Phóng sự điều tra Kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân Khảo sát từ tháng 1/2014 – 6/2015 - 2


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, truyền hình là một trong những phương tiện truyền thông chúng lôi cuốn sự chú ý của đông đảo công chúng bởi khả năng thông tin trực quan sinh động bằng hình ảnh và âm thanh.

Một trong những thể loại chiếm vị trí hàng đầu và không thể thiếu trong các chương trình truyền hình là phóng sự điều tra – thể loại có giá trị thông tin và hiệu quả cao. Với tần suất sử dụng nhiều, phóng sự điều tra truyền hình đã đáp ứng nhu cầu kịp thời cho công chúng với cách tiếp cận và nhìn nhận những vấn đề, những hiện tượng nảy sinh trong cuộc sống, nhất là những hiện tượng tiêu cực, những “mảng tối” mà đông đảo dư luận quan tâm, được thể hiện bằng các yếu tố: hình ảnh, tiếng động, lời bình và âm nhạc ....

Phóng sự điều tra truyền hình có thể trình bày, trả lời một cách thuyết phục nhất về một vấn đề nào đó thông qua các nhân vật, sự kiện, để giúp người xem có nhận thức sâu sắc về vấn đề ấy. Từ sự cấp bách mà cuộc sống đặt ra, phóng sự điều tra truyền hình với lợi thế về hình ảnh đã phanh phui nhiều vụ việc tiêu cực, những hành vi phạm tội được che đậy dưới vỏ bọc khác nhau giúp các cơ quan thực thi pháp luật có thêm những bằng chứng cụ thể, sinh động trong đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật. Với khả năng tạo ra hiệu quả thiết thực, phóng sự điều tra nói chung và phóng sự điều tra truyền hình nói riêng được sử dụng nhiều trên các trang báo và các chương trình truyền hình hàng ngày. Nó luôn có sự hấp dẫn không chỉ đối với công chúng và mà chính những người làm báo. Phóng sự điều tra là “đất dụng vò” của những người làm báo tài năng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, không quản ngại nguy hiểm, khó khăn, vất vả, tiên phong trong đấu tranh chống cái xấu, cái ác, vì một xã hội tốt đẹp hơn. Sự xuất hiện của phóng sự điều tra truyền hình như một mũi nhọn xung kích đi sâu vào các sự kiện, các vấn đề nóng bỏng nhất trong đời sống xã hội, là một minh chứng tiêu biểu cho sự phát triển của báo chí nước ta.


Đối với kinh tế, một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội. Bên cạnh các lĩnh vực như chính trị, xã hội… thì kinh tế luôn được dư luận quan tâm; Từ vấn đến kinh tế vĩ mô, từ các chính sách, quyết sách, hoạch định về kinh tế đến lĩnh vực kinh tế dân sinh, tiêu dùng. Bên cạnh vấn đề tốt, những điểm sáng, là những góc khuất, những mảng tối trong lĩnh vực kinh tế luôn được dư luận quan tâm. Bám sát hơi thơ cuộc sống đặt ra, báo chí đã không đứng ngoài cuộc đối với các vấn đề về kinh tế. Nhất là trong giai đoạn đất nước mở cửa hội nhập quốc tế, kinh tế là đề tài phản ánh phong phú đa dạng của báo chí. Báo chí phản ánh nguyện vọng của nhân dân từ khi bắt đầu manh nha hình thành các quy định về kinh tế, hay những bất cập trong đời sống như liên quan đất đai, triển khai các dự án, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, buôn lậu gian lận thương mại, hoạt động tín dụng đen… Nhất là đối với các hành vi tham nhũng, cố ý làm trái, lạm dụng chức vụ quyền hạn trong khi hành công vụ đối với những cán bộ hoạt động trong các cơ quan công quyền gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Bằng những tác phẩm phóng sự điều tra, báo chí đã góp phần thanh lọc những điều xấu, những tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật, đóng góp xứng đáng trong công cuộc xây dựng Đảng, phát triển kinh tế của đất nước, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

Trước yêu cầu, đòi hỏi về nhiệm vụ tuyên truyền, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, tháng 12 năm 2011, truyền hình Công an nhân dân (ANTV) ra đời. Đây là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự phát triển của báo chí Công an nhân dân trong hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam. Với lợi thế về nguồn tin, đề tài phản ánh về an ninh trật tự, trong đó có lĩnh vực kinh tế, truyền hình ANTV đã mang đến một cách thức thể hiện mới về thể loại phóng sự điều tra. Có mặt khá nhiều trên các bản tin, trong các chuyên mục độc lập với các dạng phóng sự điều tra khác nhau như phóng sự điều tra nêu vấn đề, phóng sự điều tra giải quyết vấn đề... đã góp phần mang đến sự thành công của truyền hình ANTV sau gần 4 năm hòa chung với hệ thống báo chí nước nhà, đáp ứng các tiêu chí riêng có của truyền hình ANTV “hấp dẫn, nhân văn, tin cậy, kịp thời” được đông đảo công chúng đón nhận. Sự thành công đó là động lực để những người thực hiện các chương trình của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.


truyền hình ANTV tiếp tục đi sâu tìm hiểu những vấn đề mà thực tế cuộc sống đặt ra, nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Bên cạnh kết quả đạt được thì phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV còn có một số hạn chế nhất định về nội dung, hình thức cần sớm được khắc phục, để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của công chúng từ những người làm báo mang trên mình sắc phục Công an nhân dân.

Phóng sự điều tra Kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân Khảo sát từ tháng 1/2014 – 6/2015 - 2

Tuy được sử dụng nhiều, nhưng phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình vẫn còn những vấn đề phải làm sáng tỏ hơn cả về lý luận và thực tiễn. Nhiều câu hỏi đặt ra: Đâu là tiêu chí của một phóng sự điều tra kinh tế truyền hình đạt chất lượng? Điều gì sẽ thay đổi cục diện cho thể loại phóng sự điều tra, nhất là phóng sự điều tra về kinh tế? Từ sự thành công nhất định của phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV có thể nhân rộng đến các kênh truyền hình khác hay không? Với mong muốn đi sâu tìm hiểu về phóng sự điều tra kinh tế truyền hình và sự trải nghiệm của một cán bộ Công an có 10 năm làm công tác tuyên truyền, tôi quyết định chọn đề tài “Phóng sự điều tra kinh tế trên kênh truyền hình Công an nhân dân” để thực hiện luận văn cao học của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ trước đến nay, có khá nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan đến thể loại phóng sự nói chung, phóng sự truyền hình nói riêng, trong đó có một số nội dung đề cập đến phóng sự điều tra, phóng sự điều tra truyền hình:

2.1. Tài liệu nước ngoài

“Phóng sự truyền hình” của hai tác giả người Pháp Brigitte Besse và Didier Desormeaux (2003), NXB Thông tấn, đã trình bày khá tỉ mỉ, khoa học các kỹ năng, phương pháp làm phóng sự truyền hình: Từ những quy tắc tiếp cận, xử lý các sự kiện đến sản xuất thông tin, cách xây dựng phóng sự, cách dàn dựng cảnh, bố trí kỹ thuật trường quay, âm thanh, hình ảnh, cách viết lời bình, biên tập…Đây chính là cơ sở để thực hiện phóng sự điều tra truyền tra truyền hình về các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và phóng sự điều tra về kinh tế trên truyền hình nói riêng. Tuy nhiên đối với nội dung sát với đề tài hơn thì sách vẫn chưa đề cập tới.


Phóng sự: Tính chuyên nghiệp và đạo đức” của tác giả người Nga M.I Sostak (2003), NXB Thông Tấn, đề cập vấn đề giữa tính chuyên nghiệp và đạo đức của nhà báo khi thực hiện phóng sự. Làm thế nào để nhà báo thực hiện nhuần nhuyễn được hai vấn đề đó… Cũng như tác giả “phóng sự truyền hình”, tác giả “phóng sự: tính chuyên nghiệp và đạo đức” không phân loại các dạng phóng sự như ở Việt Nam.

“Bước vào nghề báo” của hai tác giả Leonard Ray Tell và Ron Taylor, (1993), NXB Thành phố Hồ Chí Minh, đã đề cập đến các nội dung khi bước vào nghề báo như: điều kiện làm việc, vấn đề hàng ngày, ý tưởng và phân công, nguồn tin và tư liệu, cách viết báo… Trong số các nội dung đó, nhóm tác giả đã đề cập đến các đặc điểm khi viết phóng sự điều tra và cốt lòi của phóng sự điều tra phải có những chứng cứ quan trọng, đồng thời cũng cho rằng phóng sự điều tra có vị trí quyến rũ trong nghề báo. Tuy nhiên, nhóm tác giả không đưa ra khái niệm, các nội dung lý luận về phóng sự điều tra.

Cuốn “Nhà báo hiện đại” của Ban biên soạn The Missouri Group thuộc khoa Báo chí Đại học Missouri, Mỹ (2005) đã đề cập đến xu hướng tích hợp báo in, truyền hình và báo trực tuyến chung một tòa soạn. Sách đã hướng dẫn tác nghiệp bằng các ví dụ cụ thể với sự hỗ trợ của máy tính và những cơ sở dữ liệu trên mạng Internet. Cách làm tin và viết tin cho báo trực tuyến, cách chuẩn bị và xúc tiến một cuộc phỏng vấn, cách xử lý và thông tin những số liệu, cách giải quyết những thông cáo báo chí... Về phóng sự điều tra, nhóm tác giả đã cung cấp những nội dung như quy trình làm phóng sự điều tra, cách tìm được nguồn tin và tài liệu; Những trở ngại phải đối mặt khi làm một phóng viên điều tra. Với tính chất tổng kết hoạt động thực tiễn của phóng sự điều tra nhóm tác giả đã đưa ra nhiều vấn đề sâu sắc về phóng sự điều tra nhưng về góc độ đặc điểm, đặc trưng của thể loại và trên loại hình báo chí truyền hình hình các tác giả chưa đề cập đến.

2.2. Tài liệu nghiên cứu trong nước

“Phóng sự báo chí” do tập thể giảng viên khoa Phát thanh – Truyền hình, Phân viện Báo chí và tuyên truyền thực hiện, NXB Lý luận Chính trị (2005), được xem là công trình đầu tiên khảo sát một cách toàn diện về thể loại phóng sự trên các loại hình báo chí (báo in, báo mạng điện tử, báo nói, báo hình), có tính lý luận và


thực tiễn cao. Trong phần phóng sự truyền hình, nhóm tác giả đã đưa ra một số khái niệm về thể loại và chia phóng sự theo phương thức sáng tạo thành một số dạng, trong đó có phóng sự điều tra. Tác giả đề cập hoàn cảnh xuất hiện phóng sự điều tra và đưa ra một số thủ pháp về hình ảnh khi thực hiện điều tra; đồng thời, nhận định đây là thể loại khó thực hiện vì liên quan đến nhiều người và các yếu tố về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức người làm báo. Về vấn đề lý luận đặc điểm, thể loại của phóng sự điều tra nhóm tác giả cũng chưa đưa ra một cách cụ thể, thuyết phục.

Giáo trình báo chí truyền hình” của tác giả Dương Xuân Sơn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (2011) là công trình nghiên cứu khá đầy đủ và toàn diện về truyền hình như tìm hiểu về nguyên lý truyền hình, sự ra đời của truyền hình, chức năng của truyền hình, cách thức sản xuất chương trình truyền hình, tổ chức sản xuất cầu truyền hình và các thể loại báo chí truyền hình. Trong nội dung về thể loại phóng sự truyền hình tác giả đã chia phóng sự điều tra là một trong những dạng của phóng sự. Tác giả cho rằng, đây là loại tác phẩm mang lại sức nặng đối với dư luận, đồng thời là nơi để phóng viên thể hiện bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp, trình độ, năng lực của mình.

Để viết phóng sự thành công” của Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân (2012), NXB Thông tấn được viết lên từ những trải nghiệm của chính tác giả qua những thời kì viết phóng sự dày dạn. Cuốn sách là những chia sẻ chân tình và tâm huyết của tác giả với sinh viên và những người làm báo trẻ. Nội dung tác phẩm gồm các nội dung như tìm hiểu về phóng sự, kỹ thuật viết phóng sự, những lý luận về thể loại điều tra. Tuy nhiên, đối với phóng sự điều tra truyền hình tác giả cũng chưa đề cập đến.

Cuốn “Công việc của Người viết báo”, Hữu Thọ (1998), NXB Giáo dục, gồm hai phần chính. Phần thứ nhất: “Công việc của người viết báo” là tập hợp những bài giảng, bài nói với sinh viên và các cuộc trao đổi kinh nghiệm của tác giả với đồng nghiệp. Phần thứ hai: “Nghĩ về nghề báo” là tập hợp hơn 20 bài nói, bài viết đề cập đến những khía cạnh quan trọng của nghề làm báo, qua đó toát lên sự trải nghiệm và lòng yêu nghề, say nghề của tác giả. Trong phần thứ nhất, có nội


dung báo chí điều tra. Tác giả cho rằng điều tra, hay còn gọi là phóng sự điều tra là một thể loại phản ánh của báo chí có thế mạnh riêng. Tác giả đã nêu ra thời cơ xuất hiện tác phẩm điều tra, đặc điểm của thể loại điều tra, hoạt động điều tra của phóng viên, phương pháp thể hiện đặc thù của điều tra. Tuy đã công nhận phóng sự điều tra là môt thể loại nhưng đối với báo chí truyền hình, thể loại phóng sự điều tra tác giả cũng chưa đề cập đến.

Phần thứ hai với nội dung “Nghĩ về nghề báo” tác giả Hữu Thọ đã đề cập đến vấn đề: Viết kinh tế trong kinh tế thị trường [27, tr.371]: “Trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân của người làm báo Việt Nam trong quá trình thông tin kinh tế”. Ngoài nêu những thành tựu của đất nước trong phát triển kinh tế, tác giả phân tích những vấn đề về trách nhiệm của người làm báo trong việc xử lý một số tình huống thông tin kinh tế quan trọng; đảm bảo tính trung thực nghề nghiệp của người làm báo trong nền kinh tế thị trường. Tuy không đề cập đến loại hình báo chí cụ thể nào, nhưng tác giả Hữu Thọ đã nêu lên vấn đề đạo đức của người làm báo trong phản ánh vấn đề kinh tế.

Cuốn “Báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới” của PGS.TS Dương Xuân Sơn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (2015) đã khẳng định những đóng góp của báo chí trong thời kỳ đổi mới, đồng thời tập trung nghiên cứu về vai trò của báo chí được thể hiện trên các vấn đề: Báo chí đối với lĩnh vực đổi mới kinh tế; Báo chí đối với công cuộc phòng, chống tham nhũng; Báo chí với vấn đề Nông nghiệp nông thôn; Kinh tế báo chí… tìm ra những hạn chế, khiếm khuyết để báo chí phát triển hơn nữa trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên đối với vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu thì tác giả chưa đề cập rò nét.

Ngoài ra, một số khóa luận tốt nghiệp và luận văn sau đại học nghiên cứu về thể loại phóng sự, điều tra trên báo in, báo mạng, phóng sự truyền hình như Phóng sự trên Báo Thanh niên của Bùi Thị Vân Anh; Phóng sự trên báo Nhân dân của Nguyễn Bảo Khánh, Phóng sự trên báo Lao động của Phạm Minh Tú, Phóng sự Báo An ninh Thế giới của Hà Thúy Quỳnh, Phóng sự điều tra trên Báo Công an TP Hồ Chí Minh: vấn đề thể loại và giải pháp phát triển của Trần Thị Ngọc Anh; Thể


loại điều tra trên báo Công an nhân dân về đề tài phòng chống tệ nạn ma túy của Nguyễn Thu Hà; Thể loại điều tra qua thư bạn đọc của Ban Bạn đọc Báo Lao động của Nguyễn Quốc Hưng …(tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội); Phóng sự báo chí và xu hướng phát triển hiện nay của Phạm Văn Hoành, Phóng sự với đề tài chống tham nhũng của Nguyễn Thị Huế, Phóng sự trong chương trình thời sự 19h của Đài Truyền hình Việt Nam của Thái Kim Chung, Phóng sự điều tra trên báo in về đề tài nông nghiệp nông thôn của Nguyễn Văn Hùng(tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Các công trình khoa học đã nghiên cứu cụ thể về phóng sự, điều tra, phóng sự điều tra đối với các đề tài phóng chống tham nhũng, nông nghiệp nông thôn, phòng chống ma túy… Ngoài ra, còn có các công trình mới nghiên cứu về phóng sự điều tra, phóng sự điều tra truyền hình....mà tác giả chưa đề cập đến trong luận văn này. Tuy nhiên, trong các tài liệu và công trình nghiên cứu trên đây chưa có tài liệu nào nghiên cứu về phóng sự điều tra kinh tế trên kênh truyền hình ANTV.

Người thực hiện đề tài này, trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu, kế thừa, tham khảo có chọn lọc các công trình, đề tài khoa học trước đây, quá trình nghiên cứu đề tài luận văn sẽ tiếp tục khẳng định thế mạnh của phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình trong xu thế phát triển chung của báo chí hiện đại và trường hợp cụ thể của thể loại này trên kênh truyền hình ANTV.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn

Trên cơ sở tìm hiểu, làm rò cơ sở lý luận của phóng sự điều tra truyền hình, phóng sự điều tra kinh tế truyền hình, luận văn đánh giá đúng thực trạng chất lượng phóng sự điều tra kinh tế trên kênh ANTV, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của phóng sự điều tra kinh tế trên ANTV.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Để đạt được mục tiêu trên, tác giả luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể

sau:


hình.


+ Luận văn tìm hiểu, phân tích cơ sở lý luận phóng sự điều tra kinh tế truyền


+ Khảo sát thực trạng chất lượng phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV (từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2015).

+ Đánh giá những thành công và hạn chế nội dung, hình thức của phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV.

+ Đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng phóng sự điều tra kinh tế trên kênh ANTV.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phóng sự điều tra kinh tế trên truyền hình ANTV.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là phóng sự điều tra kinh tế được phát sóng trên ANTV từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2015.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, theo quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước đối với báo chí, lý luận báo chí, lý luận báo truyền hình, tâm lý học báo chí, xã hội học báo chí.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp như sau:

+ Nghiên cứu tài liệu: giúp cho tác giả nắm được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây; có thêm kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực đang nghiên cứu và làm rò hơn đề tài nghiên cứu của luận văn.

+ Phương pháp khảo sát, thống kê để lượng hóa một số thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu như số lượng phóng sự điều tra phóng sự điều tra kinh tế trên kênh truyền hình ANTV trong thời gian tiến hành khảo sát.

+ Phương pháp điều tra xã hội học: tác giả dùng phương pháp phỏng vấn sâu và dùng bảng hỏi thu thập ý kiến công chúng. Quá trình nghiên cứu luận văn, tác

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí