Phong cách thơ Lưu Quang Vũ - 10

Yêu rặng sấu già và phượng vĩ tươi non


Yêu tiếng chuông tàu rộn rịp nắng hoàng hôn


Nhưng xúc cảm của anh đã đắm đuối lắm rồi, câu thơ khó mà hay thêm được nữa. Những âm thanh trong câu thơ trên không cần một từ ngữ yêu thương nào, mà người ta đã thấy cảm xúc ngập trần, còn ở câu thơ sau, dù có “yêu” đấy, nhưng người ta lại chẳng thấy yêu nhiều.

Tuy có những lúc đứt nối như vậy, nhưng đó chỉ là một vài đoạn hiếm hoi. Còn hầu như, mỗi khi chạy đuổi theo cảm xúc của mình, Lưu Quang Vũ luôn bắt kịp những rung động vụt qua, đầy ngẫu hứng, bất ngờ. Hình ảnh xô đẩy, cảm xúc dào dạt, thơ như tuôn trào trên đầu ngọn bút.

Nắng đã tắt dần trên lá im


Chiều đã sẫm màu xanh trong mắt tối Đường đã hết trước biển cao vời vợi Tay đã buông khi vừa dứt cung đàn Gió đã dừng nơi cuối chót không gian Mưa đã tạnh ở trong long đất thẳm Người đã sống hết tận cùng năm tháng Sau vô biên sẽ chỉ có vô biên

Anh vẫn chưa nói được cùng em Bài hát ấy vẫn còn là dang dở…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

(Bài hát ấy vẫn còn là dang dở)


Phong cách thơ Lưu Quang Vũ - 10

Ngay cả khi ta nhận ra một sự sắp đặt, tất cả các định ngữ đều chia ở thì quá khứ “đã”, để rồi đến cuối cùng mạch thơ, mới chuyển sang thì tương lai “sẽ”, thì ta vẫn cảm giác tất cả chỉ là một cuộc rượt đuổi ngôn từ của Lưu Quang Vũ, anh chạy theo, nắm bắt những hình ảnh vụt qua tâm trí, dường như anh chỉ ghi chép lại chứ không hề dụng công. Rất nhiều bài thơ của Lưu Quang Vũ ta nhận ra những sự rượt đuổi nhiều khi đến hụt hơi như vậy.

Trên mái nhà, cao vút rừng cây


Trên rừng cây, những đám mây xô dạt Trên ngày tháng, trên cả niềm cay đắng Thơ tôi là mây trắng của đời tôi

(Mây trắng của đời tôi)


Đó là giọng thơ, cũng là kiểu thơ của một người làm thơ thuần theo tài năng, bản năng và cảm xúc chứ không qua trường lớp đào tạo nào, không bị những luật lệ nào gò ép. Anh làm thơ như một sự tình cờ, nhưng cái đắm đuối ấy, đặt trong những bài thơ lề luật khuôn khổ đàng hoàng, vẫn tạo cho thơ anh một giọng điệu miên man rất đỗi tự nhiên.

Chiều xuống cánh chim bay Như nụ cười thoáng gặp Như vầng trăng mới mọc Như mối tình mới yêu…

(Chiều)


Lưu Quang Vũ có nhiều ý thơ hay, những ý thơ hình thành ngay trong cảm xúc, hình ảnh và ngôn ngữ tràn chảy trên trang viết đến khi hết thì ngưng bài thơ Một bài thơ, quan trọng nhất là cần có tứ, với nhiều nhà thơ, họ tìm tứ trước rồi mới hoàn thành thơ, còn với Lưu Quang Vũ quá trình này dường như ngược lại, vì thơ anh quá tự nhiên, ít thấy sự xếp đặt, chỉnh sửa. Dường như viết Lý thương nhau, Lưu Quang Vũ không nghĩ gì đến bố cục mà hoàn toàn buông thả theo cảm xúc, một sự tư duy bằng xúc cảm như nhận xét của Anh Chi:

Ngón tay gầy nhánh mạ Anh không còn nắm nữa Bây giờ đâu

Lý thương nhau

Câu hát chiều đông trước Con gà cỏ ướt

Chân vàng run rung


Hơi thơ ấm, giọng thơ trầm lắng và hình ảnh thật đẹp, cảm xúc hoài vọng về tình ái tràn chảy mà dịu dàng, và khi nó ngưng lại, cũng là hoàn chỉnh bài thơ:

Thôi đừng thương mến nữa


Thôi tiếng hát chớ nghẹn ngào trong gió Lý thương nhau…

Bài thơ Khúc hát kể lại câu chuyện về một chàng trai mê cô đào chèo, khoác bị lang thang đi tìm – một câu chuyện gần với chuyện cổ tích về tình ái nhưng lồng trong đó lại là sự tôn vinh nghệ thuật ca hát xưa. Câu chuyện đã được kể bằng ngôn ngữ thanh thoát, buồn thấm thía, và khép lại bằng những câu thơ nhẹ mà sâu như một hơi thở dài, bởi cái đẹp của ngày xưa mãi còn đấy nhưng hư ảo, xa vời không sao tới được:

Điều tôi tin cõi đời này chẳng có Cô đào chèo xa lạ

Sao tôi còn nhớ mong


Sự mê đắm của Lưu Quang Vũ quá mạnh mẽ, nó kéo tuột mất sự tỉnh táo của lý trí. Cái say sưa đôi khi khiến người ta mụ mị.

Vào vườn rồi ong chẳng nhớ lối ra… Suốt cuộc đời cũng chẳng hiểu vì sao…

(Vườn trong phố)


Khi người ta kêu gọi thơ cần phải mê hơn, thì mỗi nhà văn bắt đầu sực tỉnh và mê theo một cách, nhưng cũng có nhiều người muốn mê mà không thể mê được. Bởi lẽ, sự đắm đuối không phải là cái mà người ta cố gắng là có được. Nên cái giọng đắm đuối mà tự nhiên của Lưu Quang Vũ rất được yêu

mến. Cây đại thụ trong giới phê bình văn học lúc bấy giờ là Hoài Thanh – người đã từng rất quen thuộc với những đắm say, những mơ mộng trong thơ Mới – đã trích ra những câu thơ của Lưu Quang Vũ và khẳng định rằng đó đều là những câu thơ kết tinh của sự đắm đuối. Hạnh phúc tươi đẹp người ta say đắm đã đành, đằng này khi khổ cực, đau đớn, thơ anh vẫn đắm đuối. Đắm đuối trong sự day dứt, trong khắc khoải, trong bồn chồn.

Sương mùa đông lặng lẽ đã giăng đầy Bao kỉ niệm, quên đi đừng nhớ nữa Lá sẽ rơi trên cỏ mòn lối cũ

Thân cây xưa sẽ gục đổ bên thềm


(Thơ tình viết về một người đàn bà không có tên)


Đắm đuối trở thành một đặc điểm xuyên suốt đời thơ Lưu Quang Vũ, một cái trời cho, và cũng là cái hơn người của anh.

Trong thơ ca Việt Nam, cũng chẳng có mấy người làm được như Lưu Quang Vũ, viết rất nhiều, không được in, biết như thế mà vẫn viết, chấp nhận sự thật bị chối từ, nhưng vẫn viết như một nhu cầu tự thân, cần phải tỏ bày, san sẻ “Tôi biết thơ tôi họ chưa in được, nhưng tôi luôn luôn muốn làm thơ…” Muốn làm thơ, và viết thơ một cách đắm đuối, tạo nên những vần thơ đắm đuối, đó thực sự cũng là món quà mà Lưu Quang Vũ đã dành tặng cho cuộc đời và những người yêu thơ.


3.2. Cách cảm thụ đời sống


Sự đắm đuối cũng trở thành một lăng kính khi Lưu Quang Vũ đến với cuộc sống này và tái hiện nó vào trong thơ. Vốn nhạy cảm, Lưu Quang Vũ nắm bắt thực tại qua cảm giác, bằng giác quan rất đỗi tinh tế và phong phú của mình. Đọc thơ Lưu Quang Vũ, cảm tưởng như con người ấy luôn mở căng tất cả mọi giác quan để thụ cảm cảnh vật, cuộc sống trên mọi cảm giác, mọi rung động của mình.

Ngay trong những năm sôi nổi đầu tiên, Lưu Quang Vũ đã biết cách dẫn người đọc vào một không gian thần tiên ngay giữa lòng cuộc sống phàm trần của một “Vườn trong phố” ở đó, người đọc được nghe một bản giao hưởng tưng bừng hình ảnh, màu sắc (gần như có đủ cả bảy sắc màu cầu vồng hội tụ trong bài thơ này), âm thanh (tiếng chim kêu, tiếng còi tàu, tiếng mưa, tiếng hát…), mùi vị và xúc giác đập vào mọi giác quan:

Hoa tím, chim kêu, bàng thưa lá nắng… Trái tròn căng mập nhựa sinh sôi

Ở câu thơ này, sức sống được bật lên mãnh liệt nhất, no nê và đủ đầy nhất với những tính từ rất gợi “tròn, căng, mập, sinh sôi”… Rồi trong khu vườn ấy, mọi thứ vừa mơ màng, vừa hư thực, lại vừa gợi cảm trong những hình ảnh lãng mạn cuả tình yêu với “làn môi dịu dàng, ẩm ướt”, nước da nâu đầy sức sống, và đọng lại sau cùng là hình ảnh “Em cũng mát lành như trái cây mùa hạ”. Cách so sánh hồn hậu mà không kém phần gợi cảm, hấp dẫn ấy thể hiện cách quan sát và cảm thụ cuộc sống của một người đang tràn đầy sức trẻ, trái tim tươi mới với những rung động đầu đời.

Không chỉ mở lòng, Lưu Quang Vũ còn lắng tai nghe rất sâu, rất kĩ. Ngay cả những âm thanh bình thường, gần gũi nhất cũng có thể trở nên độc đáo, khác lạ:

Tiếng thoi đưa, máy chạy, guồng quay Tiếng bắp cải nặng vai tròn kĩu kịt

Tiếng guốc lanh canh, tiếng cười ríu rít…


(Trên cầu Long Biên)


Buổi sáng đứng cùng với anh bộ đội phòng không trên cầu Long Biên, nhà thơ trẻ nghe náo nức bên tai và rạo rực trong lòng tất cả những tiếng động rất quen của Thủ đô yêu dấu. Có những âm thanh đã quen gặp trong thi xưa như tiếng “thoi đưa”, “tiếng cười”, có âm thanh quen mà lạ như “tiếng guốc”. Tiếng guốc trong thơ anh giòn và trong, khác tiếng guốc buồn, cô đơn, chậm

rãi trong thơ Tố Hữu “dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về” thuở nào; còn

tiếng bắp cải tròn thì quả là hình ảnh động lạ lần đầu tiên được đi vào thi ca Việt Nam. Đó là khi anh đứng bên lề và quan sát cuộc sống thời kháng chiến và thấy bao vẻ đẹp, bao sức sống. Còn khi được trực tiếp tham gia vào cuộc sống đó, anh cũng cảm thấy con đường đi kháng chiến sao mà vui náo nức:

Mùa đánh Mỹ qua sông xưa nước mắt Mà vạt áo người nay chẳng ướt

Chỉ nghe lồng lộng tiếng ca vang


(Qua sông Thương)


Cả bài thơ toát lên sự phơi phới, nhẹ thênh trong tâm hồn, làm sống lại không khí vui tươi, hào hùng, gợi nhớ lại âm hưởng của những bài ca trên bước đường hành quân của những chàng lính trẻ.

Lưu Quang Vũ cảm thụ đời sống đầy bản năng, bằng tất cả những cảm giác tinh nhạy của mình. Trong thơ anh, không chỉ mùi vị, âm thanh, mà đặc biệt màu sắc luôn sống động đến mức phập phồng:

Mưa dữ dội trên đường phố, trên mái nhà.


Như thác trắng vỡ tan như bạc của trời như bước chân kí

ức.


Em vuốt nước mưa chảy ròng trên mặt. Ngoảnh đầu nhìn về đâu.

Trong tiệm cà phê bài hát về người đàn bà cầm trái táo.


Người đàn bà mặc áo xanh đi dưới biển lá cây vàng…


(Mưa dữ dội trên đường phố trên mái nhà)


Năm 14 tuổi, Lưu Quang Vũ tỏ ra đặc biệt yêu thích hội họa. Họa sĩ Nguyễn Đức Nùng lúc dạy Lưu Quang Vũ thường khen Lưu Quang Vũ lên màu rất lạ, độc đáo, là một trong ba học trò anh hi vọng sau này sẽ trở thành họa sĩ có tài. Hồi học cấp III, Lưu Quang Vũ cũng mê vẽ hơn cả. Mẹ Lưu Quang Vũ, bà Vũ Thị Khánh kể lại rằng anh hay cắp giá vẽ đi lang thang khắp

nơi và đã có dự định sẽ thi vào trường Cao đẳng mĩ thuật. Sau này, không đeo đuổi được đến cùng, nhưng con mắt hội hoạ, tâm hồn của một hoạ sĩ đã nhập vào thơ anh một cách nhuần nhị, nên ta luôn thấy trong thơ anh những mảng màu và hình khối:

Những con chim lạc mỏ dài Bay qua vầng trăng lớn

Cánh rừng sẫm tắm hoàng hôn đỏ rực Cất tiếng kêu hoang dại dưới đêm nồng

(Đất nước đàn bầu)


Lưu Quang Vũ viết rất tạo hình, nhờ năng khiếu hội họa của mình. Thêm một chữ nồng đắt giá đã phả vào đêm cái hơi hướng nhiệt đới còn nguyên sơ và khung cảnh trở nên phập phồng đầy sự sống. Những ai khó tính nhất cũng không thể không hài lòng với Đất nước đàn bầu của Lưu Quang Vũ. Từ những tri thức trong sách vở, đến những trải nghiệm trong cuộc đời, đặc biệt là những cảm hứng lớn lao về nhân dân, đất nước, Lưu Quang Vũ viết tác phẩm này với bút lực sung mãn. Trong quá trình đi “tìm lại thời gian đã mất” anh đã thấy rất nhiều những hình ảnh của ngàn xưa:

Những bộ lạc mình vẽ đầy rồng rắn Quần hôn trên bờ bãi sông Hồng… Những mái lá có bùi nhùi giữ lửa Những người đàn bà tết cỏ cây che vú

Đan xen vào đó là những hình ảnh của thời hiện tại.


Đất rụng vàng hoa ngâu Nước mưa rơi tí tách

Rồi vẫn có những đẹp đẽ của ngày xưa:


Vẫn sênh tiền gõ nhịp


Giải yếm sau lưng cũng tím hoa cà

Những hình ảnh xưa và nay đan xen với nhau thành một cấu trúc nhiều tầng nhiều mảng. Lúc nào thơ Lưu Quang Vũ cũng phải có sự đan cài của những sắc màu và tâm trạng:

Em nâng lên bàn tay Quả địa cầu bé nhỏ

Xanh là đất liền vàng là biển cả Lo âu lẫn với tươi lành

(Quả dưa vàng)


“Vào lúc 4 giờ chiều, mùa hạ nắng/ Nở bàng hoàng hoa tím khắp đường đi”, ăn một Quả dưa vàng cùng bạn gái là họa sĩ, Lưu Quang Vũ đã có những xúc cảm và liên tưởng đẹp lạ lùng. Sau này, thời kì cuộc sống gian khổ, Lưu Quang Vũ đã làm đủ nghề để kiếm sống, và đã có lúc anh sống được bằng chính cây cọ của mình. Dường như có một nghịch lý là anh đã say mê đắm đuối và hi sinh hết thảy vì thơ thì lại không sống được bằng thơ, lại có thời gian bị thơ “phản bội”, hội họa bị anh bỏ rơi thì không những nuôi sống anh mà còn giúp cho anh có nhiều câu thơ thật đẹp, nhiều đoạn thơ rực rỡ:

Nằm trên đĩa một vài lát dứa


Muối trắng tinh ớt đỏ chén con con Mấy nải chuối chín vàng trên sạp nứa Bánh gai nâu buộc lạt đỏ như son

(Quán nhỏ)


Tinh tế trong cảm nhận, tâm hồn đầy khát khao giao cảm, và bản năng nghệ sĩ bẩm sinh đã khiến cho những câu thơ của Lưu Quang Vũ luôn đầy cảm xúc. Ngân nga, miên man bởi giọng điệu, lắng đọng bởi hình ảnh, và lại đầy nhạc điệu trong những thể thơ.

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí