Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1980 qua ba tiểu thuyết: Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười - 14


tự đánh giá về mình và với hiện thực, bằng cách kết hợp giữa đối thoại và độc thoại. Nguyễn Khải đã khắc phục được tính đơn âm trong tiểu thuyết truyền thống, khơi nguồn một hệ tư duy mới trong kĩ thuật viết tiểu thuyết.

M.Bathtin cho rằng: “Những tiếng nói và ngôn ngữ khác nhau được đưa vào trong tiểu thuyết và ở đó chúng được tổ chức thành một hệ thống nghệ thuật hoàn chỉnh. Đó là đặc trưng của thể loại tiểu thuyết. Sự phát triển của tiểu thuyết là quá trình khơi sâu của tính đối thoại, mở rộng nó làm nó ngày càng thêm tinh tế…”[3]

Trong Thời gian của ngườicác nhân vật thường nói rất nhiều để bày tỏ mình. Cuộc độc thoại thường rất dài vừa nói để đối thoại vừa thể hiện tâm trạng và tư tưởng của mình. Những cuộc độc thoại của Quân thường kéo dài vài trang sách, đó là những thông tin, sự kiện, con số cho cả một chính quyền. Những âm mưu, thủ đoạn của chính quyền Mĩ – Ngụy. Lời độc thoại đã làm nổi bật lên chân dung những nhân vật hàng đầu của chế độ Mĩ – Ngụy như: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu… và sự thất bại của chúng: “Thế mới biết cái bệnh hoang tưởng về quyền lực, vay mượn, áp đặt, giả tạo, có thể tồn tại bất chấp xu thế lịch sử, đến là khó trị” [46,182].

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong Một cõi nhân gian bé títhường là ngôn ngữ nhân vật. Nhân vật đấu tranh trong nội tâm và lí giải mâu thuẫn giữa cái quá khứ và hiện tại, giữa thế hệ trước và thế hệ hiện tại, giữa người hôm nay và cuộc sống hôm nay. Nhân vật Chính bối rối trước cuộc việc tổ chức cuộc sống gia đình và cuộc sống hiện tại, anh mải phân vân với cái triết lí sống của đứa con “sống hoàn toàn cho cái hôm nay, cho cái bây giờ, mà vẫn không sống nổi, chỉ vật lộn với cái tối thiểu mà không nổi” [46,326 ]. Và thực tế Chính đã chứng kiến những vụ án khi thẩm vấn các tội phạm làm anh đau đáu trước sự đổi thay của cuộc sống. Mọ Vũ mang tâm trạng của con người bế tắc sống dở, chết dở. Hải, Châu là những con người hôm nay đang


kiếm tiền làm giàu. Tất cả mỗi nhân vật đều có một sự day dứt trong tâm trạng. Thượng đế thì cườilà một cuộc đối thoại về cái tôi kéo dài từ đầu đến kết thúc tác phẩm. Ngôn ngữ độc thoại chiếm ưu thế tuyệt đối. “Hắn” (nhà văn) độc thoại về cuộc sống trong quá khứ và hiện tại, về chiến tranh, con người trong chiến tranh, lí tưởng và thực dụng trong bản ngã mỗi con người. “Cái hôm nay” đã soi sáng cho “cái đã qua”. Người hôm nay được nhìn lại “hôm qua” với bao tâm sự, bao điều muốn nói. Thời gian không quay lại, con người phải hành động để một ngày mai sau nhìn lại “hôm nay”. Nguyễn Khải đã “đổ mình” ra chân thực với người đọc.

3.3. GIỌNG VĂN TRIẾT LÍ

Trong tiểu thuyết Nguyễn Khải, sự phân định rạch ròi, rành mạch giữa nhà văn, người kể chuyện, nhân vật là một việc rất khó,có khi là công việc làm ít ý nghĩa vì ở tiểu thuyết Nguyễn Khải, đặc biệt là những tiểu thuyết sau 1980 ta thấy người kể chuyện cứ thấp thoáng đằng sau những chữ tác giả dùng, những tình huống miêu tả, và nhất là những đoạn đối thoại mà tác giả dựng lên, nhiều khi tác giả xen vào bàn luận, phân tích cùng với nhân vật , với độc giả khiến cho người đọc khó có thể phân biệt được đâu là ngôn ngữ tác giả (nhà văn), đâu là ngôn ngữ người kể chuyện và đâu là ngôn ngữ nhân vật…

Song điều không thể nhầm lẫn ở Nguyễn Khải là ngôn ngữ thông minh, sắc sảo, nghiêng về lí lẽ triết lí, có lúc hài hước hóm hỉnh. Các nhân vật của Nguyễn Khải thường thích lí sự, bàn cãi tranh luận, luận giải và suy nghĩ triết lí về cuộc sống. Vì vậy nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Khải thường là nhân vật tư tưởng, nhân vật chuyên chở tư tưởng của nhà văn cho nên nhà văn thường đặt cái triết lí của mình vào nhân vật. Điều này là phong cách đặc trưng của Nguyễn Khải có từ các tác phẩm trước 1980.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Triết lí về sự sống về cái chết qua nhân vật Huy trong Chiến sĩ, nhà văn khẳng định rõ hơn tư tưởng, ý chí nghị lực của người chiến sĩ ngoài mặt


Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1980 qua ba tiểu thuyết: Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười - 14

trận: “Đến là khó hiểu. Dù bây giờ tôi đang sống những ngày rất cô đơn, cũng có thể hiểu cái cô đơn của người xưa. Bởi vì tôi vẫn còn bao nhiêu ham muốn, bao nhiêu là dự định, vẫn là một người tham gia vào cái thế giới xung quanh. Nằm trong hốc đá với một bàn tay đang chết vẫn cứ là người sống. Có thể cái chết đến với nửa người, nhưng mắt vẫn còn mở được, đầu còn nghĩ được, thì vẫn là một người sống, có khi còn sống mãnh liệt hơn, sôi sục hơn bất kì một giai đoạn sống nào của đời mình…” [ 40,124]. Ở Cha và con và…, qua nhân vật cha Thư nhà văn khắc họa tôn giáo đến với chủ nghĩa xã hội: “Phải biết ngờ vực những cảm tưởng tốt đẹp ban đầu, phải biết tránh xa những cám dỗ có tính xác thịt. mặt thấy đẹp tức là không đẹp, tai nghe hay tức là không hay, lưỡi nếm ngon tức là không ngon. Người đi tu chỉ biết mến yêu có sự thiêng liêng. Chỉ có sự thiêng liêng mới không đánh lừa ta, mới cứu dỗi được linh hồn ta …, người ta không thể dấn bước vào con đường hẹp với hành lí cồng kềnh. Phải rỡ bỏ hết đi… hãy nhớ: ai chịu mất sẽ còn, ai chịu thua sẽ được, chỉ quên mình đi quên hoàn toàn thì mới có dũng lực và thánh giá của mình theo chân chúa… Hãy nhớ lấy: ai làm nhục ta sẽ ra ơn cho ta. Ai vu cáo kẻ đó sẽ đem lại tiếng tốt cho ta …” [ 37 ]. Đến Gặp gỡ cuối năm lại là một cuộc hội thoại triết lí, triết lí qua đối thoại về các vấn đề thành, bại, đồng tiền, quyền lực, đạo đức, chính trị. Chương – hình ảnh của một con người chiến bại, một kẻ lầm lẫn khi lựa chọn ý nguyện buổi đầu và ý thức rõ về cái được – mất của cuộc đời: “Được một triệu là được một đồng cũng là được, mất một trăm cũng là mất nốt cái hi vọng cuối cùng cũng là mất” [ 26,89]. Hay nói về nghệ thuật và đời sống: “Cách kết thúc của đời sống luôn luôn là hợp lí, nhưng thông thường là ảm đạm, nghệ sĩ vốn nhân hậu và lạc quan hơn tạo hóa…” [ 43,152 ]. Hay nói về cái vô hạn của thời gian với cái hữu hạn của con người: “Con người giống như một đơn vị nhỏ nhất của thời gian, là một tiếng tích tắc

.. hãy nhớ cái hữu hạn, cái ngắn ngủi, cái chóng qua của một kiếp người … ta


vẫn có thể là cái gì đó trong khoảnh khắc ta đang sống, là một sức đẩy dù là yếu ớt váo cái dòng lưu chuyển chung…” [ 43,123 ].

Những sáng tác về sau 1980 trong tiểu thuyết Nguyễn Khải chất triết lí càng thể hiện rõ nét hơn, nhà văn có điều kiện suy nghĩ và chiêm nghiệm lại quá khứ, va sự từng trải cùng những kinh nghiệm sống là cái nhìn tinh tường thấu đáo trước các vấn đề thực tại của cuộc sống. Ngôn ngữ triết lí có lúc hài hước diễu nhại nhưng rất tinh tế, sắc sảo có khi lạnh lùng và chân thật đến mộc mạc.

Thời gian của người là một cuộc đối thoại triết lí của những con người từng trải về thời gian, cuộc đời cống hiến và con người. Các nhân vật đối thoại với nhau thể hiện những qua điểm và cái nhìn trong sự từng trải của mình. Giọng triết lí được thể hiện qua nhiều ngôn ngữ khác nhau từ bình dân đến khúc triết, bác học và triết học.

Thời gian của người thể hiện quan niệm về thời gian. Thời gian gắn với con người và cuộc đời, mối qua hệ giữa con người và thời gian là biện chứng, thời gian một đi không trở lại và đời người phải sống xứng đáng với sự tồn tại của mình. Nguyễn Khải quan niệm thời gian trôi chảy nhưng là sự trôi chảy cùng với cuộc đời gắn với mỗi con người và hướng tới tương lai. Thời gian luôn mang theo một khát vọng mà con người gửi gắm trong nó, có khi là hàng nghìn hàng triệu người và cả một dân tộc gửi gắm trong nó: “ Quá khứ là do người khác chuẩn bị cho mình còn tương lai sẽ là phần mình chuẩn bị cho người khác” [46,8 ]. Trong mỗi con người luôn có một khoảng thời gian bất biến siêu hình “đứng nguyên” không quên đi, không đánh mất, đó là những kí ức trong tâm trạng của mỗi người. Thời gian của kỉ niệm, thời gian của dấu ấn hằn sâu trong vô thức của mỗi con người:“Mỗi đời người đều có một khoảng thời gian mãi mãi đứng nguyên đó, không trôi đi, không biến mất, chốc chốc lại chớp lên chiếu sáng tất cả…” [46,13 ]. Triết lí về con người và


cuộc đời, Nguyễn Khải nhiều khi sử dụng giọng văn trang trọng giàu hình ảnh đem đến cho người đọc nhiều sự liên tưởng. Chẳng hạn khi nhà văn muốn nói rằng mỗi con người đều có một con người thật của mình, dù bề ngoài có che đậy ra sao ta vẫn luôn hướng về con người thật trong ta: “… Con người thật của mình luôn đòi hỏi trở về với chính nó, không có sự trở về cái sâu thẳm, cái tiềm tàng, cái buộc phải ẩn giấu ấy thì người chiến sĩ tình báo sẽ không có sức mạnh đối đầu với kẻ thù …” [46,24 ], và con người không bao giờ hoàn hảo tuyệt đối, mỗi con người đều có điểm yếu, đều có một “gót chân của Achille”: “gót chân Achille” mãi mãi là bi kịch của con người. Con người chỉ mạnh nếu trong hành động nó buộc phải lộ ra cái nhược điểm dễ bị giết chết, nhưng nó vẫn phải hành động, vẫn buộc phải phơi ra trước kẻ thù cái chỗ yếu nhược của mình…” [46,24 ]. Triết lí về con người qua tình báo Quân. Mỗi con người đều có một tư cách cần giữ gìn đó là danh giá của mình. Mỗi hạng người có một danh giá riêng cần gìn giữ: “Cái danh giá của người là đông con nhiều cháu, cái danh giá của người trẻ là khả năng cống hiến cho tương lai, danh giá của một ông linh mục là chủ chăn kính chúa, yêu nước. Danh giá của một cán bộ là được cấp trên và bạn bè tín nhiệm thương yêu. Đã mất danh giá thì sống bằng thừa, nếu chết được thì cũng chẳng có gì đáng tiếc…” [46,44]. Ngôn ngữ triết lí có khi mang màu sắc tôn giáo. Khi đánh giá về ta - địch về thiện – ác, Nguyễn Khải khẳng định cái ác, cái thiện luôn tồn tại và cái thiện luôn chiến thắng cái ác với “nửa vòng bánh xe”: “Bên cạnh chúa có quỷ, bên cạnh phật có ma…”, con người phải có niềm tin vươn lên, niềm tin vào cái thiện, vào tự do: “Chỉ có người tự do mới biết thương nhau thôi, vì được hành động theo lương tâm mình, mà cái lương tâm của con người nếu không dẫm đạp lên nhau cầu lấy cái sống thì đều thiện cả” [46,54].

Trong Một cõi nhân gian bé tí là giọng triết lí bình dân đơn giản dễ hiểu. Nguyễn Khải không sử dụng ngôn ngữ triết học khi đưa ra những sự


chiêm nghiệm về những con người bình thường dân dã trong cuộc sống với bao lo toan tính toán về vật chất và lựa chọn cách làm ăn trong một xã hội với những thay đổi đầy phức tạp. Sau những phân tích về số phận nhân vật ông thường rút ra kết luận kiểu như đúc kết kinh nghiệm của dân gian. Ngôn ngữ triết lí bình dân dễ hiểu thường ngắn gọn theo cú pháp của một chân lí rất đơn giản và dễ hiểu. Mô tả Mọ Vũ cả một đời chạy trốn, một bi kịch của một đảng phái vẫn mang tư tưởng yêu nước nhưng phương hướng, lí tưởng và cách thức hoạt động chính trị thì lạc hướng, một con người từng trải, đã đi khắp đất nước này thế mà nay về già hơn 90 tuổi bị đưa về quê nhà quản thúc nhân vật nhận ra mình và phát biểu với một triết lí: “sống ngay trên đất nước mình mà vẫn nghĩ là sống nhờ” [46,371]. Về quê nơi chôn nhau cắt rốn mà tất cả đều là lạ lẫm, người lạ, con cháu cũng lạ, tất cả với nhân vật chỉ là sự cô đơn. Cái lạ, cái quen là một vấn đề, thời thế thay đổi con người thay đổi, nhưng sự đáng sợ nhất là sự thay đổi của con người: “Thời thế thay đổi còn nhận được, con người đã thay đổi đến vợ con bạn bè cũng sửng sốt, như giả như thật, vừa lạ vừa quen” [46,371]. Cuộc đời con người ở mỗi thời đoạn của nó đều có những lo toan riêng. Người trẻ họ có cái lo khác, người già có một nỗi lo khác. Nguyễn Khải định bằng một triết lí: “người trẻ lo danh lợi, người già lo sống chết…” [46,378], với người già họ còn có cái lo nữa đó là “lo cả tiếng để đời” và mọ Vũ là người mang nặng nỗi lo này. Cái khổ của tuổi già có lẽ là sự thất bại “Cái tuổi già thất bại là cái tuổi già khổ nhất”. Trong Một cõi nhân gian bé tí, Chính nhận thấy cuộc sống giản dị dễ chịu với thiên nhiên khác xa với “nhà lầu”, với cách kiếm tiền bất chính: “Con người cần cây cỏ, cần vườn ao, sống giữa thiên nhiên thì mới giữ được tính người” [46,315]. Bởi vì: “kẻ thù của hôm nay là những con người sống với những tính toán, những mưu mẹo của cái bây giờ, của lúc này, và anh có thể thua, thua đau đớn, dầu anh đang có trong tay mọi cơ hội chiến thắng” ,vì “con người ta không chỉ


sống cho cái hôm nay” [46,435]. Triết lí về hạnh phúc của Nguyễn Khải trong tác phẩm này thật đơn giản: “Người phải sống gấp gáp hối hả vì luôn luôn lo sợ không đủ thời gian cho công việc là người hạnh phúc nhất. Người đang làm việc là người hạnh phúc” [ 46,419]. Có thể khẳng định qua tiểu thuyết này Nguyễn Khải đã đưa ra những triết lí sống một cách chính xác mang tính kiểm nghiệm cao trong thực tế. Những triết lí đầy tính nhân văn về cuộc đời, con người và xã hội. Ngôn ngữ triết lí là một đặc điểm riêng biệt mang phong cách riêng trong tiểu thuyết Nguyễn Khải.

Giọng văn của Nguyễn Khải luôn linh hoạt, phù hợp với từng dạng nhân vật, từng thời điểm của lịch sử. Trong Thượng đế thì cười ngôn ngữ triết lí giàu hình ảnh, cảm xúc và trí tưởng tượng với lớp từ ngữ uyển chuyển mang phong cách nghệ thuật. Thượng đế thì cười đưa ra nhiều quan niệm và triết lí về nghệ thuật, chính trị, người cầm quyền, nhà văn, cuộc sống. Đây là khẳng định sự khác biệt của người cầm quyền và cầm bút: “Sự thật của người cầm quyền và người cầm bút có những điểm khác nhau. Người cầm quyền xem xét thực tế là để khẳng định một chủ trương một cách làm. Còn người viết văn chỉ quan tâm tới những diễn biến muôn hình vạn trang của một chủ trương, một cách làm khi đã trở thành hành động và lo nghĩ hàng ngày của quần chúng…” [36,68]. Văn chương luôn bị chi phối bởi chính trị, đặc biệt ở nước ta cả một thời kì dài văn chương là “vũ khí” cái thời mà Nguyễn Khải thấu hiểu tận gốc rễ, nguồn cơn và ông gọi là “cái thời lãng mạn”. Với ngôn ngữ triết lí dí dỏm Nguyễn Khải đưa ra triết lí về nhà văn trong mối quan hệ với hiện thực: “Nhà văn chỉ là người quan sát và ghi chép chứ không phải là người giật dây những con rối của mình qua tấm màn che” [36,25] và là một nghệ sĩ thì phải đam mê say đắm bằng cả trái tim thực thụ. “Là một nghệ sĩ đích thực còn phải biết mê muội trong niềm tin của mình, biết đi đến cùng cái yêu cái ghét…” [36,67]. Suy nghĩ triết luận về con người Nguyễn Khải khẳng định: “… Con người là một vật không bao giờ bị hạn chế trong những cơ cấu


sinh lí. Luôn luôn nó muốn vươn lên tới cái tuyệt đối, cái vô biên, cái vĩnh cửu là những mục tiêu mãi mãi con người không thể vượt tới được. Vì không thể đạt tới nên nó mới gầm thét và than thở qua thi ca, qua nghệ thuật và cả tôn giáo. Bảo rằng tôn giáo sinh ra do bạc nhược và ngu dốt, chỉ đúng có một phần, tôn giáo cũng sẽ sinh ra khi con người đã tự ý thức như một chúa tể. Tôn giáo sẽ thể hiện như một sự thăng hoa chứ không còn là một công cụ đe dọa và áp bức. Nó sẽ thuộc phạm trù văn hóa chứ không thuộc phạm trù quyền lực như hiện tại… Linh mục sẽ chăm sóc linh hồn con người như một nghệ sĩ chứ không phải anh lính cảnh sát…” [46,58]. Mỗi con người là một “tiểu vũ trụ” với sự sinh tồn trong số phận riêng. Cái được, cái hạnh phúc, cái mất, cái thất bại mỗi người phải nhận lấy đâu có thể đổ đi hoặc san sẻ cho ai được: “Hạnh phúc không thể chia bớt với ai khác, bất hạnh cũng thế, phúc ai nấy hưởng, tội ai nấy chịu, mỗi người một nắm mồ với niềm vui và nỗi đau riêng của họ…” [46,345]. Thượng đế thì cười là những triết lí được trải nghiệm từ chính cuộc đời của người nghệ sĩ.

Tiểu thuyết Nguyễn Khải là sự kết hợp giữa giong văn triết lí trang trọng và giọng văn hài hước, dí dỏm, hóm hỉnh thể hiện sắc thái mỉa mai, giễu nhại bằng nhiều hình thức phong phú: Có khi tác giả mỉa mai nhân vật của mình, có khi người trần thuật lại mỉa mai chính những điều mình trần thuật, có khi các nhân vật cười nhại nhau, và sự mỉa mai của người đọc với nhân vật cũng bật lên tiếng cười. Với lối viết tài hoa, tinh tế có con mắt nhìn thấu đáo của người nghệ sĩ cùng với sự sắc sảo và thông minh, tiểu thuyết Nguyễn Khải luôn tìm thấy sự hài hước dí dỏm và mỉa mai. Mỉa mai, hài hước để làm giảm nhẹ tính bi kịch, để “từ biệt qua khứ một cách vui vẻ”( Mác). .

A. Bôtssarôt cho rằng:

Mỉa mai không phải là trung gian nằm giữa hài hước (humour) và châm biếm (satire), đó là một hiện tượng độc thoại đặc biệt: không chỉ là đánh giá, không chỉ là tố cáo, mà là kết luận triết lí, vì vậy ở mỉa mai rất hiếm

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí