Bản Chất Phong Cách Nghệ Thuật Nhà Văn


mang một phẩm chất nhất định, đó là vẻ duyên dáng của thơ ca, trong khi những hình thức tu từ chỉ phụ trợ cho vẻ đẹp [68; 50]. Theo quan điểm của Varama thì phong cách thuộc về bình diện của ngôn ngữ. Ông đưa ra ba điều kiện để chủ thể sáng tạo nên một tác phẩm có gíá trị đích thực đó là tài năng thiên bẩm (Pratibha), nền tảng văn hóa, sự học hỏi (Vyutpatti) và khả năng áp dụng kinh nghiệm vào sáng tác (Abhyasa).

Từ khi Vanama đưa ra thuật ngữ Riti, các nhà lý luận văn học từ Trung đại đến Cận - hiện đại đều dùng nó để chỉ phong cách nghệ thuật và vai trò của nó thông qua việc đề xuất ba phạm trù chủ yếu: cảm thức (Rasa), các hình thức tu sức (Alankara), sự khơi gợi (Dhvani). Sang thế kỷ thứ IX, Rudrata thay bằng thuật ngữ sắc thái (Varna), và cho rằng văn phong tăng thêm hai cấp độ nữa bao gồm năm sắc thái (tao nhã – bình thường – thô mạnh – trang nghiêm – tuyệt vời). Tiếp nối ý kiến của Radrata, Kuntala đã dùng thuật ngữ Marga (con đường/ cách thức) để chỉ về phong cách. Theo ông Marga bao gồm ba khía cạnh (tao nhã – rực rỡ - hòa trộn) ứng với ba phong cách (tự nhiên – trau chuốt – hòa trộn giữa tự nhiên và trau chuốt). Đến thế kỷ XIV, Vitnavatha phê phán quan điểm nghệ thuật của Vanama khi coi phong cách là linh hồn của thơ ca. Ông cho rằng phong cách là các dạng tổ chức ngôn từ. Theo ông, tình cảm (Rasa) mới là linh hồn của thơ ca giúp cho độc giả đạt được niềm vui tức là các linh hồn cá thể (Atma), linh hồn vũ trụ (hòa nhập vào Bharman). Tuy nhiên, các quan điểm về phong cách của các nhà lý luận Ấn Độ còn có những thiếu sót nhất định, họ đã cho rằng cái tôi cá nhân chỉ là vô nghĩa và giả tạo và văn chương là tặng phẩm của thần linh ban tặng cho con người, nghệ sĩ chỉ là người thấu hiểu và ghi lại ý niệm của thần linh trong tác phẩm, nghĩa là cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ không được coi trọng.

Ở phương Tây, trải qua một thời kỳ lịch sử dài, từ thời cổ đại đến thời phục hưng, việc nghiên cứu phong cách nhà văn là vấn đề được các nhà lý luận, nghiên cứu quan tâm và chú ý. Khái niệm phong cách được hình thành sớm nhất ở Hy Lạp, sau đó, lan sang La Mã cổ đại, ở đây, stylus được xem như là phạm trù ngôn ngữ học. Về sau, những cuộc tranh luận sôi nổi về phong cách không ngừng xảy ra ở châu Âu, châu Mỹ, nhất là ở Liên Xô (cũ)… Trong các công trình lý luận bàn về phong cách, khái niệm phong cách vẫn được hiểu theo nghĩa ngôn ngữ học và nó vẫn tiếp tục được hiểu theo nghĩa đó qua các thế kỷ XVII, XVIII kéo dài cho tới thế kỷ XIX.

Sang thời cận đại, phong cách ngoài ý nghĩa là hệ thống thể hiện lời nói còn là đặc trưng nghệ thuật của nghệ thuật. Vinkenman cho rằng phong cách chính là phương hướng riêng biệt trong nghệ thuật được hình thành ở thời đại nào đó và nó là một hệ


thống xác định của các dấu hiệu nghệ thuật tư tưởng. Lúc này đã có nhiều công trình nghiên cứu theo quan điểm nghiên cứu nghệ thuật mới. Bước sang thời kỳ hiện đại, theo quan niệm của các nhà nghiên cứu văn học thì phong cách được xem là một phạm trù thẩm mỹ, một hiện tượng văn học nghệ thuật chứa đựng tất cả sự phức tạp và đa dạng của nó.

Đến thế kỷ XX, vấn đề phong cách vẫn là đề tài tranh cãi của các nhà lý luận văn học. Ở Liên Xô (cũ), trong chuyên luận Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, M.B. Kravchenko đã nêu ra khoảng 20 định nghĩa về phong cách tiêu biểu cho các quan niệm khác nhau như D. Likhachev, A. Grogorian, V. Turbin, V. Jirmunxki, V. Kovalev, L. Novichenko, V. Dneprov, Ya. Elxberg, R. Yakobxun… M.B. Kravchenko đã nhận xét sự tồn tại các quan điểm này “… xòe ra như một cái quạt giữa sự thừa nhận phong cách là một phạm trù lịch sử - thẩm mỹ rộng nhất, bao quát và sự nhìn nhận nó như những đặc điểm của một tác phẩm riêng lẻ” [99; 258].

Cũng ở Liên Xô (cũ) nơi có nhiều cuộc tranh luận và có nhiều công trình về vấn đề phong cách. D. Likhachev là người đầu tiên nhận ra phong cách cá nhân trong văn học Nga cổ và cận đại, phát hiện ra vai trò phong cách nhà văn trong việc phản ánh hiện thực bằng những phương tiện nghệ thuật. Theo ông, phong cách tồn tại với hai hình thức: phong cách như là hiện tượng ngôn ngữ văn học và phong cách như là một hình thức và nội dung nhất định [99]. Gần với cách hiểu như vậy Ar. Grigorian khẳng định phong cách có mối liên hệ gắn bó với phương pháp, với thế giới quan, với bút pháp, với cá nhân nhà nghệ sĩ, với cách hiểu của nghệ sĩ về thời đại, với vẻ đặc thù dân tộc… phong cách là sự thống nhất cao nhất của những phạm trù đó. V. Turbin là nhà nghiên cứu văn học nhưng lý giải phong cách theo kiểu ngôn ngữ học, xem phong cách hoàn toàn có tính ngôn ngữ, phong cách – đó là ngôn từ được xét trong mối quan hệ của nó đối với hình tượng. Khoảng vào giữa thế kỷ XIX, vấn đề phong cách lại được đặt ra để bàn luận lần nữa. Tham gia vào cuộc tranh luận này có những nhà triết học Herbert, Spencer, nhà lý luận như Saint Beuve… những nhà văn như Balzac, Stendhal… các nhà ngôn ngữ học như Wundt, Steinthal… kết luận sau những cuộc tranh luận là sự đề cao ngôn ngữ, ngôn ngữ phải được xem xét ở phương diện phong cách.

Một khía cạnh khác của chiếc quạt là nhấn mạnh đến yếu tố hình thức của phong cách. Phong cách được định nghĩa trong 150 thuật ngữ văn học “những đặc điểm phong cách dường như hiện diện ở bề mặt của tác phẩm, như là một sự thống nhất hiển thị và cảm giác được của tất cả các yếu tố chủ yếu thuộc hình thức nghệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.


thuật. Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt kiến trúc tác phẩm, khiến tác phẩm có tính chỉnh thể, có giọng điệu và màu sắc thống nhất rò rệt” [5; 263

Phong cách nghệ thuật Sơn Nam - 5

- 264]. Gần với quan niệm phong cách là một hệ thống phức tạp của hình thức, nhà lý luận A. Xokolov cho rằng “sự khám phá triệt để quy luật nghệ thuật của nó, ở sự xác định rò ràng những yếu tố mang phong cách và những nhân tố cấu tạo nó”. Tuy nhiên, ông không thừa nhận phong cách cá nhân của nhà văn là phạm trù văn học sử chủ yếu. Theo tác giả, bên cạnh phong cách của tác phẩm riêng biệt, phong cách sáng tác còn có một hiện tượng như là phong cách của khuynh hướng.

Phan Ngọc – nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp về vấn đề phong cách học, có quan điểm sau “Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử và chứa đựng một giá trị lịch sử có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại hay một tác giả” [dẫn theo 118; 78].

V. Jirmunxky nhấn mạnh rằng phong cách là sự thống nhất của những yếu tố nội dung và những yếu tố tạo hình thức “phong cách nghệ thuật của nhà văn là sự biểu hiện thế giới quan của anh ta, thế giới quan đó được thể hiện trong những hình tượng bằng các phương tiện ngôn ngữ” [97; 153]. Trong khi đó, L. Novichenko cho rằng phong cách văn học là vẻ đặc thù trong những tác phẩm của nhà văn (hoặc của một nhóm nhà văn) “vẻ đặc thù này được qui định bởi những quan điểm chung về cuộc sống và thể hiện trong những đặc điểm có tính chất đặc trưng về nội dung và hình thức của những tác phẩm ấy” [dẫn theo 97; 153].

Khác với những quan điểm trên, Ya.Elxberg dựa vào những tư liệu cụ thể phong cách là hình thức mang tính nội dung, đã đưa ra một định nghĩa về phong cách tương đối hoàn chỉnh “phong cách biểu hiện sự toàn vẹn của hình thức có tính nội dung được hình thành trong sự phát triển, trong tác động qua lại và trong sự tổng hợp các yếu tố của hình thức nghệ thuật, dưới ảnh hưởng của đối tượng và nội dung tác phẩm” [dẫn theo 97; 133-134].

Ở Việt Nam trước đây, phong cách chưa được xem là tiêu chí để đánh giá, nên sự tiếp cận tác giả và tác phẩm trên góc độ phong cách chưa được chú trọng, vì lẽ đó các quan niệm về phong cách, phong cách thể loại, phong cách thời đại, phong cách tác giả, phong cách tác phẩm… chưa được xác định một cách nhất quán. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu tiếp cận tác giả, tác phẩm từ góc độ phong cách. Cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về phong cách nhà văn như các giáo trình lý luận văn học của các trường Đại học Tổng hợp và Sư phạm do các tác giả Lê Đình Kỵ, Phương Lựu, Nguyễn Văn Hạnh… biên soạn, một số công trình khác như Một số vấn đề thi


pháp học hiện đại của Trần Đình Sử, Nhà văn – Tư tưởng – Phong cách của Nguyễn Đăng Mạnh, Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều của Phan Ngọc, Nhà văn hiện đại – Chân dung và phong cách của Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn và phong cách của Lê Tiến Dũng, Nhà văn Việt Nam hiện đại của Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức, Văn là người của Phong Lê, Đi tìm chân lý nghệ thuật của Hà Minh Đức, các Tự điển văn học, Từ điển thuật ngữ văn học…; sau này có Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến của Biện Minh Điền, Phong cách nghệ thuật văn xuôi Thạch Lam của Nguyễn Thành Thi, Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu của Tôn Phương Lan, Phong cách văn xuôi Nguyễn Khải của Tuyết Nga … cũng đề cập đến phong cách. Khi nói đến khái niệm này, các tác giả cũng đề xuất cách hiểu khác nhau về phong cách nhưng tựu trung, các công trình đều thống nhất rằng nghiên cứu phong cách nghệ thuật chính là nghiên cứu “tìm cho ra những đặc điểm hình thức… mặt khác chỉ cho ra những nhân tố quy định các đặc điểm hình thức ấy – những nhân tố thuộc về chiều sâu nội dung của sáng tác như ý thức nghệ thuật hay những nét độc đáo trong cái nhìn của nhà văn” [181; 17], tức là chỉ ra các đặc điểm hình thức có "tính nội dung”,“tính quan niệm”. Như vậy, phong cách là sự độc đáo từ nội dung đến hình thức qua hàng loạt tác phẩm của một tác giả nhất định.

Trong Tự điển thuật ngữ văn học, các nhà nghiên cứu nước ta đã thừa nhận hai phạm trù phong cách ngôn ngữ và phong cách nghệ thuật “Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của nhà văn”. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh cái riêng tạo nên sự thống nhất ấy biểu hiện ở cách “cảm nhận độc đáo về thế giới và hệ thống bút pháp” [60; 171]. Phan Ngọc khẳng định “Phong cách là một cái nhìn… nó không phải đơn thuần là hình thức. Nhưng phong cách phải dựa trên hình thức thì mới tồn tại được” [164; 482].

Thống nhất quan điểm đó, Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, Thành Thế Thái Bình, trong công trình Lý luận văn học nhận định “Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mỹ thể hiện trong sáng tác của các nhà văn ưu tú” [130; 171]. Nhìn chung, các nhà lý luận và nghiên cứu văn học đều công nhận rằng phong cách chính là cá tính sáng tạo độc đáo mang tính thẩm mỹ của nhà văn. Cụ thể hóa các yếu tố tạo phong cách nghệ thuật tác giả, nhà văn muốn có phong cách riêng phải có tư tưởng độc đáo, cảm hứng độc đáo, cách cảm nhận thế giới độc đáo, có hệ thống phương thức thể hiện riêng độc đáo nhưng là “tính chất độc đáo chân chính” (Heghen).


Như vậy, đến nay các quan niệm về phong cách còn nhiều vấn đề, chưa nhất quán. Qua nghiên cứu chúng tôi đồng ý với nhà nghiên cứu Nguyễn Thành Thi trong chuyên luận Phong cách nghệ thuật văn xuôi Thạch Lam khi chia phong cách dựa trên những quan điểm tương đồng thành bốn nhóm:

Nhóm thứ nhất cho rằng, phong cách nghệ thuật là vấn đề kỹ thuật hay cách thức biểu đạt biểu hiện ở hình thức của tác phẩm nghĩa là phong cách chỉ biểu hiện qua hình thức. Tiêu biểu cho quan niệm này là V. Kovalev, Dneprov… Dneprov cho rằng “Phong cách là mối liên hệ của những hình thức. Mối liên hệ đó bộc lộ sự thống nhất của nội dung nghệ thuật” [dẫn theo181; 15].

Nhóm thứ hai lại quan niệm rằng phong cách chủ yếu và trước hết biểu hiện qua ý thức nghệ thuật, qua cái nhìn, qua cách cảm nhận thế giới độc đáo của nhà văn. Tiêu biểu cho cách nhìn này có nhà văn Pháp Marcel Proust, tác giả cho rằng bản chất của phong cách là cái nhìn “Đối với nhà văn cũng như đối với nhà họa sĩ phong cách không phải vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề cái nhìn” [164; 151].

Nhóm thứ ba đồng ý với ý kiến phong cách biểu hiện cả ở nội dung và cả ở hình thức. Tiêu biểu cho nhóm thứ ba là A.X. Likhatsov, ông không đồng ý với ý kiến “phong cách với tính cách một hiện tượng ngôn ngữ” mà cho là phong cách mang “tính cách một hệ thống cụ thể về hình thức và nội dung”. Tác giả phân tích “phong cách không chỉ là hình thức của ngôn ngữ” mà đó còn là “nguyên lý mỹ học của kết cấu thống nhất tất cả nội dung và tất cả hình thức của tác phẩm”. Cái hệ thống tạo nên phong cách có thể được bộc lộ trong tất cả các yếu tố của tác phẩm. Cùng với quan niệm này có Grigorian “Phong cách là sự nhận thức hiện thực. Nhưng phong cách cũng là hình thức của sự nhận thức đó…” [dẫn theo 181; 14].

Nhóm thứ tư cho rằng, phong cách là những đặc điểm hình thức nhưng những đặc điểm này có nguồn gốc trong ý thức nghệ thuật của nhà văn, tức là hình thức có tính nội dung. Đại diện cho quan niệm này là M.B.Khravchenko, ông định nghĩa “mỗi một nhà văn có tài đều đi tìm những biện pháp và những phương tiện độc đáo để thể hiện những tư tưởng và hình tượng của mình… nếu như dùng một công thức vắn tắt thì phong cách cần phải được định nghĩa như thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả” [dẫn theo 181; 14].

Qua những tư liệu mà chúng tôi tham khảo và tìm hiểu, chúng tôi cũng nghiêng về ý kiến của nhóm 3 và nhóm 4. Từ đó chúng tôi đưa ra quan niệm riêng của mình về phong cách nghệ thuật, mô tả cấu trúc một phong cách nghệ thuật và nêu hướng nghiên cứu phong cách nghệ thuật tác giả.


2.1.2. Bản chất phong cách nghệ thuật nhà văn

Chúng tôi đồng quan niệm với Phan Ngọc trong công trình Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, khi đề cập đến khái niệm “cấu trúc phong cách” của mỗi tác giả và mỗi ngôn ngữ, chỉ ra những điểm chưa hợp lý trong các bài viết, chuyên luận nghiên cứu về phong cách là chỉ tập trung về hình thức của “cấu trúc phong cách” mà quên không nêu bật được tính thống nhất hữu cơ giữa hình thức với nội dung. Như vậy, phong cách chính là tổng thể các yếu tố về cả nội dung và hình thức. Nó là cái nhìn, là quan niệm riêng của người nghệ sĩ về thế giới được thể hiện qua các yếu tố nghệ thuật của tác phẩm như kết cấu, hình tượng, ngôn ngữ… và từ sự nghiên cứu các yếu tố cụ thể của tác phẩm đến nhận diện cái tổng thể chung làm nên nét đặc sắc nghệ thuật của hiện tượng văn học. Chúng tôi chú ý đến các phương diện của phong cách (quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người, phương thức nghệ thuật đặc trưng…) để tiến hành làm rò những nguyên tắc nghệ thuật, những kiểu lựa chọn riêng trong các yếu tố cấu trúc phong cách (kết cấu, cốt truyện, nhân vật, giọng điệu, ngôn từ…) với mục đích làm nổi bật các phương diện phong cách trong một chỉnh thể thống nhất đồng thời làm rò sự gắn bó của các thành tố trong cấu trúc phong cách.

Phong cách tác giả hay còn gọi là phong cách cá nhân. Hiện nay phong cách tác giả còn tồn tại nhiều những quan niệm khác nhau nhưng rò ràng dù nghiên cứu các lĩnh vực khác của phong cách như phong cách dân tộc, phong cách thời đại, phong cách trào lưu, phong cách thể loại, phong cách tác phẩm… thì người nghiên cứu ít nhiều dựa vào sự khái quát từ các phong cách tác giả. Không thể phủ nhận phong cách tác giả chính là nhân tố cơ bản để nhận diện tài năng người nghệ sĩ đồng thời cũng để đánh giá những thành tựu của một trào lưu, một trường phái hay một nền văn học cụ thể nào đó. Hiện nay hướng nghiên cứu phong cách tác giả trong sáng tác là hướng đi hợp lý và hữu ích trong vấn đề nghiên cứu phong cách tác giả. Nó giúp cho các nhà nghiên cứu nhận diện phong cách một nhà văn, nhà thơ qua những sáng tạo, những cách tân… tạo nên dấu ấn riêng biệt biểu hiện qua quan niệm nghệ thuật về con người, phương thức nghệ thuật đặc trưng, cảm quan thẩm mỹ đặc thù để tìm ra phong cách cá nhân độc đáo của nhà văn.

Phong cách cá nhân được Buffon đề xuất từ đầu thế kỷ XVIII, theo Buffon, phong cách không chỉ áp dụng cho văn học mà còn được áp dụng trong các lĩnh vực khoa học khác như triết học, khoa học, lịch sử… Ngay từ thời cổ đại, với những đại biểu xuất sắc như Platon “Tính cách thế nào thì phong cách thế ấy” [dẫn theo 75: 18],


Sénèque “Lời nói là diện mạo của tâm hồn” [75: 18]. Với sự tiến bộ vượt bậc về tư tưởng và khoa học kỹ thuật của thời kỳ Thế kỷ Ánh Sáng, nhà lý luận Buffon cho rằng “Phong cách chính là bản thân con người”. Cùng với quan điểm đó, D. Alember (1768 – 1848) và Chateaubriand (1768 – 1848) cũng cho rằng phong cách chính là tài năng thiên bẩm, là cái không thể bắt chước, không thể học tập. Tuy nhiên, những quan niệm trên, xét cho cùng vẫn còn phiến diện, chưa đảm bảo phản ánh đầy đủ đặc trưng của phong cách.

Như vậy, nói đến phong cách cá nhân là nói đến dấu ấn, tài năng sáng tạo nghệ thuật của cá nhân người nghệ sĩ thể hiện qua sáng tác. Từ cách tổ chức tác phẩm, cách xử lý đề tài, cách xây dựng nhân vật, tạo tình huống đến giọng điệu, ngôn ngữ… mà tư tưởng nghệ thuật như một tiêu chí quan trọng vừa mở đầu, vừa có tính chất chỉ đạo, nhà văn Nguyễn Tuân cũng từng nói “Mỗi người có một cái vision (nhỡn quan) riêng, nó đẻ ra phong cách” [115: 174]. Cái riêng độc đáo mang tính thẩm mỹ - cốt lòi của phong cách, dù ở hoàn cảnh, điều kiện nào cũng thống nhất và mang tính ổn định “phong cách là nói đến những biểu hiện độc đáo của tài năng sáng tạo nghệ thuật, có tính thống nhất và tương đối ổn định, được “lặp đi lặp lại” trong nhiều tác phẩm của nhà văn” [38: 16]. Để xác định một nhà văn có phong cách hay không, các nhà lý luận, nghiên cứu phải nhìn thấy cái được “lặp đi lặp lại” một cách có hệ thống và luôn bị chi phối bởi “cái nhìn độc đáo” của nhà văn. Chúng thường xuyên ở thế vận động, phát triển và chịu ảnh hưởng của thế giới quan, của môi trường xã hội và xu thế chung của thời đại, nhưng dù ở dạng nào thì yếu tố “lặp đi lặp lại” vẫn xuất hiện, lộ rò hay dưới dạng mạch ngầm. Qua nhiều công trình nghiên cứu từ trước đến nay ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đều chú ý đến những nét khu biệt được lặp đi lặp lại. Sự lặp lại này có tần số xuất hiện cao hơn so với các yếu tố cùng loại trong tác phẩm của chính nhà văn hay so với tần số xuất hiện của yếu tố đó trong tác phẩm của các nhà văn khác. Sự lặp đi lặp lại này tạo nên phong cách nghệ thuật hay còn gọi là bản sắc thế giới nghệ thuật của nhà văn. Năm 1970, Hans Robert Jauss công bố công trình Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học. Cùng khoảng thời gian đó, ở Việt Nam, Phan Ngọc đã công bố một công trình gây tiếng vang lớn Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Phan Ngọc đồng quan niệm với H.R. Jauss là khi nghiên cứu phong cách tác giả cần nghiên cứu trên hai trục lịch đại và đồng đại.

Phong cách được hình thành ngay từ lúc nhà văn bắt đầu cầm bút và vận động, phát triển, theo sự tác động của bối cảnh thời đại, môi trường sống, các nhà văn họ bị


ảnh hưởng… Phong cách nghệ thuật cá nhân được tạo nên trên nền móng tài năng nhưng nếu nhà văn không ý thức rèn giũa, khổ luyện công phu thì họ chỉ dừng lại ở mức độ “tiềm năng bẩm sinh”, không thể trở thành nét độc đáo riêng trong sáng tạo nghệ thuật của cá nhân mình được. Phấn đấu để có một phong cách nghệ thuật cá nhân là sự đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của cả nền văn học. Một nền nghệ thuật càng có nhiều phong cách cá nhân thì càng có nhiều khả năng trở thành một nền văn học lớn.

Đúc kết từ các tư liệu về phong cách, chúng tôi có quan niệm về nội hàm phong cách nghệ thuật tác giả:

Phong cách nghệ thuật nhà văn là cái nhìn nghệ thuật của người nghệ sĩ qua những tác phẩm, khái quát lên thành quan niệm nghệ thuật về cuộc sống, con người. Quan niệm này chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như yếu tố chủ quan (cá tính, thói quen, kinh nghiệm, vốn sống…), yếu tố khách quan (dân tộc, thời đại, văn hóa, hoàn cảnh gia đình…).

Phong cách nghệ thuật nhà văn bao gồm cảm quan chủ đạo như cái nhìn nghệ thuật chính yếu, sở trường chọn lựa, cách hành văn, bút pháp của nhà văn cùng với một số nguyên tắc nghệ thuật, phương pháp sáng tác, biểu hiện qua cả nội dung và hình thức nghệ thuật trong tác phẩm. Phong cách thể hiện qua những yếu tố phong cách, những phẩm chất nghệ thuật cơ bản của nhà văn.

Như vậy, câu nói nổi tiếng “Văn tức là người” của Buffon cũng là nói đến “cái nhìn” (Nguyễn Thành Thi), “cái tạng” (Tôn Phương Lan) chính là phong cách của nhà văn. Phong cách là nói đến dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ để lại sâu sắc trong sáng tác: từ cách tổ chức tác phẩm, cách xử lý đề tài, cách xây dựng nhân vật, phương thức trần thuật đến giọng điệu, ngôn ngữ… trong đó tư tưởng nghệ thuật như một tiêu chí quan trọng có ý nghĩa mở đầu, vừa có tính chỉ đạo.

Phong cách nhà văn là một quá trình vận động, phát triển không ngừng qua mỗi giai đoạn sáng tác. Do vậy, nghiên cứu phong cách cần theo chiều lịch đại, các nhà nghiên cứu xem xét sự kế thừa, phát triển và sáng tạo tác phẩm, đánh giá những điều tác giả làm được có ảnh hưởng và tác động đến nền văn học đương thời và ảnh hưởng đến thế hệ sau đến mức độ nào hay có tạo được bước ngoặt đáng ghi nhớ đối với dòng văn học hay không. Đồng thời, cần dựa theo phương pháp tiểu sử học và xã hội học… để nhận định, lý giải, chứng minh, xem xét sự đóng góp của nhà văn theo chiều đồng đại, họ có tạo nên một phong cách riêng, độc đáo hay không vì không

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022