Phong Trào “Tích Cực Thi Dạy Tốt, Học Tốt. Học Tập Và Làm Theo Bắc Lý” Trong Giáo Dục


với Đại Phong, công tác cải tiến quản lý HTX cũng có nhiều tiến bộ. Quy mô của HTX được mở rộng hơn trước.Việc phát triển nhiều ngành nghề, mở rộng cơ sở kinh doanh của HTX như nuôi cá, nuôi lợn, trâu bò sinh sản, mở lò gạch, lò vôi…cũng đạt kết quả bước đầu.

Năm 1962, PTTĐ với Đại Phong ngày càng phát triển rộng rãi và đi vào chiều sâu với nội dung cải tiến quản lý HTX, cải tiến kỹ thuật. Số HTX lập được kế hoạch sản xuất, thực hiện ba khoán tăng nhiều hơn trước, nội dung kế hoạch và chất lượng công tác ba khoán cũng tốt hơn trước. Việc khoán nhỏ trong các đội sản xuất được đẩy mạnh ở nhiều nơi và đã có tác dụng rõ rệt đối với việc nâng cao năng suất lao động. Phong trào cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật ở Hà Nam, Nghệ An đưa lại nhiều kết quả tốt, đóng góp nhiều kinh nghiệm, giúp cho việc lãnh đạo và chỉ đạo cuộc vận động cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc. Việc cải tiến kỹ thuật, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thụật của HTX không ngừng phát triển.

Đến năm 1965, ở vùng đồng bằng và trung du đã có 680 HTX, 162 xã và 7 huyện đạt bình quân 5 tấn thóc/hécta cả năm. Xuất hiện nhiều địa phương có nhiều HTX đạt năng suất lúa từ 5 tấn trở lên như Hà Tây có 162 HTX, Ninh Bình 93 HTX, Vĩnh Phúc 89 HTX, Thái Bình 88 HTX, Hà Nội 85 HTX, Hải Dương 50 HTX, Phú thọ 42 HTX, Thanh Hóa 34 HTX. Bảy huyện đạt năng suất lúa từ 5 tấn trở lên: Đan Phượng, Phúc Thọ (Hà Tây), Quỳnh Côi, Phụ Dực (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình), Thanh Trì (Hà Nội), Yên Lạc (Vĩnh Phúc). Trong số 680 HTX đạt năng suất lúa cao kể trên, có 20 HTX đạt bình quân cả năm hơn 6 tấn trên một hécta, đặc biệt là 5 HTX: Thắng Lợi, Đông Phương Hồng (Thanh Hóa), Tân Phong (Thái Bình), Nam Tiến (Phú Thọ), Thôn Thượng (Vĩnh Phúc) đã đạt năng suất từ 6,5-6,7 tấn/héc ta. Về màu, trong năm 1965, có nhiều HTX đạt năng suất cao như Phú Thành (Nghệ An) đạt bình quân 224 tạ khoai/hécta, ruộng cao nhất đạt 420 tạ, HTX Quảng Hải (Thanh Hóa) đạt 220 tạ, HTX Tân Phong (Thái Bình) đạt 200 tạ, ruộng cao nhất 307 tạ; HTX Kim Bôi (Hà Tây) đạt bình quân 45 tạ ngô/hécta, HTX Vân Mộng (Ninh Bình) đạt 36 tạ, ruộng cao nhất đạt 54 tạ, HTX Kim Hùng (Nghệ An) đạt 34 tạ, ruộng cao nhất 51 tạ. Đến năm 1975, đã có hàng ngàn đội sản xuất đạt năng suất lúa chiêm trên dưới 25 tạ/hécta, lúa mùa trên dưới 30 tạ/hécta và năng suất lúa cả năm 5-6 tấn/hécta, đạt năng suất khoai lang từ 200-300 tạ/hécta, năng suất ngô từ 30-50 tạ/hécta [130, tr.7-8]


Bằng những bước đi vững chắc, những thành tựu mang tính thuyết phục, đến giữa năm 1962, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy và Ủy ban Hành chính tỉnh Quảng Bình, Huyện ủy, Ủy ban Hành chính huyện Lệ Thủy chủ trương hợp nhất HTX Đại Phong với HTX Thượng Phong, từ HTX với quy mô liên thôn lên HTX với quy mô toàn xã, lấy tên là “Hợp tác xã Việt-Xô hữu nghị”. HTX này có 1.200 hộ với 5.200 nhân khẩu, 2.300 xã viên. Diện tích ruộng hiện có lúc đó là 1.420 ha, trong đó có 691 ha vụ chiêm, 329 ha vụ 8,262 ha đất màu, 115 ha đất thổ cư và ao hồ [63, tr.124]. Sau khi hợp nhất, truyền thống lao động của Đại Phong được phát huy, liên tục giữ vững lá cờ đầu trong phong trào sản xuất nông nghiệp. Từ năm 1963 đến năm 1965, thực hiện đợt “Vận động cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật” do Tỉnh ủy Quảng Bình, Huyện ủy Lệ Thủy tổ chức, cơ sở vật chất, trình độ tổ chức sản xuất và trình độ quản lý của cán bộ trong HTX được sắp xếp phù hợp với tình hình mới. HTX đẩy mạnh việc áp dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Tất cả các khâu, từ chọn giống, làm đất, làm thủy lợi đều có bước cải tiến mới, việc áp dụng các nông cụ, các tiến bộ kỹ thuật ngày càng được tăng cường, góp phần mang lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất. Năng suất lúa của HTX ngày càng cao, cao nhất là 54 tạ/ha/năm, năm thấp là 46 tạ/ha, tổng sản lượng hàng năm đạt trên 1.000 tấn. Ngoài phần tích lũy để tái sản xuất, 10% đảm bảo ngày công lao động từ 12- 15 kg thóc, HTX còn bán nghĩa vụ cho Nhà nước hàng năm từ 200 đến 700 tấn thóc. Về chăn nuôi, mỗi hộ đạt từ 1,5 đến 2 con lợn. Đàn vịt phát triển mạnh, có các tổ nuôi vịt đẻ có số lượng từ 300 con trở lên, vịt thịt khoảng 6.000 con, hàng năm bán cho Nhà nước 3 vạn trứng. Các đội mộc, xưởng cưa, lò rèn, gạch, ngói hoạt động tích cực tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu trong vùng. Tổng số ngày công lao động, tiền thu nhập của xã viên trong các đội sản xuất ngày càng tăng. Ngày công bình quân lao động những năm 1964-1965 của các đội từ 260- 300 ngày; số ngày công ăn chia là 150-200; trị giá ngày công từ 1,46 đồng đến 1,5 đồng; thu nhập bình quân đầu người khoảng 165,5 đồng. Các đội sản xuất về cơ bản đều có kho lớn từ 5 gian trở lên, có sân gạch rộng đến 2.300 mét vuông. HTX còn xây dựng được một trạm xá 8 gian với 20 giường bệnh, một trường cấp I và một trường cấp II [63, tr.125]. HTX luôn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra, được Trung ương, tỉnh, huyện công nhận là đơn vị vững mạnh. Có 4 đội được Chính phủ tặng danh hiệu: “Tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa”.

Quá trình hình thành và phát triển của HTX Đại Phong là thực tiễn sinh


động về phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. “Gió Đại Phong” là biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trên mặt trận lao động sản xuất nông nghiệp của tập thể nhân dân lao động miền Bắc, góp phần khơi nguồn cảm hứng cho các PTTĐYN khác trong giai đoạn này. “Gió Đại Phong” góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quá trình hợp tác hóa trong nông nghiệp. Từ cuối năm 1965, khắp nơi ở nông thôn miền Bắc đã bừng lên một khí thế cách mạng sôi nổi, nhiệt tình hưởng ứng cuộc vận động cải tiến quản lý HTX, cải tiến kỹ thuật và phát triển sản xuất. PTTĐ xây dựng đội sản xuất tiên tiến, HTX tiên tiến phát triển, từng bước mở rộng việc xây dựng đội lao động XHCN trong nông nghiệp đạt được nhiều thành tích to lớn, góp phần tạo nên diện mạo mới, bộ mặt mới cho nông nghiệp miền Bắc nói riêng, nông thôn miền Bắc nói chung.

2.2.2.3. Phong trào Tích cực thi dạy tốt, học tốt. Học tập và làm theo Bắc Lý” trong giáo dục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Trên nền tảng của những biến đổi trong đời sống chính trị, kinh tế, sự nghiệp văn hóa, giáo dục ở miền Bắc có những bước đi mới, với nhiệm vụ cần tiếp tục xóa bỏ những tàn tích văn hóa, lối sống của chế độ cũ, xây dựng nền văn hóa mới, con người mới Việt Nam. Những đòi hỏi đặt ra từ thực tiễn đời sống kinh tế, mà đặc biệt là nhu cầu về đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý…với đủ phẩm chất đạo đức và năng lực vừa hồng, vừa chuyên đặt ra cho hệ thống giáo dục các cấp nhiệm vụ cấp bách, nặng nề.

Đường lối giáo dục XHCN được xác định tại Đại hội III (tháng 9/1960) bước đầu mang lại cho sự nghiệp giáo dục ở miền Bắc bước phát triển mạnh mẽ không những về số lượng mà cả về chất lượng. Nhận thức ngày càng rõ hơn vị trí, chức năng của giáo dục trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ chính trị, đồng thời nhằm mục đích khắc phục tình trạng nhà trường xa rời thực tế, xa rời lao động, xa rời quần chúng công nông; xây dựng cho học sinh, sinh viên thế hệ mới thành những người lao động giỏi có văn hóa, khoa học, có đầy đủ đức, trí, thể, mỹ và lập trường giai cấp vững vàng, biết yêu quý thành quả lao động, yêu quý quê hương, đất nước trong giai đoạn tiến hành cải tạo XHCN, Bộ Giáo dục đã ra chỉ thị cho toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh các cấp, từ phổ thông trung học trở lên, thi đua nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập theo phương châm: “học phải đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn

Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961 - 1975 - 9


liền với xã hội”.

Thực hiện chỉ thị của Bộ Giáo dục, gần 100 trường phổ thông cấp II, cấp III, đại học và trung học chuyên nghiệp của gần 20 tỉnh, thành trên miền Bắc đã hưởng ứng chủ trương của Bộ, tổ chức nhiều đợt học tập cho giáo viên và học sinh quán triệt nhiệm vụ và bàn biện pháp thực hiện phương châm “lý luận gắn liền với thực tiễn”, “giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”. Nhiều nhà trường đã tổ chức giao ước thi đua “dạy tốt, học tốt” phấn đấu trở thành trường tiên tiến, kiểu mẫu của ngành giáo dục. Từ đây, “nội dung giảng dạy và giáo dục cũng được tăng cường theo phương châm của nhà trường XHCN. Giáo dục tư tưởng và đạo đức cho thế hệ trẻ ngày một có hiệu quả tốt. Thông qua việc kết hợp giáo dục với đời sống và lao động sản xuất, học sinh đã bước đầu hiểu rõ hơn thực tiễn xã hội nước ta, bước đầu làm quen áp dụng tri thức học hỏi vào sản xuất và đời sống. Việc giảng dạy kỹ thuật ngày càng gắn liền với việc giảng dạy văn hóa” [119, tr.3]. Thành tích mà giáo dục miền Bắc đạt được trong thời gian này không chỉ có tác dụng thiết thực đối với sản xuất và sinh hoạt tinh thần của nhân dân, mà quan trọng hơn còn ở những sáng tạo ra các biện pháp mới thích hợp với hoàn cảnh nước ta, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển giáo dục hệ thống giáo dục quốc dân. Sau 3 năm (1959-1961) thực hiện Chỉ thị của Bộ, ngành giáo dục đã chọn 10 trường điển hình toàn diện. Từ năm 1961, nhất là từ khi Hồ Chủ tịch đề ra mục tiêu “Hai tốt” và từ khi trường phổ thông cấp II Bắc Lý (nay là Trường trung học cơ sở Bắc Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) được tuyên dương là lá cờ đầu của PTTĐ trong ngành giáo dục, PTTĐ trong ngành giáo dục trở nên đặc biệt sôi nổi,.

Trường cấp II Bắc Lý thành lập năm 1954, được đặt tại vùng căn cứ phía bắc huyện Lý Nhân (ban đầu là một trường dân lập với chỉ 4 lớp) [119, tr.4]. Cũng như nhiều trường khác ở các vùng nông thôn miền Bắc, từ giữa năm 1958 về trước, trường cấp II Bắc Lý chủ yếu dựa vào đình, chùa làm lớp học, vừa chật hẹp, vừa không phù hợp với việc giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Đến giữa năm 1958, Trường được chuyển về địa điểm thuộc xã Bắc Lý, vốn là một dải đất nằm giữa vùng đồng nước mênh mông. Tại địa điểm mới, cán bộ, giáo viên và học sinh mong ước xây dựng được một ngôi trường mới, thật khang trang, đầy đủ cơ sở vật chất để dạy và học. Trước yêu cầu của thầy trò Bắc Lý, Đảng ủy và Ủy ban nhân dân xã Bắc Lý đã phát động nhân dân toàn xã đóng góp công của xây dựng trường, lớp cho con em mình, hiến ruộng, vườn để thầy trò sử


dụng trong học tập, thực nghiệm. Nhờ sự giúp đỡ đắc lực của nhân dân địa phương, thầy, trò Trường phổ thông cấp II Bắc Lý đã xây dựng nhà trường theo mô hình của một trường học ở nông thôn, nhưng khá căn bản với một mẫu vườn trường, sáu ao thả cá, hàng chục hố phân xanh, một xưởng trường với ba môn dạy nghề rèn, mộc, nguội, một thư viện với 1.000 đầu sách. Những năm 1958- 1959, đội ngũ giáo viên của nhà trường quê ở các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa và thành phố Hà Nội đã miệt mài nghiên cứu, sáng chế ra các giáo cụ trực quan để học sinh vừa học tập, vừa lao động, gắn kết giữa lý thuyết và thực hành. Trên thực tế, Bắc Lý xét về lực lượng, về điều kiện thiết bị sẵn có còn thua rất nhiều trường khác. Cho đến năm học 1961-1962, Bắc Lý cũng chỉ có 7 lớp (365 học sinh) và 10 giáo viên [119, tr.4].

Hòa trong không khí toàn miền Bắc đẩy mạnh PTTĐ xây dựng CNXH, với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trường Bắc Lý nắm vững mục tiêu đào tạo con người toàn diện, thực hiện phương châm kết hợp học tập với lao động sản xuất, học đi đôi với hành, gắn nhà trường với xã hội, thực hiện khẩu hiệu: “Tất cả vì chủ nghĩa xã hội, tất cả vì học sinh thân yêu”. Trường Bắc Lý đã giáo dục và định hướng cho học sinh đi theo ba con đường: Một là, học tập tốt để vươn tới chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học, xây dựng đất nước giàu mạnh. Hai là, sẵn sàng bảo vệ Tổ Quốc. Ba là, học xong ở lại cùng bà con xây dựng quê hương giàu mạnh. Trước hết, Bắc Lý quan tâm làm tốt công tác giáo dục tư tưởng và đạo đức cho học sinh. Trong quá trình đó, Bắc Lý đã nắm vững mục đích là làm sao cho học sinh thiết tha yêu đất nước của mình để sẵn sàng lao động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong điều kiện phần lớn thanh thiếu niên có tâm lý ngại lao động chân tay (nhất là lao động nông nghiệp) và có muốn thoát ly nông thôn thì việc giáo dục thái độ XHCN đối với lao động là yêu cầu rất quan trọng nhưng gặp không ít khó khăn. Khi mà phần lớn các trường ở miền Bắc đang gặp nhiều lúng túng về nội dung và phương pháp giáo dục tư tưởng cho thanh niên học sinh, trường cấp 2 Bắc Lý đã có sáng kiến: chú trọng giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, làng mạc, coi đấy là cơ sở, là đầu mối để giáo dục lòng yêu nước, yêu chế độ XHCN và yêu lao động. Bằng cách này, trường Bắc Lý không những đã quán triệt được yêu cầu giáo dục theo phương hướng của Đại hội Đảng, mà còn có thể lợi dụng được truyền thống cách mạng và lao động sáng tạo của nhân dân địa phương để giáo dục làm cho học sinh gắn bó với quê hương, có học sinh quyết tâm và khát khao vươn lên nắm vững kiến thức khoa


học, sẵn sàng đem trí tuệ và thể lực của mình để lao động sản xuất ở nông thôn.

Quan tâm đến nội dung giáo dục toàn diện, trường cấp 2 Bắc Lý xem giảng dạy tri thức khoa học, tri thức sản xuất và giáo dục lao động là nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên. Bắc Lý đã chỉ ra cách kết hợp hữu cơ giữa việc truyền thụ kiến thức sản xuất và giáo dục lao động, không ngừng củng cố mối liên hệ giữa nhà trường với đời sống và sản xuất của địa phương. Nhà trường coi trọng các đồ dùng trực quan, vườn trường, phòng thí nghiệm, chú ý sưu tầm các đồ vật phục vụ giảng dạy là động, thực vật, tài nguyên của địa phương, của đất nước. Giáo viên nhà trường cố gắng đem thực tiễn của đời sống, lao động, sản xuất chứng mình cho những nguyên lý khoa học trong bài giảng của mình, làm cho học sinh hiểu rằng tri thức khoa học đều từ lao động sáng tạo, từ sản xuất mà đúc kết lại. Để rèn luyện cho học sinh những kỹ năng lao động cần thiết, Bắc Lý giảng dạy những tri thức về kỹ thuật theo những đề tài do sản xuất ở địa phương đề ra. Chính nhờ những giải pháp thiết thực như vậy, học trò Bắc Lý nắm vững những bài học khoa học cơ bản, đồng thời có thể am hiểu một số vấn đề kỹ thuật sản xuất cần thiết cho địa phương.

Trong quá trình thực hiện những nội dung, yêu cầu giáo dục, giáo viên Bắc Lý coi trọng việc học tập để nâng cao trình độ văn hóa nghiệp vụ. Từng giáo viên, từng tổ có kế hoạch tự học và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mọi hoạt động giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm đều được nhà trường quy định thành chế độ để có thể đảm bảo sự tiến hành đều đặn như chế độ thực tập, kiến tập, học bài, soạn bài, lên lớp, sổ sách, ra bài kiểm tra, chấm thi, ôn tập…giữa giáo viên thi đua với nhau làm tốt công tác giảng dạy với những khẩu hiệu thích hợp. Bắc Lý chú trọng áp dụng phương pháp cụ thể và sử dụng rộng rãi các đồ dạy cụ thể, thường xuyên nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy và học. Đặc biệt trong quá trình thực hiện chủ trương đặt vấn đề giáo dục lao động thành một nhiệm vụ (khâu quan trọng nhất để giáo dục đạo đức mới, thực hiện mục đích học đi đôi với hành), đưa nó vào chương trình nội khóa, trường cấp 2 Bắc Lý đã có nhiều sáng tạo. Trước hết, trường đã tự xây dựng một chương trình lao động, trong đó đề ra yêu cầu giáo dục cho học sinh những hiểu biết sơ bộ về kỹ thuật tổng hợp đồng thời có trọng tâm là nông nghiệp và sát với đặc điểm sản xuất của địa phương. Thầy, cô giáo tự mua tài liệu để nghiên cứu, tham gia các lớp huấn luyện về kỹ thuật, các học tập chuyên đề, và học cả nông dân, cùng học trò huy động sự giúp đỡ của chính quyền và nhân dân địa phương tạo dựng cơ sở vật chất phục vụ cho mục tiêu giáo dục lao động, đưa giáo dục lao động vào trường


học. Trong học tập cũng như trong công tác xây dựng nhà trường, Bắc Lý đặc biệt chú trọng việc phát huy vai trò tự giác tích cực của học sinh. Bắc Lý cũng là trường đầu tiên tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh và tìm cho các tổ ngoại khóa đó những nội dung phong phú và thích hợp.

Bằng cả quá trình nghiêm túc thực hiện đồng bộ các giải pháp hướng đến giải quyết toàn diện các nội dung giáo dục, Trường cấp 2 Bắc Lý đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Trước hết đó là những tiến bộ về tư tưởng và đạo đức của học sinh: tinh thần chăm học, ý thức danh dự, tinh thần trách nhiệm chung và ý thức trật tự kỷ luật, vui vẻ tòng quân, tự giác chăm sóc trường học và tài sản công cộng, sẵn sàng trở về lao động trên đồng ruộng [119, tr.8]. Tỷ lệ học sinh thi hết cấp trúng tuyển rất cao, năm 1958-1959: 100%; năm 1959-1960: 97,6%; năm

1960-1961: 100%, năm 1961-1962: 96% [119, tr.10]. Những kết quả mà trường cấp 2 Bắc Lý gặt hái được đã chứng minh rằng trong điều kiện khó khăn về kinh tế, chúng ta vẫn có thể làm tốt công tác giáo dục và sự nghiệp giáo dục phải do nhân dân xây dựng thì mới phát triển được về số lượng cũng như chất lượng. Thành công của Bắc Lý là đã biết kết hợp cân đối các mặt hoạt động của nhà trường về trí, đức, thể, mỹ và lao động, đã biết chú trọng cả về nội dung và phương pháp giáo dục, đã thực hiện được phương châm kết hợp học và hành…nhờ đó mà đã đào tạo được những con người có giác ngộ XHCN, có văn hóa, có kỷ luật, có sức khỏe…đáp ứng được yêu cầu phát triển địa phương và xa hơn là góp phần giải quyết những nhiệm vụ chính trị của miền Bắc XHCN lúc bấy giờ.

Tháng 10/1961, Bộ Giáo dục tổ chức Hội nghị ba năm xây dựng nhà trường XHCN (1958-1961) tại thị xã Phủ Lý (Hà Nam). Hội nghị thống nhất công nhận Trường cấp II Bắc Lý là lá cờ đầu toàn ngành giáo dục. Tại Hội nghị, Bộ Giáo dục chính thức phát động PTTĐ “Hai tốt” với khẩu hiệu: “Tích cực thi dạy tốt, học tốt. Học tập và làm theo Bắc Lý”. Thực hiện chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật [116, tr.507], hưởng ứng PTTĐ“Hai tốt” của Bộ Giáo dục, gần 100 trường phổ thông cấp II, III, đại học và trung học chuyên nghiệp của gần 20 tỉnh, thành trên miền Bắc đã tổ chức nhiều đợt học tập cho giáo viên và học sinh; hàng trăm trường lớp từ mẫu giáo đến đại học trong khắp các tỉnh, thành hăng hái phấn đấu “Học tập Bắc Lý”, “Tiến kịp và vượt Bắc Lý” theo ba tiêu chí:


Một là, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện phương châm kết hợp học tập với lao động sản xuất, học đi đôi với hành, gắn liền nhà trường với xã hội; Hai là, nêu cao tinh thần đoàn kết, tinh thần phục vụ vô điều kiện sự nghiệp giáo dục của Đảng và Chính phủ; Ba là,phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, đồng thời dựa vào nhân dân xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường ngày càng phong phú. PTTĐ“Hai tốt” khởi đầu được phát động trên phạm vi toàn tỉnh Hà Nam, sau lan rộng ra toàn miền Bắc và nhanh chóng trở thành một PTTĐ tiêu biểu của ngành giáo dục lúc bấy giờ.

Việc nêu gương Bắc Lý như một trường hợp tiêu biểu cho tuyệt đại đa số trường học ở miền Bắc lúc bấy giờ giúp PTTĐ có mục tiêu cụ thể hơn, không những có tác dụng động viên đối với thầy cô giáo và học trò mà còn thu hút sự quan tâm của toàn dân đối với giáo dục. Các trường thấm nhuần khẩu hiệu của Bắc Lý “Vì chủ nghĩa xã hội, vì thống nhất Tổ quốc, tất cả cho học sinh thân yêu của chúng ta”. Tham gia, học tập và giao ước thi đua với Bắc Lý đã trở thành một phương thức thi đua. Các loại trường khác nhau, từ mẫu giáo đến đại học thi đua với ý thức sâu sắc hơn về việc mình phải làm và mục tiêu mình phải phấn đấu. Sự nảy sinh của nhiều hình thức thi đua mới (trong đó đáng chú ý là hai hình thức: giao ước thi đua với lá cờ đầu Bắc Lý và xây dựng tổ thi đua thành tổ lao động XHCN) đã góp phần thúc đẩy phong trào phát triển lên một bước mới về chất lượng. Nhiều “Bắc Lý” xuất hiện ở các địa phương không chỉ có thành tích to lớn tính theo số lượng, tính theo phần trăm mà quan trọng hơn là đã huy động được giáo viên, học sinh và thu hút được cả nhân dân lao động ngoài nhà trường tham gia vào việc giải quyết những nhiệm vụ giáo dục. Các trường phổ thông ra sức phát huy sáng kiến thực hiện các nhiệm vụ của mình để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và phát huy vai trò trung tâm văn hóa kỹ thuật đối với địa phương. Trong giáo dục đạo đức, những biện pháp giảng giải lý thuyết suông, những cuộc họp kiểm điểm khô khan gò bó dần thay thế bằng những biện pháp thuyết trình, thuyết phục, kết hợp với phương pháp điển hình sinh động. Trong hoạt động giảng dạy tri thức khoa học và giáo dục lao động, các trường có nhiều sáng kiến giải quyết tốt cả hai nhiệm vụ nhằm mục đích hỗ trợ lẫn nhau, làm cho học sinh không chỉ lao động bằng chân tay mà còn nâng cao chất lượng kiến thức khoa học. Việc giảng dạy khoa học còn được tiến hành trong thực tế và kết hợp với sự tìm hiểu thực tế và sản xuất. Chú trọng tạo ra những điều kiện vật chất như dụng cụ dạy học, dụng cụ thí nghiệm và lao động, xưởng trường, vườn

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí