Tướng Mạo Nhân Vật Anh Hùng, Chính Nhân Quân Tử, Trí Thức Thông Tuệ

chất này khiến ta liên tưởng tới tổ chức tội phạm quốc tế mafia, sự nguy hiểm của bọn tội phạm kiểu mới này là chúng hoạt động có tổ chức, xuyên quốc gia. Từ những vụ án, Ma Văn Kháng đã nhận ra đặc tính chung của những kẻ thủ ác dù đơn độc hay riêng lẻ: Do lối sống bản năng chi phối, ăn chơi trác táng, phóng dục, có khoái cảm trước cái ác, lấy sự cưỡng bức người lương thiện để thỏa mãn thú tính... vô luân, vô nhân cách từ bản tính [96, tr. 115]. Từ kiểu nhân vật này, Ma Văn Kháng cho rằng: "nguyên nhân hủy hoại các giá trị xã hội nằm ở ngay chính con người" [96, tr. 180], "thù hận như thú tính sổ lồng lại nhiễm thêm trạng thái bán khai tạo nên những tội ác thật táng đởm kinh hồn" [96, tr. 24]. Nó khiến cho nhà văn đôi lúc bi quan "Con người là vậy ư? Nó là một thế giới bỏ ngỏ, một thực thể chưa hoàn thành? Hay nó là một quái thai đẻ non" [96, tr. 119].

Cái ác - kẻ thủ ác thật đáng sợ khi ta không nhìn rõ mặt, khi nó chìm vào trong bóng đêm tăm tối, cái ác còn nguy hiểm gấp trăm ngàn lần khi nó mang bộ mặt nhân danh công lý. Ma Văn Kháng đã viết về những kẻ thủ ác ẩn mặt này, điểm mặt chỉ tên chúng. Đó là Khoái (Bóng đêm), Hói (Bến bờ) chúng là những kẻ ẩn mặt, dưới bộ cảnh phục là những kẻ lòng lang dạ sói. Không né tránh hiện thực khi viết về những kẻ thủ ác ẩn mặt, Ma Văn Kháng đã phân tích tội ác của chúng với đồng đội, với nhân dân. Chúng cướp công, hủy hoại cuộc đời của những hiệp sĩ ngày đêm đối mặt với tội ác, chúng hủy hoại niềm tin của nhân dân vào công lý, chúng dung dưỡng cho tội ác hoành hành, là nguyên nhân của bất công xã hội, làm tha hóa xã hội.

Xây dựng nhân vật tội phạm - kẻ thủ ác, Ma Văn Kháng đã thể hiện một cái nhìn sâu sắc về con người và hiện thực đương đại. Đó là một hiện thực mà cái ác đang từng ngày từng giờ phá hoại cuộc sống của con người, hủy hoại nhân cách, đạo đức con người. Qua nhân vật này nhà văn đã bày tỏ thái độ phẫn nộ trước sự tha hóa của con người, đồng thời thể hiện một tinh thần đấu tranh không khoan nhượng, hướng con người dũng cảm đối diện chống lại cái ác để bảo vệ cái đẹp và bình yên cuộc sống.

Trong Bóng đêm Bến bờ, những kẻ dưới đáy đã được Ma Văn Kháng miêu tả khá công phu. Kiểu nhân vật này đã manh nha xuất hiện trong Mưa mùa hạ ở nhân vật Thưởng, nhưng lúc đó, sự xuất hiện của nhân vật mang một ý nghĩa khác. Nó chưa trở thành một kiểu nhân vật trong tiểu thuyết thế sự đời tư. Đến Bóng đêm Bến bờ, nhân vật này đã xuất hiện như là một kiểu nhân vật mà sự tồn tại của nó là sự thật của đời sống hôm nay. Tiêu biểu cho kiểu nhân vật này là gia đình mụ Đống - mẹ kế của nhân vật Khanh - nghệ sĩ - người yêu Điền. Gia đình này là một thế giới của những kẻ hạ lưu, giang hồ, tứ chiếng, từ mẹ đến con. Dăm cha ba mẹ, thất học, lang thang kiếm sống bằng đủ mọi nghề, phe vé tàu, đạp xích lô, buôn bán lặt vặt, trộm cắp bất lương, việc gì cũng làm. Cái kinh sợ nhất của những kẻ dưới đáy này đó là bản năng buông phóng đến tột độ, không có rào cản đạo đức nào có thể ngăn cản sự tha hóa và đồi bại của chúng. Mụ Đống - người đàn bà có ba đời chồng, năm đứa con, điển hình cho dâm loàn hư hỏng. Tư, con cả mụ Đống "trốn nghĩa vụ quân sự, mắc tội cưỡng dâm em gái vị thành niên và bà già, bị bắt cải tạo ở trại Tam Giang, trốn tù một lần, bị bắt lại, án tăng bốn năm" [96, tr. 50]. Đạp xích lô "ngày hai bữa cơm, nó say cả hai. Say rồi nó cà khịa với cả nhân viên cảnh sát. Nó là cái hố lửa tình dục ngùn ngụt" [96, tr. 51]. Túc, con thứ "nhân bần trí đoản, cục súc, đã một lần vào nhà đá bóc lịch vì tội cố ý đánh đồng nghiệp trọng thương... giờ nó vô nghề nghiệp, ăn bám vợ, đã thế lại chơi bời đàn đúm" [96, tr. 51]. Lụa và Thảo, hai đứa con gái, đứa hăm tám đứa hai mốt, công khai ghi số đề và phe vé kiêm bán dâm... Kinh khủng hơn nữa, chúng là người một nhà nhưng anh trai loạn luân với em gái cùng mẹ khác cha, cưỡng bức em dâu, rình rập để làm nhục Khanh, chửi mẹ đẻ, đánh nhau, chúng "tiêu biểu cho một lớp người ở dưới cùng xã hội đang trên đà tha hóa, đang đi dần vào vòng tăm tối... là cái dị dạng, không bình thường của đời sống, có đặc tính chung là thất học, dâm loàn và hung bạo" [96, tr. 53], "chúng là thói ganh ghét, gian manh của lớp người đang hủy hoại hết nhân cách, trở thành cặn bã của xã hội" [96, tr. 56]. Kết thúc tất yếu của gia đình này, kẻ vào

tù, người chết, những đứa con nhỏ chứng kiến sự tha hóa, đồi bại của cha mẹ, chú bác tương lai sẽ như thế nào?

Với cảm hứng phê phán mạnh mẽ, đi sâu phân tích những nguyên nhân khiến cho sự đồi bại và tha hóa gia tăng trong gia đình thành thị, đằng sau những cuộc đời nhớp nhúa dưới đáy xã hội, Ma Văn Kháng muốn cảnh tỉnh chúng ta về một lối sống vô đạo đức, coi thường pháp luật, bất chấp công lý. Lối sống này sẽ làm băng hoại con người, khiến cho con người trở nên suy đồi: "Con người ngày càng trở nên hung tợn, đang ở bước thoái hóa cuối cùng là đánh mất toàn bộ nhân tính. Con người đang bước vào thời mạt thế chăng?" [96, tr. 115]. Đó còn là nỗi khắc khoải âu lo của nhà văn đằng sau sự khám phá mặt trái của xã hội đương đại: "Con người thì yếu đuối, cuộc sống thì đa đoan, chỉ số an toàn thì quá thấp" [96, tr. 48] cho những người lương thiện như Khanh, Huy... khi họ phải chung sống với "ổ quỷ ẩn chứa bao bất trắc" [96, tr. 56].

Có thể nói rằng, những hình mẫu nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng qua từng giai đoạn lịch sử đã có ý nghĩa sâu sắc trong việc góp phần thể hiện chân dung con người Việt Nam hiện đại ở những không gian cụ thể. Những nhân vật của tiểu thuyết Ma Văn Kháng đời thực bước vào trang sách, bước vào điện ảnh, rồi lại sống cuộc đời nữa, trong tâm hồn độc giả. Điều đó cho thấy, ở tiểu thuyết Ma Văn Kháng, sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn về kiểu nhân vật là một thành công đáng được ghi nhận.

3.2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

Tiểu thuyết Ma Văn Kháng đã thể hiện một nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, sắc sảo, thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của ông phong phú, đa dạng, hấp dẫn. Chúng tôi chú ý đến ba phương diện nổi bật trong nghệ thuật xây dựng nhân vật: qua yếu tố tướng mạo, yếu tố tính dục, yếu tố tự truyện.

3.2.1. Nhân vật qua yếu tố tướng mạo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua tướng mạo con người là một trong những đặc điểm nổi bật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Đây là một đặc điểm xuyên suốt các sáng tác của nhà văn, từ các tiểu thuyết sử thi đến thế sự

đời tư, càng về sau càng rõ nét. Đặc điểm nghệ thuật này có cơ sở từ cách xem xét tướng mạo mang tính kinh nghiệm của dân gian và nhân tướng học - một bộ môn khoa học nhân văn nghiên cứu về con người, qua nét tướng để đoán định tính cách, tương lai và vận số của đối tượng ở những giai đoạn khác nhau. Coi con người là đối tượng quan sát, nghiên cứu, nguyên tắc cơ bản của cái nhìn con người qua tướng mạo chính là: có bên trong ắt lộ bên ngoài. Từ quan sát ngoại hình với đặc điểm gương mặt, hình dáng, mục quang, phong thái đi đứng, nằm, ngồi, ăn, ngủ, nói, cười, thậm chí cả âm lượng, âm vực của lời nói... quy nạp các nội dung để xếp loại con người qua các trường hợp điển hình. Với mục tiêu khám phá, phân tích bản thể con người qua tướng mạo, trong các tiểu thuyết, Ma Văn Kháng đã thể hiện nghệ thuật miêu tả nhân vật độc đáo, giàu tính nhân bản và tinh thần thực nghiệm khoa học nhân văn, mang đậm dấu ấn cá nhân: nhìn nhân vật từ góc độ nhân tướng học, quan sát ngoại hình để khắc họa nội tâm. Về điều này, Đỗ Hải Ninh đã phát hiện: "Ma Văn Kháng rất linh hoạt khi miêu tả ngoại hình nhân vật. Sở trường của ông là miêu tả nhân vật như một nhà tướng số học. Ông vận dụng một cách sắc sảo những hiểu biết Đông Tây kim cổ để nhấn mạnh tính cách qua tướng hình nhân vật" [143, tr. 297]. Đoàn Trọng Huy, Nguyễn Ngọc Thiện và một số nhà nghiên cứu cũng nhìn thấy ở Ma Văn Kháng kiểu miêu tả con người có sự kết hợp hài hòa giữa khoa tướng mạo dân gian và khoa nhân học hình sự. Những phát hiện này rất quý giá và có ý nghĩa gợi dẫn cho chúng tôi khi tìm hiểu nghệ thuật miêu tả nhân vật tiểu thuyết Ma Văn Kháng.

Phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng - 12

Sự vận động trong quan niệm nghệ thuật về con người đã đem đến cho nhân vật tiểu thuyết Ma Văn Kháng những nét độc đáo. Ông từng mượn lời một nhân vật để thể hiện quan điểm của mình khi đánh giá tính cách con người: "Tính khí con người chỉ có thể chia thành hai bậc chính: quân tử và tiểu nhân, hiền lành và độc ác" [96, tr. 15]. Đây có thể được coi là nguyên tắc miêu tả con người qua tướng mạo của Ma Văn Kháng. Quan sát thế giới nhân vật của tiểu thuyết Ma Văn Kháng, từ sử thi đến thế sự đời tư, chúng tôi nhận thấy,

Ma Văn Kháng luôn có sự định hình tính cách và phản ánh nội tâm qua tướng mạo. Mỗi một nhân vật có một nhân dạng tướng mạo khác nhau, xét các trường hợp điển hình, tương ứng với quan niệm của nhà văn; tướng mạo nhân vật của tiểu thuyết Ma Văn Kháng có các nhóm: tướng mạo chính nhân quân tử, anh hùng, trí thức thông tuệ; tướng mạo hồng nhan; tướng mạo tiểu nhân, hạ lưu, dâm đãng. Đây là ba nhóm chính thể hiện rõ nét nghệ thuật miêu tả nhân vật qua yếu tố tướng mạo của tiểu thuyết Ma Văn Kháng.

3.2.1.1. Tướng mạo nhân vật anh hùng, chính nhân quân tử, trí thức thông tuệ

Khi miêu tả những nhân vật đại diện cho chính nghĩa, cái đẹp, hướng tới lấy ngoại hình để thể hiện tính cách và nội tâm, Ma Văn Kháng đã tạo dựng những nhân vật có vẻ đẹp ngoại hình hoàn hảo, lý tưởng theo quan niệm của nhân tướng học. Đó là cái đẹp trong tướng mạo các nhân vật chính diện ở tiểu thuyết sử thi sử thi - người anh hùng trên mặt trận vũ trang. Quan sát, miêu tả ngoại hình các nhân vật này, "lấy tướng xem tâm", Ma Văn Kháng đã tạo nên những chân dung mang vẻ đẹp lý tưởng, tiêu biểu cho vẻ đẹp thẩm mỹ của thời đại. Đó là chân dung Lê Chính - chân dung người anh hùng quả cảm, chính trực "bộ ngực nở, khuôn hai bả vai rộng. Tóc cắt ngắn hất cao. Gương mặt rám nắng, hơi cháy lên ánh đồng đỏ và hai con mắt sáng quắc, tự chủ, sắc sảo nhưng nheo lại thì đôn hậu, thấu tình" [82, tr. 177]. Là chân dung Đắc "đẹp rắn rỏi với một gương mặt ngăm ngăm nâu, hai con mắt thâm trầm dưới hàng mày rậm và đen nhánh. Hàng ria mép mới cạo, xanh đen những chấm chân râu, phù hợp với gò mũi cao và đôi môi thoáng vẻ ngạo nghễ" [83, tr. 231]. Đó còn là chân dung của Tích, Na... của những người chiến sĩ đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất Lào Cai trong những ngày cách mạng còn non trẻ.

Quan tâm đến nét đặc trưng chủng tộc, vẫn ở kiểu nhân vật lý tưởng, Ma Văn Kháng đã quan sát ngoại hình của một chính nhân quân tử người Mông với những nét riêng không thể nhòa lẫn với dân tộc khác. Đó là sự cường tráng, man dại đậm chất rừng núi của những chàng trai Mông - anh hùng của

biên ải. Cao lớn, lạnh lùng, mắt xếch và ít nói, ít cười, tướng mạo của họ được Ma Văn Kháng đặc tả trong các tác phẩm gợi cho người đọc về hình tượng người anh hùng như Núp, Kpa Lơng, Tnú trong các sáng tác của Nguyên Ngọc. Nhưng điều khác biệt của Ma Văn Kháng với Nguyên Ngọc ở đây chính là miêu tả những nhân vật này với cảm quan hiện đại, không có dấu ấn của những anh hùng trong truyền thuyết như Đăm Săn, Xing Nhã... họ là người con thuộc về một dân tộc, và ngoại hình, tướng mạo của họ phản ánh tính cách dân tộc của họ. Đó là chân dung Pao "khuôn ngực nở, hai con mắt xếch mâng mâng đỏ" [82, tr. 326], chân dung Vàng A Chỉnh: "Người này thật người Hmông, kể cả từ cách đi, đầu cứ chúi về đằng trước như đang lên dốc xuống dốc. Cao lớn, ngực vồng nở, hai tay như hai bắp cày" [78, tr. 31]... "quần lanh, áo lanh nhuộm chàm. Cao lớn, mũ lưỡi trai. Mắt xênh xếch" [78, tr. 297]. Dấu ấn chủng tộc qua tướng mạo này góp phần phản ánh tính cách Mông mạnh mẽ, kiên cường, bất khuất, trung tín sau vẻ ngoài thô mộc, cường tráng.

Quan sát, miêu tả ngoại hình trí thức - kẻ sĩ hiện đại, Ma Văn Kháng không hướng vẻ đẹp cường tráng của thân thể mà thiên về bộc lộ sức mạnh nội tại với vẻ đẹp nho nhã thanh quý của bậc túc nho đậm màu sắc tướng mạo dân gian. Một kiểu gương mặt trí thức mang vẻ đẹp lý tưởng, hoàn hảo là "gương mặt phân miêng, sáng sủa và tiềm tàng" [78, tr. 445], hay "mặt vuông" [94, tr. 27], ngũ quan, ngũ đình phân minh, những đường nét thể hiện sắc diện nho nhã, thâm trầm. Đặc biệt nhà văn luôn chú ý đến đôi mắt để đoán định nội tâm của người trí thức- một nội tâm phong phú, phức tạp và mâu thuẫn. Đó là "hai con mắt thâm trầm" [94, tr. 27] trăn trở và băn khoăn của Nam, "hai con mắt trầm sâu" chứa chất u uẩn của Tự, đôi "mắt sáng" đầy niềm tin của Thiêm [78, tr. 447], "con mắt sâu tiềm ẩn sự từng trải" của Khiêm...

Quan niệm cốt cách sang quý của nhân vật qua tướng mạo là tổng hòa tất cả những chi tiết tưởng chừng như rất nhỏ bé, Ma Văn Kháng đã hướng sự quan sát của mình tới giọng nói, nét cười, cử chỉ ôn nhu, hành động ăn uống... để thể hiện tính cách nhân vật qua tướng mạo. Đó là những chi tiết về giọng

nói "tròn đầy, âm vang và ấm" của Tự, đến "nét miệng thẳng như kẻ" của Kha, "tiếng nói sang sảng" của Thịnh, hay "cử chỉ ôn nhu" của Thiêm, "phong thái an nhiên bình đạm" của ông Quyết Định. Đối với nhân vật hiệp sĩ an ninh, đại diện cho công lý, cho ánh sáng, khắc tinh của tội phạm, Ma Văn Kháng lại chú ý đến khí chất đặc biệt của họ. Khí chất đó là sự kết hợp hài hòa của thể chất cường tráng, mạnh mẽ do yêu cầu công việc và có vẻ đẹp hình thức đầy nam tính, có sức hấp dẫn thiên bẩm. Nhâm, Trừng, Khuynh, Điền, Thịnh, Lập, ông Tầm... mỗi một con người đều có những nét riêng độc đáo, tướng mạo phi thường. Tiêu biểu cho tướng mạo hiệp sĩ an ninh là nhân vật ông Tầm. Ở nhân vật này, nhà văn đã quan sát để thể hiện chân dung một con người mang vẻ đẹp lý tưởng, hài hòa từ hình thức đến nội tâm. "lưng tròn vai rộng, mặt to, miệng vuông, hai con mắt hiền từ như mắt voi, tiếng nói âm vang đĩnh đạc, tiếng cười sảng khoái, phong nghi nghiêm chỉnh đàng hoàng" [95, tr. 152]. Từ quan sát, đưa ra phán đoán về tính cách, "phong thái ông ung dung... nội lực dồi dào và thông tỏ mọi nhẽ" [95, tr. 29], đoán định xuất thân "nhìn ông thoáng qua có thể đoán định, nếu không xuất thân từ gia đình hào môn vọng tộc, hiển hách thì cũng phải là một gia đình khá giả, gia phong căn cốt chỉnh tề" [95, tr. 152]... Có thể nói rằng, mỗi chân dung nhân vật đều có những nét tướng mạo thể hiện cốt cách con người cá nhân của riêng họ, không thể trộn lẫn. Mỗi chân dung nhân vật đều cho thấy nhà văn đã dụng công, dụng ý, dụng ngữ rất cẩn trọng.

3.2.1.2. Tướng mạo hồng nhan đoan chính và đàn bà hiếu dâm

Nhân vật người phụ nữ chiếm một vị trí quan trọng trong sáng tác của Ma Văn Kháng ở cả tiểu thuyết và truyện ngắn. Riêng ở tiểu thuyết, ngay từ những sáng tác đầu tiên, Ma Văn Kháng đã giành cho họ sự ưu ái đặc biệt. Tuy nhiên, ở phần này, chúng tôi chủ yếu đi tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tướng mạo phụ nữ của nhả văn, không đi vào các nội dung khác. Từ góc nhìn tham chiếu trên phương diện giới, chúng tôi nhận thấy tướng mạo người phụ nữ trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng có những nét đặc sắc riêng.

Những vẻ đẹp đặc trưng cho người đàn bà biên ải luôn được quan sát ở vẻ đẹp phồn thực, nữ tính, có chất man dại và phóng túng, rất quyến rũ. Những tướng mạo đàn bà nhan sắc ấy mang vẻ đẹp đa tình, quyến rũ, say đắm lòng người, phản ánh một nội tâm luôn chan chứa khát vọng và nhu cầu được yêu thương, ân ái. Từ thân thể, gương mặt, nụ cười, cử chỉ, dáng điệu đều bộc lộ thiên tính nữ mời gọi ái ân. Đó chính là nét đặc sắc của người đàn bà biên ải trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Là những Seo Cả, Seo Ly, Seo Say, Seo Mùa, Seo Di, A Cở... từ đôi mắt đến nụ cười, hàm răng, mái tóc, bầu ngực đều bộc lộ vẻ đẹp của thiên tính nữ. Đó là chân dung Seo Cả với vẻ đẹp của "làn da nõn nà ở cổ chị... hai bầu vú chị căng mọng núc ních nhòn nhọn như hai ngọn măng tre... Bờ vai trắng hồng nổi bật trên mái tóc đen rậm trải rộng như tấm nệm lót lưng [83, tr. 160-161]. Hay Seo Say, "nàng đàn bà hơn tất cả đàn bà... Mông nàng nở, ngực nàng phổng phao. Mắt nàng tươi nở. Môi hé mở hình hạt đào" [83, tr. 160-161]. Và Seo Di "lườn vai tròn, cái eo thắt đường nét căng phồng ở ngực, mềm muôn muốt qua hông, xuống bắp chân xinh hình cá trắm" [78, tr. 86]. Rồi Cở "cái cổ cao trắng nõn. Khuôn ngực phập phồng... hai con mắt mở to, bóng láng cái ánh biếc xanh vời vợi của đồng tử. Hai má dậy ánh hồng..." [78, tr. 173]... Nhân vật phụ nữ biên ải của Ma Văn Kháng có ngoại hình gợi cảm, dào dạt khát vọng tình yêu và năng lực tình dục, với tất cả những điều đó, họ đã trở thành một phần không thể thiếu của tiểu thuyết sử thi về đề tài dân tộc miền núi của Ma Văn Kháng.

Trong tiểu thuyết thế sự đời tư, tướng mạo phụ nữ phản ánh tính cách nhân vật rất rõ nét: có nét tướng của người phụ nữ đoan chính như Phượng, chị Hoài (Mùa lá rụng trong vườn); có nhan sắc quyến rũ, khơi gợi những khát khao, ham muốn tình dục, ái ân như Lý (Mùa lá rụng trong vườn), Hoan), có nhan sắc vừa đoan trinh vừa quyến rũ như Hoan (Ngược dòng nước lũ), Quyến, Cúc (Bóng đêm), Khanh (Bến bờ), có những tướng mạo nhìn đã thấy bộc lộ sự dâm đãng thái quá như Nhàn - vợ Lập, mụ Đống (Bến bờ)... Mỗi nhan sắc phụ nữ, Ma Văn Kháng đều nhìn thấy cái tố chất làm nên thần thái

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí