Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội - 16


nhằm cho chi phí đi vay giảm xuống, do đó, các luồng vốn di chuyển từ đồng tiền này qua đồng tiền khác cũng ảnh hưởng đáng kể đến biến động tỷ giá.

c/ Nhân tố: mức độ ổn định chính trị

Mức độ ổn định chính trị của quốc gia có thể thay đổi mức cung và cầu của bất kỳ một đồng tiền nào, gây ra sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái tương đối so với đồng tiền khác.

Các nhân tố khách quan

a/ Uy tín của đồng tiền:

Trên thị trường ngoại hối, uy tín của đồng tiền cũng có ảnh hưởng đến biến động tỷ giá. Đồng tiền có uy tín là đồng tiền có sức mua ổn định, được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động thương mại, thanh toán quốc tế và dự trữ quốc gia. Trong khi đó, đồng tiền không có uy tín ít được hoặc không được lưu thông trên thị trường quốc tế, do vậy hoạt động kinh tế đối ngoại của nước đó phải thông qua một số đồng tiền uy tín dẫn tới sự phụ thuộc vào khả năng dự trữ ngoại tệ mạnh của quốc gia đó. Khi nhu cầu nhập khẩu tại quốc gia đó gia tăng thì cầu về ngoại tệ để phục vụ nhập khẩu tăng, kéo theo sự tăng lên của tỷ giá hối đoái.

b/ Tương quan lạm phát giữa hai đồng tiền (mức giá cả tương đối giữa hai nước)

ảnh hưởng của mức lạm phát của hai nước đến tỷ giá xuất phát từ thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity – PPP). Thuyết ngang giá sức mua là sự sử dụng quy luật một giá. Nội dung cơ bản của quy luật này là: Nếu bỏ qua chi phí vận chuyển, hàng rào thương mại, các rủi ro và thị trường là cạnh tranh hoàn hảo, thì các hàng hoá giống hệt nhau sẽ có giá là như nhau ở mọi nơi khi quy về một đồng tiền chung .


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Ví dụ 1: Nếu một tấn thép do Mỹ sản xuất giá 100 USD, một tấn thép do Nhật sản xuất giá 10.000 JPY (với giả thiết thép giống hệt nhau) thì có nghĩa là tỷ giá E(JPY/USD) = 100

Ví dụ 2: một công ty Nhật Bản và một công ty Mỹ đều bán hàng hoá có thể thay thế lẫn nhau. Nếu lạm phát ở Mỹ tăng vọt lên đáng kể trong khi lạm phát ở Nhật Bản vẫn duy trì như cũ sẽ gây ra một sự gia tăng nhu cầu của Mỹ đối với hàng hoá Nhật Bản. Thêm vào đó, sự tăng vọt trong lạm phát Mỹ sẽ làm giảm nhu cầu của người Nhật đối với hàng hoá Mỹ, vì thế làm giảm cung đồng JPY để mua hàng (Hình H2)

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội - 16


Giá trị đồng JPY S2

S1

E2 E1


Hình H1


D2

D1

Số lượng đồng JPY

Khi chưa có lạm phát tăng đột ngột tại Mỹ: D1: Đường cầu của Mỹ đối với đồng JPY S1: Đường cung về đồng JPY

E1: Tỷ giá cân bằng của đồng JPY/USD

Khi mức lạm phát tại Mỹ tăng đột biến đường cầu đồng JPY dịch chuyển thành D2 và đường cung đồng JPY dịch chuyển thành S2. Tỷ giá cân bằng mới E2, E2> E1


Mặc dù thuyết PPP cung cấp cho ta một số hướng dẫn về sự vận động lâu dài của tỷ giá nhưng nó không được hoàn hảo trong ngắn hạn. Thuyết PPP cũng không giải thích được đầy đủ biến động của tỷ giá vì

+ Thuyết PPP giả thiết rằng mọi hàng hoá đều giống y như nhau ở cả hai nước, nhưng giả thiết này không phải bao giờ cũng đúng với các chủng loại hàng hoá khác nhau.

+ Nhiều hàng hoá và dịch vụ không được mua bán qua biên giới như nhà cửa, đất đai và dịch vụ như nhà hàng, cắt tóc… Do vậy, mặc dù ngay cả khi giá cả của những mặt hàng đó có thể tăng lên và dẫn đến mức giá cả tăng lên nhưng rất ít có tác động đến tỷ giá.

+ Các quan hệ thương mại quốc tế phải chịu chi phí giao dịch như vận chuyển, bảo hiểm …

Mặc dù vậy, PPP luôn là chỉ dẫn hữu ích để dự đoán chiều hướng biến động của tỷ giá và giải thích nguyên nhân biến động tỷ giá trong dài hạn.

Nhân tố tác động tới tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn

Khi quan sát sự biến động của tỷ giá, ta thấy rằng tỷ giá trong ngắn hạn biến động nhanh và mạnh hơn nhiều so với trong dài hạn. Câu hỏi được đặt ra là: những nhân tố nào xác định xu hướng biến động của tỷ giá trong ngắn hạn?

a) Nhân tố tương quan lãi suất giữa hai đồng tiền

Theo thuyết ngang giá lãi suất (IRP), tỷ giá giữa hai đồng tiền phải biến động để phản ánh tương quan mức lãi suất giữa chúng theo công thức:

R – R*

ÄE= x 100%

1 + R*

Trong đó: ÄE : tỷ lệ % thay đổi tỷ giá sau một năm R : lãi suất/năm của nội tệ


R* : lãi suất/năm của ngoại tệ

Ví dụ: Nếu mức lãi suất của VND là 8,5%/năm, của USD là 3,5%/năm. Để VND và USD ngang giá lãi suất, tỷ giá VND/USD phải tăng một tỷ lệ %/năm là:

0,085 – 0,035

ÄE = X 100% = 4,83% 1 + 0,035

Trong ví dụ nêu trên, nếu tỷ giá đầu năm 1 USD = 16.970 VND, theo thuyết ngang giá lãi suất, tỷ giá cuối năm phải là :

E1 = 16.970 + 16.790 x 4.83% = 17.790

Vì R và R* là mức lãi suất, nên tần số thay đổi phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của NHTW. Trong nền kinh tế tiền tệ, NHTW thường xuyên thay đổi lãi suất để tác động tích cực lên nền kinh tế, tần số thay đổi càng nhiều làm cho tỷ giá biến động càng nhanh. Chính vì vậy, tương quan lãi suất giữa hai đồng tiền quyết định xu hướng vận động của tỷ giá trong ngắn hạn.

(Nguồn : Nguyễn Văn Tiến (2006), “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, Nxb Thống kê, tr.171)

Công thức về tương quan lãi suất giữa hai đồng tiền theo thuyết ngang giá lãi suất chỉ đúng khi các nhân tố khác không đổi (nhân tố thu nhập, lạm phát…). Trong khi đó, nền kinh tế luôn bị tác động bởi rất nhiều nhân tố, do vậy tỷ giá biến động còn phụ thuộc vào lãi suất tương đối và lãi suất thực.

Lãi suất tương đối : Thay đổi trong lãi suất tương đối tác động đến đầu tư chứng khoán nước ngoài, đến lượt nó đầu tư chứng khoán lại ảnh hưởng đến cung và cầu tiền, dẫn đến thay đổi tỷ giá hối đoái.


Giá trị đồng JPY S1

S2

E1 E2

D1

D2

Số lượng đồng JPY

Hình H3: Tác động của sự gia tăng lãi suất ở Mỹ đến giá trị cân bằng của đồng JPY


Khi chưa có thay đổi lãi suất tại Mỹ:

D1: Đường cầu của Mỹ đối với đồng JPY S1: Đường cung về đồng JPY

E1: Tỷ giá cân bằng của đồng JPY/USD

Khi lãi suất tại Mỹ tăng, trong khi lãi suất tại Nhật giữ nguyên không thay đổi. Trường hợp này, các công ty Mỹ có khả năng giảm nhu cầu của họ đối với đồng JPY vì lãi suất tại Mỹ hấp dẫn hơn một cách tương đối so với lãi suất tại Nhật và vì thế có ít đầu tư vào các khoản ký gửi tại ngân hàng Nhật, cung đồng JPY tăng khi các công ty Nhật thiết lập nhiều hơn các khoản ký gửi vào ngân hàng Mỹ, đường cung đồng JPY S1 dịch chuyển ra phí ngoài thành đường S2, đường cầu đồng JPY giảm đi dịch chuyển vào bên trong thành đường D2 tạo ra tỷ giá cân bằng mới E2, E2< E1. Nếu lãi suất tại Mỹ giảm xuống tương đối so với lãi suất tại Nhật, dự kiến đường cung và cầu đồng JPY sẽ dịch chuyển ngược lại.


Lãi suất thực: Lãi suất cao tương đối có thể thu hút dòng vốn nước ngoài (để đầu tư vào các chứng khoán có lãi suất cao) thì đồng thời lãi suất cao phản ánh dự kiến lạm phát cao. Lạm phát cao có thể đặt áp lực giảm giá lên đồng tiền nước đó nên không khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài trong việc đằu tư vào các chứng khoán định danh bằng đồng tiền này. Do đó, cần xem xét lãi suất thực, là lãi suất danh nghĩa đã điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát. Theo hiệu ứng Frisher:

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát

So sánh lãi suất thực giữa các quốc gia để đánh giá biến động của tỷ giá hối đoái là cách đánh giá hiện nay của các nhà đầu tư bởi lẽ nó kết hợp giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát là hai nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Khi các nhân tố khác không đổi, sẽ có một tương quan cao giữa chênh lệch lãi suất thực của hai quốc gia với tỷ giá đồng tiền của hai nước đó.

Những giao dịch trên thị trường ngoại hối làm cho hoặc là dòng thương mại, hoặc là dòng tài chính lưu chuyển dễ dàng hơn. Giao dịch ngoại hối có liên quan đến thương mại nhìn chung ít nhạy cảm với các tin tức hơn là giao dịch ngoại hối liên quan đến dòng tài chính. Bất kỳ những tin tức nào ảnh hưởng đến biến động dự kiến của tiền tệ thì lập tức ảnh hưởng đến cung và cầu tiền. Những giao dịch mang tính đầu cơ như vậy khiến cho tỷ giá hối đoái rất bất ổn. Không có gì là bất thường khi đồng Đô la mạnh ở hôm nay lại yếu đi đáng kể vào ngày hôm sau. Chính sự phản ứng quá mức đối với tin tức trong ngày của các nhà đầu cơ đã khiến tỷ giá đồng Đô la biến động trong ngắn hạn

b/ Hiệu ứng Fisher quốc tế (International Fisher Effect-IFE)

Nếu lý thuyết PPP giải thích mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái thì lý thuyết Hiệu ứng Fisher quốc tế lại giải thích


mức chênh lệch lãi suất giữa hai nước có ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Thuyết PPP có quan hệ mật thiết với thuyết IFE do chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia có thể là kết quả chênh lệch trong lạm phát.

Mối liên hệ chính xác giữa chênh lệch lãi suất của hai nước và thay đổi tỷ giá hối đoái dự kiến theo hiệu ứng Fisher quốc tế có thể được diễn đạt như sau:

+ Tỷ suất sinh lợi thực sự khi đầu tư trong nước (Ví dụ: mua chứng khoán, hoặc gửi ngân hàng ngắn hạn) chính là lãi suất của chứng khoán đó hay lãi suất ngân hàng.

+ Tỷ suất sinh lợi thực sự khi đầu tư ngoài nước (Ví dụ: mua chứng khoán nước ngoài hoặc gửi ngoại tệ tại ngân hàng nước ngoài ngắn hạn) không chỉ là lãi suất của chứng khoán nước ngoài hay lãi suất ngân hàng mà còn phụ thuộc vào phần trăm thay đổi trong giá trị ngoại tệ (ef) của chứng khoán hay ngoại tệ gửi ngân hàng.

Tuy nhiên, hiệu ứng Fisher quốc tế không luôn luôn đúng do hiệu ứng Fisher quốc tế căn cứ trên ngang giá sức mua mà ngang giá sức mua không luôn đúng ở một số thời kỳ nào đó (như đã trình bày ở trên). Hơn nữa, ngoài lạm phát còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái do vậy, tỷ giá hối đoái không chỉ điều chỉnh theo chênh lệch lạm phát.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư đều nhận thấy ba lý thuyết: ngang giá lãi suất (IRP) – ngang giá sức mua (PPP) - hiệu ứng Fisher quốc tế có liên quan đến việc xác định tỷ giá hối đoái và họ dựa vào ba lý thuyết này để quyết định đầu tư trong nước hay ngoài nước để có hiệu quả nhất trên cơ sở kết hợp với một số yếu tố kinh tế – chính trị khác.

c) Điều tiết của Chính phủ trong từng thời kỳ.


Bên cạnh các quy định chung về quản lý ngoại hối, thuế quan và quota, lãi suất các đồng tiền… Chính phủ có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối tại một thời điểm cần thiết để khống chế giá trị của một đồng tiền. Lý do chính để các NHTW quản lý các tỷ giá hối đoái là: làm dịu bớt các biến động tỷ giá hối đoái; thiết lập các biên độ tỷ giá hối đoái ẩn; ứng phó với các xáo trộn tạm thời.

Khi NHTW nhận thấy nền kinh tế của mình sẽ bị ảnh hưởng bởi các biến động đột ngột trong giá trị đồng nội tệ, ngân hàng sẽ cố gắng làm dịu bớt các biến động tiền tệ bằng nhiều cách: trực tiếp và gián tiếp.

Can thiệp trực tiếp: một vài NHTW nỗ lực duy trì tỷ giá đồng nội tệ trong vòng các biên độ không chính thức hay ẩn bằng cách đưa một lượng lớn ngoại tệ mạnh bán ra thị trường. Trường hợp khác, NHTW can thiệp để cô lập giá trị của một đồng tiền khỏi xáo trộn tạm thời bằng cách bù lỗ cho các mặt hàng nhập khẩu bị tăng giá. Ví dụ: tại Việt Nam năm 2008, do giá xăng dầu thế giới tăng liên tục có thời điểm trên 100 USD/thùng, Chính phủ Việt Nam đã phải bù lỗ giá xăng dầu cho các công ty đầu mối nhập khẩu xăng dầu để ổn định và tăng dần giá xăng dầu bán trong nước tránh sự xáo trộn đột ngột về tỷ giá.

Can thiệp gián tiếp: Chính phủ có thể tác động đến tỷ giá một ngoại tệ bằng cách tác động đến các yếu tố có ảnh hưởng tới ngoại tệ đó như: thay đổi lãi suất cho vay, lãi suất huy động của đồng ngoại tệ; giải thể hoặc sáp nhập các Tổng Công Ty lớn nhằm khuyến khích cạnh tranh đối với các mặt hàng chiến lược của quốc gia; áp dụng các hàng rào đối với tài chính và mậu dịch quốc tế; thay đổi nhân sự cấp cao trong các lĩnh vực kinh tế/chính trị then chốt nhằm thay đổi chính sách điều hành kinh tế vĩ mô. Ví dụ: ngày 02/06/1987 tin Paul Volcker sẽ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2022