Phong Trào Thi Đua “Ba Nhất” Trong Quân Đội


trường, ruộng đất thí nghiệm. Ở nhiều trường, công tác thí nghiệm khoa học đã vượt ra khỏi phạm vi của phòng thí nghiệm cũ mà đề cập đến các đề tài sản xuất do thầy giáo, học sinh cùng làm với các xã viên. Thông qua công tác phục vụ sản xuất và bổ túc văn hóa, các trường tiên tiến đã bước đầu giữ nhiệm vụ trung tâm khoa học kỹ thuật ở địa phương.

Ở các trường đại học và chuyên nghiệp, công tác giáo dục tư tưởng thông qua việc chú trọng tăng cường giảng dạy lý luận Mác-Lênin, truyền thống dân tộc, đạo đức mới đã đạt được thành tích to lớn. Khắc phục những khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục (do sự tăng lên đáng kể của số lượng sinh viên và học sinh), cán bộ giảng dạy đã chú trọng cải tiến chương trình và nội dung giảng dạy, đề ra các cuộc vận động nhằm phục vụ cho việc nâng cao chất lượng như phong trào “tinh giản hóa, Việt Nam hóa chương trình” (Trường Đại học Nông - lâm, Trường Đại học Sư phạm Vinh), cuộc vận động “tăng cường liên hệ phổ thông và nâng cao chất lượng bảo đảm tính tư tưởng, tính khoa học, tính thực tiễn và tính sư phạm” (của Trường Đại học sư phạm Hà Nội). Các trường đồng thời tổ chức những buổi thảo luận chuyên đề, những buổi trao đổi ý kiến với công nhân giỏi, những hội nghị dạy tốt, học tốt để cải tiến phương pháp giảng dạy. Công tác nghiên cứu khoa học cũng được quan tâm nên phát triển mạnh và đạt kết quả tốt.

Ngành bổ túc văn hóa cũng hưởng ứng thi đua Hai tốt và thu được nhiều tiến bộ quan trọng. Phong trào đã góp nhiều sáng kiến để giải quyết những khó khăn trong quá trình phát triển nhất là trong sự phát triển cấp II ở địa bàn nông thôn và sự cải tiến nội dung như thế nào có lợi cho sản xuất. Ở một số địa phương có nhiều thành tích như Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Đảng trực tiếp lãnh đạo bổ túc văn hóa, làm cho tư tưởng của cán bộ và nhân dân chuyển biến mạnh mẽ. Bổ túc văn hóa được giao cho hợp tác xã quản lý, việc tổ chức trường lớp dựa vào các trường phổ thông đồng thời chú trọng đào tạo một số giáo viên chuyên trách làm nòng cốt. Về nội dung, chú trọng kết hợp bài học với sản xuất, coi trọng giảng dạy văn hóa đi đôi với giảng dạy kỹ thuật.

Phong trào thi đua Hai tốt bước đầu góp phần tạo ra một xu hướng mới, tích cực là trong “khi thực hiện sự gắn liền trường học với đời sống và sản xuất đã chú ý nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy, vạch ra yêu cầu ngày càng cụ thể của công tác giáo dục”. Về hình thức phát triển, “phong trào đã đẻ ra các hình thức trường lớp vừa làm vừa học thích hợp với hoàn cảnh nước ta, hoặc


củng cố và khẳng định thêm hình thức sẵn có” [119, tr.25]

Tính chất quần chúng, tập thể và rộng rãi được phản ánh rõ qua sự xuất hiện của những đơn vị tiên tiến. Cụ thể: Khu tự trị Thái-Mèo có Văn Yên, Nghĩa Lộ, Tô Hiệu, Điện Biên; Hà Nam có trường miền Nam số 28, Kim Bảng, Ngô Khê, Thanh Liêm, Nam Lý; Bắc Cạn có Ngân Sơn, Phủ Thông; Nam Định có Trần Đăng Ninh, Hải Hậu, Diên Hồng; Phú Thọ có Việt Trì, Hùng Vương, Hồng Phú; Vĩnh Linh có Vĩnh Long, Vĩnh Hà; Hải Phòng có trường miền Nam số 8, Thái Phiên, Trần Phú, Kiều Trung; Thái Bình có Thăng Long, Tán Thuật; Hà Bắc có Hiệp Hòa; Thanh Hóa có Hải Nhân; Quảng Bình có Lệ Thủy, Đông Hải, Tuyên Hóa; Hà Nội có Trần Phú, trường phổ thông cấp IIIA, Dịch Vọng, Đại học Bách khoa, Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Nông lâm [119, tr.21]. Ngay trong thời gian đầu được phát động PTTĐ Hai tốt đã tạo dựng được cơ sở quan trọng cho sự phát triển của nền giáo dục sau này. Phong trào đã xây dựng một lực lượng giáo viên và tập thể tiên tiến làm nòng cốt. Ngay trong năm học 1961-1962, công đoàn Giáo dục đã đề nghị Chính phủ khen thưởng 13.781 lao động tiên tiến, 704 chiến sĩ thi đua và nhiều đơn vị có thành tích. Trong 7000 tổ thi đua, có 599 tổ tiên tiến, 157 tổ xin đăng ký ghi tên phấn đấu trở thành tổ lao động XHCN, 12 tổ đã được công nhận. Trong học sinh, xuất hiện nhiều học sinh tốt, nhiều học sinh ngoan [119, tr 29]

Học tập kinh nghiệm Bắc Lý trong việc xây dựng một tập thể tốt có tinh thần trách nhiệm chung, các tổ thi đua đã phấn đấu để thành các tổ lao động XHCN. Qua các tổ đã được hình thành như hai tổ giáo viên sư phạm cấp I, cấp II; hai tổ cán bộ giảng viên ở Đại học Bách khoa, và một tổ giáo viên mẫu giáo có thể nhận thấy ưu điểm chung của các tổ này là: nội dung thi đua chủ yếu là Hai tốt, phải không ngừng nâng cao trình độ của tổ viên về mọi mặt, phải quan tâm đến sự tiến bộ chung, với những khẩu hiệu như “Một người giỏi, mọi người giỏi” [119, tr.25]. Nhờ sự nỗ lực phấn đấu cao của thầy và trò các trường, trong năm học 1962-1963, số học sinh tốt nghiệp cao hơn năm học 1961-1962 là 6,5%. Hằng năm, khoảng 5.000 sinh viên đại học và 13.000 học sinh trung học chuyên nghiệp vẫn đạt và vượt mức kế hoạch Nhà nước đề ra. Trong quá trình đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và đội ngũ cán bộ quản lý các ngành nghề trong xã hội, Đảng, Nhà nước đề ra chính sách tăng cường thành phần công- nông- binh, ưu tiên cho người dân tộc thiểu số và người miền Nam tập kết, giáo dục, bồi dưỡng toàn diện, không ngừng nâng cao năng lực, phẩm chất, đạo đức


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

XHCN, đảm đương tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Tháng 8/1963, tại Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” của ngành giáo dục phổ thông và sư phạm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự phát biểu căn dặn: “Cần phát triển kiểu dạy, kiểu học của Trường Bắc Lý”. Ngày càng xuất hiện nhiều hơn trường Bắc Lý “mới”, phong trào “Học tập Bắc Lý, tiến kịp và vượt Bắc Lý” lan rộng khắp miền Bắc. Trống Bắc Lý ngân vang khắp vùng đồng bằng, trung du Bắc bộ, đến các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu…và các vùng khu IV. Khẩu hiệu: “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội” trở thành động lực thôi thúc học sinh, sinh viên miệt mài học tập, nghiên cứu. So với năm 1960, đến 1965 số trường phổ thông các cấp tăng từ 7.066 lên 10.294 trường, số học sinh phổ thông các cấp tăng từ 1.899.600 lên 1.934.900 em; ngành Đại học và trung học chuyên nghiệp phát triển mạnh. Nếu như năm 1960 có 9 trường Đại học với

Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961 - 1975 - 10

8.100 sinh viên, đến năm 1965 đã có 18 trường Đại học và Cao đẳng với 34.000 sinh viên. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và công nhân lành nghề không ngừng lớn mạnh. Đến năm 1965, có khoảng 28.700 cán bộ có trình độ đại học, 123.500 cán bộ kỹ thuật trung cấp và trên 30 vạn công nhân kỹ thuật. Phong trào bổ túc văn hóa phát triển mạnh, hàng chục vạn người đã thoát nạn mù chữ. Toàn miền Bắc có hơn 4,5 triệu người đi học trên tổng số 16 triệu dân. Một số dân tộc ít người đã có chữ viết riêng. Sinh viên các trường đại học cao đẳng phần lớn là con em nhân dân lao động [48, tr.76]. Trong năm học 1965-1966, số học sinh đến trường đạt

4.969.000 người, đạt tỷ lệ cứ 4 người dân có 1 người được đi học [44, tr.67].

Với những kết quả đạt được qua PTTĐ “Dạy tốt, học tốt. Học tập Bắc Lý, tiến kịp và vượt Bắc Lý”, ngành giáo dục miền Bắc không chỉ đảm bảo việc hoàn thành nhiệm vụ từng bước nâng cao trình độ dân trí, giáo dục đạo đức, lối sống, giác ngộ lý tưởng cách mạng cho các tầng lớp nhân dân mà còn đào tạo được đội ngũ trí thức có đức, có tài, góp phần cùng toàn dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng CNXH ở miền Bắc và cung cấp cho lực lượng vũ trang những chiến sĩ có trình độ.

2.2.2.4. Phong trào thi đua “Ba Nhất” trong quân đội

Sau ngày hòa bình lập lại, nhất là sau cuộc chỉnh huấn chính trị và cuộc Vận động kiện toàn chi bộ vào mùa hè năm 1958, trong quân đội ta đã xuất hiện nhiều PTTĐYN. Tháng 2/1961, trước yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ miền Bắc XHCN và chi viện lực lượng cho miền Nam, Bộ Chính trị họp và ra Nghị quyết


về nhiệm vụ quân sự trong 5 năm (1961-1965) và kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ hai (1961-1965). Quán triệt nội dung nghị quyết, trong toàn quân đã xuất hiện nhiều PTTĐ:“Tiến nhanh hoàn thành vượt mức kế hoạch xây dựng quân đội”, do Tổng Quân ủy (tháng 1/1961 đổi tên thành Quân ủy Trung ương) phát động; PTTĐ “Pháo thủ toàn năng” ở Lữ đoàn 364 pháo binh; phong trào thi đua rèn luyện thể lực mang tên“Đại đội gió” ở Đại đội 2 (Quân khu Tả Ngạn)… Trong đó, điển hình là PTTĐ“Ba nhất”- để rồi sau đó “cùng với ngọn triều Duyên Hải đang dâng lên cuồn cuộn ở các xí nghiệp, công trường, cùng với luồng gió Đại Phong đang thổi lồng lộng trên các đồng ruộng, hàng loạt lá cờ “Ba nhất” xuất sắc của quân đội đang phần phật tung bay ở các đơn vị, các binh chủng và quân chủng” [95, tr.3].

PTTĐ “Ba nhất” xuất hiện đầu tiên ở Đại đội 2, đoàn Vinh Quang, thuộc quân khu Hữu ngạn. Đại đội 2 thuộc Tiểu đoàn 10, Trung đoàn pháo binh 68 trong đội hình Sư đoàn bộ binh 304 vốn kém hơn các đại đội khác trong Trung đoàn về thành tích xây dựng, do phần lớn chiến sĩ mới nhập ngũ, cán bộ tiểu đội là những chiến sĩ nghĩa vụ chuyển lên; vũ khí được trang bị không khác Đại đội 1 và Đại đội 3. Tuy vậy, với quyết tâm phấn đấu đưa Đại đội tiến lên thành một đơn vị huấn luyện đạt tiêu chuẩn tiên tiến, cán bộ và chiến sĩ Đại đội 2 đã liên tục phấn đấu trong cuộc vận động rèn luyện, cải tiến kỹ thuật, không để thời gian ngừng, không để cán bộ phải nhắc nhở, không để pháo, khí tài không có người luyện tập. Toàn Đại đội đã liên tục phấn đấu trong PTTĐ rèn luyện, cải tiến kỹ thuật, nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu của đơn vị. Với quyết tâm đó, trước khi bước vào giai đoạn huấn luyện, Đại đội mở đợt sinh hoạt chính trị dân chủ và đề ra các chỉ tiêu đơn vị cần phấn đấu trong quá trình huấn luyện. Bí thư chi bộ báo cáo các chỉ tiêu thi đua, chi bộ thảo luận thống nhất mức phấn đấu từng chỉ tiêu, sau đó ra nghị quyết phổ biến thực hiện trong toàn Đại đội.

Nhờ quyết tâm cao của từng các nhân chiến sĩ, cộng với làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên qua tổ chức sát hạch ở Trung đoàn pháo binh 68, tiếp đó kiểm tra ở Quân khu, các cá nhân tham gia thi bắn ngắm gián tiếp và trực tiếp đều giành huy chương vàng và Đại đội 2 luôn là đơn vị dẫn đầu trong khối các đơn vị tham gia kiểm tra. Tại đại hội thi bắn pháo toàn quân lần thứ hai diễn ra tháng 2/1960, có 22 đơn vị và 24 cán bộ đại diện cho các đơn vị pháo binh toàn quân tham dự. Kết quả, về pháo mặt đất, Đại đội 2 giành giải nhất về bắn ngắm trực tiếp. Đến đại hội thi bắn pháo toàn quân lần thứ ba diễn ra tháng 6/1960, nội


dung thi phong phú hơn, trên địa hình tương đối phức tạp, số bài thi bắn cũng tăng hơn, đòi hỏi năng lực chỉ huy, trình độ tổ chức của cán bộ và động tác hiệp đồng của các phân đội cao hơn. Tại Lễ trao tặng Huân chương cho Đại đội 2 (18/6/1960), Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị biểu dương thành tích của Đại đội 2 là đơn vị đạt nhiều thành tích nhất, đều nhất, giỏi nhất trong huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, xứng đáng là đơn vị “Ba nhất”.

Từ điển hình Đại đội 2, tháng 8/1960, “Ba nhất” được Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng phát động thành PTTĐ trong toàn lực lượng vũ trang nhân dân nhằm phát huy cao độ tinh thần chiến đấu, tài năng sáng tạo của tất cả các chiến sĩ với nội dụng đạt nhiều thành tích nhất, đều nhất, giỏi nhất trong huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, nhằm mục tiêu: nhất về huấn luyện quân sự, rèn luyện kỹ thuật; Nhất về gương mẫu, kỷ luật; Nhất về lao động và sản xuất”.“Ba nhất” trở thành PTTĐ lớn có sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn quân và có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng quân đội ngày càng lớn mạnh.

PTTĐ “Ba nhất” hướng đến giải quyết ba nội dung cơ bản: Một là, phát huy bản chất và truyền thống tốt đẹp của quân đội nhân dân, nâng cao nhiệt tình yêu nước, yêu CNXH, ra sức rèn luyện học tập, tiến lên làm chủ khoa học và kỹ thuật quân sự hiện đại, làm cho quân đội ta vừa có sức mạnh vô địch về tư tưởng và chính trị, vừa có uy lực mạnh mẽ về vật chất, kỹ thuật; Hai là, luôn đề cao cảnh giác, anh dũng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, bảo vệ hải phận, không phận và đất đai của nước ta, sẵn sàng chiến đấu đập tan mọi âm mưu của địch khiêu khích, phá hoại sự nghiệp lao động kiến thiết hòa bình của nhân dân ở miền Bắc; Ba là, tích cực thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, tự cải thiện đời sống, giúp đỡ nhân dân, tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa. Đó là một PTTĐ, một hình tượng điển hình vừa cụ thể, vừa sinh động, lấy huấn luyện chiến đấu và chuẩn bị sắn sàng chiến đấu làm trung tâm; đồng thời lấy việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị mình làm mục tiêu thi đua cụ thể.

Với những nội dung và ý nghĩa như vậy,“Ba nhất” trở thành một khẩu hiệu hành động có sức hấp dẫn, lan tỏa mạnh mẽ, thu hút đông đảo cán bộ, chiến sĩ toàn quân hăng hái thi đua quyết tâm lập nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt. Cuộc vận động “tích cực xây dựng quân đội tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chính quy, hiện đại” trong phong trào“Ba nhất” đã được phát triển thành một phong trào mới, sâu hơn, rộng hơn, đó là PTTĐ trở thành “cán bộ,


chiến sĩ Ba nhất” (tức giỏi nhất, đều nhất, đoàn kết nhất). Phong trào đã cổ vũ và thúc đẩy nhiều cán bộ, chiến sĩ lập nên nhiều thành tích. Từ đầu năm 1961, Thường trực Quân ủy Trung ương ra Nghị quyết nêu rõ: cần đẩy mạnh PTTĐ “Ba nhất” hướng vào nội dung, yêu cầu của cuộc vận động, cổ vũ việc học tập đuổi kịp và vượt những đơn vị tiên tiến, những gương cá nhân tiên tiến tạo nên nhiều đơn vị tiên tiến toàn diện. Quán triệt tinh thần Nghị quyết, các Quân khu, các đơn vị trong các Quân khu đã phát động PTTĐ sôi nổi từ đầu năm 1961 nhằm thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, bắt đầu là PTTĐ đăng ký giành cờ Đơn vị dẫn đầu “Ba nhất toàn quân” của Hội đồng Chính phủ tặng. Không chỉ có trong bộ đội thường trực, phong trào còn phát triển trong lực lượng dân quân tự vệ. Đặc biệt là đã phát triển thành một phong trào đoàn kết thi đua công nông binh rộng rãi, cổ vũ và thúc đẩy lẫn nhau tiên phong trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.

Đại đội 2 công binh Tả ngạn-đơn vị có bề dày thành tích, là đơn vị được tặng cờ “Đại đội khá nhất” từ năm 1959, cũng là đơn vị quyết tâm phấn đấu xây dựng “Đại đội giỏi hạng nhất”, “bắt tay thi đua với đại đội 2 Vinh Quang”, trở thành đơn vị hưởng ứng “Ba nhất” đầu tiên của quân khu Tả ngạn. Từ trong quá trình thi đua, đại đội đã tận dụng những bài báo nói về “Ba nhất” để giải thích cho đơn vị. Mời cán bộ cấp trên được đi tham quan học tập “Đại đội Ba nhất” để phổ biến kinh nghiệm cho lãnh đạo và anh em. Nhờ được “gây men” mà quyết tâm thi đua“Ba nhất” có cơ sở vững chắc trong toàn đại đội. Tinh thần và khí thế thi đua của đại đội thể hiện ngay trong những chỉ tiêu thi đua cụ thể. Phong trào như nước thủy triều lên. Khẩu hiệu hành động: “Vùi kém xuống đất, Hất khá sang bên, Kiên quyết vươn lên, Giành cờ tiên tiến” có sức lan tỏa và lay động mạnh mẽ trong quân khu và binh chủng [95, tr.12]. Kết thúc khóa huấn luyện năm 1960, với thành tích vượt mức thời gian 2 tháng rưỡi, đại đội đạt chỉ tiêu “Đại đội giỏi hạng nhất”, giành cờ “Đại đội khá nhất”. Trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đại đội lấy việc xây dựng cho bộ đội tinh thần làm chủ, nhân sinh quan XHCN, ý thức tập thể làm mấu chốt. Đại đội còn thành công trong việc tích cực“tiến quân vào kỹ thuật”. Đại đội giải quyết đồng bộ hai vấn đề: rèn luyện kỹ thuật giỏi, phát huy sáng kiến, đồng thời vận dụng sát với thực tế chiến đấu. Trong điều kiện dù là khó khăn và phức tạp nhất, đại đội đã biết dựa vào quần chúng, đảng viên và cán bộ, phát động mọi người ra sức rèn luyện, học tập với tinh thần làm chủ khí tài và kỹ thuật; biết tổ chức khéo léo, biết xây dựng tinh thần


đoàn kết giúp đỡ nhau, cán bộ giúp nhau chuẩn bị giảng dạy tốt, chiến sĩ giúp nhau học tập “giỏi đều” với tinh thần “không biết thì hỏi, chưa giỏi thì ôn”, xây dựng các đức tính bình tĩnh, chính xác, khẩn trương và “mình vì toàn đội”. Phát huy tinh thần thi đua “Ba nhất”, Đại đội 2 công binh Tả Ngạn đã lập nhiều kỷ lục. Kết thúc khóa huấn luyện năm 1961, đại đội đã hạ mức thời gian, kỹ thuật vững chắc, đạt nhiều điểm 5, và giành cờ “Đại đội khá nhất” lần thứ năm [95, tr.37].

Năm 1961 đánh dấu những thắng lợi vẻ vang của PTTĐ“Ba nhất” với sự nở rộ của nhiều đơn vị “Ba nhất” như: Đại đội 1 Công binh Tả ngạn trở thành Đại đội “Ba nhất” nhờ đã đạt nhiều thành tích xuất sắc, toàn diện, xứng đáng là lá cờ đầu của toàn binh chủng. “Một đơn vị lớn nhanh, lớn mạnh như Phù Đổng Thiên Vương”, tiến bộ về nhiều mặt, huấn luyện sát với thực tế chiến đấu, hai tuổi quân đã giành 4 cờ” “Đại đội khá nhất”, 1 cờ “Đại đội tiên tiến”, 1 cờ “Chi đoàn tiên tiến”, đoạt 30 huy chương vàng tại Đại hội kiểm tra kỹ thuật công binh toàn quân và 3 cờ “Phân đội giỏi nhất về kỹ thuật” [95, tr.11]; Đại đội bộ binh Lê Hồng Phong (Quân khu 4) sinh trưởng và lớn lên trong lòng đồng bào Quảng Trị, được thưởng cờ “giết giặc lập công” của Hồ Chủ tịch, trong hòa bình, ba năm liền giữ vững ngọn cờ “Đại đội khá nhất”, lá cờ đầu phong trào thanh niên Quân khu 4 năm 1961, 21 lần bắn súng đều đứng đầu toàn đoàn, các khoa mục khác cũng đạt loại giỏi, là đơn vị vừa huấn luyện vừa sẵn sàng chiến đấu tốt, về mặt tăng gia sản xuất, dân vận cũng là đơn vị xuất sắc; Đại đội 2 (Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc) là một đơn vị phân tán thành từng tổ nhỏ trên tuyến đường dài 500km, nhưng đạt được thành tích xuất sắc về nhiều mặt: học tập quân sự, chính trị, văn hóa, nghiệp vụ. Nêu cao khẩu hiệu: “Vượt núi, băng sông, giữ vững mạch máu giao thông an toàn, thông suốt”, ngày đêm bám trụ mạng lưới thông tin, không để xảy ra sự cố kỹ thuật, góp phần giữ vững mạch máu của quân đội, bảo đảm thông tin an toàn trong suốt mọi hoàn cảnh và điều kiện. Về các mặt tăng gia tiết kiệm và dân vận cũng đạt thành tích xuất sắc, trở thành lá cờ đầu của binh chủng trong hai năm liền; Đại đội 16 ĐKZ (Quân khu Tả Ngạn) ba năm liên tục giữ cờ “Đại đội khá nhất”, ba năm kiểm tra khoa học kỹ thuật và bắn đạn thật đạt nhất quân khu. Các đoàn pháo binh: Trường Sơn, Tất Thắng, Yên Thế, Hòa Bình; đoàn công binh Sông Lô, Sông Thao…cùng những tên gọi sáng tạo như:“Đại đội chuyên môn cờ đỏ”,“Đêm tháng Năm”,“Đi cùng Ba Nhất”, “Dũng cảm đánh hăng, tiến chắc, tiến nhanh, thi đua vững vàng”,“Một bước lấy đà, ba bước nhảy vọt”…cổ vũ tinh thần phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện của cán bộ và


chiến sĩ để tăng sức mạnh sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng quân thù.

Khí thế thi đua “Ba nhất” đã giúp các đơn vị dân quân hoàn thành vượt mức chương trình công tác năm 1963 và 6 tháng đầu năm 1964. Đến giữa năm 1964, trong lực lượng dân quân tự vệ toàn tỉnh Nam Định có 429 đơn vị ghi tên đăng ký, cụ thể có 96 đơn vị ghi tên phấn đấu dành danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, bao gồm 17 xã, 3 khu phố, 1 xí nghiệp, 15 đại đội, 55 trung đội, 5 tiểu đội; có 333 đơn vị ghi tên phấn đấu giành danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, trong đó có 48 xã, 4 xí nghiệp, 46 đại đội, 226 trung đội, 13 tiểu đội [142, tr.5]. Năm 1964, PTTĐ “Ba nhất” tiếp tục được phát huy trong tất cả các lực lượng, hướng đến kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1964), 20 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đi đôi với PTTĐ“Ba nhất” trong quân đội thường trực, “Ba nhất” trong dân quân tự vệ, lực lượng hậu bị gắn bó với PTTĐ sản xuất kiến thiết XHCN đạt nhiều thành tích tốt. Nhiều tổ, đội lao động XHCN cũng chính là những đơn vị dân quân tự vệ tiên tiến. Nhiều xí nghiệp, công trường đã có những đơn vị dân quân tự vệ “Ba nhất”. Trong phong trào đã xuất hiện những lá cờ đầu với thành tích xuất sắc về bảo vệ trị an, sẵn sàng chiến đấu, về huấn luyện và về củng cố tổ chức, quản lý lực lượng. Gần như ở tất cả các quân khu đều các xã, trung đội, tiểu đội, đại đội, tiểu đoàn dân quân tự vệ tiên tiến.

Trên thực tế, PTTĐ “Ba nhất” trong lực lượng dân quân tự vệ là một phương thức tích cực của quần chúng để thực hiện các cuộc vận động “ba xây ba chống” ở các xí nghiệp và “cải tiến quản lý hợp tác xã” ở nông thôn... Sau Đại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua lần thứ ba (21/8/1963), Thành đoàn Hà Nội phát động PTTĐ dành danh hiệu “đơn vị tiên tiến”, “đơn vị quyết thắng”. Lực lượng hậu bị, dân quân tự vệ đã cùng quân đội thường trực, giương cao ngọn cờ “Quyết thắng”, ra sức thi đua và thu được nhiều thành tích. Tổ chức dân quân tự vệ, lực lượng hậu bị phát triển mạnh mẽ, rộng khắp và toàn diện từ biên giới đến hải đảo, từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến miền núi, từ hợp tác xã nông nghiệp, thủ công nghiệp đến xí nghiệp, công trường, nông trường [25, tr.7]… Dân quân tự vệ ngày càng trưởng thành bao gồm những đơn vị chiến đấu, đội bảo đảm chiến đấu, đồng thời từng bước hình thành các đội dân quân tự vệ binh chủng sẵn sàng chiến đấu trong điều kiện mới; ngày càng giữ vai trò nòng cốt trong công tác bảo vệ trị an, bảo vệ sản xuất, bảo vệ xí nghiệp, cơ quan, nhất là trong việc chống biệt kích gián điệp nhằm thực hiện âm mưu phá hoại miền

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023