Phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng - 11

vùng đất cũ, đối diện với những thực tại xấu xa, mất niềm tin, khao khát trả thù, chị buôn thuốc phiện và vào tù. Thật khủng khiếp đối với một người phụ nữ như Hoan. Những bi kịch đó đã tạo nên một nhân vật Hoan, tính cách vô cùng phức tạp. Tính cách và số phận truân chuyên của người phụ nữ này thực sự là một ám ảnh về thân phận con người trong những năm cuối cùng của thế kỷ trước.

Trong các tiểu thuyết, còn có bao phụ nữ lầm lỡ trong cuộc đời, không chế ngự được ham muốn và dục vọng, bị rơi vào những cảnh ngộ đáng thương, có người trở nên nghiệt ngã, đố kỵ, đê hèn, vụ lợi, tham lam, ích kỷ như bà trưởng phòng của Phượng (Mùa lá rụng trong vườn), cái Tý Hợi (Ngược dòng nước lũ), Xuyến (Đám cưới không có giấy giá thú). Hay phải bỏ xứ phiêu bạt vì những tội lỗi của mình như Thụy (Côi cút giữa cảnh đời), Thoa (Ngược dòng nước lũ), Nhàn (Bến bờ)... Cắt nghĩa những nguyên nhân bi kịch cuộc đời của họ, Ma Văn Kháng đã nhìn thấy ở những con người này, bị bản năng chi phối, ham muốn đời sống vật chất đến tột độ đã khiến cho họ không giữ được thăng bằng, dẫn đến lầm lạc trong cuộc sống, đánh mất hạnh phúc và tình yêu, trả giá đau xót bằng chính cuộc đời mình.

Bên cạnh những phụ nữ hồng nhan, Ma Văn Kháng còn dụng tâm xây dựng chân dung những người vợ, người mẹ, người bà gian nan vất vả trong tiểu thuyết của mình. Chị Hoài, Phượng (Mùa lá rụng trong vườn), Cô giáo Trang (Chó Bi, đời lưu lạc), Bà nội (Côi cút giữa cảnh đời) tiêu biểu cho biết bao người mẹ, người bà trong mỗi gia đình Việt Nam trong hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX. Âm thầm, mạnh mẽ, gan góc, nghị lực đối mặt với gian nan, thử thách, khó khăn của đời sống những năm bắt đầu sự nghiệp đổi mới, những người phụ nữ đó đã bộc lộ những phẩm chất mới, phù hợp với yêu cầu thực tại. Nhân vật có chiều sâu và đi hết hành trình tác phẩm, để lại những ấn tượng sâu sắc chính là Bà Nội trong Côi cút giữa cảnh đời. Người mẹ già có một nội lực lớn lao, đó là tình thương con cháu vô bờ bến, có một trí tuệ nhạy bén và từng trải, ý thức đấu tranh tự bảo vệ quyền lợi của mình đàng hoàng,

chân chính. Nhân vật Bà vì thế, vừa mang những nét xưa vừa rất mới, sắc sảo và mạnh mẽ chứ không âm thầm chịu đựng đắng cay. Nhân vật Bà Nội đã khơi gợi ở người đọc cái thiện, tình người.

Trong Bóng đêm Bến bờ, bên cạnh các nhân vật hiệp sĩ an ninh, có bóng hình những người phụ nữ nhan sắc xinh đẹp, nhưng họ hiện diện với một vị thế khác, họ không lầm lỡ và oan khuất dù ở trong những hoàn cảnh bi kịch. Đó là Cúc, Quyến (Bóng đêm), Khanh (Bến bờ), những người con gái có số phận bi kịch, khổ đau: Quyến từng va vấp và rơi vào những cạm bẫy của cuộc sống, phải đi làm tiếp viên trong nhà hàng để mưu sinh, Khanh cô đơn giữa cuộc đời, sống trong một tổ quỷ với những kẻ máu lạnh, chỉ chực cưỡng hãm, cướp đoạt tất cả những gì thuộc về cô. Mỗi người một số phận nhưng ở họ, luôn toát lên lòng yêu đời, yêu cuộc sống. Sống trong bi kịch, giữa những kẻ đồi bại, xấu xa, ghê tởm nhưng họ vẫn đàng hoàng, giữ được phẩm giá của mình, vươn lên đi tìm hạnh phúc.

Có thể nói rằng, qua nhân vật người phụ nữ, dù già hay trẻ, hạnh phúc hay khổ đau, Ma Văn Kháng luôn bộc lộ những hiểu biết sâu sắc về đời sống tâm sinh lý, sự ngưỡng mộ trân trọng vẻ đẹp tinh thần và thể chất của họ. Qua cuộc sống của họ, với những phẩm chất đặc biệt của phụ nữ, sự lựa chọn tình yêu, số phận truân chuyên, bản năng làm mẹ, làm vợ, những sai lầm lỡ bước, những ẩn ức tâm lý... Ma Văn Kháng nhìn thấy ở họ những khát vọng sống rất thành thực, rất giản dị, được sống yên bình và hạnh phúc đủ đầy, được yêu thương và chia sẻ yêu thương. Bên cạnh đó, nhà văn cũng thể hiện nỗi xót xa cho những người phụ nữ quá nhiều toan tính thực dụng dẫn đến lầm lạc trong tình trường, để rơi mình vào nghịch cảnh éo le, chua xót.

3.1.3. Nhân vật tha hóa

Miêu tả nhân vật ở thế đối lập, bằng cảm hứng phê phán, châm biếm, hài hước, Ma Văn Kháng tạo dựng những chân dung phản diện điển hình: các thổ ty, lãnh chúa phong kiến và công cụ tay sai, những kẻ mạo danh, tội phạm thủ ác, những kẻ dưới đáy xã hội.

Thổ ty, lãnh chúa phong kiến là kiểu nhân vật phản diện độc đáo trong tiểu thuyết sử thi của Ma Văn Kháng, thuộc tầng lớp cai trị cao nhất trong chế độ phong kiến ở vùng dân tộc miền núi trước Cách mạng tháng Tám, được triều đình phong kiến cho truyền nối theo kiểu thế tập phiên thần. Đến thời Pháp thuộc, các thổ ty được bổ làm tri châu, châu úy, châu đoàn, chánh tổng, lý trưởng, vẫn là chúa đất cát cứ, là chủ nô có quyền sinh sát, chuyên thu tô, cho vay nặng lãi, áp chế, bóp nặn đến cùng kiệt người nông nô dưới quyền mình. Chân dung các nhân vật thổ ty được Ma Văn Kháng tạo dựng phong phú, đa dạng, giàu cá tính, phản ánh chân thực bản chất của giai cấp thống trị người dân tộc thiểu số phía Bắc. Đó là Hoàng Văn Chao (Tày), Nông Vĩnh Yêng (Nùng), Lục Đình Hoàng (Nhắng), La Văn Đờ, Vàng Đinh Tráng, Hán Sẻo Long (Mông)... trong Đồng bạc trắng hoa xòe Vùng biên ải. Mỗi nhân vật đều có cá tính rất sắc nét, chân dung được lột tả sống động. Nổi bật nhất là thổ ty Hoàng Văn Chao châu Pa Kha, xuất thân từ nghề nuôi lợn đực và lái lợn. Y sở hữu cái nghề ấy và độc quyền không cho ai được làm, nếu vi phạm sẽ bị phạt vạ, bị giết chết. Cuộc đời bi thảm của ông lão Pâu là minh chứng điển hình cho tội ác của Hoàng A Chao. Tiếp đến là tri châu La Văn Đờ, khét tiếng ăn chơi sa đọa và áp bức tàn bạo dân lành. Dưới quyền y là một bầy lính dõng, sẵn sàng trừng trị tất cả những kẻ nào chống đối. Tàn bạo nhất là tội ác giết hại người cha của hai anh em Lù A Seng, Lù A Tếnh, hắn cho lính trói người lấy ngựa kéo cho đến chết, xác người xấu số để chó ăn thịt. Tội ác dã man tàn bạo như thời trung cổ ấy chính là sự thị uy để áp chế nông nô, đánh vào nỗi sợ hãi cường quyền, buộc họ vào kiếp sống nô lệ. Khắc họa chân dung thổ ty lãnh chúa, Ma Văn Kháng không chỉ dừng lại ở bản chất bóc lột và sự bạo tàn của chúng với con người, nhà văn còn miêu tả chúng ở phương diện đời sống cá nhân. Cuộc sống của bọn lãnh chúa, thổ ty trên máu mồ hôi và nước mắt của hàng ngàn vạn nông nô, nô lệ vùng cao là sự phè phỡn, ăn chơi sa đọa. Rượu, thuốc phiện, gái đẹp, nhà cao cửa rộng, tất cả được bòn rút đến kiệt cùng từ sức lao động của người nông nô. Tội ác của thổ ty, lãnh chúa

với con người biên ải chất chồng như núi, những kẻ thống trị bạo tàn như thế tất yếu sẽ đẻ ra những quái thai làm công cụ tay sai để đàn áp, cướp bóc, giết người, đốt nhà, gây tội ác. Thổ ty đã dùng rượu, thuốc phiện, gái đẹp và hậu đãi để nuôi dưỡng những kẻ tay sai, công cụ cho chúng cai trị nông nô. Đó là cả một hệ thống gồm lý trưởng, seo phải, binh thầu, lính dõng... tên nào cũng tàn độc, hung hăng, dã man trong việc cấu kết để bảo vệ quyền lợi lãnh chúa và cho chính bản thân chúng. Thổ ty dung dưỡng cho chúng lối sống phóng dật, bản năng để chúng trở thành cơn ác mộng trong nỗi kinh sợ của con người, những tên tay sai này vừa tàn bạo vừa dã man vừa cuồng tín trong tư tưởng. Đi sâu khám phá sự tha hóa ở những nhân vật này, Ma Văn Kháng đã chỉ ra tội ác dã man của thổ ty, đẩy con người đến tận cùng cái ác, biến người lương thiện thành quỷ dữ, tay sai. Đó là tội ác hủy hoại con người hết sức vô nhân đạo, sản phẩm của chúng là: Châu Quán Lồ, Giàng Lử, Seo Cấu,... trong đó nhân vật Châu Quán Lồ (người một mắt) là tính cách phức tạp nhất. Ma Văn Kháng dành nhiều trang để viết về y - bên cạnh một kẻ tội đồ nhà văn đã thấy một tính cách Mông đầy bí ẩn. Xuất thân là một gã trai Mông khôi ngô, tài giỏi, hăng máu và dữ tợn, có nhiều cô gái say đắm, mê mệt đi theo hắn bất chấp tất cả, kể cả cái chết. Lý giải nguyên nhân vì sao từ một gã trai Mông trong sáng trở thành một ác quỷ chột mắt, hung hãn, tên tay sai đắc lực cho thổ ty và thực dân Pháp, giết người không gớm tay, cưỡng hiếp, cướp bóc... nhà văn đã nhìn thấy nguyên nhân: lối sống phóng dật gây thù chuốc oán, tính cách nóng nảy, liều lĩnh và giản đơn, không nghĩ ngợi sâu xa, chóng bị kích động, sống trong một gia đình Mông gia trưởng, ông nội làm seo phải, một hung thần chuyên bắt nợ thu tô cho thổ ty ở Lao Pao Chải, chứng kiến cảnh ông thiêu sống người bị hủi, trói và đánh đập người vô tội, uống rượu, hút thuốc phiện, đánh con đánh cháu... thú tính được dung dưỡng đến tột độ. Lối sống phóng túng bản năng được nuôi dưỡng trong một gia đình nặng thói áp chế gia trưởng gặp đời sống lính tráng, bỗng hóa thành nếp sống bợm bãi, liều lĩnh, bạo tàn" [83, tr. 293]. Bị La Văn Đờ lôi kéo, cho vợ ba là A Linh ăn ngủ để mua

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

chuộc, Lồ trở thành một quan lớn Mông, cuồng tín với khát vọng "lập nước Mèo tự trị", làm bao điều tàn ngược, hắn là nỗi khiếp sợ cho biết bao gia đình Mông lương thiện. Cho ngựa kéo bố Lù A Tếnh, Lù A Seng đến chết nát xác, đánh đập A Lềnh, ăn cướp quán của ông lão người Xá, hãm hiếp con gái nhà lành, thú tính của hắn được dung dưỡng bởi rượu, thuốc phiện, tình dục vô độ đã khiến cho hắn hoàn toàn mất nhân tính. Chống lại cộng sản và cách mạng đến cùng, trong Vùng biên ải, được sự tiếp sức của thực dân Pháp, hắn nổi phỉ ở Pha Linh, chiếm huyện lỵ, giết chết chủ tịch Seng, chiến sĩ cộng sản đầu tiên của người Mông Pha Linh bị Lồ trói vào cột đá, tra tấn dã man cho đến chết rồi phơi xác anh "một tuần liền xác Seng còn đó, đầu anh dập nát chỉ còn một cục thịt bằng nắm tay, thịt xương văng cả ra ngoài, dính cả vào nhánh xương rồng dại" [83, tr. 314], Hắn giết chiến sĩ Tích, giết cậu bé trên núi chè... tội ác chất chồng tội ác. Sự tha hóa của hắn đã đến tận cùng, không còn con đường nào quay lại. Hắn đã phải trả giá cho tội ác của mình với nhân dân bằng cái chết.

Đó còn là Giàng Lử - con trai của hố pẩu Giàng Lầu, đầu tộc Can Chư Sủ. Giàng Lử theo Pháp làm đồn trưởng Pactidăng Cán Cấu để thỏa mãn dục vọng bản thân. Đồn Cán Cấu bị Việt Minh đánh tan tành, hắn trốn về Can Chư Sủ, nhưng cuộc sống lao động khiến hắn kinh sợ. Hắn tiếp tục hành trình tội ác, cướp Seo Cả, âm mưu giết Pao - em trai ruột, ám sát Lê Chính... Tội ác của hắn chất chồng. Đám phỉ tan rã, A Lử, chạy về nương náu ở quê, nhưng lại định nổ súng giết cha mình. Cái chết đã kết thúc hành trình tội ác của một tên tay sai tàn bạo, cuồng tín cho thực dân Pháp và chế độ phong kiến. Không giống như Giàng Lử, một kẻ tội đồ, Vàng A Chảo (Trăng non) là một gã trai Mèo hiền lành, từng đi lính dõng cho Pháp, bị bọn Săng, Chăng, Ký mua chuộc, dọa dẫm, "giam trong rừng mười lăm năm" [78, tr. 233], thành thổ phỉ, A Chảo có nhưng vẫn nhớ tiếc cuộc sống gia đình, nhớ Seo Di người vợ của y đã vì y mà khổ sở, mất cả tuổi thanh xuân. A Chảo lầm lạc chứ không tàn độc, hung hãn nên với nhân vật này, con đường của y chính là sự trở về với gia đình và cộng đồng. Sự trở về của A Chảo là câu trả lời duy nhất đúng để kết

Phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng - 11

thúc chặng đường bao nhiêu năm lang bạt, cô đơn nơi rừng rú, kết thúc những ngày tháng đe dọa bản làng. Giải quyết số phận nhân vật thổ phỉ, Ma Văn Kháng đã thể hiện một cái nhìn mang tính nhân bản sâu sắc đối với con người ở phía đối lập. Đồng thời nhà văn đã chỉ ra một quy luật của đời sống: cái ác tất yếu sẽ phải đền tội, con người dù bị cô lập, bị lợi dụng, bị lừa bịp đến đâu, ngu muội và cuồng tín đến đâu, chất người, khát vọng sống lương thiện vẫn chiến thắng tất cả.

Nhân vật lưu manh vô sản - kẻ mạo danh điều cao cả, đối lập với nhân vật chính diện ở trong cùng hàng ngũ là một khám phá của Ma Văn Kháng trong các tiểu thuyết sử thi. Đặt nhân vật này trong những hoàn cảnh chính trị, những địa vị quan trọng nơi biên ải ngay từ những ngày chính quyền cách mạng còn non trẻ, tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng đã thể hiện sự sắc bén trong nhận thức quy luật phát triển của đời sống xã hội. Sau này khi nhìn lại một nhân vật tự truyện của ông đã phát biểu: "cách mạng không chỉ nảy sinh ra những anh hùng, cách mạng còn hàm ẩn trong nó cả sự hỗn độn... nuôi dưỡng các thực thể hỗn mang, các quái trạng, cặn bã" [92, tr. 170], "chủ nghĩa tập thể thô sơ triệt tiêu cá nhân là... tiền đề sinh ra tầng lớp lãnh đạo đặc quyền đặc lợi" [92, tr. 345]. Manh nha tính cách nhân vật này được hình thành từ Vận (Vùng biên ải) - trưởng ban cán sự tỉnh rồi Đường Xuân Ân, Quốc Thanh (Gặp gỡ ở La Pan Tẩn). Trong đó, Quốc Thanh là điển hình tiêu biểu, bình luận về con đường tiến thân của nhân vật này, Ma Văn Kháng có một cái nhìn phản ánh đúng quy luật của một thời đoạn lịch sử: "Ông thừa hưởng món lợi nhuận kếch sù không mất công sức mà có. Chức vụ đẻ ra quyền lực, quyền lực đẻ ra giá trị, đẻ ra niềm tin" [78, tr. 365]. Bản chất lưu manh, cơ hội đã khiến cho Quốc Thanh tận dụng hoàn cảnh, leo lên đỉnh cao quyền lực. Quan sát miêu tả nhân vật này qua rất nhiều góc độ: ngoại hình, cử chỉ, lời nói, cách ăn ở đi đứng với những chi tiết rất nhỏ nhưng có sức khái quát bản chất lưu manh hạ tiện con người, phân tích con đường tiến thân và địa vị của Quốc Thanh, Ma Văn Kháng chỉ ra sai lầm, ấu trĩ trong tư tưởng

của một thời đoạn lịch sử khi nhìn nhận con người từ tầng lớp xuất thân. Ma Văn Kháng gọi tên đích danh đúng bản chất đối tượng, dũng cảm vạch trần thói hám danh, hãnh tiến, ngu dốt, duy ý chí, phân tích sâu sắc sự hủy hoại của bọn lưu manh vô sản đối với sự nghiệp cách mạng.

Kẻ thủ ác lại là một khám phá khác trong kiểu nhân vật tha hóa của tiểu thuyết Ma Văn Kháng ở đề tài an ninh. Từ sự xác định "miêu tả tội ác và quá trình khám phá tội ác, điều quan trọng nhất đối với các nhà văn chính là đi đến lý giải: Kẻ phạm tội thuộc hạng người nào? Cái gì đã đẩy con người ấy đến với tội ác" [37, tr. 342]. Với tinh thần ấy, Ma Văn Kháng đã xây dựng một kiểu nhân vật trong hai tiểu thuyết thế sự đời tư có màu sắc hình sự tâm lý Bóng đêm Bến bờ - kẻ thủ ác. Đối với kiểu nhân vật này, Ma Văn Kháng đã phân tích động cơ nội tâm và tác động của hoạt động nội tâm nhân vật, chú trọng miêu tả phản ứng tâm lí nhân vật với ngoại giới, cụ thể là với hiện thực đang diễn ra và con người trong hiện thực đó. Với các kỹ thuật phân tích tâm lý hiện đại: khoảnh khắc quan trọng của ký ức, hồi ức, các trạng thái tiềm thức, vô thức, các giấc mơ, ẩn ức tâm lý, dòng độc thoại nội tâm..., Ma Văn Kháng đã đi sâu tìm tòi nguyên nhân của tội ác, từ đó, bày tỏ sự phẫn nộ của cả lý trí và trái tim trước sự tàn độc của những con thú người, cảnh giới con người trước tình trạng tha hóa đạo đức dẫn đến tình trạng tội ác gia tăng hủy hoại đời sống. Ma Văn Kháng đã lý giải nguyên nhân sâu xa của tội ác chính là thú tính man rợ của con người được dung dưỡng trong một hoàn cảnh sống vô đạo đức, thú tính ấy chỉ cần có cơ hội là bùng nổ. Thuyên là con trai của một gã lái xe đường dài sa đọa, hư hỏng, trụy lạc. Chứng kiến bố mình triền miên trong lối sống chỉ biết đến dục vọng, tàn bạo, bất lương, đâm chết tất cả những con chó trước mũi xe, đâm chết người rồi thản nhiên bỏ đi, ăn thịt, uống rượu, làm tình. Lối sống man rợ, thú tính ấy đã tác động đến trí óc của Thuyên, tập nhiễm cho hắn khoái cảm chứng kiến tội ác, hắn chọn nghề mổ lợn cũng là nhằm thỏa mãn khoái cảm ấy. Thế nên, việc giết Bội với hắn, cũng như giết một con lợn không hơn không kém. Sau Thuyên là đến Sở, một

kẻ đại ác, giết người, cướp của, hãm hiếp phụ nữ, hắn là nỗi kinh sợ của người lương thiện. Nếu tội ác ở Thuyên là sự bùng phát thú tính man rợ tiềm ẩn thì đây là một tên tội phạm có tổ chức, có ý thức gây tội ác cho con người. Rồi đến Lường, kẻ chuyên rạch mặt trẻ con bằng dao lam, nguyên nhân sâu xa chính là do Lường nhận thấy bất công xã hội, nhưng kẻ gây tội ác mà vẫn thoát thân dựa vào đồng tiền và quyền lực nên y đã biến mình thành tội phạm để trả thù cuộc sống, từ trường hợp kẻ thủ ác này, Ma Văn Kháng đã nhìn thấy "bất công đã và đang trở thành cội nguồn của tội ác" [95, tr. 181].

Kẻ thủ ác có bao nhiêu gương mặt và có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến tội ác, không thể trả lời hết được vì mỗi một tội ác đều có căn nguyên sâu xa của nó. Từ chân dung những kẻ thủ ác, Bến bờ đi sâu vào khám phá phần tăm tối của con người, bản năng hung bạo và bản chất, tính cách kẻ thủ ác, nhà văn nhận ra rằng, gốc rễ sâu xa của kẻ thủ ác chính là "thất học, dâm loàn và hung bạo" [96, tr. 53]. Tư, Túc, Mồm lệch... tất cả bọn chúng đều có điểm chung trong xuất thân, là những kẻ vô học, hoặc chối từ học hành, giáo dục. Lối sống của chúng mang tính chất bản năng phóng dật, để cho ham muốn và dục vọng chi phối tất cả. Tư trở thành kẻ đồi bại vì khả năng chế ngự dục vọng bản năng ở hắn hầu như không có. Hoàn cảnh gia đình mà người mẹ với cuộc sống giang hồ, phóng túng, trụy lạc càng khiến cho hắn thêm sa đọa. Hắn ngủ với em gái cùng mẹ khác cha, cưỡng bức em dâu, giết hai đời vợ và khi ý định cưỡng đoạt Khanh bị Miến, người vợ thứ ba chứng kiến phát giác, hắn đã giết nốt trong cơn cuồng bạo của kẻ thủ ác dã man vô nhân tính. Những kẻ như Tư, Túc... không phải là hiếm trong xã hội đương đại. Phân tích tội ác của chúng, Ma Văn Kháng đã nhấn mạnh, yếu tố gia đình, môi trường giáo dục, luật pháp chính là những công cụ tốt nhất để con người chế ngự được phần "con", để trở thành "con người" theo đúng nghĩa của từ này.

Nếu Bóng đêm chú ý đến những kẻ thủ ác đơn lẻ thì sang Bến bờ kẻ thủ ác đã mang tính chất tập đoàn tội ác: buôn bán ma túy, băng đảng cướp bóc, tổ chức đường dây mại dâm núp bóng kinh doanh nhà hàng khách sạn... Tính

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí