Tướng Mạo Tiểu Nhân, Hạ Lưu, Thủ Ác

linh hồn của họ. Với cách quan sát, miêu tả từ góc nhìn tướng mạo, Ma Văn Kháng thể hiện cảm quan rất phồn thực về người phụ nữ. Cảm quan ấy có lúc thể hiện qua sự quyến rũ của tuổi hồi xuân, vừa lẳng lơ, vừa quyến rũ, chỉ một nét miêu tả "hai con mắt lá răm nhóng nhánh sáng, đong đưa một cái nhìn vừa vui tươi vừa lẳng" đã lột tả được vẻ đẹp nữ tính của nhân vật. Vẫn là Lý nhưng ở một góc nhìn khác, trong gương: "mình trần, đẹp mỡ màng... con mắt lá răm tình tứ, làn da trắng hồng mơn mởn... hai bầu vú mưng mẩy, căng nức cùng cặp đùi óng mướt nùng nục sức sống" [91, tr. 108]. Hay là chân dung nhan sắc của Hoan giữa trời nước mênh mang "lồng ngực phập phồng... chân óng mượt và thẳng... đôi mắt mênh mang màu xanh biển và nụ cười trắng muốt màu hoa bưởi ngát thơm" [82, tr. 32], và tràn trề nữ tính trong lúc ái ân "đôi vú nàng như hai trái táo chín căng mọng... eo hông mượt mà... tóc nàng thơm lừng, da thịt mát lịm" [82, tr. 32]. Là Yên "hai con mắt ướt rờ rỡ với hàng mi rợp dày rậm. Và một vùng ngực, eo hông thắt nở bồng bềnh" [92, tr. 8]. Là Khanh, "gương mặt vừa đoan trang, vừa quyến rũ. Mắt nàng tươi vui và đắm đuối. Môi nàng dịu dàng và mê đắm, tóc nàng dầy rậm, tràn trề sinh lực, ngực nàng gợi cảm giác hư ảo..." [96, tr. 159].

Có thể nói, từ những quan sát tướng mạo, chú ý đến những đặc điểm giới tính, Ma Văn Kháng đã làm nổi bật vẻ đẹp của người phụ nữ với tất cả năng lực và cảm xúc mà họ có. Những chân dung phụ nữ ấy đi song song bên cạnh các chân dung anh hùng lý tưởng, trí thức thông tuệ có ý nghĩa như là cặp đôi hoàn hảo, tôn vinh vẻ đẹp trần thế của con người.

Những người đàn bà hiếu dục là một quan sát khác trong các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Nhìn nhận họ ở phương diện con người bản năng, những nét tướng mạo phản ánh ham muốn nhục dục quá độ. Các nhân vật đều có một nhân diện riêng biệt qua những chi tiết cụ thể: từ đôi mắt đa tình, lẳng lơ, dâm đãng đến dáng đi, bộ ngực, đôi hông, đôi chân... thậm chí mùi da thịt, mùi tóc, hơi thở... nhưng tất cả ở họ, đều có một đặc điểm chung đó là sự bộc lộ thái quá năng lực và ham muốn nhục dục, nhu cầu tính giao. Từ quan sát

tướng mạo theo kinh nghiệm dân gian kết hợp với với những phán đoán, bình luận gắn với góc quy chiếu đạo đức, những nhân vật này gợi cho người đọc về những đàn bà tiện dâm, hư hỏng, lăng loàn, trắc nết. Những chân dung phụ nữ ấy gần như là ám thị về ngôn ngữ khiến cho người đọc có thể hình dung, tưởng tượng họ rất sinh động không chỉ ngoại hình mà cả ở phương diện tính cách. Đó là ngoại hình lẳng lơ, dạn dĩ của A Linh, vợ ba La Văn Đờ (Vùng biên ải), hay chân dung của mụ Nhuần ngùn ngụt dâm đãng (Mưa mùa hạ), ngoại hình của Thúy đầy nhục cảm ái ân và khao khát dục tình (Gặp gỡ ở La Pan Tẩn), Máy (Trăng non)... Một chân dung điển hình cho kiểu tướng mạo đàn bà tiện dâm, hiếu dục là chân dung mụ Đống (Bến bờ). Ma Văn Kháng đã chủ định miêu tả nhân vật này với tất cả những nét đặc trưng của một người đàn bà có tướng mạo hiếu dục, dâm ác: mặt tròn, mũi nhọn, môi dầy, cằm hai lớp biểu hiện của thói dâm đãng, bộ ngực và eo hông hầm hập niềm phồn thực, đôi mắt khi mở to, tõe hình ba cạnh ướt át đa tình "chém cha đôi mắt lá khoai, nhìn chồng chồng chết liếc trai trai mù" [96, tr. 48]. Với ngoại hình được định sẵn ấy, nhân vật này đã thể hiện rất rõ tính cách tiện dâm, lăng loàn, trắc nết khiến cho người đọc có ấn tượng xấu ngay từ những dòng đầu tiên.

Như vậy, đối với nhân vật người phụ nữ, Ma Văn Kháng đã có chủ ý phân biệt nhân cách đạo đức ngay từ những quan sát ngoại hình qua tướng mạo của nhân vật. Những quan sát này cho thấy sự tinh tế, mẫn cảm của nhà văn, vừa cho thấy quan niệm của ông về nhan sắc phụ nữ. Tuy nhiên, góc nhìn quan sát miêu tả nhân vật qua tướng mạo này ít nhiều sẽ hạn chế đến tính cách nhân vật. Nó khiến cho người đọc luôn bị định hình vào một khung thẩm mỹ nhất định. Khiến cho nhân vật phụ nữ của Ma Văn Kháng luôn có thể định danh.

3.2.1.3. Tướng mạo tiểu nhân, hạ lưu, thủ ác

Tướng mạo những nhân vật phản trí thức, lưu manh, thủ ác cũng được Ma Văn Kháng dụng công khắc họa chi tiết và tỷ mỉ. Quan tâm đến ngoại hình với những đặc điểm phản ánh nội tâm và tính cách, ở những nhân vật này nhà văn tạo dựng những chân dung đối lập với vẻ đẹp hoàn hảo mang

tính lý tưởng của các nhân vật chính diện. Chú ý đến gương mặt, đôi mắt, dáng đi, cách ăn uống, sinh hoạt, lời nói, vừa tả, vừa kể, vừa bình luận phán đoán bằng chủ quan hay qua luận bàn từ đúc kết của khoa tướng mạo dân gian ở ca dao, tục ngữ, Ma Văn Kháng đã chỉ ra những nét tướng điển hình cho cái xấu, cái ác. Để lột tả bản chất bất lương, hung ác, lưu manh, đê tiện của những nhân vật phản diện, Ma Văn Kháng luôn miêu tả những nét bất thường nghịch dị, khuyết thiếu hoặc tô đậm cái xấu ở ngoại hình bằng thủ pháp phóng đại, cường điệu, liệt kê kết hợp lời bình giá ngoại đề của người kể chuyện.

Tướng mạo nghịch dị, bất thường, khuyết thiếu là một trong những đặc điểm của nhân vật hung ác, tiểu nhân, bất lương trong các tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Điểm nghịch dị, bất thường trên gương mặt được quan tâm nhiều nhất là đôi mắt. Những kẻ bất lương, hung ác, tiểu nhân, đạo đức giả... không thể giấu mình qua đôi mắt. Trong các tiểu thuyết, chi tiết đôi mắt được nhà văn quan tâm để cắt nghĩa tướng mạo của các nhân vật, gợi lên những ấn tượng về nhân vật ngay từ những dòng đầu tiên. Đó là hình ảnh đôi mắt bị mất một bên của Châu Quán Lồ, con mắt trái còn lại "sâu hoắm một kẽ nứt đỏ lòm" [82, tr. 249] khiến người đọc bị ám ảnh bởi sự hung ác, độc địa. Con mắt ấy cả khi làm tình, lúc ngủ, lúc chết vẫn mở trừng trừng. Đó là đôi mắt của Quốc Thanh "lưỡng mục, vòm mắt nổi mu, đuôi mắt có tia gai, bên mắt to bên mắt nhỏ, khi ngưỡng thiên khi ngưỡng địa, bất trắc khôn lường" [78, tr. 360]. Hay sự khuyết thiếu, nghịch dị của Quanh "cóc cụ mắt lé" (Ngược dòng nước lũ). Hay đôi mắt Hiến "mặt hẹp, mắt sâu, cằm nhọn... hỏng một bên mắt". Gương mặt của Thuật "hẹp như mặt chim. Mũi nổi gồ như sống dao. Hai mắt sắc lạnh. Khuôn mặt đầy những nét biến động, không yên ổn" [67, tr. 55], Cẩm "một khối dày và nặng. Từ mũi vòng xuống, chui vào mép hai nét vạc như quai chảo. Môi dầy, bóng lộ vẻ thèm thuồng..." [67, tr. 64]. Tướng mặt của Phô "mặt thô lạnh, tròn như cái mâm, tóc trên thóp rụng thưa xơ xác... mũi to sụ, mồm bèn bẹt giống miệng cá trê với mặt tày lệnh, cổ tày cong. Kỳ hình dị tướng thì lòng gian tham" [84, tr. 158]. Tướng mạo của kẻ đê hèn qua chân dung Đúc: "bản mặt thịt, dày nục nạc thì lì nét ruồi đen sì dưới mũi" đi kèm

lời bình dân gian "mo nang, mặt nạc, đóm dày. Mo nang trôi sấp biết ngày nào khôn" [84, tr. 161], Khoái với "gương mặt lưỡi cày tím lịm. Quai hàm, chóp mũi, đuôi mắt nổi góc cạnh" [78, tr. 180]. Là Lý Bân - tục danh Hói, dị dạng về ngoại hình "cao một mét rưỡi. Vai chảy xuôi. Lưng khum như mu rùa. Bụng ông tròn. Mặt to lại có rỗ huê... mắt ti hí như mắt rắn" [96, tr. 26].

Ở những nhân vật thủ ác như Thuyên, Túc, Tư, Kơn trọc, Ma Văn Kháng đã cố ý lấy tướng mạo nghiệt súc để bật lên tính chất vô đạo đức, dã man, độc ác, bạo tàn. Chẳng hạn như Thuyên (Bóng đêm) vừa tả, vừa kể, vừa bình giá ngoại hình nhân vật "một cái đầu lởm khởm tóc và gồ ghề, méo mó, với một dải trán hẹp, bẹp dí, một cặp lông mày giao nhau và xoắn ốc...cặp mắt lồi trành ra ba góc, vàng ệch, đỏ lừ tia máu. Một cái sống mũi vặn vẹo, hàm răng nhọn như răng chó... cảm giác không hơn gì sự lại giống" [95, tr. 77]. Ấn tượng mà nhân vật để lại khiến cho người đọc có cảm giác kinh tởm, ghê sợ.

Quan sát, miêu tả, phân tích, bình luận nhân vật qua cái nhìn tướng mạo là một đặc điểm nghệ thuật xuyên suốt các tác phẩm, có ý nghĩa như là một sự định dạng các nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Với đặc điểm này nghệ thuật xây dựng nhân vật này, Ma Văn Kháng đã thể hiện một nguồn mỹ cảm đậm chất cổ điển, năng lực quan sát tinh tế, khả năng phán đoán sâu sắc tâm tính con người. Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng chịu ảnh hưởng của khoa tướng mạo dân gian cho nên bộc lộ phán đoán tính cách ngay từ ngoại hình. Chính đặc điểm này là một nét riêng độc đáo, là ưu điểm giúp cho người đọc có cái nhìn định hình về tính cách và số phận nhân vật qua lời kể của người trần thuật, nhưng cũng là nhược điểm vì vô hình chung, nhân vật sẽ bị rơi vào thế áp đặt từ chủ quan người viết. Chính vì thế, Ma Văn Kháng rất hiếm có kiểu nhân vật như Lão Hạc, Chí Phèo, Thị Nở (Nam Cao), hay kiểu nhân vật như lão Khúng, người đàn bà hàng chài (Nguyễn Minh Châu).

3.2.2. Nhân vật qua yếu tố tính dục

Nghiên cứu phong cách nghệ thuật nhà văn, chúng tôi nhận thấy, xuất phát từ quan niệm nhìn con người ở phương diện bản năng, Ma Văn Kháng đã

coi yếu tố tính dục là một trong những phương tiện nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết. Ở phần này, xem yếu tố tính dục là một hệ quy chiếu để đi tới giải mã nhân vật tiểu thuyết Ma Văn Kháng, chúng tôi không coi đó là một nội dung phản ánh mà xác định đây là một hình thức nghệ thuật thể hiện dấu ấn cá nhân sâu sắc.

Vậy, cách tiếp cận và xử lý yếu tố tính dục để làm nổi bật chân dung nhân vật của Ma Văn Kháng có những đặc điểm gì? Từ những yếu tố tính dục đó, Ma Văn Kháng muốn hướng tới điều gì qua các nhân vật của ông.

Tình dục là một hoạt động mang tính chất bản năng của một sinh thể sống. Đối với con người, nó là một nhu cầu chính đáng nhằm thỏa mãn yếu tố vấn đề giới tính và nòi giống. Miêu tả nhân vật qua yếu tố tính dục trong văn học Việt Nam đã xuất hiện từ trước Cách mạng tháng Tám, tiêu biểu là tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Trong tác phẩm này qua mối quan hệ tình dục giữa Chí Phèo - bà ba Bá Kiến; Chí Phèo - Thị Nở, nhà văn đã nhìn thấy khả năng tác động lớn lao của tình dục đối với con người. Tuy nhiên, từ lăng kính giai cấp và khuôn khổ của tác phẩm, yếu tố tính dục vì thế, chưa trở thành một đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nam Cao. Một giai đoạn rất dài, từ sau Cách mạng tháng Tám, vấn đề tính dục trong văn học như là một chủ đề cấm kỵ. Từ sau đổi mới, yếu tố tính dục xuất hiện trong văn học như là một sự khẳng định cho nhu cầu tự nhiên bản năng của con người. Với một cảm quan lành mạnh và dân chủ, nhiều tác phẩm văn xuôi đã đề cập đến vấn đề tính dục và những tác động, ảnh hưởng, khả năng của nó đối với đời sống con người. Tiêu biểu như Người sót lại của rừng cười (Võ Thị Hảo), Chuyện bốn chín cây cơm nguội (Nguyễn Quang Lập), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Đùa của tạo hóa (Phạm Hoa)... Vậy, điều gì đặc biệt ở cách miêu tả nhân vật qua yếu tố tính dục trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng?

Chúng tôi nhận thấy, ở thể loại truyện ngắn, Ma Văn Kháng cũng đưa yếu tố tính dục vào rất nhiều tác phẩm: Suối mơ, Những người đàn bà, Chọn chồng, Anh thợ chữa khóa, Một chiều giông gió... Từ những truyện ngắn, Ma

Văn Kháng hướng tới phân tích bản năng tình dục của con người như một dòng chảy "không lộ thiên, thầm thào chảy nhưng dào dạt vô cùng". Đến tiểu thuyết, miêu tả nhân vật qua yếu tố tình dục đã trở thành một thủ pháp nghệ thuật để khám phá nhân vật ở chiều sâu nội tâm với tất cả sự phức tạp của nó. Trong các tiểu thuyết, để thể hiện bản chất và tính cách nhân vật, Ma Văn Kháng xây dựng những mối quan hệ tình dục phức tạp, đan cài, vượt qua rào cản đạo đức. Chúng tôi đã thống kê qua bảng sau:

Bảng 3.1: Thống kê các mối quan hệ


Tác phẩm

Nhân vật nữ

Người thứ 1

Người thứ 2

Người thứ 3

Đồng bạc trắng hoa xòe - Vùng biên ải


Seo Cả

Người chồng đã chết

Giàng A Pao (em chồng- người

tình- chồng)

Giàng Lử (em chồng - kẻ

cưỡng bức)

Trăng non

Seo Di

Vàng A Chảo (chồng)

Vàng A Ký (chú họ)


Mưa mùa hạ

Loan

Trọng (người yêu)

Thưởng (chồng)

Hảo (bậc cha chú- người tình)

Mùa lá rụng trong vườn

Đông (chồng)

Gã trưởng phòng (cấp trên - người tình)


Đám cưới không có giấy giá thú

Xuyến

Tự (chồng)

Quỳnh (hàng xóm- người tình)


Ngược dòng nước lũ

Hoan

Khiêm(người tình - người chồng)

Thoa (vợ)

Mộc (người tình, đồng nghiệp của Thoa)

Côi cút giữa cảnh đời

Thụy

Nguyên (chồng)

Gã lái xe đường dài (kẻ gây án- người tình)


Gặp gỡ

ở La Pan Tẩn


Thúy


Thiêm (người yêu)

Quốc Thanh (cấp trên - người tình)

An (vợ Quốc Thanh- người yêu của Thiêm)

Một mình một ngựa

Yên

Quyết Định (chồng- lãnh đạo)

Giáo Cầu (thầy giáo

- người tình)

Toàn (người ngưỡng mộ)

Bóng đêm

Quyến

Nhâm

Quá khứ

Quá khứ

Bến bờ

Nhàn

Lập (chồng - quản giáo)

Ngộ (người tình - kẻ thụ án)


Bến bờ

Khanh

Điền (người yêu)

Tư (con riêng của mẹ kế - kẻ cưỡng bức)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

Phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng - 13

Nguồn: Tác giả luận án tổng hợp.

Từ bảng thống kê trên, chúng tôi nhận thấy, Ma Văn Kháng luôn đặt nhân vật vào trong những mối quan hệ tình dục phức tạp, có ít nhất ba người

tham gia, có mối quan hệ tình dục đơn thuần là bản năng thể hiện lối sống phóng dục, đồi bại để thỏa mãn thú tính, có mối quan hệ gắn với tình yêu, lòng tự trọng, có mối quan hệ vượt qua rào cản đạo đức nhưng lại mang ý nghĩa hướng thiện, có mối quan hệ chà đạp lên đạo đức, bất chấp đạo lý, có mối quan hệ dựa trên sự lợi dụng và thỏa mãn quyền lợi vật chất, có mối quan hệ thể hiện yếu tố bạo lực... Những mối quan hệ tình dục ấy vừa có tính chất cá nhân, vừa có tính chất xã hội. Ở từng mối quan hệ, lăng kính soi chiếu lại có xuất phát điểm khác nhau. Trong tiểu thuyết sử thi, mối quan hệ tình dục được soi chiếu từ lăng kính giai cấp. Trong tiểu thuyết thế sự đời tư, lăng kính soi chiếu bản năng con người qua cái nhìn đạo đức. Xoay quanh những mối quan hệ đó, các nhân vật bộc lộ bản chất và tính cách của mình một cách rõ nét. Cũng từ những mối quan hệ tình dục đó, Ma Văn Kháng thể hiện những góc nhìn đa diện về con người, lí giải con người ở phương diện bản năng và sự kiềm tỏa đạo đức.

Miêu tả hành vi tính dục trong những cảnh huống tính giao ở tiểu thuyết Ma Văn Kháng có ý nghĩa tô đậm tính cách các nhân vật. Những hành vi tính dục thô lỗ, bỉ ổi, thú vật phản ánh con người hơn tất cả mọi lời giải thích, phân tích. Trong Vùng biên ải, hành vi tính dục của Giàng Lử nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu bản năng, coi người phụ nữ là công cụ tình dục nên hắn đã cưỡng bức chị Pàng ngay cạnh chiếc quan tài của anh trai hắn - chồng người chị dâu khốn khổ. Hắn cưỡng bức Seo Cả đến trụy thai dù biết rằng chị yêu Pao và đứa con trong bụng là của Pao. Chính hành vi cưỡng bức tình dục đó đã bộc lộ thú tính man rợ, hung ác, vô đạo đức của Giàng Lử. Đó là hành vi tính giao giữa Quốc Thanh và Thúy (Gặp gỡ ở La Pan Tẩn), đầy bản năng động vật với những tiếng rú, chiếc quần tụt một bên ống, lúc ở trường, lúc bên bờ suối cạn, bãi đá, khi biệt kích đang nhảy dù chiếm ủy ban, chiếm trường học có ý nghĩa vạch trần bản chất thú tính của các nhân vật sau vỏ ngoài đạo đức. Hay cuộc ân ái giữa Thoa và Mộc (Ngược dòng nước lũ), gã nhân tình trơ tráo, khốn nạn ngay trước mặt người chồng (Khiêm) đang ốm liệt giường, vừa bỉ ổi, vừa dâm đãng, mất nhân tính. Rồi cuộc ái ân vụng trộm

của Nhàn với một kẻ mãn hạn tù ngay trong ngôi nhà chồng vợ, khi Lập (chồng) vừa quay lưng, những hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ của Nhàn với tên Ngộ đã cho thấy một con người khác trong chính nhân vật này - đói khát tình dục, ham hố vô độ, bất chấp đạo đức để thỏa mãn nhu cầu bản năng, coi thường tình chồng vợ và cuối cùng bỏ đi theo tiếng gọi dục tình, bất chấp tất cả.

Miêu tả hành vi tính dục khi đi cùng tình yêu lại mang một ý nghĩa khác, đó là sự dâng hiến, tỏ bày, gắn kết hai người trong một sự hòa hợp cả thể xác lẫn tinh thần. Nó là điểm đến của tình yêu lứa đôi trọn vẹn, sự thăng hoa cảm xúc và năng lực tính giao của đôi lứa. Đó là những cuộc ân ái của Pao - Seo Cả, Khiêm - Hoan, Thiêm - An, Nhâm - Quyến, Điền - Khanh, những trang viết về cảnh ái ân giữa các nhân vật tràn đầy cảm quan dương tính, phồn thực, dạt dào cảm xúc, chan chứa yêu thương, đánh thức trong lòng người đọc tình yêu cao thượng và sự hiến dâng trọn vẹn không vụ lợi toan tính, sự hưởng thụ năng lực tình dục, hương vị tình yêu đầy tính nhân văn.

Mặc cảm tình dục cũng là một cách để miêu tả khám phá các nhân vật trong các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Phân tích nhân vật ở sự không trùng khít, không thống nhất trong năng lực và ham muốn, từ sự đổ vỡ tình cảm, các cuộc ngoại tình, phản bội, Ma Văn Kháng đã nhìn thấy những nguyên nhân dẫn đến mặc cảm, ẩn ức tính dục trong nội tâm nhân vật. Có trường hợp giấu kín mặc cảm như Tự (Đám cưới không có giấy giá thú), ông Quyết Định (Một mình một ngựa). Có trường hợp dẫn đến suy nhược cả thể chất lẫn tinh thần, thậm chí cái chết như ông Tuệ (Bến bờ), có trường hợp làm tha hóa, biến dạng nhân cách con người như Quốc Thanh, Thúy (Gặp gỡ ở La Pan Tẩn).

Lối sống tình dục cũng là một trong những điểm để khám phá nội tâm và tính cách nhân vật. Những lối sống phóng đãng, phóng dật, hoang dâm vô độ, ác dâm, khẩu dâm cho thấy sự đồi bại trong nhân cách con người. Châu Quán Lồ (Vùng biên ải) có thể ngủ với A Linh (vợ ba La Văn Đờ), trong chính ngôi nhà của La Văn Đờ, La Văn Đờ lấy vợ làm sợi dây trói buộc tay chân. Quốc Thanh (Gặp gỡ ở La Pan Tẩn) với câu nói khoe khoang đã từng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2022