Kết cấu chứa nhiều tình tiết bất ngờ là kiểu kết cấu mà trong quá trình tổ chức diễn biến của câu chuyện, nhà văn xen vào một tình tiết, một hành động hay một cử chỉ, việc làm nào đó của nhân vật để rồi sau tình tiết, hành động, cử chỉ, việc làm ấy số phận, cuộc đời, tâm trạng của nhân vật thay đổi, đi theo một ngã rẽ khác. Từ đó tạo ra một sự bất ngờ, ngạc nhiên, hay một cảm xúc xúc động, nghẹn ngào nơi người đọc.
Truyện ngắnSong sinh có kết cấu thuộc kiểu kết cấu chứa nhiều tình tiết bất ngờ. Tình tiết bất ngờ thứ nhất là hành động Sìu nhân cơ hội Du vẫn mải say cuộc rượu bên nhà bạn, mặc quần áo để giả làm Du, đến ang nước gặp Lu. Tại đây Sìu đã làm một việc mà không ai có thể chấp nhận được. Chính hành động này của Sìu mà cuộc đời của tất cả ba nhân vật Du, Lu, Sìu thay đổi hoàn toàn. Du và Lu vốn là một cặp vợ chồng mới cưới, vẫn còn đang mặn nồng, đằm thắm, hạnh phúc nay vì việc này mà đổ vỡ tất cả: Lu không còn giữ được sự trong trắng tuyệt đối với Du còn Du lại quay sang nghi ngờ tình yêu, lòng chung thủy của Lu: "- Mày nói đi chứ? - Du không ngăn nổi hờn ghen - Hay những ngày tao không ở nhà chúng mày thường cùng như thế?". Tình nghĩa anh em cũng theo đó mà tan biến, Du nhìn Sìu như nhìn một kẻ thù không đợi trời chung với ánh mắt như của một con trâu rồ: "Cái mặt thằng Du hôm nay khác quá? Sìu tránh nhìn vào đôi mắt đỏ như trâu rồ của Du... Du bước về phía Sìu. Ngực Du phập phồng, đôi bàn tay đưa lên như hai bàn cào thóc ngoạm chặt cổ Sìu. Bị bất ngờ Sìu không kịp né cú thộp. Khó thở quá. Sìu trợn căng mắt, dồn sức ngáng mạnh làm Du ngã chổng. Nằm dưới đất nhưng Du vẫn không chịu buông tay khỏi cổ Sìu. Những ngón tay xiết chặt làm Sìu khó chịu. Nó ra sức đấm vào mặt, vào bụng Du, nhưng sự phản kháng chỉ càng làm tăng thêm cơn giận của thằng anh sinh đôi. Đây không còn là thằng Du thường ngày, tay nó giờ như cạm sắt không chịu buông con mồi" [55, tr.73]. Cuối cùng, để che giấu mọi chuyện, Sìu đã phải đóng giả Du trở về đơn vị cũ còn Du lại đóng giả Sìu cùng Lu bỏ đi biệt xứ. Chỉ một tình tiết, một biến cố, một hành
động của một nhân vật thôi cũng đủ làm thay đổi tất cả. Một sự thay đổi quá lớn, không ai có thể lường trước được.
Thông thường, trong mỗi truyện ngắn của Cao Duy Sơn, ông không sử dụng một tình tiết bất ngờ mà con số này thường từ hai trở lên. Điều này giúp cho nhà văn khắc họa trọn vẹn sự thay đổi trong cuộc đời, số phận hay tâm trạng của nhân vật.
Kết thúc truyện ngắn Song Sinh là một tình tiết bất ngờ khác. Tình tiết này đánh dấu sự thay đổi trong cuộc đời của Sìu (Du hiện tại) đó chính là bức thư của Du (Sìu hiện tại). Không ai ngờ được rằng (có lẽ cả Sìu) với lòng căm giận sâu sắc lại có ngày Du viết thư cho Sìu hơn nữa trong thư Du lại động viên Sìu "gắng mà sống cho tử tế", Du cũng gửi trả lại toàn bộ số tiền mà anh đã lấy của Sìu trước khi đi biệt xứ và thêm mười triệu nữa; Du viết "cái tên Du của tao cũng biếu cho mày luôn, từ lâu tao cũng đã là thằng Sìu rồi" kèm theo đó là một chiếc vé số với hi vọng Sìu sẽ gặp may. Chính bức thư của Du đã làm tâm trạng cũng như sự nhìn nhận cuộc đời của Sìu thay đổi:
"Tay ôm chiếc hộp, Sìu đưa mắt nhìn về phía rặng cây xa xa với vẻ mơ màng hiếm thấy. Một làn gió thổi tới, chiếc vé số bất ngờ tuột khỏi tay rơi xuống mặt đất. Gã bất ngờ lên tiếng gọi:
- Chiếc vé, chiếc vé số... Có ai nhặt hộ với.
Ngoài sân mọi người quay lại nhìn gã chằm chằm, rồi tất cả cùng mỉm cười.
Lần đầu tiên họ được nghe giọng nói của gã." [55, tr.89]
Kể từ khi phải vào khu điều trị, một năm ba lần phẫu thuật vô cùng đau đớn, Sìu đã vỡ lẽ ra nhiều điều. Gã buồn vì đôi chân không còn lành lặn nhưng điều khiến gã buồn và ân hận, day dứt hơn chính là chuyện cũ. Từ đó, hắn trở lên im lặng, lầm lũi; gã không nói chuyện, không giao du với ai cả. Gã đóng chặt tâm hồn mình lại khỏi thế giới bên ngoài. Thế nhưng sau khi nhận và đọc xong lá thư của người anh sinh đôi gửi cho, Sìu bắt đầu có những biểu hiện lạ, mắt anh có "vẻ mơ màng hiếm thấy", đặc biệt là lần đầu tiên người ta nghe thấy giọng của gã. Phải
Có thể bạn quan tâm!
- Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn - 8
- Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn - 9
- Kết Cấu Chứa Nhiều Tình Tiết Bất Ngờ
- Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn - 12
- Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn - 13
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
chăng gã đã chấp nhận thân phận là Du hiện tại, đã bắt đầu mở lòng mình ra đón nhận cuộc sống mới.
Với kết cấu chứa nhiều tình tiết bất ngờ, nhà văn đã bộc lộ tấm lòng nhân đạo sâu sắc của mình đối với những con người có hành vi xấu nhưng biết ăn năn, hối hận. Những con người ấy hoàn toàn có quyền được sống một cuộc sống mới, được hưởng hạnh phúc sau khi họ đã trả giá cho hành động của mình.
Kết cấu chứa nhiều tình tiết bất ngờ cũng được nhà văn sử dụng trong nhiều tác phẩm khác như Thằng Hoán, Cuộc báo thù cuối cùng, Nơi đây không một bóng người... Trong truyện ngắn Cuộc báo thù cuối cùng, tình tiết bất ngờ là tình tiết vợ lão Vược bị hổ hại chết trong một lần đi đón chồng về. Lão Vược cả đời là thợ săn, biết bao muông thú đã chết dưới bàn tay của lão vậy mà chính vợ lão lại trở thành nạn nhân của thú dữ. Một sự việc thật oái oăm, trớ trêu. Sau tình tiết, sự kiện ấy, lão Vược đã trở thành một con người hoàn toàn khác. Ở lão, niềm vui, niềm hạnh phúc dường như đã biến mất hoàn toàn, thay vào đó là lòng thù hận và quyết tâm báo thù. Tâm hồn lão không lúc nào cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản cả bởi nó đã bị mối thù kia đè nặng. Còn bé Na - con gái lão còn ít tuổi đã trở thành trẻ mồ côi, sống trong sự thiếu thốn tình cảm của mẹ nhưng cũng chính vì sống trong hoàn cảnh này mà ở bé Na tồn tại một sự cảm thông sâu sắc, một tấm lòng nhân hậu bao la.
Cuộc đời của lão Vược có lẽ sẽ mãi chìm trong hận thù, tâm hồn sẽ mãi không thấy thanh thản, nhẹ nhàng nếu như không xuất hiện tình tiết bất ngờ thứ hai: dòng nước mắt trong sáng trên khuôn mặt ngây thơ của bé Na. Chứng kiến cảnh hổ bị bị bắn chết, nhìn sang con hổ con, liên hệ với hoàn cảnh của mình, trong lòng bé Na đã trào lên một sự đồng cảm mạnh mẽ. Bé lo cho con hổ con kia rồi sau đây cũng phải sống một cuộc sống thiếu thốn tình cảm, sự chăm sóc của mẹ. Với hai hàng nước mắt lăn dài trên má, bé Na xin cha đừng giết con hổ con. Chính hành động và dòng nước mắt của bé Na đã làm cho lão Vược thức tỉnh hoàn toàn, lão từ bỏ hận thù với một tâm trạng nhẹ nhàng, thanh thản, thoải mái. Sự tài tình của nhà văn là ở chỗ ông đã để cho chính những người liên quan trực tiếp, có quan hệ mật thiết với nhân vật để giải tỏa mọi khúc mắc, mọi hận thù của nhân vật.
Mặc dù, phân tích, tìm hiểu rạch rồi từng kiểu kết cấu là thế nhưng qua khảo sát toàn bộ truyện ngắn của Cao Duy Sơn, chúng tôi nhận thấy bên cạnh những tác phẩm sử dụng chuyên một kiểu kết cấu, còn có những tác phẩm có sự đan xen, kết hợp giữa các kiểu kết cấu dựa trên một kiểu kết cấu chủ đạo. Điều này đã đem đến cho các tác phẩm của Cao Duy Sơn một hiệu quả nghệ thuật cao hơn; cuộc sống cũng như số phận của con người miền núi được tái hiện một cách tự nhiên, sinh động, chân thật hơn; theo đó ấn tượng để lại trong lòng người đọc cũng sâu đậm, ám ảnh hơn.
3.3. Đăc sắ c ngôn ngư
Trong tác phẩm nghệ thuật, ngôn ngữ giữ một vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó là cái vỏ quyền năng chứa đựng nội dung phong phú bên trong. Thông qua cái vỏ ngôn ngữ ấy, độc giả có thể khám phá ra biết bao nhiêu điều lý thú trong thế giới hình tượng, trong quan niệm, tư tưởng... mà nhà văn gửi gắm trong mỗi tác phẩm. Có thể nói rằng, ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ là phương thức tồn tại và biểu hiện của nội dung mà thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, nhà văn từng bước khẳng định phong cách và tài năng riêng của mình. Cao Duy Sơn là một trong những nhà văn miền núi đầy tài năng. Ngôn ngữ nghệ thuật trong các sáng tác của ông thường rất độc đáo, mang đậm màu sắc, hương vị Tày. Điều này được thể hiện rõ qua lối diễn đạt hồn nhiên hay ví von; qua việc sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ mang sắc thái địa phương và đặc biệt là qua việc đưa ngôn ngữ dân tộc Tày vào trong các trang văn.
3.3.1. Lố i diễn đat hồn nhiên hay ví von của người miền núi
Đặc điểm đầu tiên về ngôn ngữ nghệ thuật mà chúng ta phải nhắc đến trong các sáng tác của Cao Duy Sơn đó là ông thường xuyên sử dụng lối diễn đạt hồn nhiên và cách nói ví von, so sánh nhằm diễn tả những suy nghĩ, tâm trạng, hành động của nhân vật đồng thời qua đó bộc lộ được cách tư duy của người miền núi.
Một đặc điểm mà người đọc dễ nhận thấy trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn là mật độ từ "như" đặt giữa hai vế khá cao. Những cách ví von, liên tưởng này mang màu sắc rất riêng mà có lẽ chỉ những nhà văn có xuất thân từ quê hương miền núi, thấu hiểu nếp cảm, nếp nghĩ của dân tộc mình như Cao Duy Sơn mới làm được. Chẳng hạn như khi viết về những cô gái đẹp, nhà văn thường ví vẻ đẹp của họ với hoa, với những gì thuộc về thiên nhiên núi rừng: "Ếm đẹp như hoa" (Chợ Tình), "Cô gái có đôi mắt đẹp như con chim lửa, cổ trắng như ruột cây chuối rừng, môi đỏ như cánh hoa gạo" (Dưới chân núi Nục Vèn), "Mặt nàng đẹp như bông đào trong nắng. Nụ cười bẽn lẽn, mắt chớp như cánh vẫy của loài bướm" (Hoa bay cuối trời), "Làn Dì giống như bông hoa kim anh rực rỡ nhưng thân cành tua tủa gai góc"... Với cách diễn đạt đầy ví von này, Cao Duy Sơn đã làm toát lên vẻ đẹp nữ tính, dịu dàng, hòa nhã, tràn đầy sức sống và cũng rất miền núi của những cô gái nơi đây. Việc lấy hoa làm chuẩn mực của cái đẹp trong truyện ngắn Cao Duy Sơn cũng có nguồn gốc tín ngưỡng sâu xa của nó: người Tày từ xa xưa luôn lấy hoa làm cảm xúc, lấy hoa làm tiêu chí, tình yêu lấy hoa làm chuẩn mực, một quan niệm đạo đức cũng lấy hoa làm nền tảng. Trong tâm thức dân gian Tày suốt bao thế hệ chắc chắn đều có nguồn gốc từ tín ngưỡng hoa.
Không chỉ có vẻ đẹp bên ngoài mà viết về vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật, tác giả cũng sử dụng cách diễn đạt này: "Em thanh sạch như nước Bó Slao". Con gái khác với con trai, có lứa có thì, cả cuộc đời chỉ có một khoảng thời gian đẹp nhất, xinh tươi, hồn nhiên nhất nhưng thật đáng tiếc quãng thời gian đó lại trôi qua rất nhanh và một khi đã đi qua thì sẽ không bao giờ trở lại: "Tuổi con gái đi nhanh như trăng qua núi chẳng mấy mà héo" (Song sinh). Đây là lời tâm sự, giãi bày của Ban (Âm vang vong hồn) sau gần ba mươi năm gặp lại lão Khuề:
"Nhưng giờ tôi như cái cây cho quả, già quá rồi, quả cũng đã khô héo, như cái trăng trên trời muộn quá rồi không còn tròn nữa. Ngày ông
không dám cướp lấy tôi, như trái cây chín mọng mà không ăn, như cái trăng còn tròn mà không ngắm, giờ quả chỉ còn xơ, trăng giờ đã héo, ăn không được nhìn chỉ buồn.
Với lối diễn đạt hồn nhiên và những ví von linh hoạt, chân thực, gần gũi, bà Ban đã giãi bày được tâm sự cũng như hoàn cảnh của bản thân lúc này. Lời trách móc cũng vì thế mà trở lên nhẹ nhàng, gây được sự rung động lớn đến trái tim người nghe.
Viết về sức trai trẻ của những chàng trai đang ở độ tuổi đôi mươi - cái độ tuổi đẹp nhất, sung mãn nhất, nhà văn cũng dùng những hình ảnh rất đỗi quen thuộc với cách cảm, cách nghĩ của những người miền núi quanh năm gắn bó với ruộng nương: "Khơ khỏe như con trâu tơ đực chưa vực cày". Tâm trạng của một chàng trai lần đầu biết rung động trước một cô gái đẹp cũng được ông tái hiện qua những từ ngữ thật hồn nhiên, chất phác: "Cảm giác bâng khuâng khiến trái tim Khơ bỗng như ngựa non cuống vó muốn lồng khỏi ngực" (Hoa bay cuối trời)...
Lối diễn đạt ví von cũng được sử dụng một cách đắc địa, thành công khi nhà văn viết về những nhân vật phản diện, những con người độc ác, không có lương tâm. Chỉ có điều, đối với loại nhân vật này, ông lại sử dụng lối ví von, so sánh tương phản, hạ thấp đối tượng từ đó bộc lộ bản chất hèn hạ, xấu xa, độc ác của chúng: Hử đã xô ngã chồng rồi bỏ đi với điệu bộ của một con rắn "Lúc lắc theo nhịp đi như đuôi con rắn chết" (Những đám mây hình người), Lử khi đánh nhau với Khuề mang dáng vẻ "như con gấu say máu" (Âm vang vong hồn). Đặc biệt, Khàng trong truyện ngắn Dưới chân núi Nục Vèn là nhân vật được tác giả miêu tả rất kĩ bằng lối diễn đạt ví von, hắn "nghịch như con khỉ độc trên rừng, dữ như con hổ đói", hắn có "con mắt con rắn độc", bản tính của hắn được bộc lộ rõ khi bất chợt hắn bắt gặp một cô gái đẹp, hắn "đứng như con gấu, mắt vằn đỏ như mắt con hổ đói hau háu nhìn cắm vào cái gáy nõn chuối rừng'; tính nết của hắn thì "ác như con rắn độc", "ý nghĩ độc ác như con thú",
"lão như con rắn bò ra cửa vào nhà nào là nhà ấy có chuyện rối như chui vào bụi gai kim anh". Theo quan niệm tín ngưỡng dân gian, rắn là loài vật đại diện cho sự nguy hiểm, ác độc. Khi trong nhà đột nhiên xuất hiện một con rắn không biết từ đâu đến thì nó báo hiệu có gì đó bất hạnh, một chuyện chẳng lành, một tai ương, biến cố sẽ xuất hiện trong gia đình. Điều này khiến cho tất thảy mọi người đều sợ hãi.
Không chỉ dùng lối ví von khi nói về con người, Cao Duy Sơn còn sử dụng cách diễn đạt này khi viết về những sự vật, sự việc, về tâm trạng con người. Chẳng hạn như viết về những điều không may sắp xảy ra: "Nói cái điều quả núi to sắp đổ; nói nửa lời, lời gió đổ cây" (Dưới chân núi Nục Vèn). Nói đến tâm trạng đau đớn, xót xa, tác giả viết: "xót như dao xát muối cứa thịt" (Hoa bay cuối trời), như "ngậm cái lá đắng bao nhiêu mùa lá rụng, lá mọc" (Dưới chân núi Nục Vèn)...
Với cách diễn đạt hồn nhiên hay ví von, Cao Duy Sơn đã làm cho tất cả đều trở lên có hình hài, có dáng vẻ, sinh động, hấp dẫn. Đây là lối diễn đạt xuất hiện với mật độ khá dày và cũng đem lại nhiều hiệu quả nghệ thuật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn.
3.3.2. Sử dun
g thành ngữ, tuc
ngữ miền núi
Bên cạnh việc sử dụng lối diễn đạt hồn nhiên, những hình ảnh ví von, so sánh gần gũi với đời sống hàng ngày của người dân miền núi. Trong các sáng tác của mình, Cao Duy Sơn còn sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ của dân tộc mình. Tuy nhiên, điều đáng nói, cái tạo nên thành công cho các tác phẩm của ông chính là việc khi sử dụng các thành ngữ, tục ngữ nhà văn hầu như không sử dụng nguyên gốc mà luôn luôn tìm cách biến đổi, cách tân làm cho những thành ngữ, tục ngữ ấy không còn khô khan nữa mà trở lên mềm mại, sinh động, giàu hình ảnh và gần với đời sống hơn.
Để khẳng định sự chắc chắn của lời nói, người miền xuôi có câu: "Nói chắc như đinh đóng cột" thì Cao Duy Sơn lại sử dụng cách liên tưởng của
người miền núi để diễn đạt: "Nói chắc như búa sắc ăn gỗ thực mực". Để nói về một người khóc nhiều, khóc liên tiếp, nước mắt tuôn ra liên tục, người miền xuôi có câu: "Khóc như mưa như gió", cũng viết về sự việc này nhưng Cao Duy Sơn lại viết: "Khóc như bị cướp đánh vào pù (mắt)". Nói về đạo lý khi còn trẻ phải dựa dẫm, nhờ vả, nương tựa vào ai và khi lớn lên rồi phải có trách nhiệm chăm sóc, hiếu thuận với ai, người Kinh có câu "trẻ cậy cha, già cậy con", thì trong truyện ngắn của mình, Cao Duy Sơn đã dựa trên cách nghĩ, cách cảm của những người dân quê ông để viết: "Trẻ trông già học, già tựa trẻ sống". Với cách nói này, nhà văn đã cụ thể hóa vấn đề được nói đến, người già
- là những người đi trước, những người nắm giữ vô vàn những kinh nghiệm sống, những cách đối nhân xử thế; đó chính là tấm gương, là bài học sống để chúng ta nhìn và học theo; người già cùng với đó cũng là những người đã yếu, họ không còn đủ sức khỏe, không còn đủ tinh nhanh để nuôi sống bản thân, họ cần có người để nương tựa, để chăm nom, đó là trách nhiệm và cũng là nghĩa vụ mà những người con, người cháu phải làm.
Người miền xuôi có câu: "Giữ người ở lại, đâu giữ được người ra đi" thì người Tày lại có câu: "Rễ cây ngắn, rễ người dài, người ta chỉ có thể giữ được tay, được chân, sao có thể giữ được lòng nhau".
Qua những thành ngữ, tục ngữ "biến thiên" mà Cao Duy Sơn sử dụng chúng tôi nhận thấy rằng cùng đề cập đến một việc, một đạo lý nhưng thành ngữ, tục ngữ mà người miền xuôi sử dụng bao giờ cũng ngắn gọn, xúc tích thậm chí là có một chút trừu tượng còn thành ngữ, tục ngữ được sử dụng trong các tác phẩm của Cao Duy Sơn do đã được nhà văn nhìn và liên tưởng theo cách nghĩ, cách cảm, cách nhìn sự vật của người miền núi cho nên nó trở lên cụ thể, mộc mạc, giàu hình ảnh, sinh động và Tày hơn rất nhiều. Những thành ngữ, tục ngữ ấy cũng gián tiếp thể hiện tâm hồn trong sáng, chất phác, thật thà và cuộc sống giản đơn của người miền núi.