Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội - 17


từ chức Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang được công bố đã làm giảm giá đáng kể đối với đồng Đô la, lý do: Volcker rất nổi tiếng do các nỗ lực chống lạm phát. Những người tham gia thị trường dự đoán lạm phát ở Mỹ sẽ cao hơn và như vậy đồng Đôla có thể sẽ giảm giávì sự từ chức này. Những dự đoán này đã đưa đến việc bán ra một lượng Đô la lớn trong thị trường hối đoái và giá Đô la sẽ giảm ngay tức khắc.

d) Các nhân tố khác

Ngoài các nhân tố cơ bản nêu trên làm tác động tới tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn còn phải kể tới rất nhiều các nhân tố khác như: quan hệ cung – cầu về ngoại tệ; thâm hụt ngân sách nhà nước; thay đổi trong dự trữ ngoại tệ quốc gia; không có hàng thay thế cho hàng nhập khẩu; những cú sốc về chính trị, kinh tế, xã hội, thiên tai… đòi hỏi các nhà đầu tư phải có đầu óc phán đoán nhanh nhạy để ra được quyết định đúng đắn.


Phụ lục 2


Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá nội bảng và ngoại bảng là các biện pháp chủ yếu để các NHTM cân nhắc áp dụng trong suốt quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể áp dụng các biện pháp này nếu vì lý do nào đó, tình hình kinh tế biến động, chênh lệch lãi suất của đồng nội tệ và đồng ngoại tệ diễn biến thất thường, các biện pháp phòng ngừa ngoại bảng không thể áp dụng được vì không hiệu quả. Do vậy, ngoài các biện pháp phòng ngừa cụ thể nêu trên, các nhà kinh doanh phải tự phân tích sự biến động liên tục các chỉ số của nền kinh tế để tự rút ra một quy luật về tỷ giá hay còn gọi là phương pháp dự báo tỷ giá.


Các NHTM hay các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động kinh doanh có liên quan đến ngoại hối phải luôn đối đầu với quyết định nên phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng biện pháp nào cho hiệu quả nhất. Việc đầu tiên phải tính đến đó là dự báo tỷ giá tại thời điểm cần thanh toán bằng đồng ngoại tệ. Ví dụ: Nếu một NHTM dự báo tỷ giá giao ngay của NHNN công bố sau 3 tháng nữa thấp hơn tỷ giá kỳ hạn 90 ngày đang thực hiện tại thời điểm dự báo thì NHTM đó không nhất thiết phải phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng kỳ hạn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Như đã phân tích ở trên, tỷ giá hối đoái cùng một lúc bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố, có nhân tố làm tăng và có nhân tố làm giảm tỷ giá. Các nhà phân tích đã đưa ra bốn phương pháp để dự báo tỷ giá:

Phân tích kỹ thuật Phân tích cơ bản

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội - 17

Phân tích dựa vào thị trường Phân tích tổng hợp

Dự báo bằng phân tích kỹ thuật: là việc sử dụng số liệu lịch sử để dự báo tỷ giá tương lai. Trên cơ sở phân tích chuỗi thời gian, đánh giá sự chuyển động trung bình của tỷ giá để nhận định tỷ giá trong tương lai gần.

Dự báo bằng phân tích cơ bản: là dự báo dựa trên các mối quan hệ giữa các biến số kinh tế và tỷ giá hối đoái. Dựa trên giá trị hiện tại của các biến số này cùng với tác động lịch sử của chúng đối với tỷ giá để có thể triển khai các dự kiến về tỷ giá. Ví dụ: lạm phát cao ở một quốc gia có thể làm giảm giá đồng tiền quốc gia đó.

Dự báo dựa trên cơ sở thị trường: là quá trình triển khai dự báo từ các chỉ số thị trường

Dự báo hỗn hợp: vì không có một kỹ thuật dự báo nào liên tục ưu thế hơn


các dự báo khác nên cần phải sử dụng kết hợp nhiều dự báo. Nhiều phương pháp dự báo tỷ giá có thể được triển khai bằng cách sử dụng nhiều kỹ thuật dự báo. Mỗi kỹ thuật dự báo sẽ có một quyền số khác nhau, phương pháp nào được cho là có độ tin cậy cao hơn thì sẽ có quyền số cao hơn. Dự báo tỷ giá thực sự sẽ là bình quân gia quyền của các phương pháp.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí