Phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng - 16

rộng nghe thì sáng... nghĩ bên trái phải biết nghĩ bên phải" [83, tr. 434]. Là những câu thành ngữ, tục ngữ Mông: trai côi sưởi nắng, gái góa sưởi đèn; Bố nợ con trai một con dâu, con trai nợ bố một con trâu... Là câu hát dân ca Mông: em đẹp như con gà sống thiến. Xa em hồn tôi phảng phất ở vạt áo em... Sử dụng lớp từ vựng và cách nói của người dân tộc thiểu số, lời văn kể chuyện trong tiểu thuyết sử thi của Ma Văn Kháng, vì thế, có một vẻ đẹp riêng, đậm chất dân tộc miền núi.

Từ sau Mưa mùa hạ Ma Văn Kháng bắt đầu mở rộng hơn biên độ của lớp từ ngữ đời thường trong tiểu thuyết. Đó là lối nói dân gian đầy ắp thành ngữ, tục ngữ, khẩu ngữ, biệt ngữ và sử dụng chúng một cách uyển chuyển linh hoạt. Với ngôn ngữ đậm chất hiện thực đời thường của đời sống thành thị, Ma Văn Kháng đem đến cho tiểu thuyết của mình một sức sống mới, sinh động hơn. Sự chuyển động của ngôn ngữ tiểu thuyết Ma Văn Kháng từ sử thi sang thế sự đời tư thể hiện ý thức và năng lực sáng tạo nghệ thuật của nhà văn trên phương diện ngôn ngữ.

Về giá trị của chất liệu đời thường trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, các nhà lý luận cho rằng "lời nói từ cửa miệng của nhân dân vốn bao hàm nhiều ví von, nhân hóa, ẩn dụ, cực kỷ uyển chuyển và đầy tính sáng tạo. Khẩu ngữ là một trong những phong cách diễn tả ý tình sinh động nhất" [32, tr. 176]. Khẩu ngữ đã được Ma Văn Kháng sử dụng ở các tiểu thuyết sử thi, nhưng chủ yếu để khắc họa cá tính, chân dung nhân vật phản diện qua những đoạn đối thoại. Ở những tiểu thuyết giai đoạn sau này, khẩu ngữ không chỉ hiện diện trong các đối thoại, với ý nghĩa xây dựng chiều sâu tính cách nhân vật mà nó còn hiện diện trong ngôn ngữ trần thuật, qua lời người kể chuyện. Đưa khẩu ngữ vào trong tiểu thuyết, Ma Văn Kháng đã khiến cho những câu chuyện trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn lạ thường.

Từ Mưa mùa hạ, sự vận động trong quan niệm nghệ thuật, cảm hứng và đề tài đã tác động đến ngôn ngữ người kể chuyện trong các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Chất sử thi nhạt dần nhường chỗ cho sự gia tăng chất thế sự đời tư.

Ma Văn Kháng đã sử dụng lối nói khẩu ngữ, biệt ngữ - tiếng lóng, đưa lớp từ vựng thông tục vào tiểu thuyết như một sự cố tình của bút pháp (M.Gorki). Không chỉ hiện diện trong các đối thoại, với ý nghĩa xây dựng chiều sâu tính cách nhân vật, khẩu ngữ còn hiện diện trong ngôn ngữ trần thuật, qua lời người kể chuyện. Lấy ví dụ về câu chuyện cái tên Cẩm đẽo cày giữa đường (Đám cưới không có giấy giá thú). Cả một câu chuyện bi hài được kể lại bằng lối nói cửa miệng:

Học trò đặt tục danh cho Cẩm là đẽo cày giữa đường thật là hóm đấy... gần tiết dạy Cẩm cho mọi người ăn cơm nguội... Cuối tiết Cẩm lại diễn vở bi hài kịch... như thế là rất tốt... có đưa học trò không hiểu cố tình chơi khăm không mà bỗng dưng giở quẻ giơ tay đứng dậy khăng khăng: thầy nói thế nào chứ em chả thấy gì là hấp dẫn cả... Cẩm lại lúng ta lúng túng, thoạt đầu nghẹn ắng, rặn chẳng thành câu, rồi đùng đùng nổi giận, chỉ mặt tên học trò nọ, quát... [67, tr. 136].

Hay những câu chuyện trong lá thư người học trò cũ gửi thầy Tự kể về bí thư Lại trong buổi khai giảng. những nhận định, triết lý, cảm xúc được diễn tả bằng lối nói khẩu ngữ đầy thú vị: "Lịch sử thì hồn nhiên như thơ và đầy tính ngẫu hứng. Người ta bảo vậy. Nhưng kẻ lại nói: nhà ngươi mới đẻ đã thành tội đồ của lịch sử rồi. Có khác nào khoa tử vi nói, phương trình đời mày đã lập xong rồi, từ lúc mày còn là cái bào thai kia" [67, tr. 120], Đó còn là những câu chuyện về buổi họp tỉnh ủy trong Một mình một ngựa. Cuộc họp quan trọng, uy nghiêm được miêu tả bằng lối nói khẩu ngữ hài hước, thú vị khi miêu tả nhân vật Gia, chủ tịch đoàn thỉnh thoảng:

Lại lên cơn động kinh đùng đùng chạy lên diễn đài, giật micro, chõ xuống cử tọa sừng sừng, sộ sộ như cãi nhau: thế pa lèn thủng trứ các đồng chí, có muốn nghe nữa không? Hay giải tán về nhà đi lấy chuối rừng nuôi con tu mu, con lợn cho vợ nào! Và như chỉ chờ có thế là các pa lèn thủng trứ. Tức hơn một trăm đồng chí đại biểu các xã, các hợp tác xã được dịp vỗ đùi đánh đét cười rốc lên một chặp, như để giải tỏa cơn tù hãm chán chường [93, tr. 31].

Bên cạnh lối nói khẩu ngữ, Ma Văn Kháng còn sử dụng biệt ngữ - tiếng lóng trong khi miêu tả đời sống của thị dân. Đó là những lớp từ vựng đặc biệt, chỉ xuất hiện trong những cảnh huống nhất định, thuộc về những tầng lớp người nhất định. Đó là ngôn ngữ của những tên lưu manh, những kẻ thủ ác, những cặn bã của xã hội. Chúng dùng biệt ngữ - tiếng lóng để quy ước những cách gọi tên khác như: gioóc, cớm, cá, tây, cá ngầm, sìn, đạn, phim con heo, chỉ chỏ, chôm chỉa, bảo kê, mafia, mặt rô, cò mồi, cửu vạn, ma cô, chân gỗ, ghế, xế, nhốp, kính, bốc chỉ, cô ti lưa, mèo hoang, bò lạc, cave, em ún, chó lửa, cá chìm. cá nổi, đại ca, tàu nhanh, tàu suốt, điếm chợ... Một thế giới ngôn ngữ với những quy ước ngầm được Ma Văn Kháng sử dụng trong các tiểu thuyết Bóng đêm, Bến bờ để miêu tả bản chất của những kẻ lưu manh, tội phạm. Chính lớp từ vựng đặc biệt này đã tạo nên một không khí khác biệt với đời sống bình thường, khiến cho con người có cảm giác đối diện với một đời sống khác, ẩn ngầm dưới đáy, chứa đựng những hung hiểm, bất trắc đe dọa cuộc sống lương thiện. Nó cũng chứng tỏ Ma Văn Kháng có một năng lực tích lũy vốn từ ngữ đời sống và vận dụng một cách sáng tạo trong nghệ thuật trần thuật.

4.1.2.2. Ngôn ngữ giàu tính ẩn dụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

Tính chất đa nghĩa là một đặc trưng quan trọng của ngôn ngữ văn chương. Ý thức sâu sắc điều đó cho nên mỗi tiểu thuyết của ông là cả một sự sáng tạo về ngôn từ ở phương diện chuyển nghĩa. Trong đó, ẩn dụ luôn là một lựa chọn của để diễn tả những nội dung phong phú, phức tạp của hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm. Chính Ma Văn Kháng đã đề cao giá trị của ẩn dụ trong sáng tạo nghệ thuật: "Ẩn dụ là nguồn sống của tất cả các loại hình nghệ thuật. Chủ đề tư tưởng... luôn được hiện hình trong trăm ngàn chi tiết hình tượng hàm chứa... " [101, tr. 276].

Lựa chọn ẩn dụ - phương thức chuyển nghĩa để làm phong phú thế giới nghệ thuật của mình, ngay từ cách đặt tên cho tác phẩm, Ma Văn Kháng đã có ý thức thể hiện tính chất đa nghĩa: Trăng non, Mưa mùa hạ, Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Côi cút giữa cảnh đời, Chó Bi,

Phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng - 16

đời lưu lạc, Một mình một ngựa, Bóng đêm, Bến bờ - đó là những nhan đề mang tính chất ẩn dụ có sức khái quát cao, đạt đến ý nghĩa biểu trưng lớn. Đám cưới không có giấy giá thú: cuộc hôn nhân gượng ép giữa thi nhân và lý tưởng trong một hiện thực đời sống đầy phức tạp. Ngược dòng nước lũ - sự cô đơn và dũng cảm đấu tranh của con người trước hiện thực nghiệt ngã. Bóng đêm - tội ác, tăm tối, nhơ bẩn trong mỗi con người và trong hiện thực đời sống. Bến bờ - sự giác ngộ chân lý đời sống. Đó là những ý nghĩa khái quát nhất qua các nhan đề mang tính ẩn dụ của tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Từ những nhan đề ấy, nhà văn triển khai một hệ thống những ẩn dụ song song trong tác phẩm tạo nên một hệ thống mở về ý nghĩa cho các hình tượng nghệ thuật. Ví dụ, nhan đề Mưa mùa hạ đi cùng với các hình tượng "tổ mối" và "con đê", những "cơn mưa lũ" trong suốt độ dài tác phẩm, đan cài, liên kết chặt chẽ với nhau. "Tổ mối" vừa là hình ảnh có thật, vừa là biểu tượng cho những tồn tại, tiêu cực trong mỗi cá nhân và của toàn xã hội đang ngày đêm làm mục ruỗng giá trị đời sống. "Con đê" - biểu tượng cho trí tuệ, sức mạnh của con người Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, gắn với truyền thuyết Sơn Tinh và Thủy Tinh, là biểu tượng cho truyền thống kiên cường của con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu với thiên nhiên, tìm mọi cách để dung hòa với sự khắc nghiệt của tự nhiên, bảo vệ đời sống của mình. Những "cơn mưa lũ" mùa hạ hiện diện từ đầu đến cuối tác phẩm có ý nghĩa như một sức mạnh thử thách con người. Ở Mùa lá rụng trong vườn, "khu vườn" qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, gắn với mỗi cá nhân trong gia đình ông Bằng là một ẩn dụ phong phú về cuộc đời. Đám cưới không có giấy giá thú với hình ảnh "hoa phượng", "căn gác xép", "những cuốn sách"... là những ẩn dụ về nỗi buồn đau u uất, về bi kịch nội tâm của người trí thức trước hiện thực đầy phức tạp đang từng ngày tha hóa con người. Ngược dòng nước lũ với hình ảnh "con sông mùa lũ", "chuyến xe ngựa", "con ngựa". Con chó trong Chó Bi, đời lưu lạc. Một mình một ngựa với hình tượng đan cài là "con đường biên ải" với "bến đò", "con đò", "chiếc xe"... cho ta ý nghĩa biểu tượng về người anh hùng

trên con đường đấu tranh cách mạng, vừa đơn độc vừa bi hùng. Trong tiểu thuyết Bóng đêm, hình ảnh "bóng đêm" xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm tương ứng với nhan đề là ẩn dụ cho tội ác, tấm màn che bí mật, những cái khuất lấp. Bến bờ là ẩn dụ cho sự giác ngộ. Chính những ẩn dụ ấy đã làm nên vẻ đẹp phong phú cho hình tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Sử dụng ẩn dụ trong tiểu thuyết với Ma Văn Kháng luôn được ông đánh giá cao và nhuần nhuyễn. Những ẩn dụ độc đáo khiến cho tác phẩm của Ma Văn Kháng luôn hấp dẫn và sinh động.

4.1.3. Ngôn ngữ nhân vật

"Ngôn ngữ nhân vật chính là lời ăn tiếng nói của nhân vật" [32, tr. 100]. Là một trong những phương tiện để bộc lộ nội tâm nhân vật trong tác phẩm văn chương, ngôn ngữ nhân vật là "căn cứ đề biểu đạt phẩm chất và tính cách của mỗi con người. Do đó, trong thể hiện nghệ thuật, các nhà văn hết sức coi trọng tính chất phân hóa sâu sắc ấy của ngôn ngữ ở quá trình cá tính hóa nhân vật" [32, tr. 100]. Con người là cả một thế giới bí ẩn, phong phú, phức tạp. Khám phá thế giới ấy qua cái nhìn từ phía bên ngoài (ngoại hình) chỉ có thể phản ánh được một phần nhỏ bé. Ý thức được điều đó, Ma Văn Kháng đã sử dụng ngôn ngữ như là một phương tiện để khám phá nội tâm, cá tính hóa nhân vật. Trong đó, đối thoại và độc thoại là hai hình thức tiêu biểu nhất của ngôn ngữ nhân vật tiểu thuyết Ma Văn Kháng.

4.1.3.1. Ngôn ngữ đối thoại

Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng "Lời đối thoại là lời trong cuộc giao tiếp song phương mà lời này xuất hiện như là một phản ứng lại lời nói trước" [37, tr. 114]. Sự phản ứng lại ấy sẽ giúp cho người đọc nhận ra tính cách nhân vật trong mối quan hệ liên cá nhân, chiều sâu nội tâm, văn hóa ứng xử, tầng ngôn ngữ... Từ góc độ thi pháp Nguyễn Thái Hòa cho rằng "lời thoại của nhân vật là hình thức cá thể hóa triệt để tính cách và tình huống đối thoại" [44, tr. 65]. Khẳng định sự chọn lọc ngôn từ trong đối thoại và hành vi xử lý đối thoại của nhân vật trong tình huống chính là dấu ấn phong cách ngôn ngữ của tác giả

trong sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Thái Hòa chú ý đến: chức năng cá thể hóa tính cách nhân vật, cá thể hóa tình huống, chức năng đồng quy chiếu, chức năng liên cá nhân... Trong phần này, căn cứ góc nhìn xem xét đối thoại nhân vật như là "phản ứng lại lời nói trước" kết hợp với "hình thức cá thể hóa tính cách và tình huống đối thoại", coi đó là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu ngôn ngữ đối thoại nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng.

Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng với ý nghĩa như là lời phản ứng lại lời nói trước giúp cho ta hình dung được đầy đủ về nhân vật, đôi lúc không cần đi kèm các chi tiết về ngoại hình hay lai lịch xuất thân, thành phần xã hội, ta vẫn có thể trích lọc được những thông tin cần thiết để cảm hiểu nhân vật và ý đồ tác giả. Qua ngôn ngữ đối thoại, nhân vật hiện lên sống động hơn bất kỳ lời miêu tả ngoại hình nào. Chẳng hạn, ở các tác phẩm sử thi, khám phá vùng thẩm mỹ dân tộc miền núi, qua các tác phẩm, Ma Văn Kháng đã dựng hàng trăm cuộc đối thoại, qua mỗi đối thoại, nhân vật được định hình rõ nét. Trong cuộc đối thoại giữa Lê Chính, Kiến và Hoàng A Chao [82, tr. 179-180], qua lời thoại với những từ xưng hô có ý nghĩa đưa đẩy: các ngài, quý ngài, dạ, ạ, những từ ngữ so sánh, ví von: Lợn lành thành lợn què; con lợn có béo... ta thấy mối quan hệ giữa Hoàng A Chao - Lê Chính, Hoàng A Chao - lính, thái độ của y với Lê Chính: xun xoe, khúm núm, giả dối, với bọn lính: khinh miệt, coi rẻ... nguồn gốc xuất thân lái lợn, tính cách gian ngoan, xảo quyệt.

Từ tiểu thuyết sử thi đến tiểu thuyết thế sự đời tư là cả một khoảng cách ngôn ngữ. Nếu ngôn ngữ đối thoại trong sử thi mang tính chất trang trọng, yếu tố liên cá nhân còn mờ nhạt, nội tâm nhân vật chưa được khai thác sâu, ngôn ngữ đối thoại thiên về biểu lộ hành động thì ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong tiểu thuyết thế sự đời tư hướng tới khám phá chiều sâu nội tâm nhân vật ở mọi chiều kích của nó, vì thế, các nhân vật trong đối thoại "phản ứng lại" với người đối thoại, với thông tin đối thoại, với thái độ đối thoại đã được Ma Văn Kháng mổ xẻ rất rõ nét.

Ví dụ trong Mưa mùa hạ, đối thoại giữa Trọng với Hảo - hàng xóm - thợ vẽ (Mưa mùa hạ). Chủ đề của cuộc thoại do Hảo khơi nguồn từ câu chuyện về người điên đến ăn uống, dân mình, con người, lũ lụt... Ngôn từ của Hảo (họa sĩ) mang màu sắc suồng sã, thông tin đưa ra tạp nham và lộn xộn nhưng mục tiêu là để biện minh cho thái độ sống gấp và thói ham mê đời sống vật chất và nhục dục, luôn châm biếm mỉa mai cay độc, không có niềm tin vào con người, ích kỷ cá nhân, hiểu biết nông cạn và lỗ mỗ, thái độ ngạo mạn và thô lỗ. "Ôi! Dân mình ba lăng nhăng, lêu lổng, chả có kỷ cương, niêm luật gì hết, như thằng Bờm có cái quạt mo ấy. Hòn xôi bé tý tẹo trước mắt thì gật... Cháu còn trẻ chưa hiểu đời đâu, bây giờ trên bàn thờ chỉ có đồng tiền thôi" [94, tr. 51-52] Trọng, nóng nảy, cương trực, ngôn từ khúc chiết thẳng thắn, tranh biện vấn đề đàng hoàng có lý có tình, phê phán thẳng thừng: "cháu còn ít tuổi hơn bác. Nhưng, bác đừng nghĩ là cháu ít hiểu đời... bác chỉ thấy đời bằng trực giác mà lại là một trực giác ốm o, phiến diện, sai lầm" [94, tr. 53].

Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng với chức năng liên cá nhân đã giúp cho nhà văn thể hiện tính cách nhân vật qua một cái nhìn đa chiều. Nhân vật tự bộc lộ mình qua đối thoại nên để lại những ấn tượng sâu đậm. Ma Văn Kháng đã xử lý lời thoại của các nhân vật không hề thấy bóng dáng kỹ thuật, rất giản dị, tự nhiên. Từ một cuộc hội thoại, qua ngôn ngữ của nhân vật, ta thấy cả tầng văn hóa, ý thức, vô thức, những hàm ngôn đằng sau hiển ngôn, những tâm tư và những suy tưởng mà đôi khi bình thường, chỉ quan sát ngoại hình, cử chỉ, hành động không thể thấy hết. Ở Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng đã đặt các nhân vật vào những tình huống và ngữ cảnh cụ thể để nhân vật từ lời nói bộc lộ con người thật của mình. Từ cuộc thoại, qua những chi tiết ngôn ngữ rất nhỏ nhưng có sức khái quát cả nhân cách con người. Tình huống đối thoại giữa Lý và Phượng cùng làm mâm cỗ cúng giao thừa (Mùa lá rụng trong vườn), chủ đề lan man từ lão trưởng phòng, con mèo đen, Cừ - cậu em chồng đang lưu lạc, tình yêu, hôn nhân, Đông, mẹ chồng... ngôn ngữ của Lý vô cùng sắc sảo, sống động, lột tả sinh động đối tượng được nói đến dù vắng mặt. Về lão trưởng phòng, Lý miêu tả lão này

năm chục cái xuân xanh, chưa vợ giàu ghê gớm nhưng lại cứ hay ken két nguyên tắc rởm. Tao bảo lão: ông ơi, ông phải biết nịnh nọt quân của ông, phải biết ra lệnh lại phải biết bưng phở cho họ xơi. Đời phải biết nịnh nọt cưng chiều nhau chứ... giờ lão thần nịnh. Qua những từ ngữ ấy, người đọc có thể phán đoán quan hệ của Lý với lãnh đạo của mình mang tính chất xuồng xã, gần gũi hơn giới hạn cho phép. Cũng trong đoạn thoại này, thái độ của Lý lúc thì nghiến ngấu, day dứt khi lấy Đông năm mười bảy tuổi, lúc cay độc phũ phàng với Cừ, lúc uất ức, tức tối vì bị mẹ chồng đối xử cay nghiệt...

Qua những đối thoại ấy, ta nhận ra một đặc điểm ngôn ngữ của Lý, tiêu biểu cho ngôn ngữ thị dân; sử dụng dày đặc khẩu ngữ, thành ngữ, biệt ngữ, so sánh, ví von, ngôn từ luôn đặt trong trạng thái sống nhất. Chính ngôn ngữ đã cá tính hóa nhân vật Lý với tất cả phức tạp và mâu thuẫn trong nội tâm và khiến cho người đối thoại lúc thì ngỡ ngàng "con người này tạo ra xung quanh mình lực lôi kéo và một trường hấp dẫn đến mê mẩn" [91, tr. 68], lúc thì tàn nhẫn ác độc "công khai phơi bày độ sâu tận cùng mọi bất mãn" [91, tr. 271] khiến Đông - là chồng mà "bệch bạc cả mặt mày" [91, tr. 270]. Một ví dụ khác, trong Đám cưới không có giấy giá thú, ở cuộc đối thoại về cái trống trường bị hỏng, Dương đạo mạo, nguyên tắc luôn có câu cửa miệng "xét theo quan điểm toàn diện" và "như thế là rất tốt" dù không liên quan gì đến ngữ cảnh, Thuật thì giễu nhại bằng đủ thứ chuyện tiếu lâm, pha trò, cười cợt, đáp trả lại câu của Dương "trường phải ra trường, thầy phải ra thầy, trò phải ra trò", Thuật nối tiếp "trống phải ra trống", lời phản ứng lại lời nói trước tạo một hiệp quả gây cười khi kết hợp lại thành "trò trống" để anh ta bồi thêm cú giễu nhại, "trống thế là chứ là trống sao được" để mỉa mai xuất thân của Cẩm. Yếu tố liên cá nhân và chức năng đồng quy chiếu qua ngôn ngữ thoại đã đem đến cho ta cảm nhận về các nhân vật, Dương, Cẩm nguyên tắc vô lối, Thuật cay cú thành độc địa.

Tình huống đối thoại xảy ra giữa Thuật, Dương, Cẩm (Đám cưới không có giấy giá thú) trong cuộc chấm thi đã bộc lộ tất cả bi hài kịch của sự va đập

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2022