Các Nhân Tố Tác Động Đến Tỷ Giá Hối Đoái


10. Nguyễn Văn

Tiến (2002), Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, Nxb Thống kê, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn

Tiến (2005), Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, Nxb Thống kê, Hà Nội

12. Nguyễn Văn

Tiến (2006), Cẩm nang Thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối, Nxb Thống kê, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn

Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Ngọc Trang (2006), Quản trị rủi ro tài chính, Nxb Thống kê.

15. Nguyễn Văn

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội - 15

(2008), “Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, tỷ giá góp phần ổn định kinh tế vĩ mô”, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, (số 15), tr. 23.

16. Nguyễn Ngọc

Vũ (2007), “Quyền chọn, một công cụ tài chính quan trọng trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Ngân hàng, (số 5), tr. 34.


Tiếng Anh

17. Anthony S.

and Helen L. (2000), “Financial Institutions Management – A Modern Perspective”. IRWIN publisher.


18. Central

Institute For Economic Management (2004), VietNam’ s Economy in 2003, National Political Publishing.

19. Claudio E.V.

(2004), “The implementation monetary policy in industrial countries: A survey”, Bis Economic, (No.47), pp. 24-30.

20. Fredic S. M.

(2000,2004), The Economic of Money, Banking, and Financial Markets, Harper Collins Colleger Publishing.

21. Federal

Reserve Bank of NewYork’ s (2006), “Special Issue on Inflation Targeting”, Economic Policy Review, (No.23)

22. George H.H.,

Alan B. C., Donald G. S (1999), Bank Management, John Wiley and Son Pulishing.

23. John H.I

(1999), The Financial Risk Manual – A Systemantic Guide to Identifying and Management financial Risk, Pitman Publishing.

24. Joel B. M.

(2002), Risk Management in Banking, John Wiley and Son Publishing

25. Heather D.G.

(2003), Exchange Rate and Finance flows in the International Finance system, Longman London and New York Publisher.


26. International

Moneytary Fund (2003), “Vietnam: Selected Issues and Statistical Appendix”, IMF Country Report, (No.02)

27. International

Moneytary Fund (2005), Annual Report on Exchange Arrangements and Exchange Restriction, IMF Country Report, (No.08)

28. International

Moneytary Fund (2006), Annual Report on Exchange Arrangements and Exchange Restriction, IMF Country Report, (No.12), pp: 37.

29. Peter S. R.

(1999), Commercial Bank Management. IRWIN.


Phụ lục 1 Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái trên thực tế cùng một lúc bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố tác động đan xen rất khó dự đoán. Bài viết này khi đưa ra phân tích tác động của một nhân tố nào sẽ đặt chúng trong môi trường các điều kiện khác không thay đổi.

Nhân tố tác động tới tỷ giá hối đoái trong dài hạn

1. Các nhân tố là các nền tảng kinh tế cơ bản.

a/ Chính sách ngoại thương: Thuế quan và quota

Thuế xuất nhập khẩu hay còn gọi là thuế quan là tên gọi chung cho hai loại thuế trong thương mại quốc tế: thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu. Quota là hạn ngạch hay số lượng được giới hạn nhập khẩu do Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

Mục tiêu của thuế quan và quota là: đem lại nguồn thu cho ngân sách; phục vụ mục tiêu kinh tế (bảo hộ sản xuất trong nước); phục vụ các mục tiêu phi kinh tế (giảm bớt nhập khẩu các hàng hoá mà Nhà nước không khuyến khích có ảnh hưởng tới đời sống, môi trường, đạo đức xã hội…) làm cơ sở cho đàm phán thương mại.

Thuế quan và quota đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế. Những hàng rào ngăn cản tự do buôn bán như thuế quan và quota có thể tác động đến tỷ giá. Khi một nước áp dụng một loại thuế hoặc quota với hàng nhập khẩu sẽ làm tăng nhu cầu về hàng nội địa, giảm nhu cầu về ngoại tệ. Do vậy, áp dụng thuế quan và quota lâu dài sẽ làm cho tỷ giá giảm hay nội tệ lên giá.

b/ Chính sách quản lý ngoại hối và Chính sách điều hành lãi suất của Nhà Nước.


Chính sách quản lý ngoại hối là những quy định pháp lý, những thể lệ của nhà nước trong vấn đề quản lý ngoại tệ, quản lý vàng, bạc, đá quý và các chứng từ có giá trị ngoại tệ cũng như đối với việc trao đổi, sử dụng, mua bán trên thị trường nội địa và quan hệ thanh toán, tín dụng với nước ngoài.

Nội dung của chính sách quản lý ngoại hối là quản lý và kiểm soát các luồng vận động của ngoại hối từ nước ngoài vào và từ trong nước ra có liên quan tới quan hệ ngoại thương cũng như các quan hệ kinh tế đối ngoại khác bằng ngoại tệ. Đồng thời, chính sách quản lý ngoại hối cũng quản lý và kiểm soát sự lưu thông của ngoại hối (chủ yếu là vàng, bạc, đá quý và đặc biệt là ngoại tệ) trong phạm vi mỗi quốc gia. Với việc thực hiện các nội dung này, chính sách quản lý ngoại hối không những góp phần phát triển ngoại thương, tạo sự cân bằng cán cân thanh toán quốc tế mà còn có vai trò quan trọng trong việc ổn định giá trị tiền tệ quốc gia nói riêng và ổn định nền kinh tế quốc dân nói chung.

Các chính sách quản lý ngoại hối bao gồm: chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách quản lý thị trường ngoại hối và hoạt động ngoại hối, chính sách quản lý giao dịch vãng lai, chính sách quản lý giao dịch vốn, chính sách quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước. Bất cứ sự thay đổi nào về chính sách quản lý ngoại hối đều ảnh hưởng đến tỷ giá. Các nhà lãnh đạo ngoại việc cần phải nắm vững chính sách quản lý ngoại hối để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình không vi phạm chế độ quản lý ngoại hối còn phải hiếu thấu đáo chính sách này để chấp hành chính sách một cách linh hoạt, tận dụng được mọi cơ hội kinh doanh và giảm thiểu mọi rủi ro.

Tuỳ thuộc vào tình hình ổn định về kinh tế – chính trị – xã hội, mỗi quốc gia sẽ áp dụng chính sách ngoại hối theo cách riêng trên cơ sở áp đặt các rào cản về ngoại hối, can thiệp vào thị trường ngoại hối, quyết định chính sách tỷ giá…


để đảm bảo cân bằng đối nội và đối ngoại của nền kinh tế, tránh được các cú sốc từ bên ngoài đồng thời tạo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế.

Tỷ giá ổn định hỗ trợ cho việc chống lạm phát trong tương lai, tăng lòng tin của công chúng vào đồng nội tệ, tạo ra một trật tự trong quản lý vĩ mô. Tuy nhiên, nếu theo đuổi mục tiêu này một cách thuần tuý sẽ dẫn đến đồng bản tệ bị dìm giá. Ví dụ : Trung quốc liên tục 10 năm từ 1997 đến 2005 liên tục neo tỷ giá 1 USD = 8,28 CNY đã khiến cho đồng tiền nước này bị định giá thấp hơn giá trị thực của nó khoảng 40% mang lại lợi thế bất bình đẳng to lớn về giá cho hàng xuất khẩu Trung Quốc, giá hàng nhập khẩu từ Mỹ trở nên đắt đỏ và mất đi tính cạnh tranh trên thị trường, giá hàng xuất khẩu từ Trung Quốc rẻ đi rất nhiều và Trung Quốc đã thu về một lượng lớn ngoại tệ nhờ xuất khẩu. Trung Quốc đối mặt với mức thuế 27,5% đối với tất cả các mặt hàng chế tạo của nước này nhập khẩu vào Mỹ. Do sức ép từ Mỹ và các đối tác thương mại lớn khác, đến 21/07/2005 Trung Quốc đã nâng giá đồng CNY lên 2,1% ở mức 1 USD = 8,11 CNY. Từ đó đến nay Trung Quốc đã nhiều lần nâng giá đồng CNY, cụ thể: năm 2006 1 USD = 7,97 CNY; năm 2007 1 USD = 7,61 USD, năm 2009 1 USD = 6,5 CNY, năm 2010 1USD = 6,798 CNY.

Tỷ giá thả nổi làm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mọi năng động sáng tạo của các thành viên trong xã hội đều có cơ hội bộc lộ. Tuy nhiên, nếu chỉ theo đuổi mục tiêu này sẽ dẫn đến khả năng xảy ra lạm phát. Do vậy, những nước thực hiện tự do hoá tỷ giá hối đoái là nước có nền kinh tế phát triển, thường là nước đứng đầu thế giới về kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá - dịch vụ, nước có dự trữ ngoại tệ lớn và đồng tiền nước đó là ngoại tệ tự do chuyển đổi. Ví dụ:

Mỹ, Anh, Pháp

c/ Năng suất lao động và thu nhập giữa các quốc gia


Khi năng suất lao động ở một quốc gia này cao hơn quốc gia khác, các nhà kinh doanh ở nước có năng suất lao động cao có thể hạ giá hàng nội tương đối so với hàng ngoại mà vẫn thu được lãi. Kết quả, cầu về hàng nội tăng và đồng nội tệ có xu hướng tăng. Ngược lại, nếu năng suất lao động của một quốc gia thấp hơn quốc gia khác thì hàng hoá nước đó trở nên tương đối đắt hơn và đồng tiền nước đó có xu hướng giảm giá. Về lâu dài, năng suất lao động của một nước cao hơn tương đối so với nước khác dẫn đến đồng tiền nước đó tăng giá (Hình H1)

Tương quan so sánh mức thu nhập của hai quốc gia cũng quyết định sự thay đổi tương quan giá trị giữa hai đồng tiền về mặt dài hạn do nó ảnh hưởng đến nhu cầu xuất nhập khẩu và nhu cầu đầu tư của hai nước. Nếu GDP tính theo đầu người của một nước tăng nhanh hơn nước khác sẽ làm cho nhu cầu nhập khẩu của nước đó tăng lên, cầu về ngoại tệ tăng, dẫn đến ngoại tệ tăng giá. Tuy nhiên, khi thu nhập theo đầu người tăng lên có nghĩa tỷ suất sinh lời của các khoản đầu tư vào nước này sẽ tăng nhanh hơn, luồng vốn đầu tư đi vào nhiều hơn lại làm cho nội tệ tăng giá. Hai ảnh hưởng này xảy ra đồng thời và tác động vào tỷ giá. Sự thay đổi của tỷ giá phụ thuộc vào ảnh hưởng ròng của hai tác động trên.

Sơ đồ minh hoạ

đồng USD

S1

D2

D1

Giá trị


E2 E1


Số lượng đồng USD


Hình H1

D1: Đường cầu của Nhật Bản đối với đồng USD S1: Đường cung về đồng USD

E1:Tỷ giá cân bằng


Khi thu nhập tại Nhật Bản tăng đường cầu đồng USD dịch chuyển thành D2 trong khi đường cung đồng USD không đổi Tỷ giá cân bằng mới E2 , E2 > E1


Các nhân tố chủ quan

a/ Tâm lý tiêu dùng của công chúng và kỳ vọng của nhà đầu tư

Khi tâm lý người tiêu dùng thay đổi từ ưa thích hàng nội sang ưa thích hàng ngoại hay ngược lại sẽ làm thay đổi cầu về hàng ngoại. Nếu cầu về hàng ngoại tăng sẽ làm ngoại tệ tăng giá, nội tệ giảm giá và ngược lại. Nếu cầu về hàng xuất khẩu của một nước tăng lên, về lâu dài sẽ làm đồng tiền nước đó tăng giá.

Kỳ vọng của nhà đầu tư sẽ tác động đến tỷ giá trong tương lai. Giống như các thị trường tài chính khác, thị trường ngoại hối phản ứng lại với các thông tin trong tương lai có liên quan đến tỷ giá. Ví dụ: Thông tin về xu hướng nhập siêu của một quốc gia sẽ khiến các nhà đầu cơ tại quốc gia đó găm giữ đôla do dự kiến về sự khan hiếm đồng Đôla. Điều này sẽ gây áp lực tăng giá đồng Đôla .

b/ Nhân tố mức độ hội nhập kinh tế quốc tế

Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia được thể hiện qua việc di chuyển luồng tiền giữa các quốc gia này với các quốc gia khác ngày một gia tăng nhằm mục đích thanh toán sự mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế. Thêm vào đó, xu hướng tìm kiếm các nguồn vốn bằng các đồng tiền khác nhau

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí