Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Phóng Sự Điều Tra Kinh Tế Truyền Hình.


giả đã phỏng vấn 10 người là phóng viên, biên tập viên, quay phim, kỹ thuật viên, phát thanh viên, đại diện cơ quan cảnh sát điều tra về kinh tế và chức vụ để thu thập thông tin trong thực hiện đề tài. Ngoài ra, sử dụng bảng hỏi trưng cầu ý kiến công chúng đánh giá của công chúng đối với đối tượng nghiên cứu. Với việc lập một nội dung bảng hỏi, thông qua Facebook, Zalo, Gmail tác giả đã thu nhận được 210 ý kiến đánh giá về phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV. Bằng phần mềm phân tích của gmail google đã xử lý thông tin chính xác từ số liệu thu thập được. Từ đó, tác giả nắm được yêu cầu của công chúng trước thực trạng chất lượng của phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong thời gian tới.

+ Phương pháp phân tích tác phẩm: Với việc sử dụng phương pháp này, tác giả phân tích nội dung, hình thức thông qua xem tác phẩm sau khi phát sóng, đọc kịch bản để đánh giá đúng thực trạng phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV hiện nay. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng phóng sự này trên ANTV trong tổng quan các thể loại báo chí khác trên kênh truyền hình ANTV và phóng sự điều tra kinh tế trên các Đài truyền hình khác.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1.Ý nghĩa lý luận

Nghiên cứu thành công đề tài, luận văn bổ sung thêm lý luận về phóng sự điều tra truyền hình; phóng sự điều tra truyền hình về đề tài kinh tế. Khẳng định vị trí, vai trò của phóng sự điều tra kinh tế truyền hình trong sự vận động, phát triển chung của báo chí.

6.2.Ý nghĩa thực tiễn

+ Thông qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV là tài liệu tham khảo cho truyền hình ANTV nói riêng và các Đài Truyền hình nói chung.

+ Một số nội dung của luận văn sẽ làm phong phú thêm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập về phóng sự điều tra truyền hình; góp phần vào việc nâng cao kỹ năng sáng tạo tác phẩm cho những người làm phóng sự


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

điều tra truyền hình. Đồng thời, thêm một nguồn thông tin cho các nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý và những ai quan tâm về vấn đề này.

+ Quá trình nghiên cứu đề tài cũng giúp người thực hiện đề tài nâng cao hơn về cơ sở lý luận báo chí và khả năng hoạt động trong chuyên môn của mình, nhất là sáng tạo các phẩm phóng sự điều tra truyền hình về lĩnh vực kinh tế.

Phóng sự điều tra Kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân Khảo sát từ tháng 1/2014 – 6/2015 - 3

7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 10 tiết, cụ thể như sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phóng sự điều tra kinh tế truyền hình.

Chương 2: Thực trạng chất lượng của phóng sự điều tra kinh tế trên kênh Truyền hình ANTV.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phóng sự điều tra kinh tế trên Truyền hình ANTV.


Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA KINH TẾ TRUYỀN HÌNH‌


1.1. Một số khái niệm liên quan đến phóng sự điều tra kinh tế truyền hình

1.1.1. Phóng sự

Phóng sự là một trong những thể loại báo chí được công chúng yêu quý và cũng là một trong những thể loại khó đối với người làm báo. Nó có vai trò quan trọng đối với các cơ quan báo chí. Đây là thể loại có những đặc trưng riêng, nổi bật, tạo được hiệu lực và hiệu quả tác động lớn đối với xã hội. Nhiều phóng sự đã tạo ra những hiệu ứng xã hội mạnh mẽ.

Theo các nhà nghiên cứu thế giới thì phóng sự chỉ thực sự xuất hiện trên báo chí phương Tây ở thế kỷ XIX. Đến thế kỷ XX thể loại này nhanh chóng chiếm lĩnh văn đàn, báo giới. Theo nhóm tác giả G.V.Cudơnhetxốp, X.L.Xvich, A.la.lurốpxki trong cuốn “Báo truyền hình tập 1” đưa ra nhận định: “Phóng sự là thể loại báo chí thông tin nhanh chóng trên báo chí về một sự kiện nào đó mà phóng viên chứng kiến hoặc can dự vào. Trong thể loại phóng sự, yếu tố đứng đầu là sự cảm nhận của cá nhân đối với sự kiện, hiện tượng, sự lựa chọn các sự việc do tác giả bài phóng sự thực hiện” [39, tr.59].

Trong từ điển tiếng Việt thì “Phóng sự được hiểu là một thể văn chuyên miêu tả những việc có thật mang tính thời sự xã hội” [35, tr.1009].

Ở Việt Nam, báo chí được đưa vào cùng với những bước chân xâm lược của thực dân Pháp và phóng sự là thể loại tân văn, là sản phẩm của quá trình giao lưu, tiếp xúc với văn hóa, văn học phương Tây. Vì thế ở Việt Nam, từ Phóng sự xuất hiện lần đầu tiên trong Việt Nam tự điển của hội Khai trí tiến đức, được giải nghĩa “Phóng sự: người hỏi tin cho nhà báo”. Trong cuốn Hán Việt từ điển do Đào Duy Anh biên soạn (xuất bản lần đầu tiên năm 1932), phóng sự được giải thích rằng: Phóng có nghĩa là bắt chước, phỏng theo; sự có nghĩa là sự việc. Tổng hợp lại Phóng sự có nghĩa là phỏng theo sự việc.


Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng: Phóng sự bắt đầu manh nha từ những tác phẩm có tính chất người thực, việc thực như “Hoàng Lê Nhất Thống chí” của Ngô Gia Văn Phái, hoặc “Phóng sự xuất hiện cùng với sự xuất hiện của báo chí”. Theo TS. Nguyễn Thị Thoa trong “Phóng sự báo chí” (2005) thì phóng sự chỉ có thể xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 1930 của thế kỷ XX, mặc dù báo chí Việt Nam có từ năm 1865.

Nghiên cứu về thể ký báo chí, TS. Nguyễn Đức Dũng coi phóng sự là một phần của ký báo chí và khẳng định: Phóng sự là một thể loại đứng giữa văn học và báo chí, có khả năng trình bày, diễn tả những sự kiện; con người, tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh, phát triển dưới dạng một bức tranh toàn cảnh vừa khái quát, vừa chi tiết sống động với vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật và bút phát linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất văn học [5, tr. 83].

Tác giả Dương Xuân Sơn trong cuốn “Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật” đã đưa ra quan niệm: “Phóng sự là một thể loại báo chí, phản ánh những sự kiện, sự việc, vấn đề đang diễn ra trong hiện thực khách quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tự thuật, kết hợp với nghị luận ở mức độ nhất định. Trong phóng sự vai trò của cái tôi trần thuật – nhân chứng khách quan rất quan trọng” [25, tr.41].

Các quan niệm về phóng sự dù có khác nhau ít nhiều nhưng nhìn chung đều bao trùm những đặc điểm mang tính đặc trưng chung cơ bản, có thể khái quát: Phóng sự là tác phẩm báo chí phản ánh những sự kiện, sự việc có thật, những con người thật trong đời sống xã hội và mang lại ý nghĩa với cộng đồng. Phóng sự không chỉ đưa đến cho công chúng bức tranh mô tả con người, sự kiện đơn thuần mà còn có thể đi sâu khám phá số phận một con người, một tập thể người có tính chất điển hình, trong bối cảnh điển hình hoặc khắc họa những biến cố lịch sử một cách sống động. Phóng sự còn đi sâu làm rò những tình tiết bản chất bên trong của sự kiện, giúp công chúng không những biết nó xảy ra, xảy ra như thế nào mà còn hiểu tại sao nó lại xảy ra như vậy. Nó được sử dụng kết cấu, ngôn ngữ, bút pháp linh hoạt và có sự xuất hiện của cái tôi – tác giả. Chính điều này làm nên bản sắc riêng của phóng sự.


1.1.2. Phóng sự điều tra

Lịch sử nghiên cứu báo chí thế giới không đề cập đến thể loại phóng sự điều tra. Từ điển tiếng Việt cũng không có từ này. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều nhà báo và cơ quan báo chí sử dụng từ phóng sự điều tra cho dạng tác phẩm phản ánh về những tiêu cực, những cái xấu của đời sống xã hội.

Trong cuốn “Phóng sự - từ giảng đường đến trang viết”, NXB Thông Tấn 2012, tác giả Huỳnh Dũng Nhân viết: “Phóng sự điều tra là một dạng phóng sự đặc biệt, là biến thể hình thành từ sự kết hợp giữa hai thể loại phóng sự và điều tra. Nó có khả năng khơi gợi thu hút độc giả rất cao bởi tính hấp dẫn và tính chiến đấu” [22, tr.117].

Trong cuốn Viết báo như thế nào, TS Đức Dũng có đề cập đến phóng sự điều tra với tư cách là biến thể của phóng sự: Trong phóng sự điều tra, tính chất phóng sự được thể hiện ở hình thức (thông qua ngôn từ, bút pháp), còn tính chất điều tra được thể hiện chủ yếu ở nội dung. Đặc điểm của một bài phóng sự điều tra có thể nói gọn lại là hình thức đậm chất phóng sự (trong đó đặc biệt nhấn mạnh những yếu tố về hình thức như ngôn từ, bút pháp) có nội dung mang tính chất điều tra, nghĩa là phải trả lời được các câu hỏi mà cuộc sống đặt ra thông qua một hệ thống những bằng chứng, luận cứ được sắp xếp một cách logic [6, tr.222].

Chúng tôi đồng quan điểm với TS Đức Dũng và nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trong việc coi phóng sự điều tra là sự kết hợp giữa hai thể loại phóng sự và điều tra nên mang đồng thời tính chất của hai thể loại này nhưng chúng tôi khẳng định phóng sự điều tra là một thể loại báo chí.

Từ những quan niệm trên, tác giả luận văn mạnh dạn đưa ra một quan niệm về phóng sự điều tra như sau: Phóng sự điều tra là một thể loại báo chí do lao động của nhà báo làm ra từ chất liệu còn tiềm ẩn trong cuộc sống mà nhà báo khai thác được rồi phân tích, chứng minh đầy sức thuyết phục bằng những luận chứng khách quan mang đến cho công chúng cái nhìn đúng đắn nhất về sự kiện, vấn đề mà trước đó họ chưa biết hoặc còn những hoài nghi. Phóng sự điều tra không hoàn toàn hạn chế về những vấn đề tiêu cực và cái tốt, việc tốt.


1.1.3. Phóng sự điều tra truyền hình

Ở phần trên tác giả đã trích dẫn, nghiên cứu một số khái niệm liên quan đến “Phóng sự”, “phóng sự điều tra”. Để tiếp tục làm rò các vấn đề liên quan, trước khi đi vào định nghĩa khái niệm phóng sự điều tra truyền hình mà nhất là phóng sự điều tra kinh tế, trên cơ sở nghiên cứu các công trình trước đó, tác giả làm rò thêm về khái niệm “Phóng sự truyền hình”.

Có thể nói, chính thực tiễn sinh động của sự phát triển phong phú và đa dạng của Phóng sự truyền hình qua các thời kỳ đã dẫn đến có nhiều quan niệm khác nhau về thể loại này. Tất nhiên mỗi quan niệm thể hiện góc nhìn riêng của một người hoặc một nhóm nhỏ những nguời quan tâm đến về thể loại này.

Nhìn nhận phóng sự từ góc độ phương pháp phản ánh, Jean-Luc Martin- Lagardette cho rằng: “Phóng sự là cuộn phim mà người ta truyền đi những hình ảnh đã được xác định nhờ có các bố cục liên tiếp”. Ông còn cho rằng: “Phóng sự phải làm cho nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy, sờ thấy. Phóng sự sử dụng cách viết trực tiếp, thường ở thì hiện tại, bằng cách tăng các giai thoại cụ thể, những hình ảnh, những chi tiết và những thành ngữ độc đáo”. [41, tr.89].

Từ góc độ phương pháp xây dựng tác phẩm phóng sự, Brigitte Besse DiDier Desormeaux tác giả cuốn “Phóng sự truyền hình”, NXB Thông Tấn, Hà Nội (2003) viết: “Phóng sự là kết quả của những logíc hội tụ dựa trên hình ảnh và âm thanh: sản phẩm phức hợp này phải được tổ chức xung quanh một số cảnh chủ chốt, những cảnh này làm nổi bật ý nghĩa của phóng sự từ lúc xây dựng cho đến khi phát đi và được mọi người tiếp nhận”. [39, tr.134].

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu báo chí cũng đưa ra nhiều quan niệm về phóng sự truyền hình. Các quan niệm đó cũng xuất phát từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau.

Trong bài “Nhà báo nên viết phóng sự”, đăng ngày 25/7/2006, trên “Nghề báo.com”, tác giả Minh Phương có viết: “Phóng sự truyền hình phản ánh sự kiện bằng hình ảnh và tiếng động là chủ yếu, lời dẫn của phóng viên như một chất keo trong suốt khâu nối các chi tiết và tư liệu báo chí thành một kết cấu thống nhất, gợi cảm”.


Do ảnh hưởng đặc điểm của báo chí truyền hình là: truyền tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh, có khả năng giao tiếp trực tiếp với khán giả, khán giả tiếp nhận thông tin bằng thị giác và thính giác, hơn nữa truyền hình có khả năng cung cấp thông tin tới khán giả ngay tại thời điểm sự kiện đang diễn ra. Vì vậy, phóng sự truyền hình vừa mang những đặc điểm của phóng sự báo chí nói chung vừa mang những đặc trưng riêng của loại hình. Do đó, quan niệm về thể loại phóng sự truyền hình, có thể bắt đầu từ những quan niệm về phóng sự trên báo in.

Kế thừa những quan niệm về phóng sự truyền hình của các nhà báo, nhà nghiên cứu báo chí qua nhiều thời kỳ ở Việt Nam và trên thế giới, dựa trên những kết quả nghiên cứu trong các giáo trình, các công trình khoa học ở các trường đại học, những bài giảng về phóng sự truyền hình ở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của các nhà báo giầu kinh nghiệm trong nước và quốc tế, có thể nêu ra khái niệm chung về phóng sự truyền hình như sau:

Phóng sự truyền hình là thể loại đặc trưng của truyền hình, chuyển tải nội dung thông tin nóng hổi, sinh động đến công chúng ở thời hiện tại, được thể hiện theo trình tự logíc diễn biến của sự kiện, vấn đề... qua dòng hình ảnh và âm thanh của hiện thực mà phóng viên lựa chọn, sắp xếp. Trong quá trình thể hiện phóng sự, chính kiến, thái độ và cảm xúc của phóng viên bộc lộ rò qua việc phân tích, cắt nghĩa, lý giải sự kiện, vấn đề đó.

Phóng sự truyền hình có nhiều thể loại. Nếu phân chia theo đối tượng phản ánh có: phóng sự sự kiện, phóng sự vấn đề, phóng sự chân dung. Còn nếu phân theo phương pháp thực hiện có phóng sự điều tra, phóng sự trực tiếp, phóng sự có hậu kỳ. Trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, chúng tôi tìm hiểu phóng sự điều tra truyền hình; phóng sự điều tra kinh tế truyền hình.

Phóng sự điều tra là thể loại khó thực hiện và có thể khẳng định là một trong những thể loại khó khăn nhất, vất vả nhất, nhưng cũng là thể loại hấp dẫn nhất trong hoạt động báo chí. Cái hấp dẫn khi sáng tạo tác phẩm báo chí này là hành trình đi tìm sự thật của phóng viên. Đây cũng chính là sức hút của thể loại phóng sự điều tra đối với các phóng viên, nhất là với các phóng viên trẻ. Tuy nhiên, để có thể theo


được nghiệp báo chí ở thể loại này, nhà báo cần nhiều tố chất như: Dũng cảm, bản lĩnh, sẵn sàng đương đầu, cần cù, chăm chỉ, có óc phán đoán, tình yêu nghề và đặc biệt, phải có tính ưa phiêu lưu, mạo hiểm mới có thể làm được. Nhà báo hoạt động trong lĩnh vực điều tra còn cần phải luôn trau dồi đạo đức nghề nghiệp, bổ sung kiến thức và hiểu biết pháp luật một cách sâu sắc…

Từ những luận điểm, trên chúng ta có thể đưa ra khái niệm phóng sự điều tra truyền hình như sau: Là thể loại báo chí có nhiệm vụ trả lời những câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra thông qua một hệ thống các bằng chứng, các luận cứ kết hợp ít nhiều với lý lẽ được xây dựng bằng ngôn ngữ hình ảnh và ngôn từ xác đáng. Chính hệ thống các bằng chứng được xâu chuỗi là yếu tố quyết định tạo ra sự tin cậy của công chúng đối với tác phẩm điều tra truyền hình. Bằng chứng trong bài điều tra hết sức đa dạng. Đó có thể là các con số, chi tiết, dữ kiện, văn bản, chứng từ, những quan sát trực tiếp, ghi âm, ảnh chụp… Tuy nhiên, điều quan trọng là tác giả của các tác phẩm điều tra truyền hình phải có nhiệm vụ chỉ ra được bản chất của các bằng chứng đó thông qua ngôn ngữ truyền hình.

1.1.4. Phóng sự điều tra kinh tế truyền hình

Theo TS Bùi Chí Trung “bất kỳ thuật ngữ hay khái niệm nào cũng đều có nguồn gốc từ thực tiễn xã hội”. Do vậy, việc nghiên cứu phóng sự điều tra kinh tế truyền hình bắt đầu từ nghiên cứu khát quát các thuật ngữ liên quan đến kinh tế. Kinh tế tiếng Hy Lạp là oikonmike – nghệ thuật quản lý, nữ công, có nghĩa là: Kinh tế quốc dân, bao gồm các lĩnh vực sản xuất vật chất và phi vật chất; Bộ môn khoa học, chuyên ngành nghiên cứu các bộ phận và các phạm vi kinh tế của đất nước, khu vực, các điều kiện và yếu tố sản xuất.

Từ điển tiếng Việt thì “Kinh tế chỉ tất cả các tổ chức thuộc về đời sống vật chất” [35, tr 236].

Trong tập bài giảng của giảng viên Đỗ Hồng Dương, Khoa Ngôn Ngữ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thì: “Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích”.

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí