Xây Dựng Giai Điệu Từ Thanh Điệu Tiếng Việt Và Một Số Đặc Điểm Riêng Khác

sử dụng. Trong tiểu phẩm cho Piano của nhạc sĩ người Hungary Franz Liszt “La vallee d'obermann” chúng ta cũng thấy màu sắc hoà âm như vậy.


Ví dụ 2 23 Franz Liszt la vallee d 39 obermann nhịp 1 9 2 3 XÂY DỰNG GIAI ĐIỆU TỪ 1

Ví dụ 2.23: Franz Liszt - la vallee d'obermann (nhịp 1 - 9)


2.3. XÂY DỰNG GIAI ĐIỆU TỪ THANH ĐIỆU TIẾNG VIỆT VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM RIÊNG KHÁC

Thanh điệu, ngữ điệu trong tiếng nói của người Việt Nam rất đa dạng. Đó cũng là nguồn gốc phát sinh những bài bản dân ca của các dân tộc Việt Nam. Dựa vào đó mà hình thành những đặc trưng trong giai điệu của từng vùng miền.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam đã rất nhạy bén khi sử dụng chính thủ pháp này để xây dựng giai điệu trong các tác phẩm khí nhạc của mình. Chúng ta đã thấy trong ví dụ 2.16 âm điệu của tiếng rao Đậu xanh nấu đường. Đó là chủ đề chính của giao hưởng số 3 có tựa đề “Tặng những em bé mồ côi sau chiến tranh”. Tác giả đã chia sẻ rằng tiếng rao đó là một trong những kỷ niệm thời thơ ấu. Và như vậy, ông đã biến hình ảnh đó, âm thanh đó thành âm nhạc. Cùng với vốn âm điệu dân gian trong mình, ông đã lựa chọn những âm điệu rất đặc trưng cho quê hương nơi ông sinh ra – miền Tây Nam Bộ.

Trong chương II, giao hưởng số 5 “Mẹ Việt Nam”, nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam cũng xây dựng một chủ đề mang âm điệu của câu thơ Trong đầm gì đẹp bằng sen. tác giả sử dụng kèn Corno độc tấu ở sắc thái nhỏ với tiết tấu ngân dài giống như một giọng ngâm thơ.


Ví dụ 2.24:Nguyễn Văn Nam – Symphony số 5, Ch. II (nhịp 5 - 10)

Giai điệu chỉ có ba âm (C - D - G) nhưng xem xét phần đệm của bộ Dây, Arpa và Clarinet chúng ta có thể thấy ba âm đó nằm trong điệu thức Đô Huỳnh (C - D - E - G - A). Như vậy, mặc dù mô phỏng thanh âm của giọng nói nhưng nhạc sĩ vẫn ý thức sử dụng các âm điệu thuộc hệ thống điệu thức ngũ cung Việt Nam chứ không phải các hệ thống khác.

Trong giao hưởng số 7 “Truyện nàng Kiều”, nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam cũng sử dụng giai điệu có âm điệu hình thành từ câu kể Ngày xưa, nhớ ngày xưa có nàng Kiều… làm chủ đề chính cho chương I của tác phẩm. Tác giả chỉ sử dụng ba âm (H - Fis - H trên quãng 8) mô phỏng theo phong cách ngâm thơ đặc trưng của Việt Nam ít âm điệu và ngân nga tự do. Sử dụng ít âm điệu cũng là một trong những đặc điểm về giai điệu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam trong những tác phẩm sau này của ông.

Ví dụ 2.25: Nguyễn Văn Nam – Symphony số 7, Ch. I (17 - 20)

Ngoài đặc điểm sử dụng thanh điệu của tiếng rao, ngâm thơ để xây dựng giai điệu, một đặc điểm khác trong cấu trúc âm điệu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam cũng rất nổi bật, đó là âm điệu quãng hai thứ. Quãng hai thứ thường được ông cố ý nhấn vào ngay phách mạnh của nhịp, lặp đi lặp lại nhiều lần

tạo cảm giác hết sức bi thương, ai oán (xem thêm ví dụ ở phụ lục 3B: 1, 2, 3).

Ví dụ 2.26: Nguyễn Văn Nam, Symphony số 8, Ch. I (nhịp 151 - 158)

Quãng hai thứ trong Dân ca Việt Nam rất ít sử dụng, và thường chỉ lướt qua. Hơn nữa, nếu như gọi quãng hai thứ trong ví dụ 2.27 là quãng hai thứ dưới vì theo hướng hút lên, thì quãng hai thứ mà nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam sử dụng sẽ là quãng hai thứ trên vì hướng hút xuống. Từ đó có thể thấy quãng hai thứ trên là một âm điệu ưa thích của tác giả chứ không phải đặc trưng của dân ca Nam Bộ.


Ví dụ 2 27 Lý chiều chiều Dân ca nam Bộ Đối với nhạc sĩ Ca Lê Thuần có rất 2

Ví dụ 2.27: Lý chiều chiều - Dân ca nam Bộ

Đối với nhạc sĩ Ca Lê Thuần, có rất nhiều giai điệu được mở đầu bằng bước nhảy quãng bẩy đi lên thông qua quãng ba. Cấu trúc âm điệu này tạo nên âm hưởng của hợp bảy thứ thứ hoặc trưởng trưởng (Xem thêm các ví dụ ở phụ lục 3C: 1, 2).

Ví dụ 2.28: Ca Lê Thuần – Thơ giao hưởng (nhịp 1 - 5)

Màu sắc hoà âm tương tự như vậy cũng rất phổ biến trong âm nhạc thời kỳ Lãng mạn. Tiểu phẩm cho Piano “By the Cypresses of the Villa

d’Este” của Franz Liszt đã sử dụng các hợp âm này ở ngay phách mạnh, đầu câu nhạc.


Ví dụ 2 29 Franz Liszt By the Cypresses of the Villa d’Este nhịp 16 21 Bảng 2 1 Thống 3

Ví dụ 2.29: Franz Liszt - By the Cypresses of the Villa d’Este (nhịp 16 - 21)


Bảng 2.1: Thống kê nhịp độ của các giai điệu chủ đề



Tác phẩm

Giai điệu chủ đề

chậm


(Largo- Adagio)

vừa


(Andante- Allegretto)

Nhanh


(Allegro- Presto)

Quang Hải

12

46

2

23

21




(4.34%)

(50%)

(45.65%)

Nguyễn Văn Nam

9

88

22

39

27




(25%)

(44.31%)

(30.68%)

Ca Lê Thuần

11

57

5

35

17




(8.77%)

(61.40%)

(29.82%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Bảng 2.2: Tổng kết một số ảnh hưởng từ điệu thức khi xây dựng giai điệu chủ đề



Ảnh hưởng của hoà âm và các điệu thức phương Tây

Xây dựng giai điệu từ điệu thức ngũ cung Việt Nam

Xây dựng giai điệu từ thanh điệu tiếng Việt & một số đặc điểm riêng

Ngũ cung thuần tuý

Kết hợp với hoà âm

Quang Hải

Điệu thức trưởng - thứ. Hợp âm ba & công năng T-S-D trong cấu trúc & hướng chuyển động của giai điệu.

Không

Kết hợp với phần đệm hợp âm ba dựa trên công năng T-S-D.

Nhịp điệu chắc chắn, ổn định. Âm điệu bám sát âm chủ của hợp âm.

Tính chất vui khoẻ, lạc quan. Nhịp điệu từ vừa đến nhanh.

Nguyễn Văn Nam

Không

Phát triển giai điệu dựa trên những nguyên tắc tương tự trong Dân ca Việt Nam.

Không

Xây dựng chủ đề từ thanh điệu tiếng Việt, dựa trên âm điệu của điệu thức ngũ cung. Tính chất buồn, tự sự, ngâm ngợi tự do…Âm điệu quãng 2 thứ hút xuống.

Ca Lê Thuần

Điệu thức trưởng - thứ, toàn cung, bán cung. Vận dụng sáng tạo nhiều biến đổi hoà âm tạo màu sắc mới cho giai điệu.

Không

Kết hợp với luân chuyển giữa các hợp âm thứ cách nhau quãng 3 tạo màu sắc mới.

Thường dùng bước nhảy đi lên mở đầu câu nhạc. Nhịp điệu vừa phải. Tính chất lãng mạn, suy tư. Hay dùng các hợp âm thứ và màu sắc hợp âm bảy thứ, trưởng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Phân tích cách xây dựng giai điệu chủ đề của các nhạc sĩ Quang Hải, Nguyễn Văn Nam và Ca Lê Thuần, tập trung vào khía cạnh cấu trúc âm điệu, điệu thức và nhịp điệu, chúng tôi bước đầu nhận thấy những đặc điểm giống và khác nhau của từng nhạc sĩ. Khi sử dụng điệu thức ngũ cung, các ông đều ưa thích và sử dụng rất nhiều điệu Ai Oán. Điều này cũng dễ hiểu bởi đó cũng chính là những điệu thức đặc thù của âm nhạc dân gian Nam Bộ nơi các ông sinh ra, lớn lên và dành cả cuộc đời làm việc ở đây. Các ông cùng có mong muốn kết hợp âm nhạc dân tộc với kỹ thuật mới của âm nhạc phương Tây, tuy nhiên mỗi người lại có cách làm khác nhau.

Nhạc sĩ Quang Hải rất xem trọng hoà âm cổ điển cùng với hệ thống công năng của thế kỷ XVIII – thời kỳ hoàng kim của âm nhạc cổ điển. Vì vậy, các giai điệu do ông sáng tác hoặc các làn điệu dân ca ông sử dụng đều được phối hợp trên nền hoà âm cổ điển. Có đôi khi sự kết hợp này chưa hợp lý lắm vì sự khác biệt về cấu trúc âm điệu giữa điệu thức ngũ cung trong âm nhạc dân gian Việt Nam so với điệu thức trưởng thứ phương Tây. Âm nhạc của nhạc sĩ Quang Hải tươi vui. Cấu trúc cân đối, rõ ràng mạch lạc. Nhịp điệu vững vàng, tiết tấu ổn định ít đảo phách. Âm điệu bám sát các âm ổn định của điệu thức và hoà âm. Các giai điệu chủ đề thường có nhịp độ vừa và nhanh, nhịp độ chậm rất ít sử dụng (xem bảng 2.1).

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam cũng được đào tạo chính quy tại Nga giống như hai nhạc sĩ Quang Hải và Ca Lê Thuần, nhưng dường như ông không có “hứng thú” với hoà âm công năng. Các âm điệu trong giai điệu của ông được lựa chọn từ điệu thức ngũ cung và không hề chịu ảnh hưởng hoặc phản ánh hướng chuyển động của hoà âm. Ông sử dụng các thủ pháp phát triển giai điệu gần giống với các phương thức phát triển trong các bài bản dân ca Việt Nam. Như vậy có thể thấy ông đã cố tình hoặc vô tình mang đậm bản sắc dân tộc trong bản thân những giai điệu của mình. Tất nhiên, không phải những tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam không hiện đại. Các giai điệu

của ông sau khi trình bày được phát triển rất xa về mặt âm điệu, vượt ra ngoài khuôn khổ ban đầu của điệu thức ngũ cung, chuyển sang bán cung hoặc toàn cung không có âm chủ. Các chủ đề của ông phù hợp với lối trình bày phức điệu trong âm nhạc nhiều bè phương Tây.

Các giai điệu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam có cấu trúc rất tự do và không cân phương. Các âm điệu thường ngân dài tự do. Thời kỳ đầu (bốn giao hưởng đầu) có nhịp điệu thay đổi thường xuyên khá phức tạp. Giai đoạn sau đó (năm giao hưởng sau) nhịp điệu ổn định hơn, giai điệu ngày càng dài, nhưng âm điệu lại ít hơn. Sử dụng ít âm điệu cũng là một trong những đặc điểm của ông. Giai điệu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam phần lớn mang màu thứ, buồn. Âm điệu ông ưa thích ngoài quãng bốn đúng, năm đúng còn có quãng hai thứ hút xuống rất hay được sử dụng. Ông thường để ở phách mạnh và lặp lại nhiều lần tạo cho giai điệu màu sắc bi thương, ai oán. Xây dựng giai điệu từ thanh điệu tiếng Việt là sáng tạo nổi bật của ông. So với hai nhạc sĩ Quang Hải và Ca Lê Thuần, nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam sử dụng nhịp độ vừa và chậm nhiều nhất.

Tác giả có thói quen không ghi dấu hoá ở đầu tác phẩm (trừ chương III giao hưởng số 7 có bốn dấu thăng và chương IV giao hưởng số 8 có năm dấu giáng), ông sử dụng ghi dấu hoá bất thường lên nốt nhạc trong bài.

Nhạc sĩ Ca Lê Thuần không chỉ nắm vững hoà âm cổ điển, ông còn sử dụng thuần thục các thủ pháp hoà âm lãng mạn và hiện đại, vì vậy những kết hợp hoà âm của ông mang màu sắc lãng mạn, hiện đại nhiều hơn. Ông rất sáng tạo trong việc kết hợp âm điệu của điệu thức ngũ cung với luân chuyển hoà âm bất ngờ, tạo màu sắc mới lạ cho giai điệu.

Nhạc sĩ Ca Lê Thuần là người có nhiều sáng tạo trong các thủ pháp xây dựng giai điệu chủ đề. Cấu trúc các chủ đề cũng rất chặt chẽ và thường cân đối. Ông tự tạo ra vòng hoà âm gồm các hợp âm thứ nối tiếp theo quãng ba thứ đi lên hoặc đi xuống để làm động lực phát triển cho giai điệu. Các âm điệu trong chủ đề được sắp xếp lên xuống theo một nhịp điệu đều đặn. Ngoài

việc dùng hoà âm để trợ giúp hoặc phát triển giai điệu, ông còn sử dụng những kỹ thuật mô phỏng âm điệu đặc trưng và biến đổi tiết tấu. Ông thường dùng nhiều âm ngoài hợp âm làm cho giai điệu phong phú. Màu sắc hoà âm gần với trường phái Lãng mạn trong âm nhạc phương Tây. Âm điệu nhạc sĩ Ca Lê Thuần ưa thích là bước nhảy quãng bảy đi lên thông qua quãng ba mang màu sắc của hợp âm bẩy thứ hoặc trưởng khi mở đầu câu nhạc. Đặc biệt ông rất thích lựa trọn giọng Rê thứ (8/14 tác phẩm). Các giai điệu chủ đề của nhạc sĩ Ca Lê Thuần thường nhịp độ vừa phải và cũng rất ít nhịp độ chậm.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 20/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí