Bối Cảnh Lịch Sử Mới Và Yêu Cầu Đẩy Mạnh Phong Trào Thi Đua Yêu


Bắc của Mỹ-Diệm. Nội dung của cuộc vận động “xây dựng tổ chức, nâng cao trình độ chính trị, rèn luyện kỹ thuật, sẵn sàng chiến đấu, giữ gìn trật tự an ninh, phòng gian bảo mật và lao động sản xuất” cũng chính là nội dung của PTTĐ “Ba nhất” trong dân quân tự vệ. Hội đồng Chính phủ ra quyết định đặt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, “đơn vị tiên tiến” để tặng cho những đơn vị lập được nhiều thành tích xuất sắc toàn diện nhất và các đơn vị hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong PTTĐ “Ba nhất”.

Từ thực tiễn thi đua ở Bắc Ninh, đã xuất hiện nhiều đơn vị dân quân tự vệ dẫn đầu trong PTTĐ “Ba nhất” như: lực lượng dân quân xã Cảnh Hưng (Tiên Du), đơn vị tự vệ Sứ cách điện (thị xã).

Trước năm 1960, lực lượng dân quân xã Cảnh Hưng chưa mạnh. Từ năm 1960, Cảnh Hưng tiến quân rầm rộ vào mùa huấn luyện, đưa thành tích lên loại khá. Trong các mùa huấn luyện, Cảnh Hưng đề ra khẩu hiệu 4 tốt (huấn luyện quân sự, chính trị tốt, củng cố tổ chức tốt, vận động thanh niên bổ sung cho thường trực tốt và kết hợp sản xuất tốt). Từ năm 1961, dân quân Cảnh Hưng đã hoàn thành huấn luyện cả năm vào loại nhanh nhất tỉnh và bảo đảm chất lượng. Đến mùa huấn luyện đầu năm 1962, dân quân Cảnh Hưng đã hoàn thành xong trước nhất trong toàn tỉnh cho tất cả các đối tượng và đã tiến hành hội thao diễn kỹ thuật, do các đội sản xuất tổ chức, đạt được kết quả loại khá. Với khẩu hiệu “dân quân Cảnh Hưng rắn như thép, vững như đồng, trèo muôn núi, vượt muôn sông, hăng hái dũng cảm tiến quân vào cuộc vận động”, dân quân Cảnh Hưng chẳng những làm tốt công việc sản xuất ở địa phương mình mà còn nhiệt tình giúp đỡ tương trợ các xã bạn khi gặp khó khăn. Trong năm đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, tất cả dân quân Cảnh Hưng đạt tiêu chuẩn kiện tướng về thủy lợi với bình quân 160 thước khối một đầu người và làm tới 88 tạ phân một đồng chí, trồng 20 cây một người và đảm bảo sống [85, tr.19], 3 năm liền là lá cờ đầu trong PTTĐ “Ba nhất” của tỉnh Bắc Ninh.

Đơn vị tự vệ Sứ cách điện (thị xã) là đơn vị giỏi nhất về kỹ thuật năm 1961.Trong điều kiện những khó khăn chồng chất của một sơ sở sản xuất sứ cách điện mới được thành lập nhưng được giục giã bởi tiếng kèn“Ba nhất” dội về từ tự vệ Nhà sàng Cửa Ông (Cẩm Phả), từ cán bộ đến chiến sĩ đều hạ quyết tâm “rắn như thép”,“căng buồm rẽ sóng ra khơi”, quét sạch tư tưởng “nước chảy bè trôi xuôi dòng”. Toàn đơn vị xây dựng quyết tâm “rắn như thép” để thi đua với đơn vị tự vệ Nhà sàng Cửa Ông. Đợt thi đua đột kích bắt đầu được phát động đầu


năm 1961. Từ đây, không khí thi đua sôi nổi được nhen lên và bùng cháy trong khắp các tổ, các bộ phận và trong toàn công xưởng. Nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nảy nở và được áp dụng rộng rãi, chính nhờ vậy chỉ trong thời gian ngắn, đơn vị tự vệ đã hoàn thành những việc khó khăn nhất được hợp tác xã và chi bộ giao. Năm 1961 đánh dấu trưởng thành vượt bậc của Tự vệ Sứ cách điện với nhiều thành tích vẻ vang. Là đơn vị giỏi nhất, đạt kỹ thuật loại nhất trong Đại hội kiểm tra kỹ thuật năm 1961 toàn tỉnh, với thành tích: xạ kích bài 1, đạt 81,81%, trong đó có 43,43 khá; xạ kích bài 2 (bắn lần 1) đạt 79,11%, trong đó có 33,33 khá, giỏi; xạ kích bài 2 (tại Đại hội tập thị xã) đạt 100%, trong đó có 66,66 khá, giỏi. Tại Đại hội tập toàn tỉnh: xạ kích bài 2, đạt 100%, trong đó có 77,77 khá, giỏi; lựu đạn bài 1+2 đạt 100%, trong đó có 88,88 khá, giỏi; đâm lê bài 1+2 đạt 100%, trong đó có 66,66 khá giỏi. Toàn đơn vị có hai đồng chí kỹ thuật loại giỏi hạng nhất, ba đồng chí loại giỏi hạng ba, 5 đồng chí là đại biểu của tỉnh tham dự Đại hội tập toàn Quân khu. Ôn luyện thường xuyên mỗi ngày 20 phút, bảo đảm 100% quân số tham gia, thực hiện tốt ba quản: quản lý thời gian, quản lý khoa mục, quản lý học cụ [85, tr.24-25]. Bước sang năm 1962, với truyền thống và kinh nghiệm sẵn có, đơn vị tự vệ Sứ cách điện tiếp tục “căng buồm lộng gió”, càng quyết tâm phất cao ngọn cờ “Ba nhất”, ra sức học tập, đuổi và vượt “tự vệ Nhà sàng”, bắt tay thi đua cùng nhiều đơn vị khác, hoàn thành tốt đợt thi đua rèn luyện kỹ thuật năm 1962 với những kết quả hết sức thuyết phục, dành một mùa thi đua “Ba nhất” thắng lợi.

Năm 1961, dưới ngọn cờ thi đua “Ba nhất”, phong trào dân quân tự vệ Hà Đông ví như một mùa hoa. Với quyết tâm: vượt lên hàng đầu, hoàn thành thắng lợi mọi mặt công tác, xứng đáng là lực lượng vũ trang trong giai đoạn cách mạng XHCN. Dân quân tự vệ Hà Đông đã kết nghĩa thi đua, học tập trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh Ninh Bình, Quảng Bình, tiếp tục đẩy mạnh PTTĐ “Ba nhất”. Tỉnh đội Hà Đông xác định phương hướng chính để chỉ đạo PTTĐ là: đặt công tác giáo dục chính trị, rèn luyện tư tưởng lên hàng đầu để nâng cao giác ngộ XHCN cho dân quân tự vệ, khắc phục những nhận thức mơ hồ, lệch lạc; lấy công tác thi đua thường xuyên, liên tục làm động lực, động viên nhiệt tình cách mạng của dân quân tự vệ tiến lên hàng đầu hoàn thành mọi công tác của địa phương và kết hợp chặt chẽ, khéo léo với các công tác ấy mà hoàn thành mọi nhiệm vụ của dân quân tự vệ”[140, tr.6-9]. Nhờ xác định và quán triệt chặt phương hướng trên, dân quân tự vệ Hà Đông đã vận dụng được tinh thần“Ba nhất” của quân đội vào


phong trào “Bốn tốt” của mình, nhiều hình thức thi đua được tổ chức rộng rãi. Không chỉ tiến hành thi đua trong phạm vi công tác xây dựng, phát triển, huấn luyện, dân quân tự vệ Hà Đông còn còn tích cực tham gia công tác sản xuất ở địa phương (phong trào kiện tướng làm phân, sản xuất, thủy lợi, chống lụt). Đến năm 1961, số xã có 100% dân quân tham gia hợp tác xã và học tập chính trị quân sự tăng lên gấp 50 lần so với năm 1959 [181, tr.8]. Từ lá cờ đầu là dân quân xã Kim An (Thanh Oai), đến chỗ vượt Kim An, xuất hiện dân quân HTX cao Phù-Lưu- Tế (Mỹ Đức) giao ước thi đua với dân quân Gia Hưng (Ninh Bình) trên cả bốn mặt (sản xuất tốt, củng cố tổ chức tốt, trị an tốt, huấn luyện tốt) và đã đạt kết quả tốt trên cả bốn mặt xuất hiện hàng trăm đơn vị “giỏi tay cày, hay tay súng” như dân quân các xã: Trung Châu, Đồng Tân, Tô Hiệu, Kim Thư, Hòa Xá…Lực lượng dân quân tự vệ Hà Đông, đã phát huy truyền thống“Hà Đông anh dũng”, thực sự trở thành vũ khí sắc bén của chính quyền dân chủ nhân dân, lực lượng xung kích trên mặt trận sản xuất, chắc tay súng bảo vệ cuộc sống lao động, hòa bình hạnh phúc của quê hương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Nhờ chú trọng xây dựng tổ chức, rèn luyện kỹ thuật, thực hiện không một dân quân nào thiếu tiêu chuẩn, không một đơn vị nào thiếu cán bộ, đảm bảo huấn luyện không tách rời sản xuất và chiến đấu… dân quân Đông Kinh nhanh chóng đạt được những trưởng thành vượt bậc. Sức mạnh lan tỏa của quyết tâm “Dân quân Đông Kinh nhanh như sóc, mạnh như hổ, vượt gian khổ”,“làm gì ở đâu, súng theo sau đó” và khẩu hiệu “Chiến trường là đồng ruộng, vũ khí là cuốc cày, vừa giỏi tay súng, vừa hay tay gầu” dân quân Đông Kinh ngày càng trở thành lực lượng xung kích trong sản xuất, tổ chức, xây dựng, huấn luyện, quản lý lực lượng và trị an. Với những quyết tâm, sáng kiến và thành tích đạt được trên nhiều mặt, dân quân Đông Kinh đóng góp đáng kể vào quá trình giúp địa phương hoàn thành các nhiệm vụ chính trị. Xã Đông Kinh được Chính phủ tặng hai Huân chương Lao động hạng ba về sản xuất và thủy lợi, một Huân chương Lao động về văn hóa. Đến cuối năm 1961, dân quân Đông Kinh được tặng 401 bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành, các giới từ cấp tỉnh trở lên, được Tỉnh ủy tặng 2 cờ “Thi đua khá nhất”, một chân dung Hồ Chủ tịch; được Bộ tư lệnh Quân khu trao tặng “Cờ tiên tiến” [91, tr.17-18].

Từ sau ngày được lựa chọn là ngọn cờ đầu của dân quân tự vệ tỉnh Hưng Yên, tiếng kèn “Ba nhất” của dân quân tự vệ xã Đông Kinh không những đã vang dội khắp toàn tỉnh, mà qua làn sóng điện của Đài tiếng nói Việt Nam, qua

Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961 - 1975 - 11


báo chí…đã được truyền đi khắp các tỉnh thành miền Bắc, làm nao nức lòng người. Hàng trăm xã tới tấp gửi thư về bắt tay thi đua với Đông Kinh. Chỉ sau vài tháng, từ “miền biển lên, khu 4 ra, Việt Bắc về, đoàn đại biểu quân sự của 16 tỉnh, thành đội liên tiếp, dồn dập đến tham quan Đông Kinh” [91, tr.2]. Thi đua với Đông Kinh, ở Phú Thọ xuất hiện hàng trăm “tiểu đội, trung đội Đông Kinh, ở Kiến An, Thái Bình xuất hiện phong trào “xung kích như Đông Kinh”.

Đại đội tự vệ Nhà sàng (Cửa Ông), từ một đơn vị kém, trở thành đại đội Ba nhất, giương cao lá cờ tiên tiến, lá cờ đầu của tự vệ trong các xí nghiệp, của Quân khu Tả ngạn.“Luồng gió thi đua từ Đại đội 2 Vinh Quang và dân quân Gia Hưng thổi qua Vịnh Hạ Long đến bến Cửa Ông, tạo nên một khí thế thi đua sôi nổi” [91, tr.20]. Tự vệ Nhà sàng phát huy tinh thần đoàn kết, từng bước khắc phục những khó khăn, yếu kém. Nhờ phát huy tinh thần nhiệt tình thi đua lao động, nhà máy hoàn thành kế hoạch năm 1960 với 121% và vượt trước thời hạn 20 ngày, 100% tự vệ được bầu là lao động tiên tiến (Trong số 13 chiến sĩ thi đua của nhà máy thì đã có 11 là tự vệ) [91, tr.23-24]. Bước sang năm cuối cùng của ba năm khôi phục kinh tế và năm đầu tiên của “mùa thi đua Ba nhất”, đại đội tự vệ Nhà sàng đã có những bước chuyển nhanh chóng, khí thế bừng bừng, ngựa hồng tung vó đại, vượt lên trước với khẩu hiệu “Tiến lên phía trước, giành thắng lợi về ta”. Phong trào “công nhân toàn năng” đã trở thành phong trào chung của tự vệ và công nhân toàn nhà máy. Hình ảnh chiến sĩ tự vệ cưỡi trên ngựa hồng, tung vó phi lên phía trước, bên dưới là khẩu hiệu “Khí thế bừng bừng, ngựa hồng phi nước đại, quy giành nhiều thắng lợi mới” là khẩu hiệu được kẻ, dán khắp nơi trong nhà máy có ý nghĩa thôi thúc cán bộ, chiến sĩ tự vệ ở Nhà sàng Cửa Ông quyết tâm giữ vững và phất cao ngọn cờ “Ba nhất” đạt được thành tích cao trong công tác huấn luyện và sản xuất. Những thành tích dân quân tự vệ Nhà sàng đạt được mang sức mạnh lan tỏa rộng rãi. Các xí nghiệp trong Quân khu, đến các tỉnh bạn như Thành đội Hà Nội, Nhà máy điện Yên Phụ, Nhà máy Diêm Thống nhất, Xưởng giấy Hoàng Văn Thụ (Thái nguyên), Khu gang thép Thái Nguyên… tấp nập gửi tặng phẩm, trao cờ kết nghĩa thi đua hoặc giao ước thi đua [91, tr.33].

Trong PTTĐ “Ba nhất”, kết nghĩa thi đua như một luồng gió mới thổi tràn khắp nhiều địa phương miền Bắc, là minh chứng thuyết phục cho sức mạnh của tinh thần tập thể. Hàng loạt cụm thi đua được hình thành.

Cụm thi đua Phong-Huy-Lĩnh (gồm ba xã: Đông Phong, Đông Huy, Đông Lĩnh) là lá cờ đầu của dân quân, tự vệ và quân dự bị Quân khu Tả ngạn về tinh


thần đoàn kết giúp đỡ nhau thi đua tiên tiến. Nhờ đoàn kết chặt chẽ, tích cực giúp đỡ, thông cảm sâu sắc với nhau vì tiến bộ chung, dân quân 3 xã đã có những bước tiến vượt bậc trong điều kiện hoàn cảnh lúc tồn tại nhiều khó khăn. Trong năm 1961: 100% dân quân và quân dự bị ba xã tham gia hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã mua bán và hợp tác xã tín dụng. Dân quân toàn cụm đã giúp các hợp tác xã của mình: 1.000 tấn phân, cải tiến 357 cày, đóng 120 bừa cào Nghệ An, 54 xe cút kít, hàng ngàn công lao động, 43 dân quân được bầu là kiện tướng thủy lợi, 123 dân quân được bầu là kiện tướng làm phân. Trong công tác huấn luyện, toàn cụm đã hoàn thành kế hoạch huấn luyện cả năm trong thời gian vượt trước 6 tháng, đạt 100%, trên 50% khá giỏi. Riêng về xạ kích, chỉ bắn bài 3 ban đêm đã đạt 100% trong đó trên 70% khá giỏi [91, tr.49]. Đến cuối năm 1961, toàn cụm đã có 11 đơn vị được tặng danh hiệu “Trung đội cờ đỏ”, xây dựng được 11 câu lạc bộ dân quân với 4.560 cuốn sách. Các xã cùng nhau xây dựng phương án tác chiến cho từng xã, kế hoạch liên hoàn chiến đấu toàn cụm. Dân quân toàn tỉnh đã xây dựng 91 cụm tiến theo Phong-Huy-Lĩnh. Nhiều cụm đã tỏ rõ tác dụng của mối tình đoàn kết giúp nhau huấn luyện, có kế hoạch phòng thủ trị an chung như cụm An-Lô-Mê ở (Tiên Hưng), cụm Tam-Hùng-Điệp (Duyên Hà), Sơn-Ngọc- Hà, Hoa-Giao-Minh-Thọ (Quỳnh Côi), Hồng-Trà-Lợi-Tiến (Kiến Xương)…Cụm thi đua Tân-Nhân-Vạn-Thái-Bình (gồm 5 xã liên hoàn: Tân Lập, Nhân Thắng, Vạn Linh, Thái Bảo, Bình Dương), tạo thế trận chân vạc, tương trợ, giúp đỡ, thi đua nhau cùng tiến bộ. Tác dụng và ý nghĩa của các cụm thi đua Phong-Huy- Lĩnh, Gia Lương-Nam Sách… khơi dậy ý thức đoàn kết thi đua ở đây. Tại Đại hội mừng công dân quân tự vệ toàn tỉnh, Cụm Tân-Nhân-Vạn-Thái-Bình được tuyên dương là lá cờ đầu trong phong trào đoàn kết thi đua toàn tỉnh. Từ đây, phong trào đoàn kết thi đua đuổi kịp và vượt Tân-Nhân-Vạn-Thái-Bình, vượt Phong-Huy-Lĩnh phát triển mạnh mẽ và rộng rãi ở các huyện…

PTTĐ“Ba nhất” là một sáng tạo lớn trong PTTĐ XHCN, là một thắng lợi về đấu tranh tư tưởng của quân đội ta. PTTĐ“Ba nhất” ngày càng phát triển đã cố vũ và tiếp sức cho lực lượng dân quân tự vệ, làm tăng cường mối quan hệ giữa lực lượng thường trực và hậu bị ngày càng trở nên khăng khít và cùng nhau tiến bộ. Có thể nhận rõ, PTTĐ “Ba nhất” đã đưa quân đội ta tiến lên một bước dài trong công cuộc xây dựng chính quy, hiện đại. Thi đua “Ba nhất” là tiếng kèn thúc giục cán bộ và chiến sĩ chúng ta vì lợi ích của công cuộc xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, tiến lên chiếm lĩnh những


đỉnh cao mới của khoa học, kỹ thuật.


Tiểu kết chương 2

Miền Bắc đã phát huy vai trò căn cứ địa cách mạng cả nước và hậu phương lớn của cách mạng miền Nam từ sau khi Hiệp định Giơnevơ có hiệu lực. Tuy nhiên trên thực tế, nhiệm vụ trực tiếp chi viện cho cách mạng miền Nam bắt đầu được thực hiện từ sau khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng (tháng 1/1959) và được đẩy mạnh khi cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng. Nhiệm vụ của hậu phương miền Bắc đối với cách mạng miền Nam được xác định rõ hơn và đi vào tổ chức thực hiện.

Từ sau Nghị quyết đẩy mạnh PTTĐ ái quốc của Ban Bí thư Trung ương Đảng (ngày 26/01/1961) đến đầu năm 1965, PTTĐYN dần nở rộ trên các lĩnh vực, các ngành, các giới. Mặc dù thực hiện những tiêu chí, nội dung và khẩu hiệu hành động khác nhau, nhưng các PTTĐYN giai đoạn này đã phát huy và thể hiện ngày càng rõ trách nhiệm hành động của những công dân yêu nước, yêu CNXH đến từ mọi tầng lớp nhân dân, đã chuyển tải toàn bộ sức mạnh chính trị, tinh thần của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân miền Bắc thành một lực lượng vật chất to lớn. Thành tựu đạt được từ các PTTĐYN giai đoạn này đã góp phần quan trọng vào việc tạo dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật cho CNXH ở miền Bắc đồng thời tăng cường tiềm lực quân sự, quốc phòng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cuộc kháng chiến trước khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược trên quy mô cả nước.

Từ năm 1961-1965, PTTĐYN thực sự đã phát triển lên một bước mới với phạm vi rộng rãi, nội dung, hình thức phong phú, mật thiết gắn bó với quá trình miền Bắc thưc hiện các nhiệm vụ chính trị. Từ sự phát triển ngày càng rầm rộ của PTTĐYN đã xuất hiện nhiều điển hình, có sức lan tỏa lớn như “gió Đại Phong”, “sóng Duyên Hải”, “trống Bắc Lý”, “cờ Ba nhất”. Với tinh thần “mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam có quy mô và mức độ ngày càng tăng. Thành tựu to lớn của PTTĐYN giai đoạn này là tiền đề quan trọng để tiếp tục phát động thi đua sâu rộng và đạt hiệu quả to lớn hơn nữa, nhằm chuẩn bị tiền lực về mọi mặt để quân và dân ta bước vào giai đoạn chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc


và chi viện sức người, sức của to lớn cho quân và dân miền Nam, lần lượt chống các chiến lược “chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh”, tiến tới giành thắng lợi cuối cùng, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Bên cạnh những thành quả to lớn đạt được, PTTĐYN giai đoạn 1961-1965 cũng đồng thời bộc lộ những hạn chế nhất định. Phong trào phát triển chưa đều, chưa rộng và ngay trong nội bộ từng địa phương, ngành, đơn vị, thậm chí nhiều xí nghiệp không có phong trào (ví dụ phong trào tổ, đội lao động XHCN). Do nhận thức chưa cao và chưa đầy đủ về bản chất, mục đích của thi đua nên không ít đơn vị chạy theo số lượng, chưa chú ý đúng mức đến chất lượng và giá thành, năng suất lao động đôi lúc còn thấp, sản phẩm làm ra có lúc còn xấu, giá thành còn cao. Thậm chí có nhiều nơi chưa chấp hành đầy đủ chủ trương của Đảng và Chính phủ, chưa thực sự sâu sắt bắt tay vào tổ chức, chỉ đạo phong trào. Một số nơi còn mắc bệnh hình thức, thiên về động viên chung chung mà thiếu việc chú ý tổ chức, chỉ đạo phong trào, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa kịp thời trong việc bồi dưỡng cá nhân tập thể tiên tiến đã được công nhận. Tình trạng cấp ủy Đảng, cơ quan khoán trắng cho công đoàn trong việc tổ chức, hướng dẫn các phong trào thi đua. Việc xét duyệt khen thưởng, phổ biến và áp dụng sáng kiến còn nhiều thiếu sót. Công tác giáo dục, động viên quần chúng, công tác tuyên truyền cổ vũ phong trào thi đua yêu nước có lúc có nơi còn thiếu sâu sắc, chưa được làm thường xuyên, còn coi nhẹ việc phổ biến sáng kiến và kinh nghiệm chưa kịp thời nêu lên những điển hình tiên tiến.

Ở chương này, luận án đã tập trung vào việc trình bày, phân tích đánh giá bối cảnh sử, những chủ trương mang ý nghĩa định hướng của Đảng các các cấp, các đoàn thể chính trị trong quá trình phát động và tổ chức các PTTĐYN. Việc trình bày nội dung, diễn biến, kết quả PTTĐYN tiêu biểu là cơ sở để tác giả khẳng định sự phát triển mạnh mẽ, rộng khắp cũng những những đóng góp to lớn của PTTĐYN đối với quá trình nhân dân miền Bắc những nhiệm vụ chính trị được đặt ra. Đây cũng là cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu sự phát triển của PTTĐYN trong giai đoạn 1965-1975.



nước

Chương 3

PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC Ở MIỀN BẮC TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975

3.1. Bối cảnh lịch sử mới và yêu cầu đẩy mạnh phong trào thi đua yêu


3.1.1. Bối cảnh lịch sử mới và nhiệm vụ của miền Bắc

Từ năm 1961 đến đầu năm 1965, thông qua phát động các PTTĐYN, Đảng

đã thành công trong việc xây dựng hậu phương miền Bắc vững mạnh toàn diện, được tổ chức chặt chẽ để chi viện đắc lực cho công cuộc giải phóng miền Nam. Những thắng lợi to lớn trên chiến trường miền Nam từ cuối năm 1964, đầu năm 1965 đặt chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ đứng trước nguy cơ bị phá sản. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau trong việc lựa chọn phương án giải quyết, song nhìn chung các nhân vật chủ chốt trong chính quyền Mỹ đều thống nhất quan điểm là đưa lực lượng quân viễn chinh và quân đồng minh của Mỹ cùng vũ khí, phương tiện chiến tranh vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam, đồng thời sử dụng lực lượng không quân và hải quân mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, ngăn chặn nguồn viện trợ quốc tế vào miền Bắc và sự chi viện từ miền Bắc cho miền Nam… qua đó uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta.

Sau khi thực hiện các kế hoạch 34A, Đêsêtô, Ôplan 37 để hoạt động trinh sát vùng trời, vùng biển và xác định các mục tiêu cần đánh phá, từ ngày 1- 3/8/1964, Mỹ liên tiếp đưa tàu Mađôc và tàu Tơcnơ Gioi tiến sâu vào vùng hải phận miền Bắc và dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” (8/1964), nhằm đánh lừa dư luận và gây áp lực buộc Quốc hội Mỹ thông qua “Nghị quyết vịnh Bắc Bộ” (7/8/1964), chính thức giao cho tổng thống Giônxơn quyền sử dụng lực lượng quân sự tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, trong đó có quyền mở các cuộc tiến công “trả đũa” bằng không quân và hải quân vào miền Bắc.

Cùng với việc dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”, Mỹ triển khai cuộc hành quân Mũi tên xuyên (5/8/1964), huy động 64 lần chiếc máy bay đánh phá hàng loạt các mục tiêu quân sự và dân sự từ sông Gianh (Quảng Bình), Vinh, Bến Thủy (Nghệ An), đến Lạch Trường (Thanh Hóa) và thị xã Hòn Gai (Quảng Ninh). Nhưng cuộc tiến công đầu tiên của không quân Mỹ đã bị quân và dân miền Bắc đánh trả và thất bại, buộc Mỹ phải tiếp tục sử dụng không quân và hải

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023