Khuyến Nghị Với Cơ Quan Điều Hành Thị Trường


nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc) của cùng một công ty đại chúng đã chính thức tách biệt hai chức danh này. Đây là lý do mà một số nghiên cứu trước đây ở Việt Nam không tìm thấy mối quan hệ của sự kiêm nhiễm và các yếu tố khác bởi các công ty niêm yết ở Việt Nam đã dần phân tách hai chức vụ này theo quy định. Cũng như ở đề tài này, kết quả thể hiện không có mối quan hệ tương quan giữa Sự kiêm nhiệm và mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Mặc dù kết quả này không ủng hộ các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới (Jensen và Meckling, 1976 hay Bhatti và Sarwet, 2012) nhưng vẫn hợp lý với tình hình thực tế tại Việt Nam

Và theo Nghị định 71/2017/NĐ-CP, kể từ ngày 1/8/2020, Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc) của cùng một công ty đại chúng để góp phần tách biệt chức năng giám sát và điều hành. Chính vì cơ quan lập pháp đã có nhận thức những tác động tiêu cực của việc kiêm nhiệm hai chức danh này, do đó trên thực tế đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhiều năm gần đây, việc kiêm nhiệm này không còn tồn tại phổ biến.

Quy mô ban kiểm soát (AUSIZE) và mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng (CScore)

Với P-value = 0,325, không tồn tại mối quan hệ thống kê giữa quy mô ban kiểm soát và mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán, bác bỏ giả thuyết Ha4 về “Quy mô ban kiểm soát có quan hệ thuận chiều với mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán”.

Theo Nghị định 71/2017/NĐ-CP, Ban kiểm soát được thành lập từ 3-5 thành viên, đây là quy mô tương đối tối ưu cho các công ty Việt Nam hiện tại, và số lượng quy mô Ban kiểm soát không giao động quá nhiều so với các thị trường khác trên thế giới. Chính vì lý do biên độ giao động trong quy mô của ban kiểm soát tại các công ty Việt Nam không lớn; hơn nữa theo Abbott và cộng sự (2004) số lượng thành viên ban kiểm soát không phải yếu tố quyết định tới chất lượng công việc của ban kiểm soát, do đó biến quy mô ban kiểm soát không có mối quan hệ với biến mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán.

Số chuyên gia tài chính trong Ban kiểm soát (AUQ) và mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng (CScore)

Hệ số tương quan là 0,314 và P-value = 0,143 thể hiện không có mối quan hệ giữa số chuyên gia tài chính trong Ban kiểm soát (AUQ) và mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng (CScore) bác bỏ giả thuyết Ha5 về “mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ thành viên trong Ban kiểm soát có chuyên môn về kế toán tài chính và mức độ thực


hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán”. Kết quả này cũng đi ngược lại với kết quả của các nghiên cứu Madah & cộng sự (2016) hay nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Thủy (2019) tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa hai biến này trong giai đoạn 2012

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

- 2016.

Lý do cho kết quả của mô hình khi cho rằng không có mối quan hệ thống kê giữa hai biến AUQ và CScore bởi theo Nghị định 71/2017/NĐ-CP và quy định: “trong Ban kiểm soát có ít nhất một thành viên là kế toán hoặc kiểm toán viên; trưởng Ban kiểm soát là người có chuyên môn về kế toán”. Tuy nhiên theo thống kê mô tả, có rất nhiều công ty niêm yết không tuân thủ quy định này. Tỷ lệ trung bình thành viên Ban kiểm soát có chuyên môn kế toán tài chính của mẫu nghiên cứu là 29,51% (trong 3080 quan sát có 2347 quan sát vi phạm không có thành viên Ban kiểm soát có chuyên môn kế toán tài chính. Hơn nữa vai trò giám sát của Ban kiểm soát chưa thực sự được coi trọng và thường bị làm vô hiệu hóa bởi việc lựa chọn nhân viên trong công ty trở thành thành viên Ban kiểm soát. Chính vì vậy, Ban kiểm soát trở thành không độc lập và dễ bị tác động bởi quản lý của Ban giám đốc, không đưa ra được ý kiến khách quan của mình. Đây chính là lý do đề tài không tìm thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ thành viên Ban kiểm soát có chuyên môn kế toán tài chính và mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán.

Nghiên cứu mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 16

Như vậy có thể thấy quy mô hay số lượng thành viên có chuyên môn về kế toán tài chính của Ban kiểm soát chưa thể hiện được chất lượng công việc của Ban kiểm soát tại Việt Nam do tính đặc thù của thị trường. Vì vậy, yêu cầu bức thiết là hoàn thiện câc quy định về trách nhiệm của Ban kiểm soát cũng như nâng cao nhận thức và vai trò củ Ban kiểm soát trong các công ty niêm yết.

Công ty được kiểm toán bởi Big4 (BIG4) và mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán (CScore)

Hệ số góc dương (0,729) và P-value = 0,09 thể hiện mối quan hệ thuận chiều giữa chất lượng kiểm toán độc lập (các công ty được kiểm toán bởi Big4) và mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Kết quả này phù hợp với giả thuyết Ha6 về “kiểm sót của kiểm toán Big4 tại các công ty niêm yết giúp nâng cao mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán”. Kết quả này cũng ủng hộ quan điểm lý thuyết đại diện, chất lượng kiểm toán độc lập tốt sẽ giúp đảm bảo tính tin cậy và trung thực của báo cáo tài chính, từ đó giảm thiểu những sai sót trong hệ thống kế toán để hạn chế những hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý (Fathi, 2013).


Big4 là nhóm 4 công ty uy tín hàng đầu về kiểm toán độc lập. Việc BCTC được Big4 kiểm toán sẽ làm nâng cao chất lượng thông tin kế toán của công ty đó. Mặc dù tỷ lệ các công ty niêm yết tại Việt Nam thuê Big4 kiểm toán là chưa cao (26,2%) nhưng những năm gần đây tỷ lệ này có tăng lên. Hơn nữa trong 874 quan sát được kiểm toán bởi Big4 nhận thấy có giá trị CScore cao hơn so với các công ty khác. Trong tương lai khi thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển hơn nữa, các doanh nghiệp lớn mạnh hơn và việc sử dụng dịch vụ kiểm toán của Big4 tăng lên, luận án kỳ vọng biến Big4 sẽ thể hiện rõ ảnh hưởng của mình hơn.

Tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT (FEL) và mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán (CScore)

Với hệ số góc là 0,442 và P-value = 0,085 cho thấy tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT có tác động thuận chiều tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Kết quả này chấp nhận giả thuyết Ha7 về “tỷ lệ nữ giới trong HĐQT có quan hệ thuận chiều với mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán”. Theo quan điểm của lý thuyết đại diện, các công ty có HĐQT đa dạng thì càng độc lập. Hơn nữa việc gia tăng tỷ lệ nữ thành viên trong HĐQT sẽ khiến xu hướng quản lý của công ty thận trọng hơn, do nữ giới thường tránh rủi ro, tìm kiểm sự ổn định và an toàn. Nữ giới cũng có phong cách quản lý hướng tới sự cân bằng và đa dạng trong khi nam giới thích quyền lực, tiền bạc và vật chất, thường có khuynh hướng thích rủi ro. Trên thực tế tại Việt Nam có những doanh nghiệp không có thành viên nữ nào trong HĐQT trong khi có những doanh nghiệp lên tới 6 thành viên là nữ. Do không có quy định về số lượng thành viên nam nữ bắt buộc trong HĐQT nên hiện tại các công ty chưa quan tâm cũng như chưa có nhiều nhận thức về việc cân bằng tỷ lệ nam nữ thành viên này. Tuy nhiên với kết quả thực nghiệm cho thấy những công ty có tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT lớn thường sẽ có xu hướng thận trọng hơn trong kế toán với mục tiêu tích cực. Như vậy nên có thêm nhiều nghiên cứu và quan điểm về cân bằng giới tính trong HĐQT của các công ty trong tương lai.

Mức độ sở hữu ban quản lý (OWNCEO) và mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán (CScore)

Với hệ số góc -1,115 và p-value = 0,065 thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa mức độ sở hữu ban quản lý và mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Kết quả này bác bỏ giả thuyết Ha8 về mối quan hệ thuận chiều giữa mức độ sở hữu của người quản lý và mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán. Theo lý thuyết đại diện, khi người quản lý được sở hữu cổ phần trong công ty, họ trở thành chủ sở hữu của chính công ty mình quản lý, đây là hành vi để giảm thiểu chi phí đại diện, hay


những mâu thuẫn đại diện giữa người quản lý và chủ sở hữu. Những nghiên cứu của Chen, Folsom, Peak, và Sami (2014) cũng thể hiện quan điểm này về mối quan hệ thuận chiều này. Tuy nhiên với kết quả về mối quan hệ ngược chiều giữa OWNCEO và CScore, đề tài ủng hộ quan điểm của Nguyễn Thị Bích Thủy (2019) tại Việt Nam, Mohammed và cộng sự (2016) tại Malaysia hay Zhu và Xia (2011) tại Trung Quốc. Khi Ban giám đốc nắm giữ cổ phiếu và có quyền biểu quyết trong công ty (đặc biệt khi nắm giữ trên 5% cổ phiếu sẽ trở thành cổ đông lớn và quyền lực càng gia tăng), nhà quản lý lại có xu hướng muốn dùng hệ thống kế toán phục vụ cho mục đích riêng của mình. Lúc này thận trọng trong kế toán trở thành công cụ để nhà quản lý sử dụng nhằm ghi tăng doanh thu, giảm chi phí, điều chỉnh tăng lợi nhuận để làm tăng lợi ích cho bản thân hay lợi ích nhóm. Hơn thế nữa với lợi thế về thông tin (lý thuyết thông tin bất đối xứng), ban giám đốc có thể lợi dụng chức vụ và quyền hạn để đưa ra quyết định kinh doanh để làm tăng giá trị tài sản cho bản thân họ. Nói cách khác, với mức sở hữu của ban quản lý càng cao thì mức thận trọng trong kế toán càng giảm. Chính vì vậy việc cho ban giám đốc nắm giữ tỷ lệ sở hữu cao có thể là điều bất lợi cho công ty, không phải là giải pháp để làm giảm chi phí đại diện.

Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (STATE) và mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán (CScore)

Với hệ số góc -1,632 và p-value = 0,007 thể hiện mối quan hệ ngược chiều của tỷ lệ sở hữu Nhà nước và mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Kết quả này phù hợp với giả thuyết Ha9 và các nghiên cứu thực nghiệm của Mohammed và cộng sự (2016) tại Malaysia hay Nguyễn thị Bích Thủy (2019) tại Việt Nam.

Thực tế tại Việt Nam những năm gần đây quá trình cổ phần hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng, tuy nhiên Nhà nước vẫn giữ lại tỷ lệ vốn sở hữu tương đối lớn trong các công ty. Từ đó khiến Nhà nước vẫn là cổ đông lớn nhất và chi phối các hoạt động quản lý doanh nghiệp. Do nhu cầu chính trị - xã hội, Nhà nước sử dụng quyền biểu quyết để tác động lên cơ chế vận hành và việc hạch toán kế toán của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, người đại diện cho phần vốn Nhà nước có thể lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để sử dụng thận trọng trong kế toán để thực hiện hành vị điều chỉnh lợi nhuận (Nguyễn Hà Linh, 2017). Nói cách khác công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước càng cao thì càng có xu hướng nới lỏng mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán.

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FRG) và mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán (CScore)


Với hệ số góc 1,552 và P-value = 0,000 thể hiện mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài và mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Kết quả này ủng hộ giả thuyết Ha10 và đồng nhất với kết quả các nghiên cứu trước đây như (Zhu và Xia, 2011)).


Kết quả này thể hiện vai trò tích cực của tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong quản trị công ty trong việc điều tiết công tác quản lý, giám sát yêu cầu công bố thông tin của công ty. Việc thu hút được vốn đầu tư nước ngoài và những quy định cho phép không giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường Việt Nam giúp tăng cường nguồn lực tài chính, đồng thời cũng thể hiện giá trị và uy tín của doanh nghiệp. Những nhà đầu tư nước ngoài sẽ có những yêu cầu cao khi đánh giá các thông tin tài chính, điều này gây áp lực lên các công ty Việt Nam cần thận trọng và tuân thủ tốt các quy định để đảm bảo chất lượng thông tin trong báo cáo tài chính (Nguyễn Thị Bích Thủy, 2019). Đây là lý do vì sao các quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài đang được nới lỏng tối đa để phát huy ích lợi trong việc gọi vốn từ nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

5.1.2. Lớp mô hình 2

Từ kết quả hồi quy của mô hình FEM, luận án cho thấy mối quan hệ phi tuyến tính giữa mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán (CScore) và giá cổ phiếu (MPS). Khi bàn về lợi ích của thận trọng trong kế toán cần nhìn nhận trong mối quan hệ với hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý. Từ đó có thể thấy rằng thận trọng trong kế toán sẽ tác động tới giá cổ phiếu theo các chiều xu hướng khác nhau, tùy vào mục đích và hành vi của nhà quản lý. Từ kết quả của mô hình, tác giả nhìn thấy mối quan hệ chữ U ngược đối với hai biến này. Với chiều xu hướng thứ nhất, khi mức thận trọng tăng lên sẽ khiến giá cổ phiếu tăng theo, kết quả này phù hợp với kết quả của Watts và Zua (2011), Gharibi và Karim (2015). Quan điểm này cho rằng khi bắt đầu áp dụng và tuân thủ thận trọng trong kế toán sẽ làm giảm những rủi ro trong kinh doanh, khiến thông tin trên báo cáo tài chính trung thực hơn, từ đó giảm thiểu rủi ro sụt giảm giá cổ phiếu, hay làm tăng giá cổ phiếu trên thị trường. Theo quan điểm này, họ cho rằng thận trọng trong kế toán có thể hạn chế các hành vi cơ hội từ nhà quản lý, giảm khả năng nhà quản lý phóng đại hay khai khống doanh thu, cũng như chiếm đạt tài sản chung của công ty. Chính vì thế, khi công ty hạch toán thận trọng trong kế toán sẽ làm tăng giá trị của công ty, khiến công ty có được sự tin tưởng của nhà đầu tư, từ đó làm tăng giá cổ phiếu trên thị trường (mối quan hệ thuận chiều).

Tuy nhiên theo quan điểm khác, khi áp dụng thận trọng một cách thái quá sẽ trở


thành một công cụ để nhà quản lý sử dụng cho mục đích riêng. Lúc này thận trọng không còn hạn chế được hành vi điều chỉnh lợi nhuận nữa, mà trở thành công cụ để điều chỉnh lợi nhuận. Lúc này mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng càng cao lại khiến cho giá cổ phiếu càng giảm xuống (mối quan hệ ngược chiều). Thứ nhất, nhà quản lý vì mục đích riêng muốn ghi giảm lợi nhuận (bằng cách khi tăng chi phí và ghi giảm doanh thu) tạo ra cảm giác rằng công ty đang rất thận trọng trong hạch toán kế toán. Tuy nhiên mục đích bên trong nhà quản lý muốn điều chỉnh giảm lợi nhuận để làm giảm giá cổ phiếu, họ sẽ mua vào để tích trữ; sau đó khi báo cáo kiểm toán được công bố với lợi nhuận sau thuế cao hơn, sẽ đẩy giá cổ phiếu trên thị trường tăng mạnh, lúc này họ bán cổ phiếu ra để kiểm lời. Tình trạng chênh lệch giữa báo cáo tài chính trước và sau khi công bố vẫn luôn hiện hữu. Nhà quản lý do có thông tin nội bộ, cũng như có thẩm quyền trong quản lý công ty, nên họ có thể tác động tới hệ thống kế toán nhằm có lợi cho mình. Ví dụ công ty cổ phần Thủy sản An Giang (mã chứng khoán AGF) trước kỳ báo cáo tài chính đã công bố doanh thu thuần cuối tang 4 năm 2019 ở mức 445 tỷ đồng, chi phí tài chính và bán hàng, quản lý doanh nghiệp tăng trên 10 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Thay đổi này khiến lợi nhuận sau thuế chuyển từ lãi chuyển thành lỗ nhằm phục vụ cho mục đích của người quản lý. Thứ hai, nhà quản lý cũng có thể nới lỏng mức thận trọng trong kế toán (ghi tăng doanh thu, ghi giảm chi phí) nhằm mục đích điều chỉnh tăng lợi nhuận. Việc lợi nhuận tăng hơn so với thực tế là hành vi thường thấy của các công ty niêm yết trên thị trường Việt Nam nhiều năm trở lại đây, đặc biệt ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vấn đề làm đẹp sổ sách, báo cáo từ lỗ thành lãi nhằm mục đích làm giá cổ phiếu, khiến nhà đầu tư nhầm lẫn các tín hiệu và đưa ra quyết định sai lầm. Nói cách khác khi nhà quản lý nới lỏng thận trọng trong kế toán, giá cổ phiếu có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên cần phải thấy rằng việc sử dụng thận trọng trong kế toán như công cụ để điểu chỉnh lợi nhuận về lâu dài sẽ gây mất hình ảnh của doanh nghiệp và cuối cùng sẽ khiến giá cổ phiếu tụt dốc.

5.2. Một số khuyến nghị

Ở thị trường Việt Nam với thị trường chứng khoán đang phát triển và còn nhiều thay đổi biến động cũng như rủi ro, các bên tham gia thị trường cần có những sự chuẩn bị cần thiết

5.2.1. Khuyến nghị với cơ quan điều hành thị trường

Các đơn vị, cơ quan điều hành thị trường ví dụ như Ủy ban chứng khoản Nhà nước hay Bộ Tài chính, cơ quan quản lý thuế cần làm rõ cũng như nâng cao trách nhiệm của mình


- Bộ Tài chính

Như kết quả nghiên cứu ở chương 4 đã chỉ ra rằng mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán có mối quan hệ phức tạp tới giá cổ phiếu của các công ty do nhà quản lý có thể sử dụng thận trọng như một công cụ để điều chỉnh lợi nhuận nhằm đạt được mục đích của mình. Chính vì vậy, một trong những khuyến nghị đầu tiên với Bộ tài chính là cần tăng cường chế tài cho các hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán.

Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đã thay thế cho Nghị định số 108/2013/NĐ-CP và Nghị định số 145/2016/NĐ-CP. Trong đó đã hướng dẫn mức phạt cao nhất cho các hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán là 3 tỉ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỉ đồng đối với cá nhân đối với các hành vi gian lận hoặc tạo dựng thông tin sai sự thật. Đây là mức phạt khá cao so với mức phạt ở Nghị định số 108/2013/NĐ- CP (từ 1,2 đến 1,4 tỉ đồng). Bên cạnh việc phạt tiền còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ giao dịch chứng khoán trong thời hạn từ 1 đến 3 tháng hoặc 3 đến 5 tháng tùy mức độ và giá trị giao dịch. Tuy nhiên, mức phạt và hình thức này còn thấp so với lợi ích mà cá nhân và tổ chức đạt được. Nếu không có những hình thức răn đe khác vì không loại trừ khả năng có những đối tượng sẵn sàng nộp phạt hành chính để được lợi ích lớn hơn. Các cơ quan quản lý chức năng có liên quan (Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khóa Nhà nước) cần cân nhắc hơn nữa về chế tài và khung phạt, có thể đưa lên mức hình sự để đảm bảo chất lượng thông tin kế toán.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính hiện nay đang triển khai và thúc đẩy việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại Việt Nam để đảm bảo tính trung thực, hợp lý và chặt chẽ của thông tin kế toán. Ở giai đoạn chuẩn bị ban đầu hiện nay, các công ty đang được làm quen dần với các chuẩn mực kế toán quốc tế. Đối với thận trọng trong kế toán, định nghĩa về thận trọng trong kế toán được đề cập đến trong chuẩn mực kế toán số 01 và thông tư 228/2009 về hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng. Ngoài hai tài liệu này, Bộ Tài chính chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết các nội dung khác về nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Việc chưa có hướng dẫn chi tiết sẽ tạo “khe hở” để nhà quản lý sử dụng thận trọng trong kế toán như công cụ để điều chỉnh lợi nhuận. Như vậy Bộ tài chính cần đưa ra quy định về việc sử dụng các ước tính kế toán nhằm hạn chế tính chủ quan của nhà quản lý.

Bộ Tài chính cũng cần quản lý chặt chẽ hơn về hoạt động nghề nghiệp của kiểm toán độc lập bởi dịch vụ kiểm toán sẽ đóng góp một phần rất lớn vào việc thực hiện


một mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán phù hợp của các công ty niêm yết, đặc biệt nên thực hiện các biện pháp chế tài xử pháp đủ mạnh với vi phạm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán để đạt được mục tiêu kiểm soát. Khi có những bằng chứng về vi phạm đạo đức nghề nghiệp, kiểm toán viên cần bị xử phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng: có cơ hội sửa sai hoặc bị đình chỉ công việc, hoặc bị khai trừ khỏi Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

- Ủy ban chứng khoán Nhà nước

Ủy ban chứng khoán Nhà nước nên chỉ đạo cơ quan cấp dưới tập trung vào các doanh nghiệp có dấu hiệu chênh lệch các khoản mục trước vào sau kiểm toán bởi doanh nghiệp này sẽ có xu hướng tiếp tục hành vi điều chỉnh lợi nhuận của mình. Từ đó Ủy ban chứng khoán Nhà nước và các bên liên quan cần ban hành các quy định, chính sách công bố thông tin chặt chẽ để đảm bảo tính minh bạch của thông tin được công bố ra.

Bên cạnh đó môi trường pháp lý và quy định được hoàn thiện sẽ tạo ra cơ sở hạ tầng tốt để nâng cao nhận thức cũng như thực hiện cơ chế quản trị công ty. Đồng thời cũng khuyến khích việc tư nhân hóa tỷ lệ sở hữu, giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước thì xu hướng sẽ làm tăng mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong hạch toán kế toán theo mục tiêu tích cực. Hơn nữa khung pháp lý cũng có thể kiểm soát được mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Ví dụ các quy định yêu cầu về trích lập dự phòng đầy đủ, ghi nhận chi phí phù hợp,… sẽ giúp công ty giữ được mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán một cách phù hợp, tránh được việc sử dụng thận trọng như công cụ để điều chỉnh lợi nhuận

Cần quy định chặt chẽ hơn về chức năng và nhiệm vụ của HĐQT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐQT. Hiện nay đã có những yêu cầu về việc công bố thông tin kế toán tài chính tuy nhiên chưa có quy định yêu cầu HĐQT có báo cáo cụ thể về tình hình hoạt động của mình (cơ cấu, quy mô, trình độ chuyên môn và nhiệm vụ của thành viên HĐQT). Việc đưa ra những quy định này sẽ giúp cơ chế quản trị công ty tốt hơn.

Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của Ban kiểm soát cần tăng cường trình độ chuyên môn cũng như đưa ra quy định bắt buộc và chế tài xử phạt nếu các công ty vi phạm các quy định về chuyên môn của thành viên Ban kiểm soát. Bên cạnh đó hàng năm báo cáo của Ban kiểm soát cũng cần được công bố kèm theo báo cáo tài chính để thể hiện đánh giá về tính độc lập, kết quả hoạt động, trình độ chuyên môn, quá trình và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023