Ngôn Ngữ Tả, Kể Và Trữ Tình Ngoại Đề

ngủ với năm chục người đàn bà là điển hình cho lối sống phóng đãng. Tư (Bến bờ) ngủ với em gái cùng mẹ khác cha, cưỡng bức trẻ em, phụ nữ để thỏa mãn thói hoang dâm vô độ. Hói (Bến bờ) luôn có sở thích thị dâm, khẩu dâm, hành hạ vợ đến khi phát cuồng vì ham muốn lại bỏ lửng chị để thỏa mãn lòng căm hận. Tất cả những chi tiết đó đã bộc lộ sự méo mó nhân cách, lối sống tình dục phi nhân tính, đồi bại, vô đạo đức của các nhân vật.

Qua khảo sát các mối quan hệ tình dục giữa các nhân vật trong các tiểu thuyết, chúng tôi nhận thấy, Ma Văn Kháng đã thể hiện một cái nhìn tiến bộ, coi đó là một vấn đề thuộc về bản năng, nó có một sức mạnh lớn lao đối với đời sống con người, chi phối con người, thể hiện qua ham muốn và hành vi của nhân vật trên phương diện giới. Các nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng ở cả hai phần sáng tối đều có khát vọng, ham muốn, năng lực, hành vi tình dục mạnh mẽ. Có thể nói xem yếu tố tính dục là một lăng kính để quan sát nhân vật, tiếp cận và xử lý trên góc quy chiếu đạo đức, điều đó đã trở thành một đặc điểm trong ý thức nghệ thuật của Ma Văn Kháng. Chính điều này đã đem đến một cái nhìn đa chiều về con người và tác động đến thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của ông.

3.2.3. Nhân vật mang yếu tố tự truyện

Tự truyện (autobiography) từ góc nhìn thể loại là "tác phẩm tự sự do tác giả viết về cuộc đời mình... [37]. Trong tự truyện, yếu tố tiểu sử của nhà văn chỉ có vai trò như chất liệu (vốn sống), để nhà văn hư cấu và tưởng tượng. Lấy chính mình qua những trải nghiệm đời sống ở những giai đoạn khác nhau như là nguyên mẫu, đưa vào tác phẩm qua hình tượng nghệ thuật là một trong những đặc điểm nghệ thuật xây dựng nhân vật thể hiện phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy đặc điểm nghệ thuật trên được biểu hiện ở những phương diện cụ thể sau đây: một là, đưa những chất liệu (vốn sống) và sử dụng những trải nghiệm cá nhân về nghề nghiệp, đời sống để xây dựng nhân vật; hai là, lấy nguyên tắc thẩm mỹ cá nhân, coi đó là thang giá trị, chuẩn thẩm mỹ để xây dựng nhân vật tiểu thuyết. Mỗi tiểu thuyết, tùy theo nội dung phản ánh và sự đòi hỏi của thiết kế nhân vật, những

yếu tố tự truyện trên sẽ có mức độ khác nhau. Nhưng tựu trung lại, đó là một trong những đặc điểm xuyên suốt các sáng tác tiểu thuyết của nhà văn.

Trước hết, quan tâm đến chất liệu cá nhân và trải nghiệm của Ma Văn Kháng, chúng tôi cho rằng, nhà văn có một nguồn chất liệu (vốn sống) và những trải nghiệm cá nhân vô cùng phong phú. Những điều đó có được từ chính hiện thực cuộc đời của nhà văn ở trong những không gian và thời gian khác nhau. Hơn hai mươi năm sống ở Lào Cai, quãng thời gian bằng với cuộc đời một con người từ khi sinh ra đến tuổi trưởng thành, nghề nghiệp và vị trí khác nhau đã giúp Ma Văn Kháng tích lũy được những trải nghiệm sâu sắc về đời sống văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng, ứng xử mang tính cộng đồng, lối ăn ở, quan hệ xã hội và cá nhân... của người dân tộc miền núi. Quãng đời làm giáo viên, nhà báo cũng cho ông nguồn chất liệu phong phú khi viết về đời sống người trí thức. Chính những chất liệu đời sống này khiến cho tác phẩm và nhân vật của ông có sức thuyết phục cao. Đọc tiểu thuyết Gặp gỡ ở La Pan Tẩn, Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ. Thiêm, Luận, Kha, Tự, Khiêm phảng phất những bóng hình của chính Ma Văn Kháng trong các đoạn đời. Luận (Mùa lá rụng trong vườn) phảng phất bóng hình của Ma Văn Kháng trong những năm đầu về Hà Nội, dấn thân làm báo. Các nhân vật trong tác phẩm sau này theo lời ông trong Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương đều mang bóng hình những người thân trong cuộc sống của ông. Thiêm (Gặp gỡ ở La Pan Tẩn) là hình ảnh thầy giáo Đinh Trọng Đoàn hồ hởi nhiệt huyết lên vùng cao xóa mù diệt dốt lúc tuổi 20 căng tràn nhựa sống. Khiêm (Ngược dòng nước lũ) có dấu ấn của quãng đời nhà báo Ma Văn Kháng ở giai đoạn sau. Vấn đề thứ hai: lấy nguyên tắc thẩm mỹ cá nhân, coi đó là thang giá trị, chuẩn thẩm mỹ để xây dựng nhân vật tiểu thuyết. Nguyên tắc thẩm mỹ cá nhân của Ma Văn Kháng thể hiện trong quan niệm của ông về văn chương và con người như ở chương hai chúng tôi đã trình bày. Những nguyên tắc này chi phối cách xây dựng nhân vật của Ma Văn Kháng trong thể loại tiểu thuyết vì thế các nhân vật của ông luôn tuân theo chuẩn mực thẩm mỹ mang tính chất cố định, không có sự phá cách. Chỉ có trường hợp

khó phân định như Tự (Đám cưới không có giấy giá thú) nhưng chính những nhân vật không tuân theo nguyên tắc này lại trở thành độc đáo nhất trong tiểu thuyết của ông. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ tự truyện thì phải đến Một mình một ngựa hai yếu tố trên mới đạt đến độ kết tinh trong xây dựng nhân vật.

Toàn - nhân vật chính của tiểu thuyết Một mình một ngựa trong dòng hồi tưởng những ký ức về đoạn đời mình đã qua, với một độ lùi mấy chục năm, qua cái nhìn lại của chính mình đã trở thành một kiểu nhân vật tự truyện độc đáo trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Tính chất tự truyện ở nhân vật Toàn thể hiện qua những chi tiết gần như song trùng với đời thật của nhà văn: sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, địa chỉ nhà nhân vật ở Hà Nội trùng với đời thật của nhà văn, tham gia cách mạng ở Lào Cai, đi dạy học, làm thư ký cho bí thư tỉnh ủy, có năng khiếu văn chương, có cái nhìn quan sát con người và cuộc sống... Anh đã gắn bó một đoạn đời trai trẻ của mình ở mảnh đất biên ải tổ quốc cùng với những người đồng chí trong một giai đoạn lịch sử đầy khó khăn. Không giống như Ba người khác (Tô Hoài), nhìn lại quá khứ bằng sự một góc nhìn sám hối và đối diện với con người quá khứ với tất cả nỗi ám ảnh chua xót, Ma Văn Kháng đã lần lại sợi dây ký ức suốt mấy chục năm qua, như ánh hồi quang của một đoạn đời, từ những chất liệu và trải nghiệm của chính bản thân mình, kể lại những câu chuyện quá khứ, phát triển ý đồ nghệ thuật. Với khát vọng khám phá đời sống ở cả phương diện lịch sử xã hội và đời tư, thông qua mối quan hệ giữa các nhân vật, qua hoàn cảnh xã hội, muốn sống lại đoạn đời đã qua ở một thời gian hiện tại, Ma Văn Kháng đã lựa chọn một lát cắt trong quãng đời hai mươi năm có lẻ của Toàn, khi anh chia tay với nghề dạy học đi giúp việc cho bí thư tỉnh ủy với vai trò thư ký và đến lúc anh rời vị trí này ra đi. Cái nhìn lại này đã giúp cho nhân vật Toàn đã tạo dựng một kiểu nhân vật, tạm gọi là nhân vật "một mình một ngựa" trong tác phẩm. Đó là hình ảnh một chiến sĩ cách mạng hiên ngang oai hùng - Bí thư tỉnh ủy Quyết Định. Nhan đề và chính hình tượng nhân vật từ góc nhìn mới này hàm chứa một mặc cảm cô đơn. Cô đơn trong sự xông pha đối đầu với lực lượng

thù nghịch và cô đơn trong chính đời tư của mình. Người anh hùng quả cảm, đứng đầu một tỉnh ấy vừa bi hùng vừa đơn độc. Bi hùng khi ông nhận ra vai trò của mình trong công cuộc cách mạng ở vùng đất mà tất cả còn đang ở trạng thái sơ khai, bi hùng khi ông xông pha vào sào huyệt của kẻ thù không hề khiếp sợ, bi hùng khi ông đối diện với những quyết sách sống còn vì quyền lợi của nhân dân. Nhưng người anh hùng ấy lại cô đơn ngay ở vị trí mình công tác, cô đơn trong hành trình bảo vệ chân lý, cô đơn trong ngôi nhà và người vợ xinh đẹp nồng nàn sức sống khao khát ái ân mà ông không thể đáp ứng, bởi vì "muốn hạnh phúc con người phải có thời gian cho mình, mà ông thì có cảm giác chưa kịp sống cho mình nữa... cô đơn là trạng thái thường trực của ông" [92, tr. 332]. Cô đơn - đó phải chăng chính là số phận của những kẻ có ý thức về giá trị của chính mình. Hình tượng nhân vật Toàn cũng "một mình một ngựa" trong đoạn đời đó, anh cô đơn trong tư tưởng, luôn cảm thấy mình như một người đứng bên lề, nhìn thấy tất cả mà vẫn không thể lẫn vào. Nhân vật Toàn trong dòng hồi tưởng đã thuật lại tất cả, không tô hồng huyền thoại hóa nhân vật, cũng không bôi đen, phủ nhận sách trơn. Cái nhìn nghiêm khắc bộc lộ nguyên tắc thẩm mỹ của một nhà giáo khiến cho anh không chỉ hướng tới thế giới bên ngoài mà cái nhìn đó còn hướng tới nội tâm của chính mình trong một cuộc tự vấn những gì đã qua mà mình dự phần can hệ. Với tư cách nhân vật tự thuật, trong dòng hồi tưởng ấy, Toàn đã nhận ra, mình chỉ là một cá nhân bé nhỏ, đóng một vai không trùng khít với chính mình. Là một thầy giáo, nhưng số phận ngẫu nhiên đã chọn lựa anh làm phụ tá cho một nhân vật chính trị, chứng kiến tất cả những thủ đoạn chính trị trong nội bộ lãnh đạo, chứng kiến sự tranh giành quyền lực, chứng kiến sự kết thúc của một cuộc đời, một nhân cách oai hùng trong tàn lụi. Nỗi xót xa của anh là nỗi xót xa cho chính cuộc đời mình và những con người của một thời đã qua không trở lại ấy "nhọc nhằn quá, cuộc sống có bao giờ hiện ra ở hình thái hoàn hảo đâu. Mọi người ai cũng như quả đấm với, ai cũng như đánh vật với chính mình, chả ai sung sướng trọn vẹn cả. Tội nghiệp" [92, tr. 363]. Kết thúc tác phẩm là

cảm nhận cay đắng của Toàn về sự kết thúc cuộc đời nhân vật Quyết Định. Ánh hồi quang của người anh hùng lụi tàn trong mắt Toàn cũng chính là lúc anh bộc lộ tư tưởng và nguyên tắc thẩm mỹ của mình về con người một cách sâu sắc toàn diện: con người ta bản chất là cô đơn và mãi mãi cô đơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

Sử dụng yếu tố tự truyện trong xây dựng nhân vật, Ma Văn Kháng đã thể hiện màu sắc của cái tôi nhà văn trong thời điểm quá khứ, vừa là sự khám phá, nhận thức lại chính mình trong một điểm nhìn mới, ở một trục không gian và thời gian khác với không gian, thời gian đã mất. Với đặc điểm nghệ thuật này, Ma Văn Kháng đã thể hiện sự tìm tòi khám phá con người ở trong các chiều kích không gian, nhìn nhận từ nhiều góc độ, có cả yếu tố sử thi, cảm hứng lãng mạn, kết hợp cái nhìn hiện thực tỉnh táo pha trộn với kỹ thuật dòng ý thức. Qua chất liệu (vốn sống), trải nghiệm thực tế và sự chi phối của nguyên tắc thẩm mỹ đối với sáng tác, nhân vật tiểu thuyết không còn đơn giản như là sự minh họa hay phản tỉnh, nhận thức lại con người và hiện thực, mà cao hơn là sự mở rộng chiều sâu bản thể con người cũ trong một cái nhìn mới đầy tính nhân văn.

TIỂU KẾT

Phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng - 14

Qua khảo sát thế giới nhân vật trong suốt hành trình sáng tạo tiểu thuyết Ma Văn Kháng, xác định những kiểu nhân vật tiêu biểu ở từng thể loại, nhận thấy: thế giới nhân vật tiểu thuyết Ma Văn Kháng đông đảo về số lượng, phong phú, phức tạp, đa dạng về thành phần, lứa tuổi và giới tính, hấp dẫn về tính cách và chiều sâu nội tâm. Thế giới nhân vật của tiểu thuyết Ma Văn Kháng phản ánh sinh động những chân dung con người trong xã hội qua từng giai đoạn lịch sử. Thế giới nhân vật này cũng cho thấy Ma Văn Kháng có một năng lực xây dựng nhân vật sắc sảo và tầm nhìn bao quát xã hội sâu rộng. Nghệ thuật miêu tả nhân vật của Ma Văn Kháng ở tiểu thuyết có ba đặc điểm chính. Miêu tả nhân vật qua cái nhìn tướng mạo, qua yếu tố tính dục, qua yếu tố tự truyện. Với những đặc điểm này, Ma Văn Kháng đã khám phá nhân vật ở các phương diện: hình thức và nội tâm ở cả hai phần sáng/ tối, từ đó, chuyển tải những tư tưởng nghệ thuật của mình một cách thuyết phục.

Chương 4

NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG


Khẳng định vai trò của ngôn ngữ đối với khám phá phong cách cá nhân, Khrapchenko từng nói: "Ngôn ngữ là một hiện tượng của phong cách, ngôn ngữ thực hiện một chức năng phức tạp, nó tạo ra hệ thống giọng điệu của tác phẩm. Không một thành tố nào của phong cách tồn tại bên ngoài hệ thống đó" [104, tr. 191] và "sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi một tiếng nói riêng, ngôn ngữ là yếu tố thể hiện tiếng nói riêng ấy. Ngôn ngữ là nơi giao hòa của các dấu hiệu nổi bật nhất diễn đạt phong cách của nhà văn, là nơi biểu hiện một cách tập trung những nét độc đáo trong cá tính sáng tạo của một tác giả" [32, tr. 172-173]. "Ngôn ngữ văn học còn là chất liệu, và ở những nhà văn ưu tú, chất liệu này in đậm những nét độc đáo của phong cách" [32, tr. 174].

Ngôn từ là đơn vị đầu tiên cũng là đơn vị cuối cùng để tạo nên phong cách, diện mạo của nhà văn. Một nhà văn có phong cách ngôn ngữ độc đáo trước hết phải có vốn từ ngữ phong phú sinh động hấp dẫn, kiến trúc cú pháp trong các sáng tác cụ thể đa dạng, nguồn ngữ cảm dồi dào tinh tế sâu sắc, có khả năng sử dụng linh hoạt ngôn từ để làm rõ sự khác biệt, nét chủ yếu của đối tượng miêu tả. Sáng tạo nghệ thuật của anh ta phải là một chỉnh thể nghệ thuật hài hòa cả hình thức lẫn nội dung. Ngôn từ nghệ thuật trong các sáng tác của anh ta phải có mầu sắc riêng, nổi bật được cái tạng viết độc đáo không lẫn vào bất cứ giọng điệu khác. Khảo sát sáng tác tiểu thuyết Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy đó là một nhà văn có biệt tài sử dụng ngôn ngữ, có ý thức sâu sắc trong chuẩn mực và sáng tạo từ sáng tác đầu tay cho đến hôm nay. Trong chương này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu hai phương diện: ngôn ngữ và giọng điệu, hai yếu tố quan trọng thể hiện dấu ấn phong cách nghệ thuật nhà văn.

4.1. NGÔN NGỮ TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG

4.1.1. Ngôn ngữ tả, kể và trữ tình ngoại đề

Trong quá trình sáng tạo tiểu thuyết, Ma Văn Kháng luôn kiên trì một lối đi riêng, lựa chọn cho mình một phong cách kể chuyện duyên dáng tài hoa,

biểu cảm, giàu chất thơ qua sự đan xen giữa mạch kể, mạch tả và bình luận trữ tình ngoại đề. Từ Đồng bạc trắng hoa xòe, mạch trần thuật đó đã được triển khai để nhà văn triển khai các cấu trúc tự sự của mình, những sự kiện lịch sử dày đặc được đan xen với những trang miêu tả thiên nhiên tuyệt bút, những chân dung con người mang nét đặc sắc cá tính riêng mà qua lối tả nhận rõ đây chính là nhân vật của Ma Văn Kháng, lối bình luận thiên về chủ quan rất hóm hỉnh của người kể chuyện dù giấu mặt. Càng về sau, mạch trần thuật ấy càng bộc lộ rõ như một đặc điểm nổi bật, góp phần làm nên vẻ đẹp của phong cách Ma Văn Kháng trong thể loại tiểu thuyết.

4.1.1.1. Lời tả

Tìm hiểu ngôn ngữ tiểu thuyết Ma Văn Kháng ở phương diện lời tả chúng tôi quan sát qua hai phương diện: lời văn tả cảnh và lời văn tả người. Lời văn tả cảnh trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng gần với nghệ thuật biểu hiện, chính xác, tinh tế và biểu cảm. Thiên nhiên trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng qua lời văn ấy hiện lên với tất cả hồn cốt của nó, thực sự trở thành một nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Đó là vẻ đẹp nơi hoang sơ và hùng vĩ qua bức tranh khu rừng Pơmu lão đại trùng trùng ở Sâu Chua Lao Chải, là ngọn gió từ Hoàng Liên Sơn thổi xuống thung lũng Xả Hồ, là cảnh rừng mùa xuân đầy sức sống trong Trăng Non. Chỉ có Ma Văn Kháng mới tả "Mùa xuân náo nhiệt từng ngọn cỏ cành cây... rừng động hớn thật" [78, tr. 46]. Vẫn thiên nhiên ấy qua trang tiểu thuyết của Ma Văn Kháng có lúc duyên dáng như một bài thơ, có lúc lạnh lùng khắc nghiệt dữ dội, lúc hào sảng thắm thiết trữ tình. Hãy xem một đêm trăng trên bản Mông qua ngôn từ của người kể chuyện "trăng tãi sáng, nước ở các ruộng bậc thang, hất lên long lanh ánh gương soi, Trên đám đất mới vỡ, sương đêm lung linh những ánh bụi vàng... Trăng vừa thấp thoáng sau khu rừng tông qua sủ lững thững... treo gương vàng giữa hai triền núi xanh lơ "..." [78, tr. 187]. Vầng trăng ấy đến Gặp gỡ ở La Pan Tẩn lại là "một mảnh trăng vỡ, méo mó, bị lãng quên nghiêng nghiêng nơi góc trời, thoang thoảng vẻ cô hồn. Cô hồn mà thật sáng... Sáng xa xỉ hào phóng, nhưng hồn

hậu như hoa rừng, như ngọn đèn trời rỡ ràng soi tỏ một vùng đồi núi trập trùng..." [78, tr. 305]. Tả gió mà có hình sắc, mùi vị, thanh âm, tính cách "gió xông xổng thổi suốt trên những sườn núi ràn rạt cỏ gianh ố vàng... Gió nức thơm mùi hoa dại" [78, tr. 308]; và "Gió từ núi đỉnh Liên Sơn xuống, trườn theo sườn núi, như lốc cuộn... gió như quái vật sổ lồng" [78, tr. 84]. Ngôn ngữ miêu tả của Ma Văn Kháng luôn tóm bắt những khoảng khắc đặc biệt của thiên nhiên: "Nắng cuối thu vàng mỡ màng quyến luyến trên những ngọn dạ hương. Chớm rét, chim đã về, rộn rã trên những cành cao cổ thụ. Đàn nhạc sáo líu lo trên cây gạo trút lá thân mình trắng phếch nơi bờ sông. Dòng sông cạn đổ theo chiều dốc, âm vang tiếng sóng vỗ rạn vỡ hai bờ đá" [82, tr. 112]. Càng về sau này mạch trần thuật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng càng thể hiện sự vận động rõ rệt, lời tả hiện diện trong tác phẩm có ý nghĩa như là sự hỗ trợ, bổ sung cho lời kể thêm phần sống động, tả thiên nhiên như là một thủ pháp trần thuật và là một đối tượng kể chứ không phải là bức phông nền như ở tiểu thuyết sử thi. Hãy xem ba đoạn văn tả mưa: "Mưa đổ sầm sập phũ phàng... Mưa suốt đêm. Mưa như từ cổ tích mưa ra. Mưa như từ thời hồng hoang, nguyên thủy mưa về. Nhưng rồi, mưa đột ngột tạnh. Và thành phố sáng rực lên từng mảnh tường vôi dưới bầu trời xanh bóng lọng của một ngày hè chói chang" [94, tr. 12-13]; "Chớm hạ,... nắng đầu mùa nhợt đi, những tảng mây đen nặng chứa dông bão lừ lừ bay về thành phố. Gió đông nam hấp tấp đuổi theo những lưỡi khí lạnh chưa kịp rút của mùa đông, vượt lên, đột ngột hóa lạnh. Mưa đổ xuống thành phố. Những cơn mưa ngắn ngủi. Mạnh như thác đổ" [91, tr. 163] và đây hơi mưa mát rượi chốc chốc lại tạt nhẹ vào khuôn cửa sổ tối mờ. May mà có mưa... Vì toa tàu đã hẹp lại đông người. Mà người thì phát xạ như một hành tinh giàu năng lượng. Đã chật lại oi ngột. May mà có mưa. Mưa tắm mát vỏ con tàu. Mưa xóa nhòa các đường biên không gian, tạo nên cái hư giác là con tàu đang trôi trượt vào bóng đêm mông lung không thanh sắc, hình tướng. Trong mưa, tiếng va đập, rít xiết của con tàu trở nên phẳng bẹt, nhòa mờ, lan rộng. Mưa ru Điền vào giấc ngủ của kẻ lữ hành cô

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí