Phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng - 10

gái thực dụng, nông nổi, dễ lầm lạc trước cám dỗ, chạy theo sức mạnh vật chất. Là ở chỗ, những kẻ như Hưng (Mưa mùa hạ) lãnh đạo trực tiếp lại là kẻ cơ hội, hãnh tiến, vì địa vị chức quyền sẵn sàng đạp lên mạng sống của người khác, ăn cắp, ăn cướp sản phẩm trí tuệ của đồng nghiệp để mưu cầu lợi ích cá nhân. Là cái chết đau đớn, bi thảm của Nam, Trọng khi các anh đang cố chống lại những dòng xoáy điên cuồng của cuộc đời. Bi kịch của Khiêm (Ngược dòng nước lũ) ở chỗ anh tôn thờ tình cảm, luôn giúp đỡ những kẻ yếu thế và bị đời khinh miệt, cuối cùng chính anh lại bị những kẻ đó vì lợi ích cá nhân sẵn sàng bán đứng. Là ở chỗ anh căm thù, khinh bỉ những mối quan hệ vượt qua rào cản đạo đức, nhưng chính anh lại rơi vào một tình yêu không lối thoát với Hoan, chính mối tình ấy là vũ khí để kẻ thù chống lại anh, hạ bệ anh, đẩy anh và Hoan vào những cảnh đời éo le ngang trái. Hoan bị vợ anh rạch mặt bằng dao lam, bị lợi dụng trở thành kẻ buôn thuốc phiện, bị bắt và đối mặt với án tù. Khiêm bị đọa đầy đến độ thập tử nhất sinh, đau đớn hơn nữa là trong lúc cận kề cái chết, ám ảnh anh chính là Thoa, người vợ lại mang nhân tình về để đẩy anh gần hơn đến cái chết và trong lúc đó, chúng ân ái khoái lạc không còn biết đến liêm sỉ và giới hạn.

Xót thương cho thân phận người trí thức trong một thời đoạn lịch sử mang tính chất đặc thù, Ma Văn Kháng đã đi sâu mổ xẻ những ẩn ức, nỗi u buồn, sự dằn vặt trong nội tâm các nhân vật. Tự đau đớn khi thấy Xuyến - cô thủ thư - người vợ đầu gối má kề trở thành kẻ nanh nọc để bảo vệ tấc đất của ngôi nhà anh đang sống trong khi anh không dám đối mặt để bảo vệ tài sản và người thân của mình. Anh trong cái hang ổ cuối cùng - căn gác xép - Tùng Thiện thư viện, lắng nghe tiếng đời lăn qua giọng chao chát của vợ từ ngày đầu tiên rồi sau đến tiếng cười ỡm ờ, đối thoại lẳng lơ giữa Xuyến với Quỳnh, rồi gần như tuyệt vọng khi thấy trong hang ổ ấy, chiếc quần lót - dấu tích của một cuộc ân ái, bằng chứng của phản bội và ô nhục, cú sang chấn tinh thần khiến cho anh gục ngã. Anh chỉ còn bục giảng và đồng nghiệp, những người có thể nâng đỡ anh trong cuộc đời "như vại dưa muối hỏng này" thì chính bục

giảng và đồng nghiệp lại vùi sâu anh hơn vào bi kịch không lối thoát. Kết thúc tác phẩm là sự trở lại của Tự với mái trường, trở lại để rồi ra đi, tâm trạng của anh ở những dòng cuối cùng của tác phẩm giống như "vầng phượng già đỏ não đỏ nùng như những vũng máu tươi của một cuộc chiến bi thương và quyết liệt" [67, tr. 460]. Phân tích bi kịch của nhân vật Tự, Ma Văn Kháng đã đi sâu tìm hiểu bản thể con người trong cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội trước ham muốn và sức mạnh tha hóa của tiền tài, khả năng chống đỡ và tồn tại của anh ta để bảo vệ giá trị mà anh ta theo đuổi. Từ đó, cảm thương cho số phận người trí thức trong một cuộc chiến không cân sức và bày tỏ thái độ phẫn nộ trước sự xuống cấp của đạo đức. Hơn 20 năm, những số phận như Tự cho đến nay, vẫn có sức ám ảnh khôn nguôi với chúng ta.

Bước sang một địa hạt mới để khám phá hiện thực đời sống đương đại, trong kiểu nhân vật bi kịch ở một số tác phẩm gần đây như Bóng đêm Bến bờ, Ma Văn Kháng đã cho thấy năng lực sáng tạo, cái nhìn con người, hiện thực của nhà văn luôn bám sát dòng chảy cuộc sống khi đã ở tuổi "xưa nay hiếm". Nhà văn đã xây dựng một loại độc đáo - hiệp sĩ an ninh - mà ở nhân vật này vừa có vẻ đẹp lý tưởng vừa ẩn chứa những bi kịch nội tâm sâu sắc. Nói cách khác, nhân vật này, vừa bi vừa hùng, hay gọi là nhân vật bi hùng trong kiểu nhân vật bi kịch.

Chất hùng ở nhân vật hiệp sĩ an ninh là lí tưởng chiến đấu hy sinh bảo vệ cái đẹp, cái thiện, vì danh dự và bổn phận, trách nhiệm với nhân dân, với cộng đồng trong nghề nghiệp họ lựa chọn. Không nhìn vào hành động và chạy theo sự gay cấn, nhà văn chú ý khai thác tâm lý của những nhân vật này trong hành trình thực thi công lý, đối mặt với tội ác, suy tưởng về con người và cái đẹp. Sự kết hợp giữa yếu tố tâm lý và hình sự trong hai cuốn tiểu thuyết đã tạo nên kiểu nhân vật độc đáo, một phiên bản nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng giai đoạn sau. Nhân vật hiệp sĩ an ninh là biểu tượng của cái đẹp bởi họ: "dám đem sinh mệnh của mình ra để bảo vệ chân lý, sẵn sàng hy sinh, đón nhận cái chết!... đẹp vì trạng thái bi hùng" [95, tr. 291]. Đó

là cái đẹp của những con người tượng trưng cho ánh sáng, cho chân lý, đối diện với cái ác được ẩn mật trong bóng đêm tăm tối, bóng đêm đồng lõa với tội ác. Sự lựa chọn nghề nghiệp của các anh không xuất phát từ những lợi ích cá nhân, mà cao hơn, nó xuất phát từ khát vọng thực hiện công lý, bảo vệ bình yên cho cuộc sống con người. Họ là những người đứng đầu trên mặt trận chống lại cái ác. Đối diện trực tiếp với tội phạm - những kẻ thủ ác, họ mang trong mình phẩm chất hiệp sĩ, vẻ đẹp tâm hồn cao thượng, trí tuệ mẫn tiệp, chiến đấu và hy sinh như lời thơ Chế Lan Viên đã chọn làm đề từ ở Bóng đêm: "Chúng ta ở trên đời không chỉ để ra nụ ra hoa mà còn mang thương tích". Đó là Nhâm, Trừng, Ông Tầm, Khuynh (Bóng đêm), là Điền, Thịnh, Lập... (Bến bờ)...

Khi miêu tả những nhân vật này, Ma Văn Kháng đã tập trung vào hai điểm cơ bản trong tính cách nhân vật: cao thượng và giàu chất suy tưởng. Đó là hai vẻ đẹp tinh thần, hai giá trị cơ bản của người chiến sĩ an ninh trên mặt trận chống tội phạm vì bình yên cuộc sống. Chấp nhận hy sinh cuộc đời mình khi họ bắt đầu cầm súng đứng trong hàng ngũ, họ nhận ra "nỗi thống khổ của kẻ bị sỉ nhục, nỗi đau đớn của con người, xét đến cùng, không phải là bị bỏ đói, bị đánh đập, mà là bị giày đạp lên phẩm giá, danh dự" [96, tr. 34]. Cao thượng khi nhận rõ trách nhiệm của mình, chống lại cái ác đang hiện diện muôn hình muôn vẻ, giữ thăng bằng lòng mình trước bất công ngang trái, không mềm lòng trước cám dỗ vật chất của đời sống. Họ ý thức sâu sắc về con người và phẩm giá "phải quý trọng phẩm giá mình, bảo vệ nó như trái tim, bảo vệ nó bằng toàn bộ sức lực và sinh mệnh mình. Danh dự, phẩm giá, khí tiết là tinh hoa cần được ủ ấp, được bảo vệ như trái tim trong ngực con người, như đóa hồng cài trước ngực" [96, tr. 35]. Ở những con người này, tinh thần thượng tôn pháp luật, sự dũng cảm, thái độ căm ghét tội ác, lòng dũng cảm... những biểu hiện của tính cách cao thượng ấy đều bắt nguồn từ tình yêu thương con người. Đối mặt với bóng đêm tội ác, các anh chấp nhận sự hy sinh, cái chết bởi từ công việc của mình, các anh hiểu sâu sắc "cái chết như một sự cần thiết để đưa cuộc sống của chúng ta đến một bình diện cao hơn" [95, tr. 161]. Những hiệp

sĩ ánh sáng qua cái nhìn phân tích của Ma Văn Kháng không phải là những con người khác lạ với cuộc đời. Nhà văn đã đặt họ trong những mối quan hệ phức tạp mang tính bi kịch để cho phẩm chất cao thượng của họ bộc lộ. Điền trong mối tình với Khanh, trong quan hệ với ông Hói - thủ trưởng trực tiếp, với Nghiệm - gã đồng học bỉ ổi, với tội phạm... tất cả những hành động, suy tưởng, tâm trạng... nẩy sinh từ những mối quan hệ ấy phản ánh con người anh một cách sâu sắc và đầy đủ. Hay ở nhân vật Lập - nhà văn không đi phân tích những hành động của anh trước tội phạm, mà đặt anh trong một tình huống bi kịch, chứng kiến cảnh người vợ yêu quý, đầu gối má kề của mình ôm ấp một kẻ tội đồ, cặn bã vừa mãn hạn tù dưới tay anh - tên Ngộ - để thỏa mãn dục vọng khi anh vừa ra khỏi nhà. Anh có thể làm gì vào lúc ấy, nhà văn đã cho nhân vật trải qua tất cả các cung bậc cảm xúc để thể hiện bản chất người của anh. Cay đắng, phẫn nộ, căm hận, rối loạn, kinh tởm... có biết bao xúc cảm đã trải qua trong phút giây ấy. Từ những cảnh ngộ bi kịch éo le ngang trái tưởng không bao giờ có thể xảy ra, nhân vật hiệp sĩ ánh sáng hiện ra với tất cả vẻ đẹp cao quý của họ. Những phẩm chất cao thượng trong con người họ như một hằng số bất biến mà nghịch cảnh số phận chỉ làm nó thêm tỏa sáng.

Cái chết của nhân vật bi kịch cũng là một vấn đề đặt ra trong các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Kết thúc Mưa mùa hạ là cái chết của Nam, Trọng. Kết thúc Côi cút giữa cảnh đời là cái chết của Bà Nội. Kết thúc Chó Bi, đời lưu lạc là cái chết của cô giáo Trang, oan khiên và nghiệt ngã. Kết thúc Một mình một ngựa là cái chết đau đớn của ông Quyết Định. Kết thúc Bóng đêm - Nhâm bị thương nặng, Trừng, Khuynh hy sinh; Điền (Bến bờ) cũng hy sinh trên đường truy bắt tội phạm. Đó là điều không thể tránh khỏi trong cuộc chiến đối đầu với cái ác hiện diện trong bóng đêm, nhưng cái chết của các anh là một sự hy sinh mang ý nghĩa như là bến bờ "cái chết đi đến đích, sau đó thì an lòng yên nghỉ" [96, tr. 277] và "khi ta chết đi, chẳng còn lại gì ngoài những thứ ta cho kẻ khác" [96, tr. 279]. Cái cho đi của hiệp sĩ ánh sáng chính là niềm tin bất diệt vào bản chất tốt đẹp, hướng thiện, công lý tất thắng của con người.

Đó chính là bến bờ của sự thức nhận giá trị sống mà nhà văn hướng tới qua kiểu nhân vật này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

3.1.2.2. Phụ nữ

Nhân vật phụ nữ có một vị trí đặc biệt trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng, nhà văn dành cho họ niềm ưu ái và sự trân trọng rất mực. Trong các tiểu thuyết sử thi, người phụ nữ dân tộc thiểu số miền biên ải luôn được Ma Văn Kháng quan tâm, miêu tả, phân tích từ những góc nhìn khác nhau. Góc nhìn giai cấp, góc nhìn giới tính nữ. Trước tiên, từ góc nhìn giai cấp, họ là nạn nhân đặc biệt dưới chế độ phong kiến gia trưởng. Đó là những cô gái dân tộc Mông trẻ đẹp, đầy khát vọng yêu đương, ý thức sâu sắc về giá trị của mình nhưng số phận vô cùng bi thảm. Họ là công cụ lao động, kiếp sống của họ như "ngựa thồ", thân phận như "chõ đồ máo của". Bị gả bán, bị cướp về làm vợ, bị ép buộc tình dục, bị đối xử tàn tệ. Không được quyền mưu cầu hạnh phúc cá nhân và tình yêu, cuộc đời của họ chìm trong tăm tối, bất hạnh. Xiềng xích trói buộc họ là hủ tục định kiến, mê tín dị đoan, cường quyền, thói gia trưởng... Mỗi con người một số phận khác nhau, người bị ép duyên ba bốn lần như chị Pàng, Seo Cả (Vùng biên ải), người bị bắt làm dâu, bị đày đọa khốn cùng đến điên dại như Seo Ly (Vùng biên ải), người bị coi như công cụ để thỏa mãn tình dục như Seo Say, Seo Váy (Vùng biên ải), người bị lạm dụng tình dục như Seo Di (Trăng non)... Cuộc đời và số phận của họ là những trang đẫm nước mắt bi thương.

Phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng - 10

Nhưng nếu chỉ dừng lại ở miêu tả số phận của người phụ nữ vùng cao như là nạn nhân khốn cùng của chế độ phong kiến gia trưởng dòng tộc thì nhân vật của Ma Văn Kháng không thể vượt qua được Tô Hoài với hình tượng Mỵ. Vậy, sự khác biệt của nhân vật người phụ nữ dân tộc thiểu số trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng ở đây là gì? Đó là từ những số phận bi thảm ấy, Ma Văn Kháng nhìn thấy những nhan sắc "khuấy động tình trường", những tâm tư sâu kín về hạnh phúc lứa đôi, về khát vọng ái ân tình dục mạnh mẽ. Những điều mà đối với phụ nữ ở miền xuôi, ở thời điểm đó, vẫn như là sự cấm kỵ, không bàn đến trong tác phẩm văn chương thì ở tiểu thuyết Ma Văn

Kháng đã được phân tích một cách sâu sắc qua cuộc đời của những Seo Cả, Seo Ly, Seo Say... Các nhân vật phụ nữ dân tộc thiểu số của Ma Văn Kháng có khát vọng tình yêu và năng lực tình dục rất mạnh mẽ. Họ không che giấu những điều đó, khi gặp được người họ yêu thương, sẵn sàng đi theo cùng trời cuối đất, chấp nhận tất cả để được sống với tình yêu. Đưa tất cả những khát vọng sống đầy tính bản năng ấy vào tiểu thuyết của mình, Ma Văn Kháng đã khiến cho độc giả bất ngờ trước thế giới tinh thần phong phú, bí ẩn, hấp dẫn của người phụ nữ miền biên ải. Kết thúc của các nhân vật các nhân vật phụ nữ dân tộc thiểu số trong tiểu thuyết sử thi hầu hết là cái chết. Họ có thể bị giết chết như Seo Ly hay tự mình kết thúc cuộc đời bằng lá ngón, thuốc phiện, dấm thanh như chị Pàng, Seo Say..., dù thế nào thì cái chết của họ vẫn luôn ám ảnh người đọc bởi những nỗi đau khổ, thất vọng cùng cực về cuộc sống, sự tuyệt vọng khi không tìm được lối thoát cho cuộc đời mình. Qua những nhân vật này, Ma Văn Kháng đã bày tỏ tình yêu thương, đồng cảm với những người phụ nữ vùng cao. Đồng thời, ông đặt ra vấn đề giải phóng phụ nữ và bình đẳng giới cho họ - một vấn đề mà ở thời điểm đó, chưa được giải quyết triệt để. Đó chính là tầm nhìn mang tính nhân văn sâu sắc ở kiểu nhân vật này.

Trong các tiểu thuyết thế sự đời tư, nhân vật phụ nữ được khám phá ở góc nhìn cá nhân qua cuộc mưu sinh, các mối quan hệ gia đình và xã hội, đời sống vật chất và tinh thần, những ham muốn và ẩn ức tâm sinh lý, nhu cầu tình dục, tính cách và số phận... Chân dung người phụ nữ bình dân thành thị qua đó, trở nên vô cùng sống động, chân thực và hấp dẫn. Trước hết, đó là những nhân vật "hồng nhan đa truân". Đây là một kiểu nhân vật hấp dẫn trong các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, đi song song bên cạnh nhân vật trí thức/ quân tử/ kẻ sĩ hiện đại, họ - như là một đối xứng để làm nổi bật hơn nhân cách trí thức. Đó là Loan (Mưa mùa hạ), Lý (Mùa lá rụng trong vườn), Hoan (Ngược dòng nước lũ), Quyến (Bóng đêm), Khanh (Bến bờ)... Mỗi nhân vật có tính cách và số phận khác nhau nhưng điểm chung giữa họ chính là nhan sắc quyến rũ và số phận truân chuyên.

Loan (Mưa mùa hạ), là mối tình đầu tiên và duy nhất của Trọng. Trẻ trung, xinh đẹp, từng là niềm tin và hy vọng cho Trọng những ngày anh đi xa. Nhưng cuộc sống đã thay đổi Loan, tình yêu giữa hai người tan vỡ, Loan bỏ Trọng, lấy Thưởng, một gã con buôn lọc lõi tình trường, dám chặt đứt ngón tay để lẩn trốn nghĩa vụ với đất nước khi có chiến tranh, có mang, rồi Thưởng chết, cô chạy theo Hảo (họa sĩ) trốn ra nước ngoài. Bỏ lại sau lưng tất cả những gì mà cô đã từng yêu quý và gắn bó. Vì sao một người con gái như thế lại rơi vào nghịch cảnh éo le, truân chuyên, đánh mất đi tất cả giá trị tốt đẹp. Đi sâu tận cùng ngóc ngách tâm lý nhân vật, Ma Văn Kháng đã lý giải, số phận truân chuyên của cô là bởi ở nhân vật này, xuất thân từ tầng lớp bình dân thành thị, thiếu một nền giáo dục căn cốt nền tảng, đời sống gia đình chỉ xoay quanh giá trị vật chất và đồng tiền, người cha lao động vất vả mưu sinh nhưng không có uy quyền trước người mẹ tham lam, thực dụng và dâm đãng. Trượt dài trên con đường đánh mất nhân cách, số phận của Loan như một nỗi day dứt, ám ảnh và tiếc nuối cho cái đẹp bị xâm hại, bị bức tử và tha hóa trước đồng tiền và dục vọng.

Nhân vật Lý (Mùa lá rụng trong vườn), là một kiểu dạng truân chuyên khác. Lý đã ngoài bốn mươi, có một cuộc sống nhìn bề ngoài rất bình yên, xinh đẹp, đảm đang, tháo vát, đáng mặt dâu trưởng, nội tướng trong nhà. Suốt một thời gian dài, chồng đi xa, chị lo công việc gia đình, xã hội chỉn chu không điều tiếng. Nhưng khi chiến tranh kết thúc, chị lại rơi vào bi kịch hôn nhân, ngoại tình, bỏ nhà ra đi theo người khác, bỏ công việc, bỏ lại tất cả phía sau không nuối tiếc. Vì sao người phụ nữ này lại chọn con đường truân chuyên không biết trước tương lai ra sao như thế để đi tiếp phần đời còn lại. Ở thời điểm bấy giờ, nhìn nhận chị, người ta chỉ thấy một chị Lý phản bội, hư hỏng. Nhưng như chính Ma Văn Kháng đã từng mượn lời một nhân vật trong Mưa mùa hạ để nói: "Chúng ta thường hay có thói tật chỉ công nhận mỗi một chuẩn mực" [94, tr. 345], nếu chỉ nhìn vào hành động của Lý, ta sẽ kết luận đấy là kết quả của lối sống ích kỷ cá nhân, hưởng thụ, hay Lý là người nông nổi, dễ dãi trong tính cách. Nhìn sâu vào phía trong tâm hồn người phụ nữ

này, sẽ thấy, những ẩn ức sâu xa về người chồng qua câu hỏi: "Vì sao mình lại lấy ông Đông?" [91, tr. 17] nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm, chính là sự thất vọng, nỗi cô đơn, buồn chán khi sống với con người nhàm tẻ, vô vị, an phận. Người phụ nữ xinh đẹp, tháo vát, đanh đá ấy rất có thể sẽ là một chị Lý khác nếu chị có được một người bạn đời hiểu và chia sẻ những gì chị suy nghĩ. Không thể tìm tiếng nói chung với chồng và gia đình, chị bỏ đi theo người tình dù hiểu hắn đến tận cùng chỉ là một kẻ khốn nạn và cơ hội. Đó là cả một sự đánh đổi? Vấn đề tại sao chị nhìn thấy những điều đó mà vẫn lao vào. Tất cả những điều đó cho thấy, con người tưởng như đơn giản mà hóa ra vô cùng phức tạp trong một thế giới riêng tư khó nắm bắt.

Loan, Lý - hai người phụ nữ, một già một trẻ, mỗi người một số phận khác nhau, khép tiểu thuyết lại, người đọc vẫn băn khoăn không biết họ sẽ đi đâu về đâu. Sự truân chuyên của họ, ngoài những yếu tố gia đình, xã hội, thì chính con người cá nhân của họ với những ham muốn, những đam mê, dục vọng không thể khống chế, những ẩn ức, khao khát về hạnh phúc của họ, một hạnh phúc rất đời của phụ nữ: được yêu chiều, thương quý và sống một cuộc đời bình thường, thậm chí tầm thường trong mắt người khác là nguyên nhân. Miêu tả số phận của các nhân vật này, phải chăng Ma Văn Kháng muốn cất lên tiếng nói chia sẻ với những người phụ nữ trong một thời điểm cuộc sống có nhiều biến động. Câu hỏi nhà văn đặt ra cho chúng ta ở đây chính là: ta đã làm gì cho người ta yêu quý, hay chỉ đứng nhìn họ bị dòng đời cuốn đi, mất họ vĩnh viễn. Kết cục của Loan, Lý và bao thân phận nữa chẳng phải là điều đáng tiếc nhất, nỗi hổ thẹn lớn nhất của những người đàn ông khi không giữ được người đàn bà của mình hay sao?

Hoan (Ngược dòng nước lũ) là người phụ nữ trung niên xinh đẹp, nữ tính, thử việc đọc bản in ở một nhà xuất bản, chị cô đơn nên nhiều kẻ rắp tâm chiếm đoạt. Hoan yêu Khiêm, một tình yêu ngang trái vì Khiêm đã có gia đình. Họ cố gắng chia sẻ và yêu thương nhau trong một thế giới riêng tư nhưng họ buộc phải chia lìa vì những âm mưu thủ đoạn đê hèn. Mất việc, bị vợ Khiêm, người đàn bà đã phản bội chồng trắng trợn rạch mặt, Hoan trở về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2022