Hệ Thống Tỷ Giá Hối Đoái Thả Nổi (Linh Hoạt)


tỷ giá hối đoái như đã thoả thuận cho các ngân hàng Trung ương tham gia quỹ này vay tiền, khi dự trữ của họ không còn đủ để mua hoặc bán đủ lượng tiền USD để hỗ trợ các tỷ giá hối đoái của họ nữa: bàn bạc với các nước tham gia về những thay đổi trong các tỷ giá hối đoái của họ.

Song hệ thống này đã vấp phải một số khó khăn:

(+) Dự trữ không tương xứng: quy mô thương mại quốc tế tăng lên nhanh chóng trong những năm 1950 và 1960 gây nên những vận động tiền tệ lớn. Điều này đòi hỏi các ngân hàng Trung ương phải mua và bán USD nhiều lên nhằm duy trì các tỷ giá hối đoái đã thoả thuận. Một số ngân hàng nhận thấy rằng dự trữ về USD và vàng hiện tại là không xứng để duy trì tỷ giá cố định.

(+) Cách điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo xu hướng lâu dài:

Các tỷ lệ tăng trưởng về xuất khẩu và nhập khẩu cũng như tỷ lệ lạm phát rất khác nhau giữa các nước gây nên những thay đổi dài hạn về giá trị tương đối của tiền tệ. Nhiều nước đã đề nghị IMF thay đổi các tỷ giá hối đoái của họ.

(+) Các cuộc khủng hoảng mang tính đầu cơ: khi đã rò ràng một đồng tiền được đánh giá quá cao hoặc quá thấp so với tỷ giá hiện tại của nó thì các nhà đầu cơ sẽ mua hoặc bán những lượng tiền lớn theo dự đoán của họ về sự thay đổi tỷ giá hối đoái. Ngân hàng Trung ương sẽ phải chi tiêu những lượng tiền ngoại tệ lớn nhằm cố gắng duy trì tỷ giá cố định cho tới khi nó được thay đổi.

Vào năm 1971 các nước không còn khả năng đảm bảo rằng những đồng USD Mỹ có thể chuyển đổi thành vàng và tháng 8 năm 1971 Chính phủ Mỹ đã buộc phải xoá bỏ chế độ bản vị vàng của đồng USD.

7.2.6.2. Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi (linh hoạt)

Nguyên lý của hệ thống này là: Cho phép các tỷ giá hối đoái được xác định hoàn toàn bởi các lực lượng cung và cầu của thị trường, nhưng không có sự can thiệp nào của Chính phủ. Về mặt lý thuyết, các tỷ giá cần điều chỉnh một cách tự động theo những thay đổi trong lạm phát, trong cán cân thương mại và các nguồn vốn và duy trì “sự ngang bằng của sức mua” sao cho có thể mua được một lượng hàng nhất định từ cùng một lượng tiền của một trong hai nước (ví dụ: nếu 1 chai rượu Vang giá 15 USD ử Mỹ và 45 phrăng ở Pháp thì tỷ giá hối đoái sẽ là 3 phrăng một USD). Từ năm 1971 Mỹ và một số nươc khác đã cho phép tiền của họ thả nổi hoàn toàn hoặc phần lớn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Mặc dầu vậy hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi vẫn gặp phải những khó khăn: Trước năm 1971 nhiều nhà kinh tế đã ủng hộ việc để các tỷ giá hối đoái thả nổi tự do và dự tính rằng các tỷ giá sẽ tương đối ổn định vì đầu tư sẽ giữ chúng sát với sự ngang bằng của sức mua. Trong thực tế các tỷ giá đã chao đảo rất mạnh và đã tách rời khỏi sự ngang bằng của sức mua trong những thời kỳ dài, lý do là:


Kinh tế học vĩ mô - 24

- Có những sự vận động về vốn do những khác biệt về lãi suất trong các nước gây ra. Các mục tiêu của chính sách trong nước đã làm cho các nước theo đuổi những chính sách tiền tệ khác nhau, chúng làm lãi suất thực tế khác nhau và làm cho những luồng vốn lớn chảy vào các nước có lãi suất cao, đẩy tỷ giá hối đóái của nước này lên bất kể các điều kiện thương mại.

- Đầu cơ tiền tệ quốc tế cũng dẫn tới việc tăng và giảm khá lớn các tỷ giá hối đoái và những thay đổi này không liên quan tới các điều kiện thương mại.

- Sự thay đổi về cơ cấu trong và giữa các nền kinh tế. Các giá trị tương đối của nhiều hàng hoá đã thay đổi cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp mới và sự suy giảm của những ngành cũ làm cho giá trị trao đổi thực tế thay đổi so với các giá trị dự kiến thông qua sự ngang bằng về sức mua.

7.2.6.3. Hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý (không thuần nhất).

Một hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý (hay không thuần nhất) là một hệ thống trong đó tỷ giá hối đoái được phép thay đổi phù hợp với điều kiện thị trường, nhưng đôi khi Chính phủ can thiệp vào để ngăn ngừa không cho nó vận động ra ngoài các giới hạn nhất định. Một số nước đã chấp nhận và thực hiện một “khối tiền tệ” trong đó họ tìm cách duy trì những tỷ giá cố định với các đồng tiền của những nước thuộc khối, nhưng lại cho phép cả khối thay đổi cùng với các lực lượng thị trường một cách tương đối với các nước bên ngoài khối. Ví dụ điển hình nhất là hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS).

Các hệ thống này đã gặp phải những khó khăn tương tự đã dẫn tới sự kết thúc hệ thống Pretton Woods như: dự trữ không tương xứng, cần có sự điều chỉnh thường xuyên, các cuộc khủng hoảng mang tính đầu cơ.

Cuối cùng, vào mùa thu năm 1992, hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS) đã sụp đổ do áp lực dự trữ không lồ của đồng bảng Anh. Đó là sự giảm xuống của giá trị ngang bằng sức mua do có những sự di chuyển lớn về tư bản vào nước Đức, nơi mà lãi suất cao gấp đôi.

Các ngân hàng Trung ương và các Bộ trưởng tài chính hầu hết các nước đều có một hệ thống tỷ giá hối đoái ổn định hơn nhưng vẫn không có sự nhất trí về việc nó sẽ hoạt động ra sao. Hai trong những giải pháp đó là:

(1) Quyền rút vốn đặc biệt (SPRS): năm 1969 IMF đã tạo ra các tài sản dự trữ để ổn định giá hối đoái.

(2) Hội đồng tiền tệ châu Âu: Việc thành lập Hội đồng tìên tệ châu Âu được nhiều nhà kinh tế và lãnh đạo châu Âu ủng hộ, nhưng hiện nay vẫn chưa có khả năng thành hiện thực vì các nhu cầu trong nước về chính sách tiền tệ của các nước trong Hội đồng đang có nhiều mâu thuẫn.

Tóm lại: Vấn đề lập một hệ thống tài chính quốc tế như thế nào còn là câu hỏi bỏ


ngỏ. Đây là lĩnh vực nóng bỏng trong hệ thống kinh tế toàn cầu. Mỗi nước sẽ ứng phó như thế nào trong một thế giới đầy biến động như vậy?

Phần dưới đây sẽ nghiên cứu tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô, chủ yếu là chính sách tài khoá và tiền tệ, trong điều kiện có thương mại và giao lưu tư bản giữa các nước với nhau trên thế giới.

7.2.7. Tỷ giá và cán cân thương mại

Phần trên đã nghiên cứu khái niệm và sự hình thành tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối. Một câu hỏi được đặt ra là: Vì sao các Nhà nước lại quyết định can thiệp vào thị trường ngoại hối? Tỷ giá hối đoái có vai trò như thế nào trong việc xác định sản lượng, giá cả, việc làm? Để làm rò vấn đề cán cân thanh toán nói chung.

Như đã biết, cán cân thương mại, hay xuất khẩu ròng được xác định theo công thức: NX = X - IM (7.3)

Từ (7.3) cho biết cán cân thương mại thặng dư khi xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu (X>IM) và thâm hụt khi nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu (IM>X).

Tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng (NX) do tỷ giá hối đoái tác động đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường quốc tế. Một khi giá cả sản phẩm nội địa rẻ tương đối so với sản phẩm cùng loại trên thị trường thì khả năng cạnh tranh tăng lên, xuất khẩu do đó có xu hướng tăng lên.

Khả năng cạnh tranh (về giá cả) của một loại sản phẩm của một nước so với sản phẩm cùng loại sản xuất tại nước ngoài được xác định theo công thức: khả năng cạnh tranh: E. P*/P (7.4).

Trong đó:

P* -Giá sản phẩm nước ngoài tính theo ngoại tệ (ví dụ đồng USD).

P - Giá sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước tính theo đồng nội tệ (ví dụ đồng Việt Nam).

E - Tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước ngoài tính theo đồng nội tệ (ví dụ tỷ giá đồng USD tính theo tiền Việt Nam).

Với P và P* không đổi, khi E tăng, E.P* tăng. Giá của sản phẩm nước ngoài trở nên đắt tương đối so với giá sản phẩm trong nước. Giá sản phẩm trong nước trở nên rẻ tương đối so với giá sản phẩm nước ngoài. Sản phẩm trong nước do đó có khả năng cạnh tranh cao hơn. Xuất khẩu sẽ tăng nhập khẩu giảm đi ít ra là trong ngắn hạn.

Khả năng cạnh tranh còn gọi là tỷ giá hối đoái thực tế. Tỷ giá này phụ thuộc vào tỷ giá danh nghĩa (E) và mối quan hệ giữa giá cả tương đối giữa hai nước (P*/P).

Trong chương 2 chúng ta đã biết rằng tổng cầu trong điều kiện nền kinh tế mở bằng: AD = C + I + G + NX (7.5)

Vậy khi NX tăng, tổng cầu sẽ tăng lên và sản lượng cân bằng cũng tăng lên và


ngược lại. Như vậy, sự thay đổi tỷ giá hối đoái danh nghĩa và do đó làm thay đổi tỷ giá hối đoái thực tế sẽ tác động đến cán cân thương mại (hay xuất khẩu ròng), từ đó tác động đến sản lượng, việc làm, giá cả.

Để biểu thị mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại, chúng ta nghiên cứu với một đồng nhất thức khác từ chương trước:

Tiết kiệm (S) = Đầu tư trong nước (I) + Đầu tư nước ngoài ròng (NFI) Bên cạnh đó lại có đồng nhất thức

Đầu tư nước ngoài ròng (NFI) = Xuất khẩu ròng (NX)

Từ hai đồng nhất thức trên ta có S – I = NX (7.6)

Đồng nhất thức này cho biết rằng sự chênh lệch giữa lượng mua và bán tài sản nước ngoài ròng (NFI) bằng sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ (NX). Ví dụ như khi xuất khẩu ròng của Mỹ là dương, người nước ngoài đang mua nhiều hàng hoá và dịch vụ Mỹ hơn là người Mỹ mua hàng hoá và dịch vụ nước ngoài. Trong trường hợp đó, người Mỹ dùng những đồng tiền dư thừa sau khi mua hàng hoá và dịch vụ nước ngoài như thế nào? Chắc chắn họ phải nắm giữ thêm tài sản nước ngoài. Tác động dương lên đầu tư nước ngoài ròng của Mỹ.

Ngược lại, nếu xuất khẩu ròng của Mỹ là âm, người Mỹ đang chi tiêu nhiều cho nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ hơn là nguồn thu từ xuất khẩu. Khoảng thâm hụt thương mại này phải được tài trợ bởi việc bán các tài sản nước ngoài do người Mỹ nắm giữ và dẫn đến đầu tư nước ngoài ròng giảm đi.

Mô hình kinh tế mở của chúng ta giả định rằng hai vế của đồng nhất thức này đại diện cho hai phía của thị trường ngoại tệ. Đầu tư nước ngoài ròng đại diện cho lượng cung USD bán ra để tài trợ việc mua tài sản nước ngoài. Ví dụ như khi một quỹ tương hỗ Mỹ muốn mua một trái phiếu Chính phủ Nhật, nó cần phải đổi USD sang yên trên thị trường ngoại tệ và là tăng cung USD. Xuất khẩu ròng đại diện cho lượng cầu về USD dùng cho mục đích nhập khẩu ròng của nước ngoài. Ví dụ như khi một doanh nghiệp hàng không Nhật Bản cần mua một chiếc máy bay Boeing, nó cần phải đổi yên sang USD và làm tăng cầu về USD trên thị trường ngoại tệ.

Giá cả nào sẽ cân bằng cung và cầu trên thị trường ngoại tệ? Câu trả lời là tỷ giá hối đoái thực tế. Như đã biết, tỷ giá hối đoái là giá cả tương đối giữa hàng hoá trong nước và hàng hoá nước ngoài và do đó nó là yếu tố quyết định chủ chốt của xuất khẩu ròng. Khi tỷ giá hối đoái thực tế của Mỹ tăng lên, hàng hoá Mỹ trở nên đắt đỏ hơn hàng hoá nước ngoài. Điều này làm cho hàng hoá Mỹ kém hấp dẫn cả ở trong nước và ở nước ngoài. Kết quả là xuất khẩu của Mỹ giảm trong khi nhập khẩu vào Mỹ tăng lên

.Vì cả hai điều này, xuất khẩu ròng giảm đi. Như vậy khi đồng tiền lên giá thực tế, lượng cầu về USD trên thị trường ngoại tệ giảm đi.


NX

S - I


NX

Hình 7.3: Xác định tỷ giá hối đoái thực tế


Hình 7.3. cho thấy đường cung và cầu trên thị trường ngoại tệ. Đường cầu dốc xuống với lý do mà chúng ta đã thảo luận là: một tỷ giá hối đoái thực tế cao hơn sẽ làm cho hàng hoá Mỹ đắt đỏ hơn và điều này làm giảm lượng cầu về USD. Đường cung USD thẳng đứng vì lượng cung về USD xuất phát từ đầu tư nước ngoài ròng không phụ thuộc tỷ giá hối đoái thực tế. Lưu ý rằng như đã thảo luận trước, đầu tư nước ngoài ròng phụ thuộc vào lãi suất thực tế. Khi nghiên cứu về thị trường ngoại tệ, chúng ta coi lãi suất thực tế và đầu tư nước ngoài ròng là cho trước.

Tỷ giá hối đoái thực tế điều chỉnh để cân bằng cung và cầu về ngoại tệ giống như trên các thị trường hàng hoá khác. Nếu tỷ giá hối đoái nằm dưới mức cân bằng, lượng cung về USD sẽ nhỏ hơn lượng cầu về USD. Lượng thiếu hụt USD trên thị trường sẽ đẩy giá USD lên. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái thực tế nằm trên mức cân bằng, lượng cung về USD sẽ lớn hơn lượng cầu về USD. Dư cung về USD sẽ làm giảm giá của nó. Tại mức tỷ giá hối đoái thực tế cân bằng, cầu về USD của người nhập khẩu hàng hoá Mỹ sẽ đúng bằng lượng cung USD của người Mỹ xuất phát từ đầu tư nước ngoài ròng.

Một điểm cần chú ý ở đây là sự phân chia các giao dịch thành cung và cầu trong mô hình này có một chút nhân đạo. Trong mô hình của chúng ta xuất khẩu ròng tạo ra cầu về USD và đầu tư nước ngoài ròng tạo ra cung về USD. Do vậy, khi một người sống ở Mỹ nhập khẩu một chiếc xe Nhật, mô hình của chúng ta ghi nhận giao dịch đó làm giảm cầu về USD (vì xuất khẩu ròng giảm đi), chứ không phải là làm cho lượng cung USD tăng lên. Tương tự như vậy, khi một công nhân Nhật nhận mua một trái khoán Chính phủ Mỹ, mô hình của chúng ta ghi nhận giao dịch đó làm giảm lượng cung USD vì nó làm giảm đầu tư nước ngoài ròng chứ không phải làm cho lượng cầu về USD tăng lên. Cách sử dụng ngôn ngữ này lúc đầu có vẻ không tự nhiên, nhưng nó sẽ rất hữu dụng trong các phân tích hiệu ứng của các chính sách.

Như vậy, tỷ giá hối đoái là biến số rất quan trọng, tác động đến cán cân thương


mại và cán cân thanh toán, do đó tác động đến sản lượng, việc làm cũng như sự cân bằng của nền kinh tế nói chung. Chính vì vậy, một số nước trên thế giới vẫn còn duy trì chế độ tỷ giá hối đoái cố định, còn phần lớn các nước theo đuổi chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái chỉ biến động trong một phạm vi nhất định, để ổn định và phát triển nền kinh tế.

7.3. CÁC CÔNG CỤ CHỦ YẾU TRONG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI

7.3.1. Thuế quan

Thuế quan là những khoản tiền tệ mà người chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan là cơ quan đại diện của nước sở tại.

- Thuế quan phân thành 3 loại:

+ Thuế quan xuất khẩu (hiện ít được sử dụng vì nó sẽ làm hạn chế quy mô xuất khẩu của hàng hoá).

+ Thuế quan nhập khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng nhập khẩu, theo đó người mua trong nước phải trả cho những hàng hoá nhập khẩu một khoản lớn hơn mức mà người xuất khẩu ngoại quốc nhận được.

+ Thuế quan quá cảnh áp dụng với các quốc gia có điều kiện, vị trí đặc biệt thực hiện các nghiệp vụ trung chuyển hàng hoá (tái xuất khẩu và chuyển khẩu).

- Tác động của thuế quan:

Thuế quan tăng -> giá cả hàng hoá ngoại thương tăng lên -> cầu hàng hoá ngoại thương giảm xuống (cầu hàng hoá nội địa tăng lên) -> cung hàng hoá ngoại thương cũng giảm xuống (cung hàng hoá nội địa tăng lên). Và ngược lại...

- Cách tính thuế quan khác nhau (ví dụ tính thuế quan nhập khẩu):

+ Phương pháp tính thuế quan theo đơn vị vật chất của hàng hoá nhập khẩu:

P1 = P0 + TS

Trong đó: P0 là giá cả hàng hoá trước thuế nhập khẩu. TS là thuế quan tính theo đơn vị hàng hoá. P1 là giá cả hàng hoá sau thuế nhập khẩu.

+ Phương pháp tính thuế quan theo giá trị hàng hoá là mức thuế tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của mức giá hàng hoá trả cho nhà xuất khẩu ngoại quốc:

P1 = P0 (1 + t)

Trong đó: P0: là thuế nhập khẩu.

TS: là giá cả hàng hoá sau thuế nhập khẩu t: là tỷ lệ % thuế đánh vào giá hàng.

+ Phương pháp tính thuế quan hỗn hợp là thuế quan vừa tính theo một tỷ lệ phần trăm so với giá trị hàng hoá vừa cộng với mức thuế tính theo một đơn vị vật chất của hàng hoá. Có trường hợp thuế quan tính theo tỷ lệ phần trăm của mức giá hàng hoá


được bán ở thị trường trong nước P1 chứ không tính theo P0. Có thể dùng phép số học để chuyển hoá giữa hai hình thức thuế quan nói trên.

7.3.2. Các hàng rào phi thuế quan

7.3.2.1. Hạn ngạch (Quota)

Hạn ngạch là quy định của Nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập khẩu từ một thị trường trong một thời gian nhất định (thường là một năm) thông qua hình thức cấp giấy phép (quota xuất khẩu khẩu). Đây là một công cụ phổ biến trong hàng rào phi thuế quan.

Thông thường hạn ngạch nhập khẩu phổ biến hơn hạn ngạch xuất khẩu bởi quốc gia nào cũng muốn xuất khẩu để bán hàng và thu ngoại tệ...

- Hạn ngạch không đem lại thu nhập cho Chính phủ và không có tác dụng hỗ trợ các loại thuế khác. Hạn ngạch có thể đem lại lợi nhuận rất lớn cho những người xin được cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch.

- Hạn ngạch nhập khẩu có thể biến một doanh nghiệp trong nước thành một nhà độc quyền. Có thể tránh tình trạng này bằng cách bán đấu giá giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch.

7.3.2.2. Giấy phép (Licence)

Đây là hình thức cơ quan có thẩm quyền cho phép các nhà kinh doanh được xuất hoặc nhập khẩu. Công cụ này có hiệu lực mạnh hơn so với thuế quan nhưng thuộc nhóm hạn chế phi thuế quan, nên xu hướng chung là các nước dần dần ít sử dụng.

Các loại giấy phép:

- Giấy phép chung: chỉ quy định tên hàng và thị trường không hạn chế định lượng và không ghi rò địa chỉ doanh nghiệp cấp.

- Giấy phép riêng: cấp riêng cho từng nhà kinh doanh, ghi rò số lượng, giá trị, thị trường và mặt hàng cụ thể.

Ngoài ra, còn có các hình thức khác như giấy phép có điều kiện, giấy phép đổi hàng, giấy phép ưu tiên.

7.3.2.3. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary export restraint - VER)

Đây là một hình thức của hàng rào mậu dịch phi thuế quan. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một biện pháp hạn chế xuất khẩu, mà theo đó, một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình một cách “tự nguyện”, nếu không họ sẽ áp dụng biện pháp trả đũa kiên quyết.

Hình thức này thường được áp dụng cho các quốc gia có lượng xuất khẩu quá lớn ở một số mặt hàng nào đó.


7.3.2.4. Trợ cấp xuất khẩu (Export subsidise)

Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi suất thập đối với các nhà xuất khẩu trong nước. Bên cạnh đó, Chính phủ còn có thể thực hiện một khoản cho vay ưu đãi đối với các bạn hàng nước ngoài để họ có điều kiện mua các sản phẩm do nước mình sản xuất và để xuất khẩu ra bên ngoài.

Đây là chính sách tín dụng “viện trợ” mà Chính phủ các nước công nghiệp phát triển áp dụng khi cho các nước đang phát triển vay (thường kèm theo các điều kiện chính trị).

7.3.2.5. Tín dụng xuất khẩu (Export Credits)

Đây là hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách Nhà nước lập các quỹ tín dụng xuất khẩu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng thương mại, bảo đảm gánh vác rủi ro nhằm tăng cường tín dụng cho hoạt động xuất khẩu và thông qua đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.

7.3.2.6. Bán phá giá (Dumping)

Theo hiệp định về chống bán phá giá của WTO (ADA) đặt ra tiêu chí xác định việc bán phá giá. Một hàng hóa được xác định là bán phá giá trên cơ sở xác định giá trị thông thường bằng 3 cách sau:

- Căn cứ vào giá bán của sản phẩm đó tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu.

- Căn cứ vào giá bán của nước xuất khẩu tại một nước khác.

- Căn cứ vào tổng hợp giá thành sản xuất, các chi phí có liên quan cùng với lợi nhuận tối thiểu của nhà sản xuất và xuất khẩu.

Hành vi chống bán phá giá là hành vi đánh thuế nhập khẩu bổ sung đối với một loại hàng hóa cụ thể từ một nước xuất khẩu nào đó, nhằm cân bằng giữa giá hàng nhập khẩu và giá trị thực của nó, nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất trong nước tại nước nhập khẩu.

7.3.2.7. Phá giá tiền tệ (Exchange Dumping)

Hay còn gọi là phá giá hối đoái: là hình thức biến tướng của phá giá. Đặc điểm của biện pháp này là thông qua các thủ thuật tác động vào tỷ giá hối đoái làm cho đồng tiền nội tệ mất giá so với một, một nhóm hoặc tất cả các đồng tiền ngoại tệ để hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn khi tính bằng ngoại tệ và do vậy có lợi thế cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường nước ngoài.

7.3.2.8. Một số biện pháp khác

Ngoài các biện pháp nêu trên, chính sách thương mại còn sử dụng một số biện pháp sau đây:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2022