay là Phú Thọ, Vĩnh Phúc) có phong trào “Trai đất tổ mở hội tòng quân”, Thái Bình, Nam Hà (nay là Nam Định, Hà Nam) cũng như nhiều địa phương khác có phong trào “Ngày hội tuổi trẻ bàn việc nước”. Chỉ trong 1 tháng đã có 1.500.000 đoàn viên, thanh niên đăng ký thực hiện“Ba sẵn sàng” [9, tr.344].

Thực tế cho thấy, mặc dù yêu cầu tuyển quân càng ngày càng cao cả về số lượng, chất lượng, về sức khỏe, trình độ văn hóa và trình độ kỹ thuật chiến thuật, nhưng nhờ tổ chức Đoàn ở các địa phương sáng tạo nhiều hình thức động viên, cổ vũ thanh niên nên chỉ tiêu tuyển quân không chỉ đạt mà còn vượt, thậm chí có năm còn vượt xa mức chỉ tiêu.

Làng Hòa Xá (Ứng Hòa, Hà Tây) là lá cờ đầu trong phong trào tòng quân (được Ban Bí thư Trung ường Đoàn ra quyết định công nhận năm 1968) với 6 gia đình có 4 con đi bộ đội, 11 gia đình có 3 con đi bộ đội, 61 gia đình có hai con đi bộ đội, 388 gia đình có 1 con đi bộ đội [137, tr.375]. Học tập Hòa Xá, các tỉnh, thành phố ở miền Bắc đã sáng tạo nhiều hình thức phong phú để cổ vũ tinh thần sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng nhập ngũ, động viên hàng triệu đoàn viên, thanh niên lên đường ra trận, với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Từ đây, lớp lớp thanh niên từ khắp địa phương trên hậu phương miền Bắc đã ra đi theo tiếng gọi “Ba sẵn sàng”, chiến đấu trên khắp các chiến trường và lập nhiều chiến công xuất sắc. Tỉnh Hà Tây, trong đợt tuyển quân năm 1965 đã huy động trên 25.000 thanh niên nhập ngũ, bằng tổng số thanh niên đi bộ đội trong 10 năm (1954- 1964) [9, tr.356]. Năm 1975, riêng trong đợt giao quân quý I, tỉnh đã vượt kế


hoạch cả năm, với số quân gấp 2 lần năm 1974. Tính chung từ 1965-1975, Hà Tây đã có trên 17 vạn lượt thanh niên tòng quân chiến đấu trên khắp các chiến trường. Trong đó có 68 tiểu đoàn được tổ chức hoàn chỉnh, tập luyện thành thạo về kỹ thuật, chiến thuật chiến đấu và giao thẳng cho mặt trận. Hà Tây được nhắc đến với nhiều cá nhân anh hùng, trong đó tiêu biểu là anh hùng Lực lượng vũ trang Trịnh Tố Tâm chiến đấu mưu trí, dũng cảm, lập nhiều thành tích vẻ vang, được tặng thưởng 20 huân chương các loại và 53 lần được công nhận danh hiệu “dũng sĩ” [137, tr.365-366].

Đầu năm 1965 đã có 46.796 cán bộ và chiến sĩ quân đội nhân dân biên chế thành 7 trung đoàn, 20 tiểu đoàn bộ binh, pháo binh, đặc công bổ sung cho các chiến trường ở miền Nam. Chuẩn bị cho giai đoạn mới của cuộc chiến đấu, 54.749 cán bộ, chiến sĩ phần lớn trưởng thành từ phong trào “Ba sẵn sàng” lại được chi viện cho chiến trường [8, tr.151]. Từ 1965 đến năm 1968, thời điểm quyết liệt nhất của cuộc chiến đấu chống lại tiềm lực khổng lồ của đế quốc Mỹ, đã có 888.641 thanh niên miền Bắc gia nhập lực lượng vũ trang, trong đó khoảng 336.914 người vượt núi băng rừng vào Nam chiến đấu. Riêng năm 1968, miền Bắc đã động viên được 311.749 thanh niên vào bộ đội, bổ sung cho chiến trường miền Nam là 141.081 người, trong đó thanh niên Hà Nội là 13.226 người (chiếm 9%) [96, tr.61]. Năm 1969, có 43.219 người chi viện cho chiến trường Nam Bộ,

35.501 người cho chiến trường khu V [8, tr.151-452]. Năm 1970, hơn 30.000 cán bộ, chiến sĩ ở miền Bắc được bổ sung cho chiến trường miền Nam [96, tr.86]. Đặc biệt tháng 12/1972, Hà Nội đóng góp 14.579 người (đạt 105%), xếp thứ hai về số lượng tuyển quân trong 10 năm (1965-1975) [93, tr.186]. Đến cuối năm 1972, tỉ lệ tuyển quân ở xã cao nhất là trên 10% dân số; 70% số hộ gia đình ở miền Bắc có người thân chiến đấu trên các chiến trường. Trong những năm 1973- 1975, gần 50.000 thanh niên miền Bắc nhập ngũ lên đường ra mặt trận. Năm 1974, số quân ở miền Bắc đưa vào miền Nam đã lên tới 160.000 người [96, tr. 86]. Năm 1975, chỉ một đợt giao quân trong quý I, Hà Tây đã vượt kế hoạch cả năm, với số quân gấp đôi năm trước [8, tr.356-357]. Chỉ trong thời gian từ tháng 1-4/1975, miền Bắc đã bổ sung vào chiến trường trên 110.000 cán bộ, chiến sĩ. Sự tăng viện này có ý nghĩa rất lớn cho việc củng cố, phát triển khối quân chủ lực ở miền Nam.

“Rắn như thép, vững như đồng”, chính trong thử thách khắc nghiệt của chiến tranh, phẩm chất và năng lực hành động của những tuổi trẻ Ba sẵn sàng


trước vận mệnh sống còn của Tổ Quốc, của nhân dân được thể hiện đầy đủ nhất.“Nhằm thẳng quân thù mà bắn” trở thành khẩu hiệu chiến đấu của toàn quân, toàn dân, đặc biệt có sức lay động khát khao và quyết tâm chiến đấu ngoan cường của những thanh niên yêu nước. Nhiều gương sáng đoàn viên thanh niên thà hy sinh chứ nhất định không rời vị trí chiến đấu. Trong nhiều trận đối đầu sinh tử với kẻ thù để bảo vệ cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa), đảo Cồn Cỏ (Vĩnh Linh-Quảng Trị), đoàn viên, thanh niên phát huy khí thế Ba sẵn sàng, nhận nhiệm vụ ở những vị trí trọng yếu, kiên cường bám giữ trận địa, lập nên những chiến công đi vào lịch sử như Bùi Văn A, Bùi Thanh Phong, Phạm Ngọc Lan, Trần Hanh…[137, tr.377-380]. Từ sau khi Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phát động phong trào dành danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, “Chiến sỹ quyết thắng”, khí thế thi đua giết giặc lập công trong tuổi trẻ quân đội và trong mọi đối tượng thanh niên diễn ra ngày càng sôi nổi. Cũng từ đây, xuất hiện thêm nhiều gương sáng về hạ máy bay địch tại chỗ. Bên cạnh những tập thể anh hùng như tiểu đoàn pháo cao xạ Nguyễn Viết Xuân, các lực lượng phòng không bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng có tinh thần cảnh giác cao, cơ động, linh hoạt đánh địch trong mọi tình huống là những chiến sĩ trẻ kiên cường, dũng cảm với quyết tâm tiêu diệt kẻ thù cao nhất. Tiểu đội trưởng súng máy Nguyễn Văn Mật, 26 tuổi, trực tiếp chiến đấu trên 200 trận với máy bay, tàu chiến Mỹ. Binh nhất pháo cao xạ Nguyễn Hữu Ngoạn, 21 tuổi, trong một năm liên tục chiến đấu 60 trận. Ngoài ra còn nhiều chiến sĩ trẻ trong các lực lượng tên lửa, ra đa, thông tin, hậu cần, công binh… ngày đêm chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu giữ vững bầu trời và mặt biển của Tổ quốc [137, tr.381]

Trong số đoàn viên thanh niên gia nhập quân đội trong những năm đầu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nhiều người đã tốt nghiệp hoặc đang theo học tại các trường đại học và trung học chuyên nghiệp, hoặc đã tốt nghiệp cấp II, cấp III, có trình độ nhất định về chuyên môn kỹ thuật, chí ít đã được huấn luyện cơ bản về quân sự… Vai trò và chất lượng tổ chức Đoàn trong các lực lượng vũ trang tăng lên đáng kể đã góp phần không nhỏ tạo thêm sức mạnh chính trị trong quân đội. Nhờ thường xuyên quan tâm, coi trọng việc tổ chức học tập, rèn luyện kỹ năng chiến đấu, nên phần lớn các đoàn viên thanh niên đã nhanh chóng vươn lên nắm vững khoa học, kỹ thuật quân sự hiện đại. Tập thể đoàn viên thanh niên Đoàn tên lửa 61, nhờ không ngừng khổ luyện để nắm vững và nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật nên liên tiếp bắn rơi được nhiều máy bay Mỹ,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023