yếu tố khách quan. Chủ trương đổi mới toàn điện đất nước được khởi xướng từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, nhưng các chính sách đổi mới chỉ thực sự đi vào đời sống và phát huy hiệu quả của nó từ sau năm 1990. Tất cả những nhân tố đổi mới đều bắt nguồn từ trong đời sống xã hội Việt Nam, từ trong đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân, trong bản thân các hoạt động mỹ thuật của các họa sĩ; chính vì thế, khi lãnh đạo Đảng chính thức đề xướng công cuộc đổi mới, sự hưởng ứng của nhân dân thật mãnh liệt. Từ hiện thực của cuộc sống xã hội Hà Nội những năm sau đổi mới càng ngày càng thấy rò đổi mới không chỉ là biện pháp tình thế đất nước ta giải quyết những khó khăn trước mắt, mà còn là một quá trình thay đổi tư duy, phù hợp với quy luật phát triển của đời sống xã hội. Đại hội Đảng lần thứ VI và Nghị quyết 05- NQ/TW đã làm sáng tỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho mỹ thuật, vấn đề là phải nhận thấy thật rò luồng sáng đó; không thể để bị lóa mắt hoặc cố tình làm ngơ.
Tất cả những điều kiện kinh tế- chính trị, văn hóa, mỹ thuật trong đó tư vai trò nhu cầu sáng tạo tự thân của các họa sĩ được thúc đẩy thông qua hàng loạt các sự kiện chưa từng có trong lịch sử Việt Nam, việc tiếp nhận những ảnh hưởng từ bên ngoài, trở thành những nhân tố tác động quan trọng góp phần tạo ra diện mạo của mỹ thuật Hà Nội thời kỳ đổi mới với một số đặc điểm nổi bật sẽ được trình bày cụ thể trong chương 3.
Chương 3
DIỆN MẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA MỸ THUẬT HÀ NỘI THỜI KỲ ĐỔI MỚI
3.1. Diện mạo mỹ thuật Hà Nội thời kỳ đổi mới
3.1.1. Các thế hệ họa sĩ đổi mới đa dạng trong phong cách, cá tính sáng tạo
Tư tưởng cách tân xuất hiện trong văn hóa nghệ thuật đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cùng yêu cầu tự do sáng tác trong Nghị quyết 05-NQ/TW đã góp phần tạo ra những thế hệ họa sĩ đổi mới khá đa dạng trong phong cách, cá tính sáng tạo.
Có thể bạn quan tâm!
- Tạo Điều Kiện Thuận Lợi Cho Sự Phát Triển Của Mỹ Thuật Hà Nội
- Nghị Quyết Trung Ương 5 Khóa Viii (1998): Cánh Cửa Phát Triển Toàn Diện Văn Hóa Việt Nam
- Xuất Phát Từ Việc Tiếp Nhận Văn Hóa Phương Tây
- Mỹ thuật Hà Nội thời kỳ đổi mới từ góc độ văn hóa học - 11
- Do Dự Trong Việc Kế Thừa Các Giá Trị Văn Hóa
- Thành Tựu Của Mỹ Thuật Hà Nội Thời Kỳ Đổi Mới
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
Thế hệ họa sĩ thứ nhất phải kể đến: Đặng Thị Khuê, Đỗ Thị Ninh, Lê Anh Vân, Đỗ Sơn, Hoàng Đình Tài, Lê Huy Tiếp, Nguyễn Quân, Bảo Toàn, Lương Xuân Đoàn, Lý Trực Sơn, Thành Chương…- những người nắm cơ hội thay đổi nghệ thuật [142]. Đây là thế hệ trải qua giai đoạn chiến tranh, sự khó khăn trong đời sống vật chất của thời kỳ bao cấp. Thực tế đó tạo cho họ cơ hội để có được các trải nghiệm về cuộc sống, về nghệ thuật. Lớp họa sĩ này có phần chưa thích ứng với kinh tế thị trường. Họ không đồng nhất thành công trên thị trường mỹ thuật với thành công hoạt động sáng tạo, nhưng cũng có những họa sĩ như họa sĩ Thành Chương thực sự thành công với thị trường mỹ thuật thời kỳ đổi mới. Đóng góp lớn nhất của thế hệ này là nhiều họa sĩ thế hệ này đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều các thế hệ họa sĩ tiếp nối trong sáng tạo nghệ thuật. Nhưng, ở thế hệ này, mỹ thuật mới đang tiệm cận với các quan niệm của chủ nghĩa hậu hiện đại, thể hiện trong việc bước đầu tiếp nhận những cách thức biểu đạt nghệ thuật mới mẻ.
Thế hệ thứ hai có số lượng đông đảo hơn so với thế hệ trước. Các họa sĩ tiêu biểu của thế hệ này như: Trương Tân, Trần Lương, Hà Trí Hiếu, Phan Gia Hương, Trần Trọng Vũ, Phạm Quang Vinh, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Tấn Cương, Đỗ Hoàng Tường, Trần Văn Thảo, Bùi Mai Hiên, Vi Kiến
Thành, Nguyễn Xuân Tiệp, Đào Minh Tri, Phạm Luận, Phan Cẩm Thượng, Hoàng Hồng Cẩm, Nguyễn Kim Quang, Đặng Xuân Hòa, Hứa Thanh Bình, Đào Châu Hải, Trần Hoàng Cơ, Phan Phương Đông, Nguyễn Như Ý, Nguyễn Hữu Ngọc, Nguyễn Kim Quang, Vũ Thăng, Trịnh Quốc Chiến, Lưu Thế Hân, Trần Nguyên Hiếu, Đỗ Minh Tâm, Vò Xuân Huy, Đỗ Phấn, Trần Trọng Vũ, Đinh Thị Thắm Poong, Lê Thiết Cương, Đào Hải Phong, Hồng Việt Dũng, Lê Thanh Minh, Nguyễn Quốc Hội, Nguyễn Thanh Sơn, Đinh Ý Nhi, Đinh Quân, Lê Quảng Hà, Bùi Hữu Hùng, Quách Đông Phương… Đây là thế hệ được tiếp nhận trực tiếp và đầy đủ những ảnh hưởng nghệ thuật thế giới và nhanh chóng tạo dựng cho cá nhân một nền tảng tri thức và thế giới quan rành mạch, riêng biệt, tiệm cận với ngôn ngữ tạo hình đương đại của thế giới nghệ thuật nói chung [59]
Thế hệ này đã phát triển vượt qua cái bóng thành công của thế hệ thứ nhất. Một trong những giá trị thực tế mà thế hệ này mang đến mỹ thuật chính là sự đa dạng. Nhiều nhà phê bình còn gọi đây là thế hệ vàng của mỹ thuật Việt Nam. Họ không phải là những người nắm vận mệnh của đổi mới mỹ thuật nhưng lại là người được hưởng thành quả rò nét của đổi mới, của kinh tế thị trường. Hầu hết các họa sĩ thuộc thế hệ này đều thành danh trên thị trường mỹ thuật. Tác phẩm của họ được mua bán, trao đổi trên thị trường mỹ thuật quốc tế. Thậm chí, các mô típ sáng tác trong tác phẩm của họ còn trở thành hình mẫu sao chép, làm nhái ở các gallery chuyên phục vụ khách du lịch, làm postcard…. Chủ nghĩa hậu hiện đại thể hiện rò nét hơn trong nhóm họa sĩ này ở tính chất khoái lạc thẩm mỹ, nhưng luôn được đặt trong thế đối trọng với việc thỏa mãn nhu cầu của các vị khách mua tranh.
Thế hệ thứ ba của đổi mới, còn được gọi là thế hệ họa sĩ trẻ điển hình như: Phạm Bình Chương, Lý Trần Quỳnh Giang, Nguyễn Trường Linh, Nguyễn Thanh Hoa, Đặng Phương Việt, Nguyễn Minh Thành, Đào Quốc Huy, Nguyễn Ngọc Dân, Lê Lạng Lương, Nguyễn Đình Quang, Lương Lưu Biên, Vũ Đình Tuấn, Nguyễn Nghĩa Phương, Nguyễn Trí Mạnh… Thế hệ này đã trưởng thành
trong một thời kỳ mà người đồng tính, phụ nữ đơn thân…được công nhận, cho nên họ có cái nhìn rộng mở, tự do hơn các thế hệ trước. Phần lớn tác phẩm của thế hệ này thể hiện sự băn khoăn về tương lai, đôi khi biểu lộ một thái độ bi quan thái quá một cách điển hình về tất cả mọi việc, hướng tới thể hiện một tinh thần hậu hiện đại ngay trong tác phẩm.
Chỉ có điều, giá trị nghệ thuật của các tác phẩm thời kỳ này lại cần một khoảng lùi nhất định về thời gian và cần sự trao đổi liên tục trên thị trường mỹ thuật trong nước, quốc tế để đánh giá cụ thể hơn. Do đó, chỉ có thể nêu tên một số họa sĩ cụ thể gắn liền với đổi mới.
3.1.2. Các tác giả tiêu biểu
Họa sĩ Đặng Thị Khuê, sinh năm 1946 tại Nam Hà, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam năm 1976. Có thể nói rằng, họa sĩ Đặng Thị Khuê là một minh chứng điển hình thời kỳ đổi mới, bởi bà là một trong những họa sĩ nắm cơ hội thay đổi của mỹ thuật. Trước tác phẩm Giặc Mỹ (Giải A Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1980), họa sĩ này đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị của dòng hiện thực xã hội chủ nghĩa, như Lao động, hạnh phúc, ấm no (Giải C Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1976), Đón thương binh về xã [PL.4.1.2], Gia đình bộ đội… Nhà phê bình mỹ thuật Lương Xuân Đoàn cho rằng nếu tiếp tục phương pháp sáng tác đó, Đặng Thị Khuê có thể đi tới tài năng ở đỉnh [167] của nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa. Theo dòi quá trình sáng tác của Đặng Thị Khuê, có thể thấy, ngay từ thập niên 80, họa sĩ đãdành nhiều thời gian nghiên cứu đời sống của các sắc tộc và ý tưởng về cộinguồn của con người. Những vấn đề này đã được vẽ thành những tác phẩmhội họa sâu lắng phối hợp giữa hình thể con người bản nguyên và văn hóa.Nhưng sau đổi mới, từ thập niên 90, tư duy nghệ thuật của họa sĩ có sự thay đổi. Theo Đặng Thị Khuê, “nghệ thuật là sự đi tìm và có thể chẳng thấy, nên bản chất của sáng tạo là phiêu lưu, là phi mục đích và đấy là phần trong sáng của nghệ thuật và của những ai tìm đến nó”. Và để thể hiện ý tưởng sáng tạo,
mà tấm toan để vẽ đã không đủ và Đặng Thị Khuê đã chọn không gian sắp đặt. Những thử nghiệm bao giờ cũng có cái được, cái chưa được, nhưng người ta thấy rò tâm hồn, bản lĩnh nghệ sĩ, chấp nhận dấn thân can đảm của Đặng Thị Khuê. Như vậy, Đặng Thị Khuê đã sử dụng năng lực bản thân chứ khôngthụ động trong việc lựa chọn quan niệm nghệ thuật. Để làm được điều đó,Đặng Thị Khuê phải sử dụng sự quan sát, suy ngẫm, hoạt động tích cực đểđưa ra quyết định, nhận rò điều khác nhau để quyết đoán, quyết tâm thực thiquyết định của mình. Chính từ nhu cầu sáng tạo tự thân kết hợp với nhữngcách tân trong tạo hình và giành được sự công nhận từ nhiều phía đã là nềntảng để Đặng Thị Khuê định hình phong cách riêng biệt của mình để tạo nêndiện mạo nghệ thuật cho chính mình.
Họa sĩ Lê Huy Tiếp là cũng một họa sĩ đã gây được dấu ấn nhất định trong mỹ thuật Hà Nội thời kỳ đổi mới. Ông sinh năm 1951 tại Nghệ An, tốt nghiệp Đại học Công nghiệp Moscow 1975. Hiện tượng Lê Huy Tiếp bắt đầu bằng câu chuyện tác phẩm Cô gái và con chó trắng được treo vài ngày trong Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1976. Tuy có nhiều cách nhìn trái chiều nhau lúc bấy giờ, nhưng bức tranh này đã gây được tiếng vang lớn bởi kĩ thuật sơn dầu vững chắc và cách nhìn hoàn toàn mới lạ ở Việt Nam vào thời điểm đó. Tác phẩm Cô gái và con chó trắng và sau đó là một loạt tranh như Sáng tác [PL.4.1.11], Miền Trung khẳng định con đường nhất quán trong bút pháp của Lê Huy Tiếp. Mở đầu cho một phong cách Siêu thực biểu hiện kiểu Lê Huy Tiếp, được ông kiên trì theo đuổi và dẫn đường cho một cách nhìn mới, mà cho đến nay, vẫn phát triển ngày càng rộng rãi ở một số họa sĩ khác như Đỗ Quang Em…
Mặc nhiên, ông trở thành người đi đầu trong phong cách tả thực chi tiết như ảnh nhưng với tư duy mang màu sắc siêu thực cùng cách xử lý sơn dầu rất mỏng, gây nhiều sự ngạc nhiên cho giới mỹ thuật và công chúng [24].
Lương Xuân Đoàn sinh năm 1952 tại Hà Nội, tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Đoạt giải A trong Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc
1980 với những thể nghiệm mới như tác phẩm "Chiều trên đảo Hòn Tre" [PL.4.1.4] bằng sự đột phá trong cách dùng những màu tươi và đối chọi nhau thay bảng màu truyền thống với gam màu trầm (lục, nâu, đen...) của lụa. Được bầu vào Ban Chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 1983, ông cùng với Nguyễn Quân, Đặng Thị Khuê đã tạo dựng một không khí nghệ thuật mới bằng tạo điều kiện cho sự phát triển của các xu hướng mỹ thuật trẻ.
Hoạ sĩ Lê Anh Vân, sinh năm 1952 tại Nghệ An, tốt nghiệp Trường Caao đẳng Mỹ thuật Việt Nam. Họa sĩ Lê Anh Vân ngay từ khi còn trẻ đã thích tìm tòi cái mới và phong cách riêng trên con đường nghệ thuật. Ông sáng tác nhiều tác phẩm hội hoạ với chất liệu sơn dầu, sơn mài, in độc bản và chất liệu tổng hợp. Đề tài chủ yếu là đề tài chiến tranh cách mạng, các hoạt động công nghiệp, cảnh sinh hoạt nông thôn, miền núi và thiếu nữ [PL.4.2.8; PL.4.2.57]. Tranh của ông thường có cấu trúc chặt chẽ, chắc khoẻ, mới lạ về ngôn ngữ tạo hình, xen giữa hiện thực và tượng trưng, tạo được phong cách riêng. Lê Anh Vân cùng một số họa sĩ khác ghi dấu ấn của Hội họa trừu tượng, góp phần đưa không khí mới vào trong dòng chảy nghệ thuật những năm đổi mới.
Họa sĩ Thành Chương sinh năm 1949 tại Hà Bắc (cũ), học Trường Mỹ thuật Việt Nam. Ông là một trong những họa sĩ nổi tiếng của thời kỳ đổi mới. Mô típ chủ yếu trong tranh của Thành Chương là những trẻ chăn trâu, những cánh diều, cái nón, mặt trăng, trẻ em, phụ nữ, chân dung tự họa,… những hình hài đan chéo vào nhau tạo thành các bố cục lập thể, những cái mặt ngửa lên trời hoặc lấp ló, hoặc ngoẹo đầu mang âm hưởng của tạo hình truyền thống, nhiều tính ước lệ, giống như ở các hình chạm khắc đình làng Việt Nam; với những hình kỉ hà, khối hình tròn, trụ, oval, chữ nhật, tam giác,… hoặc các đường nét tự do chạy trên các mảng dẹt. Từ đó, ông hình thành được một phong cách riêng biệt bằng ngôn ngữ hội họa của riêng mình, một thứ ngôn ngữ rất đặc trưng Thành Chương, không lẫn vào đâu.
Lý Trực Sơn sinh năm 1949 tại Huế, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam. Cơ sở thành công của ông là sơn mài, những bước đầu thành công trong mỹ thuật của ông cũng gắn với sơn mài. Việc chủ động tạo ra được ấn tượng tự nhiên về thời gian phôi pha là một lợi thế lớn cho Lý Trực Sơn, đem lại một chiều biểu cảm đầy hiệu quả khi vận dụng vào nghệ thuật trừu tượng, tạo thành bản sắc nghệ thuật trừu tượng của riêng ông.
Nguyễn Bảo Toàn (Bảo Toàn) sinh năm 1950 tại Hà Nội, tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Đến với mỹ thuật khá muộn màng, nhưng ông lại là một trong những họa sĩ đầu tiên khai phá Nghệ thuật Sắp đặt ở Việt Nam. Tác phẩm của Bảo Toàn được sắp đặt từ những vật liệu dân dã mộc mạc như tre nứa, giấy bồi, cát, rơm, gốm... mang tính chất đời sống của một xã hội nông nghiệp. Một đặc trưng trong các tác phẩm sắp đặt của Bảo Toàn là luôn có mặt của gốm do ông tự làm, được ví như một bộ chữ cái, là linh hồn, là khởi thủy của mỗi tác phẩm.
Đào Hải Phong sinh năm 1965 tại Hà Nội. Sớm nổi tiếng vì sớm tìm được cho mình một phong cách riêng, Đào Hải Phong có một bảng màu với những màu nguyên chất rực rỡ đầy chất Dã thú. Nhưng Đào Hải Phong lại chọn cho mình một cách biểu đạt không gian trong tranh đầy tính ước lệ, phi lý với bầu trời đỏ, cây đỏ, những ráng chiều tím ngắt…
Đinh Ý Nhi sinh năm 1967 tại Hà Nội, tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Đinh Ý Nhi đã được xem như một hiện tượng lạ của mỹ thuật hiện đại Việt Nam, bởi lối sử dụng thuần hai sắc đen trắng và những hình vẽ ít nhiều mang tính ngây ngô kiểu con trẻ.
Lê Quảng Hà sinh năm 1963, học Đại học Mỹ thuật TP.HCM, học Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Nổi bật với phong cách Pop và các mối quan tâm về chính trị xã hội đương đại, có nhiều vấn đề lớn, phức tạp, bức thiết, nhiều sự kiện mang tính xã hội, toàn cầu.
Tóm lại, 3 thế hệ họa sĩ đổi mới đó đại diện cho hàng trăm họa sĩ Hà Nội khác góp phần tạo nên diện mạo mỹ thuật Hà Nội thời kỳ đổi mới. Họ là diện mạo mỹ thuật Hà Nội, bởi thực tế, tên tuổi của họ gắn liền với đổi mới. Và quan trọng hơn cả, các thế hệ họa sĩ đó với phong cách đa dạng và cá tính sáng tạo riêng biệt của mình, được lắng xuống để trở thành những đặc điểm cụ thể của mỹ thuật Hà Nội thời kỳ đổi mới.
3.2. Đặc điểm của mỹ thuật Hà Nội thời kỳ đổi mới
3.2.1. Đan xen nhiều loại hình loại thể trong sáng tác
Trong mỹ thuật, việc đan xen nhiều loại hình loại thể có thể chỉ sự pha trộn nhiều quan niệm, hình thức, cách thức biểu đạt và phương tiện, chất liệu khác nhau. Chẳng hạn, hiểu theo một cách đơn giản, một tác phẩm có thể được sử dụng kết hợp nhiều chất liệu khác nhau như sơn dầu, cắt dán báo chí, nhiếp ảnh, gắn vải, đất, hay bìa…; hay kết hợp đa phong cách, đa phương tiện. Tính chất đan xen, pha trộn về chất liệu tạo hình thực chất không phải là hiện tượng của thế kỷ XX; trong thế kỷ trước đó, ở phương Tây đã có những họa sĩ kết hợp nhiều chất liệu khác nhau trong một bức tranh như Degas kết hợp phấn màu, than và mực in; tranh cắt dán Lập thể của Picasso; hay ở châu Á, đặc biệt ở Việt Nam, trong mỹ thuật truyền thống đã luôn có sự kết hợp nhiều chất liệu như vàng lá thếp lên hoành phi, câu đối… Tuy nhiên, nhiều học giả vẫn cho rằng, sự pha trộn chất liệu hay sự đan xen các loại hình, loại thể được xem là đặc điểm nổi bật của sáng tác mỹ thuật hậu hiện đại ở phương Tây [132]. Nguyên nhân được lý giải là do các họa sĩ hậu hiện đại cho rằng họ được thừa kế các phương pháp biểu đạt đã đạt tới trạng thái hoàn hảo, dẫn đến nảy sinh tham vọng rũ bỏ tất cả và làm lại từ đầu. Do đó, tất cả những loại hình nghệ thuật xuất hiện trong ba thập kỷ cuối của thế kỷ XX và những năm tiếp theo có xu hướng đi tìm kiếm các phương thức biểu đạt mới. Chẳng hạn, các họa sĩ không chỉ kết hợp các chất liệu tạo hình, phong cách nghệ thuật khác nhau trên cùng một tác phẩm mà còn đi đến kết hợp nhiều