Lời Bình Luận Trữ Tình Ngoại Đề

độc có cuộc sống phiêu tán đó đây đang rất cần những khoảng tĩnh lặng để nghe được tiếng nói dịu dàng của một đời sống bình dị lâu bền [96, tr. 10]. Ba đoạn văn đều nói về những cơn mưa mùa hạ, ba cấu trúc đoạn khác nhau, lối hành văn, từ ngữ, cảm xúc khác nhau. Mỗi đoạn cho ta thấy tâm thế của người kể chuyện và của nhân vật trước thiên nhiên. Hai đoạn đầu thiên về tả cảnh để bộc lộ tâm trạng, nhưng đoạn văn thứ ba, mưa không còn là thiên nhiên tâm trạng, mưa qua lời văn tả cảnh trong dòng ý thức của nhân vật đã trở thành một nhân vật song hành. Và đây, ba khu vườn, ba góc nhìn khác nhau: Một khu vườn hiện lên trước mắt người đọc với sức sống "hăm hở", lá "hồng bấy" hoa "ngoi lên ngầu ngầu một sắc nắng nhẹ... hoa gọi ong... cây mít bật chồi... rồi sấu... rồi vải...một sớm mai trở dậy đứng dưới gốc sấu hoa rụng đầy, mịn xanh như bột đậu đồ, ngẩng lên đã thấy những chùm quả non, xanh như ngọc" [91, tr. 164]. Đây lại là một khu vườn khác hoang vắng, âm u: "Hai cây hồng xiêm cằn. Một cây dừa còi. Hai cây ổi cao vóng cạnh một cây táo dại... Tất cả cây cối đều xác xơ, trong khi cây lá ở những luống lay ơn và tường vi, không hiểu được nuôi dưỡng bằng chất liệu gì mà rậm ròa, xanh um một sắc độ đậm đặc khác thường"; và đây nữa, tràn trề sức sống như chủ nhân của nó - người đàn bà trong câu chuyện Hương hoa Đà Lạt: "Cây trong tĩnh mịch tự đâm chồi. Hoa tự phô sắc. Mưa đậu êm êm trên những cánh hoa. Cúc tím. Anh đào hồng tươi. Râm bụt đỏ chót. Trà mi trắng bạch. Thiên lý vàng ánh. Cúc đại đóa như mặt trời lóe sáng. Địa lan vương giả thâm trầm" [96, tr. 207]. Với những lời văn tả cảnh vừa trau chuốt, vừa giản dị, vừa sinh động,

vừa tinh tế, Ma Văn Kháng đã đan dệt lên những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà cảnh ấy như đồng hiện con người với những rung động riêng tư, những linh nghiệm tinh tế, mơ hồ từ trong sâu thẳm nội tâm. Lời văn tả cảnh đã hiện diện với tư cách như là một thành tố của cấu trúc tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Ngôn từ tả cảnh sinh động, từ láy, từ ghép, từ tượng hình, tượng thanh, biểu thái được nhà văn sử dụng đắc địa khiến cho cảnh trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng có những vẻ đẹp riêng không dễ lẫn vào những nhà văn khác.

Lời văn tả người trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng kết hợp với kể và bình luận trữ tình ngoại đề cùng với một giọng điệu trữ tình đã tạo nên những hiệu quả rung động thẩm mỹ sâu sắc tác động đến tâm trí người đọc. Từ cái nhìn chịu ảnh hưởng của khoa tướng mạo dân gian, lối dùng từ ngữ độc đáo, Ma Văn Kháng đã thể hiện một thế giới nhân vật đầy màu sắc. Nhân vật nào cũng có những nét riêng, độc đáo không thể trộn lẫn. Ở phần này, chúng tôi đặc biệt chú ý đến lời văn tả phụ nữ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, xem đó là thành công của nhà văn về phương diện ngôn ngữ miêu tả.

Người phụ nữ trong miêu tả của các tiểu thuyết Ma Văn Kháng phong phú, nhiều màu vẻ: có những nhan sắc vừa đằm thắm vừa lẳng lơ quyến rũ, say đắm lòng người, có những nhan sắc đoan trang nết na hiền thục, có đàn bà dâm loàn trắc nết hư hỏng, có vẻ đẹp của người phụ nữ miền biên ải, có nhan sắc đàn bà thị dân. Mỗi một chân dung thể hiện một lối miêu tả, lời văn miêu tả rất riêng. Người đàn bà biên ải luôn được quan sát ở vẻ đẹp phồn thực, nữ tính,

có chất man dại và phóng túng, rất quyến rũ. Đó là những Seo Cả, Seo Ly, Seo Say, Seo Mùa, Seo Di, A Cở... từ đôi mắt đến nụ cười, hàm răng, mái tóc, bầu ngực... đều là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên tính nữ. Chân dung Seo Cả:

Gương mặt rười rượi trong ánh trăng và hàm răng trắng muốt như hoa sở rừng. Trăng tan chảy chan hòa trên gương mặt Cả, trên làn da nõn nà ở cổ chị, và tràn lan trên làn da trắng nhẫy của chị vừa hé lộ... hai bầu vú chị căng mọng núc ních nhòn nhọn như hai ngọn măng tre... mặt Cả ló ra vùng trăng soi. Bờ vai trắng hồng nổi bật trên mái tóc đen rậm trải rộng như tấm nệm lót lưng [83, tr. 160-161].

Nhan sắc phụ nữ thành thị lại mang vẻ đẹp khác, tinh tế, trau chuốt. Đó là Lý, Phượng, Quyến, Cúc, Khanh... mỗi nhan sắc phụ nữ, Ma Văn Kháng đều nhìn thấy cái tố chất làm nên thần thái linh hồn của họ. Ở Lý, là sự quyến rũ của tuổi hồi xuân, vừa lẳng lơ, vừa quyến rũ, chỉ một nét miêu tả "hai con mắt lá răm nhóng nhánh sáng, đong đưa một cái nhìn vừa vui tươi vừa lẳng" đã lột tả được vẻ đẹp nữ tính của nhân vật. Vẫn là Lý nhưng ở một góc nhìn

khác, trong gương: "một cô gái mình trần, đẹp mỡ màng...con mắt lá răm tình tứ, làn da trắng hồng mơn mởn... hai bầu vú mưng mẩy, căng nức cùng cặp đùi óng mướt nùng nục sức sống" [91, tr. 108]. Đó là nhan sắc của Hoan trong lúc ái ân, qua cảm nhận của Khiêm "tóc nàng thơm lừng, da thịt mát lịm" (Ngược dòng nước lũ). Là Khanh, "gương mặt vừa đoan trang, vừa quyến rũ. Mắt nàng tươi vui và đắm đuối. Môi nàng dịu dàng và mê đắm, tóc nàng dầy rậm, tràn trề sinh lực, ngực nàng gợi cảm giác hư ảo..." [96, tr. 159].

Lời văn tả người trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng khi hướng tới những đàn bà hư hỏng, tiện dâm, trác trụy, lăng loàn trắc nết lại mang một màu sắc khác và thường đặt trong diễn tiến của sự kiện. Đó là lời văn miêu tả hầm hập niềm phồn thực qua chân dung Xuyến (Đám cưới không có giấy giá thú). Hãy xem lời văn tả Xuyến trong cuộc ái ân với Tự: "người đàn bà không thỏa dục trong Xuyến vùng ngay dậy, cay uất tiết đỏ khé hai con mắt" [67, tr. 33]. Chỉ bằng vài từ ngắn gọn mà chính xác, chân dung người đàn bà hiếu dục hiện ra thật đáng sợ trong mắt người chồng. Lời văn tả Thúy (Gặp gỡ ở La Pan Tẩn) trong cuộc ái ân với Thiêm "hai núm vú đỏ loét, bầu vú mưng mẩy, chắc nịch, chân đạp thình thịch... hai cẳng chân như hai cái còng lớn" [78, tr. 430]. Hay lời văn tả một chân dung khác - người đàn bà trong câu chuyện Hương hoa Đà Lạt (Bến bờ), đang dang dở ái ân với người tình là một kẻ thủ ác mà chị ta quyết tâm bao che, lúc này, người đàn bà xinh đẹp và dịu dàng như hoa bỗng chốc thay đổi: "cái xu chiêng buột móc, hai bầu vú lớn trễ ngực, ống quần xốc xếch bên cao bên thấp, hai con mắt trong văn vắt lúc này đỏ sặc vì cơn dục bị ức chế tiết ra" [96, tr. 216]. Rồi chị ta nhảy bổ vào người chiến sĩ công an: "nhe nhe hàm răng nhọn như con thú bị mất mồi" [96, tr. 216]. Những lời văn tả người ấy sống động và đậm chất hiện thực, phản ánh chính xác hình ảnh và diễn biến tâm lý của nhân vật trong sự kiện.

Lời văn tả người khi hướng tới những nhân vật tha hóa lại chú ý tới những nét ngoại hình dị dạng, cách ăn uống thô tục, cách nói năng bộc lộ rõ sự hạ tiện trong nhân cách. Những kẻ bị nhà văn xếp vào loại dã nhân, nghiệt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

súc, ở mỗi con thú người này, những chi tiết ngoại hình đều có dụng ý làm bật lên tính chất vô đạo đức, dã man, độc ác, bạo tàn của chúng. Có thể thấy qua chân dung Quốc Thanh trong Gặp gỡ ở La Pan Tẩn - một điển hình tha hóa "mặt phẳng bẹt... dưới cái mũi nở to là đôi môi mỏng vén cao, hở hàm răng nhe nhe trong khi nói... đôi mắt ngưỡng có tia gai,... khi ngưỡng thiên khi ngưỡng địa... vừa chất phác ngô nghê vừa gian giảo độc địa" [96, tr. 360]. Hay chân dung Khoái trong Bến bờ "gương mặt lưỡi cày tím lịm, quai hàm, chóp mũi, đuôi mắt nổi góc nổi cạnh" [96, tr. 180]. Mỗi chân dung nhân vật đều được nhà văn tóm bắt những nét đặc sắc nhất và miêu tả bằng những từ ngữ được chọn lựa kỹ càng để từ đó thể hiện tính cách và phân tích nội tâm nhân vật một cách chính xác.

4.1.1.2. Lời kể

Phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng - 15

Lời kể trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng theo suốt độ dài sáng tác, qua từng tiểu thuyết đã thể hiện sự vận động từ những lời kể trung tính của người kể giấu mặt chuyển dần sang lời kể chủ quan của ngôi thứ nhất, hoặc ngôi thứ ba để trực tiếp tham gia vào các diễn tiến của chuyện. Những diễn tiến của chuyện ấy có khi là một phần đời của tác giả được kể lại ở một ngôi kể khác. Lời kể trong ngôn ngữ trần thuật của Ma Văn Kháng ở giai đoạn đầu đi theo mạch sử thi nên nhịp điệu chậm rãi dù sự kiện có thể dồn dập liên tiếp. Chẳng hạn, đoạn miêu tả sự nổi phỉ ở Lao Pao Chải (Vùng biên ải), hàng trăm nhân vật, và những sự kiện lớn nhỏ chằng chịt đan xen, nhưng lời kể cứ theo trình tự tuyến tính của thời gian, đi từ lớp này, sang lớp khác. Kết thúc sự kiện này đến sự kiện khác, trình tự diễn tiến của câu chuyện kết thúc khi các sự kiện đã được giải quyết theo một hướng nhất định. Trong ý nghĩa đó, những câu văn dài, kết hợp với miêu tả và bình luận hiện diện đậm đặc tạo thành đặc điểm lời kể của Ma Văn Kháng ở tiểu thuyết sử thi.

Một đặc điểm của tiểu thuyết đương đại hiện nay được cho là "trọng về kể hơn tả" [2, tr. 97], bởi tính chất của ngôn ngữ đã thiên gia tăng tính tốc độ, thông tin và triết luận. Trong sự vận động ấy - ở các tiểu thuyết gần đây, từ Một mình một ngựa, đến Bóng đêm Bến bờ, lời kể của Ma Văn Kháng

đã có sự thay đổi, ngôn từ bớt đi lời tả, câu văn dài, ngắn đan xen, nhịp điệu nhanh dù rất ít sự kiện. Xuất hiện những kiểu cấu trúc đoạn dày đặc câu kể, biến lời đối thoại thành lời nửa trực tiếp (lời kể gián tiếp tự do). Đoạn mở đầu trong Một mình một ngựa có ý nghĩa như vậy. Thực tế chỉ có một sự kiện, Toàn chuyển công tác, nội dung đoạn kể về con đường của Toàn đến cơ quan mới, gặp Yên - vợ thủ trưởng của anh. Toàn bộ những lời kể của Toàn ở đây từ vị trí ngôi thứ ba, có những lúc đã chuyển thành dòng tâm tư "đang ở thời kỳ mỗi con người không phải là cá nhân. Không phải là của riêng mình. Mà là thành viên một cơ cấu... Không do dự. Không đắn đo. Chứ đừng nói khước từ, chống lại" [92, tr. 12]. Trong dòng tâm tư ấy, nhân vật đã để cho suy nghĩ của mình đi theo những mạch cảm xúc tưởng chừng như không liên quan nhưng thực chất lại móc nối với nhau bằng một sợi dây liên lạc từ tờ giấy quyết định chuyển công tác. Một ví dụ khác, kể về chuyến đi của nhân vật Điền (Bến bờ) trên tàu, hành trình của anh gắn liền với tâm thức về thời gian vận động từ bóng tối của đêm hôm trước đến sáng hôm sau. Lời kể hướng tới kể lại những câu chuyện được kể của người cùng toa tàu, nhưng có những lúc giữa lời kể và độc thoại nội tâm bị nhòa mờ, không còn ranh giới "Điền nằm lắng nghe tiếng bánh xe quay vòng... Điền cần yên tĩnh để thư giãn. Để có được sự yên hòa giữa cái hỗn tạp, nhộn nhàng, để nhận ra cái mênh mang thăm thẳm của đời sống và cái bến bờ bí ẩn của cuộc đời mỗi con người" [96, tr. 14]. Chính cách sử dụng lời kể nửa trực tiếp ấy đã cho thấy Ma Văn Kháng không chấp nhận sự tĩnh tại, luôn vận động theo hướng hiện đại hóa trong kỹ thuật trần thuật và tư duy nghệ thuật. Vì thế, ở giai đoạn sau này, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng vẫn có được sức thu hút đáng kể với bạn đọc.

4.1.1.3. Lời bình luận trữ tình ngoại đề

Lời bình luận trữ tình ngoại đề là một trong những thủ pháp quan trọng giúp người kể chuyện thể hiện chủ quan điểm nhìn trần thuật và cảm xúc một cách trực tiếp. Lời bình luận trữ tình ngoại đề xuất phát từ nhu cầu và ý thức chủ thể của người kể chuyện. Trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng, nhà

văn luôn có ý thức thể hiện chủ quan của mình qua những đoạn trữ tình ngoại đề đậm đặc dấu ấn cảm xúc cá nhân. Ở các tiểu thuyết sử thi Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải có những trường đoạn bình luận trữ tình về chế độ thổ ty, về tòa dinh thự của Hoàng A Chao, về hiện tượng thổ phỉ, về tục phụ nữ đi làm gái gầu phàng... Qua những trường đoạn trữ tình ngoại đề ấy, người kể chuyện đưa người đọc tiếp cận với những khối lượng kiến thức phong phú về đời sống xã hội ở vùng biên ải với những nét đặc trưng riêng. Tuy nhiên, các sử dụng lời trữ tình ngoại đề với dung lượng quá dài ở tiểu thuyết sử thi khiến cho người đọc có cảm giác nặng nề và ấn tượng gần như phô trương kiến thức.

Ở những tiểu thuyết giai đoạn sau này, bình luận trữ tình ngoại đề với kỹ thuật dòng ý thức có một ý nghĩa như là thủ pháp nghệ thuật làm giãn mạch kể, làm chùng lại độ căng của sự kiện, đưa người đọc đến những liên tường mở rộng hơn về những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh về cái đẹp, nỗi buồn, cái chết, tình dục... Chẳng hạn, ở Đám cưới không có giấy giá thú, có những lúc diễn tiến mạch kể ở một trạng thái căng nhất, đúng lúc ấy, lời bình luận trữ tình xuất hiện; hay lời bình luận trữ tình ngoại đề của người kể chuyện trong Gặp gỡ ở La Pan Tẩn về thời gian: "Thời gian là thánh vật kỳ ảo..." [78, tr. 314], "Thời gian nhích như sên đo đất..." [78, tr. 321]. Qua lời bình luận ấy, thái độ chủ quan của người kể chuyện về sự gian nan khổ ải của con đường dấn thân cho lý tưởng và sự nghiệp giáo dục vùng biên ải bộc lộ rất rõ ràng. Hoặc lời trữ tình ngoại đề của người kể chuyện trong Mưa mùa hạ về tổ mối, thân đê, câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, văn chương, tình dục, đạo đức... lời bình có lúc tưởng chừng đưa người đọc đi xa chủ đề mà người kể chuyện hướng tới nhưng thực chất nó lại đem đến những liên tưởng phong phú sâu sắc và rộng mở cho người đọc về chính nội dung tác phẩm.

Bình luận trữ tình ngoại đề ở các tác phẩm Bóng đêm Bến bờ đã trở thành một thủ pháp nghệ thuật trong ngôn ngữ tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Có thể thấy trong hai tiểu thuyết có những đoạn trữ tình ngoại đề mang ý nghĩa triết lý sâu sắc thể hiện nhiều chủ đề khác nhau. Chủ đề về cái đẹp, về đạo

đức và môi trường dung dưỡng tội ác, về tính dục, về cái chết. Lời bình có lúc được thể hiện ở người kể chuyện giấu mặt, có lúc thông qua lời đối thoại nửa trực tiếp của các nhân vật. Lối bình luận này khiến tính chất triết lý và bàn luận không khô cứng đậm màu sắc duy lý như hay bí ẩn mà trái lại rất hồn nhiên, thú vị như chính cuộc đời.

Ngôn ngữ trần thuật đan xen giữa tả, kể và trữ tình ngoại đề đã làm nên một lối kể chuyện trữ tình đằm thắm thiết tha của Ma Văn Kháng trong thể loại tiểu thuyết. Nghệ thuật kể chuyện là một điều khó ai có thể bắt chước ai. Để có thể tạo được sự hấp dẫn cho câu chuyện của mình, thể hiện được bức tranh đời sống con người sinh động và hấp dẫn, không thể lặp đi lặp lại một lối mòn duy nhất. Vẫn là ba thủ pháp trên, nhưng ở mỗi tác phẩm, độ đậm nhạt lại khác nhau, càng về sau càng thêm tài hoa duyên dáng.

4.1.2. Ngôn ngữ phong phú đa dạng sáng tạo

4.1.2.1. Từ vựng dân tộc, khẩu ngữ, biệt ngữ

Tiểu thuyết Ma Văn Kháng trước Mưa mùa hạ mang rất rõ đặc điểm của thời đại, giàu tính chất chính luận, người kể chuyện lẫn nhân vật đều hay bàn bạc về các vấn đề lớn lao mang tầm thời đại: cách mạng, chủ nghĩa xã hội, chuyên chính, đấu tranh, hợp tác xã, mặt trận văn hóa, kinh tế, giáo dục... ngôn từ trần thuật vì thế đậm màu sắc sử thi. Ngôn ngữ của đời thường chỉ được thể hiện qua phương ngữ và chủ yếu ở đối thoại giữa các nhân vật. Với cảm hứng ca ngợi những sự kiện lịch sử lớn lao, những anh hùng thời đại phi thường xuất thân từ đại chúng công nông binh tại một không gian, thời gian đặc biệt, cho nên ngôn ngữ kể chuyện trong các tiểu thuyết sử thi Ma Văn Kháng có màu sắc đặc biệt. Màu sắc đặc biệt đó thể hiện trong vốn từ và cách diễn đạt đậm chất dân tộc miền núi. Để tạo nên không gian hiện thực và cuộc sống con người nơi biên ải, Ma Văn Kháng đã sử dụng tiếng nói và lối tư duy, cách diễn đạt của người dân tộc thiểu số. Ma Văn Kháng có một kho từ ngữ Mông, Dao, Tày, Giáy, Hà Nhì... kết quả của cuộc sống hơn hai mươi năm gắn bó cùng đồng bào các dân tộc. Trong đó, tiếng nói của người Mông được nhà

văn đưa vào các tiểu thuyết sử thi như là một dụng ý nghệ thuật. Ma Văn Kháng đã đưa vào tiểu thuyết của ông một lớp từ vựng tiếng Mông phong phú, đa dạng. Đó là cách gọi tên các chức danh trong chế độ thổ ty chúa đất: Phua thay, thổ ty, binh thầu, seo phải, hủi thầu, na nủ... gọi người già đầu tộc: hố pẩu, miền củ, thầy cúng: thầy tào, thầy mo, người thổi khèn giỏi: trứ kềnh, con gái trốn chạy khỏi nhà chồng: gầu phàng; đồ ăn: máo của, sèo đắng, mèn mén; ăn đêm: síu dề, uống rượu chay: qua chiu, thề bồi: tắng tù, chỉ vật dụng hàng ngày: lù cở, quẩy tấu...; là tên gọi cỏ cây: pơ mu, tông qua mu, tống quá sủ, soán xủ...; tiếng chửi: chung cảo na, chung tủa cảo na, lời than: đù a; lời hát kể chuyện: khua kê... rồi đến cách đặt tên các nhân vật: Giàng A Pao, Lù A Seng, Lù A Tếnh, Giàng Dìn Chin, Giàng Lầu, Giàng Seo Giống... rồi Hoàng A Chao, La Văn Đờ, Seo Lở, Giàng Lử, Giàng Seo Cấu... Seo Cả, Seo Ly, Seo Say, Seo Váy, Seo Mùa, Pàng, Pùa, Phừ...- những tên gọi thuần Mông, không pha tạp.

Không chỉ vận dụng tiếng nói của người dân tộc thiểu số, nhà văn còn đưa lối nói năng giàu hình ảnh so sánh, ví von gắn với tư duy trực quan của người miền núi vào tiểu thuyết. Tả người con gái đẹp: mặt như trái đào chín, hai lông mày như hai sợi chỉ đen, cong vênh (Trăng non); mặt măng tơ, son sẻ, trắng xinh như cái trứng nhện, váy áo thêu, đeo vòng bạc, rực rỡ như con gà trống (Trăng non); để tả một đám uống rượu: bọn uống rượu ở hiên đứng dậy, đen ngòm như quạ (Vùng biên ải) để thể hiện cách cảm nhận thời gian, không gian "nhiều năm đi qua, nhiều tháng đi qua mà vẫn như ngày hôm qua" [83, tr. 52]; "chiều xuống lửng lơ, tưởng thời gian già đi" [83, tr. 89], "Đường xuống làng thăm thẳm" [83, tr. 52], "trên núi những đám đốt nương khi chiều đã cháy thành những vòng cung lửa... những đêm xuân rạo rực mùa làm ăn và đêm đêm đầu hồi nhà các cô gái đã nỉ non hơi đàn môi gợi tình" [84, tr. 9]; cảm nhận về cuộc đời gái gầu phàng "đời gái dong là vậy, dằng dặc, không đầu không cuối, mịt mùng. Vì chỉ biết cắm cúi, hết địu nước, xay ngô lại giã gạo rồi ăn ngủ. Quên cả cái nghĩ rồi" [83, tr. 95]; cách nói lý, nói lối theo logic của người Mông (kê Mông kê lý): "Lúa chín rồi phải gặt đi... có no mới yên ổn được...

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí