Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam - 12


Vì vậy, để phòng và chống rửa tiền qua các ngân hàng có hiệu quả ở Việt Nam, cần thực hiện:

Thứ nhất, thống nhất nhận thức và xác định quyết tâm về sự cần thiết phải tăng cường chống rửa tiền như một trong các nhiệm vụ và giải pháp quan trọng nhằm bảo đảm an ninh tiền tệ, lành mạnh hệ thống tài chính quốc gia và đáp ứng các yêu cầu, cam kết hội nhập quốc tế.

Thứ hai, cần sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý đồng bộ cho công tác chống rửa tiền; cần giao nhiệm vụ cụ thể và quyền lực cần thiết đủ lớn cho cơ quan chuyên trách chống rửa tiền, với các chế tài đủ nghiêm trừng phạt các hành vi rửa tiền.

Thứ ba, tăng cường phối hợp quốc tế trong phòng chống rửa tiền, nhất là phối hợp về thể chế và thông tin, thực hiện các hoạt động nghiệp vụ sâu cần thiết để nhận diện và đuổi bám, ngăn chặn các hoạt động chuyển tiền ngày càng phức tạp, xuyên quốc gia và trên phạm vi toàn cầu.

Thứ tư, cần có các phương án, kịch bản và nhạc trưởng trong toàn bộ công tác tổ chức phòng chống rửa tiền là NHNN; đồng thời, cần tăng cường phối hợp giữa các cơ quan hữu quan, từ lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Thứ năm, cần phát triển hệ thống thông tin quốc gia công khai, minh bạch, cập nhật và thuận tiện tra cứu về các quy định, nhận biết và các quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan của các ngân hàng thương mại và người dân về chuyển tiền và giao dịch của ngân hàng, phòng, chống rửa tiền…

Đặc biệt, cần coi cả phòng và chống rửa tiền là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước, cũng như của toàn ngành và từng đơn vị ngân hàng bảo đảm ổn định và lành mạnh nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính-tiền tệ nói riêng. Sử dụng đồng bộ và linh hoạt các công cụ, giải pháp chống rửa tiền; không ngừng hoàn thiện cơ sở pháp lý, phát triển các thể chế và công nghệ, nhân lực trong hoạt động chống rửa tiền. Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đơn vị trong nước và quốc tế,


nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả công tác chống rửa tiền; bảo đảm việc tuân thủ các quy định phòng, chống rửa tiền của các Ngân hàng thương mại. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác PCRT và cương quyết xử phạt vi phạm hành chính trong việc không tuân thủ các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền đối với các TCTD. Tiến tới hạn chế giao dịch bằng tiền mặt; Hướng các ngân hàng tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Phòng chống rửa tiền qua ngân hàng hiệu quả là thước đo và điều kiện để phát triển lành mạnh hệ thống ngân hàng Việt Nam trong hội nhập.


Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam - 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Tài chính, 2010. Thông tư số 148/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền đối với lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và trò chơi giải trí có thưởng.

2. Bộ xây dựng, 2011. Thông tư số12/2011/TT-BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động kinh doanh bất động sản,

3. Bộ Tư pháp, 2010. Tăng cường năng lực của các cơ quan pháp luật và thực thi pháp luật trong công tác phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam. Lĩnh vực Tư pháp.

4. Chính phủ, 2013. Nghị định số 116/2003/NĐ–CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền.

5. Nguyễn Hải Bình, 2005. Phòng, chống rửa tiền trên thế giới và một số lưu ý khi áp dụng tại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, số 11, trang 10-13

6. Lê Vinh Danh, 1997. Chính sách tiền tệ và sự điều tiết vĩ mô của ngân hàng trung ương ở các nước tư bản phát triển, Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia

7. Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2008. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.

8. Nguyễn Minh Hiền, 2011. Phòng ngừa tội phạm rửa tiền ở Việt Nam. Tiến sĩ. Học Viện cánh sát nhân dân

9. Trần Quang Hiệp, 2009. Công tác đấu tranh phòng chống rửa tiền ở Việt Nam, tạp chí Công An nhân dân, số 07, trang 15-19.

10. Nguyễn Đắc Hoan, 2007. Hoạt động rửa tiền ở Việt Nam - Giải pháp phòng ngừa. Đề tài cấp bộ.

11. Đoàn Hồng Lê, 2009. Kinh nghiệm của Hồng Kông vào việc chống tội phạm “rửa tiền” ở nước ta hiện nay, Tạp chí sinh hoạt lý luận, số 4, trang 12-15.

12. Ngân hàng Nhà nước, 2013. Thông tư số 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền.


13. Ngân hàng Nhà nước, 2013. Thông tư số 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền.

14.Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, 2009. Giải pháp phòng, chống rửa tiền tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Lĩnh vực ngân hàng.

15. Nguyễn Văn Ngọc, 2014. Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2015-2020, Tạp chí ngân hàng, số 24, trang 02-05.

16. Nguyễn Văn Ngọc, 2014. Tiến triển trong công tác phòng, chống rửa tiền của Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, số 1+2, trang 63-65.

17. Paul Allan Schott, 2007. Hướng dẫn tham khảo về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, Hà Nội: NXB Văn Hóa Thông Tin

18. Quốc hội, 2012. Luật phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13.

19. Liên Hiệp Quốc, 1988, Công ước Viên về chống buôn lậu ma tuý tổng hợp và các chất hướng thần, Vienna.

20. Liên Hiệp Quốc, 2000, Công ước Palermo về chống tội phạm có tổ chức, Palermo

21. Trần Thị Hoài Thu, 2013. Nguy cơ bị lợi dụng rửa tiền, tài trợ khủng bố từ hệ thống chuyển tiền ngầm và hanhg lang pháp lý điều chỉnh, Tạp chí ngân hàng, số 16, trang 56-59

22. Văn Tạo, Kim Anh, 2010, Phòng, chống rửa tiền kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, số 1.

23. Nguyễn Thị Minh Thơ, 2010. Rủi ro về rửa tiền và tài trợ cho khủng bố đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Thạc sĩ. Học Viện tài chính.

24. Minh Văn, 2013. Rửa tiền và các chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền, Tạp chí ngân hàng, số 14, trang 63-67

25.Vito Tanzi, 2006. Rửa tiền và hệ thống tài chính quốc tế. Báo cáo công tác của IMF, số 96/55, mục 3 và 4.


26.

Tiếng Anh

1. Council of Euro, 1999. Dirty money: The evolution of money laundering countermeasure, Council of Euro Publishing, Belgium 1999.

2. Paul Allan Schott, 2006. Reference Guide to Anti-Money Laundering and Combating the Financing of Terrorism, The World Bank.

3. UN, 1988. Convention Against Illicit Traffic In Narcotic Drugs And Psychotropic Substances, Vienna.

4. Anti Money Laundering and Combating the Financing of Terrorism Service, China and Hongkong. Available through KPMG website

<https://www.kpmg.com/CN/en/IssuesAndInsights/ArticlesPublications/Documents/anti-money-laundering-0902.pdf> [Accessed 15 August 2014].

5. Asian Pacific Group on Money Laundering, Secretariat Note, 2014 : 8th Mutual Evaluation Report Follow up Report: United States. Available through: Asian Pacific Group on Money Laundering website

<http://apgml.org/documents/search-results.aspx?keywords=United+State> [Accessed 15 August 2014].

6. Financial action Task Force & Asia/Pacific Group on money laundering: Third mutual evaluation report on anti-money laundering and combating the finqncing of terrorism. Available through: Asian Pacific Group on Money Laundering website <http://apgml.org/documents/search-results.aspx?keywords=United+State> [Accessed 15 August 2014].

7. National Money Laundering 2007 Available at FINCEN website

<http://www.fincen.gov/news_room/rp/files/nmls_2007.pdf> [ Accessed .... 2014].


PHỤ LỤC

Nội dung câu hỏi phỏng vấn:

Câu 1: Ông (bà) cho biết về thực trạng rửa tiền Việt Nam trong thời gian vừa qua?

Câu 2: Ông (bà) có thể cho biết trách nhiệm của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc phòng, chống rửa tiền?

Câu 3: Để phòng chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra quy định giao dịch trên 300 triệu đồng trong ngày thì phải báo cáo? Việc này có được các ngân hàng thương mại tuân thủ?

Câu 4: Ông (bà) cho biết về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực phòng, chống rửa tiền ở các ngân hàng tại Việt Nam.

Câu 5: Quan điểm và mục tiêu chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới là gì?

Câu trả lời: Câu 1:

Lãnh đạo - Cục Phòng, chống rửa tiền cho biết: Tình hình tội phạm rửa tiền ở Việt Nam chưa có đánh giá chính thức của cơ quan thẩm quyền về vấn đề này. Nguyên nhân là vì năm 2009, Quốc hội mới thông qua sửa đổi Bộ Luật Hình sự 1999, sửa đổi điều 251 thành tội rửa tiền. Luật sửa đổi bổ sung này có hiệu lực 01/01/2010. Mặt khác, Luật Phòng, chống rửa tiền mới có hiệu lực năm 2013, cuối năm 2013 nghị định hướng dẫn Luật phòng, chống rửa tiền mới có hiệu lực và năm 2014 các thông tư hướng dẫn một số quy định về phòng chống rửa tiền mới có hiệu lực để hoàn thiện khung pháp lý về phòng, chống rửa tiền. Trên thực tế, các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử chủ yếu tập trung vào các tội phạm nguồn của tội rửa tiền.

Câu 2:

Theo quy định của Luật phòng, chống rửa tiền thì các ngân hàng thương mại phải có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:


- Thiết lập Bộ phận chuyên trách về phòng, chống rửa tiền đặt tại hội sở chính để triển khai toàn bộ các Tổ chức tín dụng

- Xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền gồm

- Tuân thủ và thực hiện các báo cáo: Báo cáo STR, báo cáo giao dịch CTR và báo cáo EFT

- Thực hiện cập nhật, nhận biết, rà soát thông tin khách hàng.

- Hàng năm phải thực hiện kiểm toán nội bộ về công tác phòng, chống rửa tiền và báo cáo kết quả về Cơ quan phòng, chống rửa tiền.

Câu 3:

Lãnh đạo - Cục Phòng, chống rửa tiền cho biết: Hiện nay về cơ bản các ngân hàng thương mại đã cài đặt hệ thống báo cáo tự động cáo giao dịch giá trị lớn về Cục phòng, chống rửa tiền.

Câu 4:


Lãnh đạo - Cục Phòng, chống rửa tiền:

Các Ngân hàng đang tiếp cận các công ty cung ứng dịch vụ về phòng, chống rửa tiền để xây dựng chương trình công nghệ thông tin về Phòng chống rửa tiền. Về xu thế tất cả phải thực hiện do đặc thù quy mô các ngân hàng khác nhau thì phải lựa chọn hệ thống công nghệ thông tin phù hợp.

Câu 5:

Lãnh đạo - Cục Phòng, chống rửa tiền cho biết:

- Việc tuân thủ các quy định phòng, chống rửa tiền của các Ngân hàng thương mại. Yêu cầu các Ngân hàng nghiêm túc thực hiện báo cáo theo đúng quy định của pháp luật.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống rửa tiền và cương quyết xử phạt vi phạm hành chính trong việc không tuân thủ các quy định pháp luật về PCRT đối với các TCTD.

- Tiến tới hạn chế giao dịch bằng tiền mặt.



- Hướng các Ngân hàng tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2022