tiền tệ với trọng số theo quan hệ thương mại và đầu tư vào VN. Các trọng số và đồng tiền được điều chỉnh tuỳ theo sự thay đổi của thương mại và đầu tư và con số này phải được giữ bí mật.
Thứ năm, nâng cao vị thế Đồng Việt Nam.
Nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam bằng các giải pháp kích thích nền kinh tế: hiện đại hoá nền sản xuất trong nước, đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá của các DNNN làm ăn thua lỗ, tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, xây dựng chính sách thích hợp để phát triển nông nghiệp, khuyến khích xuất khẩu, bài trừ tệ nạn tham nhũng…
Chính phủ tạo khả năng chuyển đổi từng phần Đồng Việt Nam. Điều này góp phần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, hạn chế việc lưu thông nhiều đồng tiền trong một quốc gia, hạn chế Đô la hoá, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ năng động hơn, giảm sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào chính sách quản lý ngoại hối, đẩy mạnh tốc độ chu chuyển vốn, góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam phải có đủ lượng dự trữ ngoại tệ và một nền kinh tế vững mạnh, khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam phải được cải thiện.
Thứ sáu, sử dụng có hiệu quả công cụ lãi suất để tác động đến tỷ giá. Chính phủ phải tiến hành từng bước tự do hoá lãi suất làm cho lãi suất thực sự là một loại giá cả được quyết định bởi chính sự cân bằng giữa cung và cầu của chính đồng tiền đó trong thị trường chứ không phải bởi quyết định can thiệp hành chính của Chính phủ.
3.3.2. Đề xuất giải pháp đối với NHTW
Từ năm 2008 đến nay, chính sách tỷ giá của NHTW đã có cải thiện đáng kể. Thay cho việc quy định mức phá giá đồng USD trong biên độ + 1% trong khi lạm phát tăng cao, NHTW đã nới lỏng biên độ tỷ giá lên +/- 5%, và 4 lần phá giá đồng USD. Việc nới lỏng biên độ tỷ giá và việc phá giá đồng USD tạo điều kiện cho thị trường tự điều chỉnh theo cung cầu ngoại tệ và giảm mức độ cần phải can thiệp của NHTW lên thị trường, khuyến khích xuất khẩu… thực sự là một bước ngoặt quan trọng trong chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội - 11
- Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phòng Ngừa Rủi Ro Tỷ Giá Cho Mhb Hn
- Cơ Hội Và Thách Thức Đối Với Hoạt Động Phòng Ngừa Rủi Ro Tỷ Giá Hối Đoái Của Mhb Hn Khi Việt Nam Gia Nhập Wto.
- Các Nhân Tố Tác Động Đến Tỷ Giá Hối Đoái
- Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội - 16
- Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội - 17
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Tuy nhiên, để chính sách tỷ giá hối đoái thực sự là một công cụ kích thích phát triển kinh tế, hạn chế tối đa rủi ro hối đoái cho doanh nghiệp cũng như ngân hàng, NHTW cần phải làm tốt một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, nâng cao vai trò của NHTW trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. NHTW tham gia TTNTLNH với tư cách vừa là thành viên, vừa là người tổ chức, quản lý điều hành sự hoạt động của thị trường này. Tuy nhiên trên thực tế, do dự trữ ngoại tệ của NHTW mỏng, không ổn định, lại qua nhiều tầng nấc quản lý, do đó NHTW chưa thể làm tốt vai trò là người mua bán can thiệp trên TTNTLNH, tình trạng căng thẳng ngoại tệ thường xuyên xảy ra. Một thực tế là, các NHTMCP thường trông chờ vào NHTMQD, đến lượt mình các NHTMQD lại trông chờ vào NHTW tung ngoại tệ để can thiệp thị trường, nhưng không phải mọi sự trông đợi đều trở thành hiện thực. Chính vì lý do này đã tạo tâm lý găm giữ ngoại tệ tại các NHTM và các doanh nghiệp xuất khẩu gây sự khan hiếm ngoại tệ giả.
Thứ hai, cho phép NHTM (được phép kinh doanh ngoại tệ) mua bán ngoại tệ hai chiều một cách bình thường với tất cả các nhu cầu giao dịch. Cùng với sự nới lỏng biên độ tỷ giá hối đoái, NHTW cần tạo một thị trường hối đoái thông suốt, liên tục bao gồm cả thị trường giao ngay, hoán đổi và kỳ hạn. Một thị
trường hối đoái với sự đa dạng của loại hình và công cụ giao dịch sẽ làm tăng khả năng cân bằng cung cầu, hạn chế đầu cơ găm giữ ngoại tệ, tạo niềm tin đối với công chúng và nhà đầu tư về khả năng tiếp cận thị trường. Trước mắt, NHTW sớm mở rộng phạm vi giao dịch hợp đồng quyền chọn (Option) (ngày 18/03/2009, NHNN ra công văn số 1819/NHNN-QLNH với nội dung: các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối không được sử dụng kết hợp công cụ phái sinh nhằm mục đích mua bán Đô la Mỹ giao ngay với tỷ giá cao hơn trần biên độ do NHNN quy định)
Thứ ba, phân tích sâu hơn về tỷ giá hối đoái thực hiệu quả gắn với một rổ tiền tệ xác định nhằm mục đích xác lập được tỷ giá cân bằng trung tâm. Mức cân bằng trung tâm là mức mà tỷ giá hối đoái danh nghĩa cần đạt được để tỷ giá hối đoái thực cân bằng tính theo cùng một năm gốc.
Thứ tư, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của NHNN trên thị trường ngoại hối và trên thị trường mở. Chính sách tiền tệ được thực hiện qua 3 công cụ: lãi suất tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở. Trong đó, nghiệp vụ thị trường mở nội tệ là quan trọng nhất vì nó quyết định trực tiếp đến lượng tiền cung ứng. NHNN phải sử dụng hệ thống lãi suất của mình như là một công cụ điều chỉnh tỷ giá hối đoái ngoài việc mua vào và bán ra qua dự trữ ngoại tệ của NHNN. Để làm được điều này, lãi suất của NHNN phải phản ánh đầy đủ mức độ tăng giảm của cung tiền nội tệ, mức độ tăng giảm cung tiền lại phụ thuộc vào dự báo lạm phát. NHNN chỉ nên mua vào và bán ra ngoại tệ trong trường hợp cung cầu ngoại tệ không cân bằng tại mức tỷ giá cân bằng trung tâm.
Thứ năm, NHNN phải giám sát và có biện pháp quản lý hữu hiệu đối với các khoản vay ngắn hạn từ nước ngoài của các ngân hàng, các khoản trái phiếu
bằng ngoại tệ (kể cả của Chính phủ). Các khoản vay ngắn hạn thường tăng lên rất nhanh gắn với tài trợ L/C nhập khẩu. Đây là yếu tố làm cho cung – cầu ngoại tệ biến động mạnh và bất thường gây khó khăn lớn trong việc điều hành tỷ giá hối đoái và lãi suất ngoại tệ cũng như nội tệ
3.3.3. Giải pháp cụ thể từ phía MHB
Giải pháp từ hệ thống MHB
Thứ nhất, thường xuyên rà soát lại toàn bộ cơ chế quản lý, các quy trình thực hiện nghiệp vụ cho vay ngoại tệ, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, điều hoà vốn ngoại tệ... từ đó xây dựng và hoàn thiện thêm các văn bản pháp lý về phòng ngừa rủi ro tỷ giá, quy chế về quản lý vốn ngoại tệ và cẩm nang phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Thứ hai, khai thác tối đa các dữ liệu về nguồn vốn ngoại tệ đi và đến, doanh số ngoại tệ mua và bán trong hệ thống phần mềm ứng dụng Intellect được MHB đưa vào áp dụng từ tháng 2/2010 để thấy được hiệu quả kinh doanh, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời đối với những chi nhánh làm lỗ về rủi ro tỷ giá.
Thứ ba, thường xuyên cặp nhật các thông tin kinh tế – chính trị trong và ngoài nước, các dự đoán, dự báo biến động trên thị trường quốc tế và nhận định của MHB về tình hình kinh tế trong giai đoạn hiện tại và tương lai lên trang web của MHB để mọi người tham khảo và có biện pháp ứng phó kịp thời.
Thứ tư, có kế hoạch đào tạo định kỳ cho cán bộ làm công tác nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ vì đây là lĩnh vực có nhiều nghiệp vụ phái sinh đòi hỏi cán bộ phải là người có óc nhạy bén, biết tiếp thu kỹ thuật mới, mạnh dạn áp dụng nghiệp vụ mới đồng thời phải là người biết tuân thủ quy trình, có tinh thần
học hỏi nghiệp vụ từ đồng nghiệp và cấp trên để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Thứ năm, quan tâm hơn nữa đến chính sách lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ khác đối với cán bộ làm công tác nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ để khuyến khích các cá nhân có tư duy sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm được phát huy hết năng lực của mình.
Giải pháp từ MHB HN
Thứ nhất, yêu cầu tất cả các phòng nghiệp vụ có trách nhiệm tuân thủ quy trình hoạt động của mình, có chế tài xử phát nghiêm cho các trường hợp vi phạm kể cả trong trường hợp vi phạm nhưng chưa gây rủi ro cho ngân hàng.
Thứ hai, đề xuất ý kiến với Hội sở về các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hữu hiệu khác mà Hội sở chưa áp dụng đồng thời đóng góp ý kiến để Phòng Nguồn vốn Hội sở vừa là nơi quản lý giám sát các hoạt động về nguồn và trạng thái ngoại tệ toàn hệ thống nhưng cũng là nơi hỗ trợ đắc lực về nguồn ngoại tệ cho các chi nhánh hoạt động thông suốt không bị ách tắc do cách xử lý cứng nhắc cản trở chi nhánh trong phục vụ nhu cầu khách hàng.
Thứ ba, phòng Nguồn vốn MHB HN có trách nhiệm hàng tuần báo cáo nhanh cho Ban Giám đốc tình hình huy động và sử dụng nguồn ngoại tệ, tình hình mua bán ngoại tệ và trạng thái ngoại tệ trong tuần và tổng hợp từ đầu năm đến thời điểm báo cáo đồng thời thường xuyên đưa ra một số thông tin về diễn biến ngoại tệ trong hiện tại để Ban Giám đốc có định hướng trong việc lựa chọn đối tượng khách hàng.
Kết luận
Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng. NHNN có nhiều nỗ lực trong việc điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, lãi suất và kiềm chế lạm phát, góp phần làm ổn định kinh tế và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam cũng chứng kiến những thăng trầm của một nền kinh tế thị trường sau hội nhập, chứng kiến cuộc khủng hoảng thế giới năm 2008 với sự sụp đổ hàng loạt các ngân hàng danh tiếng của Mỹ, các ngân hàng lớn ở Châu Âu và trên thế giới. Điều này cho thấy, khủng hoảng tài chính có thể xảy ra với bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tài chính nào nếu hệ thống đó không phản ứng kịp thời với những cảnh báo rủi ro trước đó hoặc không có sự chuẩn bị kỹ càng cho những rủi ro sẽ xảy ra trong tương lai.
Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của hệ thống MHB trong hơn mười năm qua, tôi thấy MHB đã đạt được một số thành tựu đáng kể: không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến thị trường, đa dạng hoá các loại hình sản phẩm để cung cấp cho xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, hỗ trợ tích cực trong việc xoá đói giảm nghèo cho vay chương trình phát triển nhà ở Đồng bằng sông Cửu Long… Tuy nhiên, kết quả trên mới dừng ở mức độ khiêm tốn. Trong hiện tại và tương lai MHB HN nói riêng và hệ thống MHB nói chung sẽ đối mặt với nhiều cạnh tranh, thách thức và rủi ro vốn là những xu thế tất yếu khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập vào thế giới.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn, kiến nghị một số giải pháp khả thi để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại MHB HN, tôi hy vọng bài viết này sẽ
đóng góp ít nhiều cho MHB HN trong việc tìm ra những phương pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái hiệu quả nhất vừa khuyến khích cán bộ làm việc trong lĩnh vực nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ năng động, sáng tạo đẩy mạnh tỷ trọng sinh lời trong huy động – cho vay ngoại tệ, trong mua – bán ngoại tệ đồng thời có một hành lang pháp lý hữu hiệu để hạn chế tối đa những rủi ro về tỷ giá cho ngân hàng.
Mặc dù đã rất nỗ lực để hoàn thành luận văn này, nhưng do hạn chế về thời gian và năng lực, luận văn không tránh khỏi thiếu sót và khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, nhà quản lý, các đồng nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng và những ai quan tâm đến đề tài mà luận văn đề cập để luận văn tiếp tục được hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao hơn cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Cuối cùng, một lần nữa xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội khoa Sau đại học và đặc biệt là PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn người đă hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đă tạo điều kiện về mọi mặt để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tài liệu tham khảo
Tiếng việt
1. Nguyễn Kim Anh (2008), Giáo trình Rủi ro tỷ giá hối đoái và quản trị rủi ro hối đoái, Nxb Thống kê.
2. Phạm Thị Hoàng Anh (2007), “ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, (số 3+4), tr.132.
3. Phạm Như Hà (2008), “Rủi ro và quản lý rủi ro ngoại hối quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng, (số 12), tr.68.
4. Nguyễn Thu Huyền (2008), “Sử dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng, (số 74), tr. 127.
5. Nguyễn Văn Lộc (2008), “Phá giá hay không phá giá”, Tạp chí thị trường Tài chính tiền tệ, (số 3), tr. 10-11,24
6. Phan Hoài Nam (2008), “Về điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và tỷ giá”, Tạp chí Ngân hàng, (số 16), tr. 82.
7. Ngân hàng Nhà nước (2008), “Kết quả điều hành chính sách tiền tề, tín dụng, tỷ giá tháng 7 và các giải pháp cho những tháng cuối năm”, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, (số 6), tr. 91.
8. Trương Văn Phước (2005), “Điều hành tỷ giá : thận trọng, linh hoạt và phù hợp với điều kiện thực tế”, Tạp chí ngân hàng, (số 01), tr.49.
9. Nguyễn Văn Tiến (2006), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.